Những điều cần thiết khi chọn mua máy in
Chia sẻ bởi Nguyễn Như Diệp |
Ngày 29/04/2019 |
56
Chia sẻ tài liệu: Những điều cần thiết khi chọn mua máy in thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Lựa chọn máy in vi tính
Máy in vi tính là thiết bị hỗ trợ cho việc in ấn của người sử dụng vi tính, với khả năng in đa dạng và cho các bản in chất lượng cao, máy in hiện không chỉ được sử dụng tại nơi làm việc mà còn đang được nhiều người sử dụng cho nhu cầu cá nhân tại gia đình.
Hiện có 2 loại máy in thông dụng đó là máy in Laser và máy in phun màu, sau đây là một số gợi ý để giúp người dùng lựa chọn máy in phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình:
MÁY IN LASER:
Sử dụng công nghệ Laser để phủ mực.
Mực in dạng bột, bình mực riêng thay thế được.
In trên giấy thường, giấy bìa hoặc phim trong.
Tốc độ in cao.
Tiêu hao nhiều điện năng.
Hiện có máy in Laser đơn sắc (đen) và Laser màu.
Mực tuy mắc nhưng in được nhiều (hơn 2 ngàn bản in), do có hiệu suất cao nên giá thành của một bản in rất thấp.
Bản in Laser chữ rất đẹp và sắc nét, thích hợp để in văn bản.
Do phải làm nóng chảy mực để dính vào giấy qua hệ thống nhiệt cho nên không thể in trên các loại giấy chịu nhiệt kém, các bản in sẽ bị nóng và thường biến dạng cong đôi chút do nhiệt độ cao.
Có tuổi thọ và công suất làm việc cao.
Máy in Laser thường được chọn sử dụng trong văn phòng để in các tài liệu hoặc khi in với số lượng lớn.
Khi lựa chọn máy in Laser cần chú ý các thông số sau:
Khổ giấy in: Thông dụng là khổ A4 (210x297mm) và khổ lớn hơn là A3.
Độ phân giải: Độ phân giải thật của máy in từ 600x600dpi trở lên sẽ cho nét chữ sắc nét, các độ phân giải cao hơn sẽ cho hình ảnh mịn.
Bộ nhớ: Đây là bộ nhớ đệm, dung lượng càng cao thì khả năng xử lý in càng nhanh và in được các hình ảnh phức tạp.
Mực in: Thông thường sẽ được tặng một bình mực kèm theo máy tuy nhiên nên chú ý giá thành của mực in, một số máy in có giá rẻ nhưng mực thì lại mắc hơn các loại khác. Nếu muốn sạc lại khi hết mực thì phải chú ý xem bình mực có thể sạc lại được không, một số bình mực có Chip (IC) bảo vệ và kiểm tra nên không thể sạc lại được.
Tốc độ in: Tốc độ in là số lượng trang in trong một phút (ppm), trang in được tính là một mặt giấy chữ thường. Tốc độ càng cao thì máy in càng nhanh.
Chuẩn giao tiếp: Hiện nay thông dụng là chuẩn giao tiếp USB, một số máy có cả USB và LPT (cổng máy in đời cũ), các máy chuyên dụng có thêm cổng kết nối để in trong hệ thống mạng.
Một số máy in có thêm chức năng đảo giấy để in 2 mặt và kết hợp với máy quét (scaner), Fax,...
MÁY IN PHUN MÀU:
Sử dụng công nghệ phun mực.
Mực in có dạng lỏng, thông thường có 1 bình mực đen và 1 bình mực với 3 màu cơ bản, một số máy sử dụng 3 bình mực màu riêng hoặc nhiều hơn.
In được trên các loại giấy thường và giấy in màu chuyên dụng.
Tốc độ in thấp.
Mực được phun trực tiếp lên bề mặt giấy và tự khô.
Tiêu hao ít điện năng.
Mực mắc tiền, đôi lúc có thể mắc hơn cả giá trị của máy in và do phải sử dụng giấy chuyên dụng nên giá thành của một bản in khá cao.
Bản in hình có màu sắc đẹp nhưng khi in chữ thì không sắc nét bằng máy Laser.
Khi in không làm biến dạng giấy nên có thể in được trên hầu hết các loại giấy tuy nhiên nếu in trên các loại giấy bóng láng hoặc có chất lượng kém thì mực dễ bị lem.
Có tuổi thọ và công suất làm việc không cao.
Máy in phun màu thường được người dùng gia đình lựa chọn vì thích hợp với công việc in ấn đa dạng và có giá thành rẻ hơn máy in Laser.
Khi lựa chọn máy in phun màu cần chú ý các thông số sau:
Khổ giấy in: Thông dụng là khổ A4 (210x297mm) và khổ lớn hơn là A3.
Độ phân giải: Độ phân giải thật của máy in phun màu hiện nay khoảng từ 4800x1200dpi trở lên, các độ phân giải cao hơn sẽ cho hình ảnh đẹp hơn.
Mực in: Thường được tặng kèm theo máy, sử dụng bình mực màu riêng hay chung, sử dụng bao nhiêu bình mực và giá thành của mỗi bình. Nếu bình mực màu chung thì có giá rẻ hơn nhưng khi hết một màu phải thay nguyên cả bình, còn bình mực màu riêng thì hết màu nào chỉ thay màu đó.
Đầu phun: Đầu phun mực nằm trên máy hay trên bình
Máy in vi tính là thiết bị hỗ trợ cho việc in ấn của người sử dụng vi tính, với khả năng in đa dạng và cho các bản in chất lượng cao, máy in hiện không chỉ được sử dụng tại nơi làm việc mà còn đang được nhiều người sử dụng cho nhu cầu cá nhân tại gia đình.
Hiện có 2 loại máy in thông dụng đó là máy in Laser và máy in phun màu, sau đây là một số gợi ý để giúp người dùng lựa chọn máy in phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình:
MÁY IN LASER:
Sử dụng công nghệ Laser để phủ mực.
Mực in dạng bột, bình mực riêng thay thế được.
In trên giấy thường, giấy bìa hoặc phim trong.
Tốc độ in cao.
Tiêu hao nhiều điện năng.
Hiện có máy in Laser đơn sắc (đen) và Laser màu.
Mực tuy mắc nhưng in được nhiều (hơn 2 ngàn bản in), do có hiệu suất cao nên giá thành của một bản in rất thấp.
Bản in Laser chữ rất đẹp và sắc nét, thích hợp để in văn bản.
Do phải làm nóng chảy mực để dính vào giấy qua hệ thống nhiệt cho nên không thể in trên các loại giấy chịu nhiệt kém, các bản in sẽ bị nóng và thường biến dạng cong đôi chút do nhiệt độ cao.
Có tuổi thọ và công suất làm việc cao.
Máy in Laser thường được chọn sử dụng trong văn phòng để in các tài liệu hoặc khi in với số lượng lớn.
Khi lựa chọn máy in Laser cần chú ý các thông số sau:
Khổ giấy in: Thông dụng là khổ A4 (210x297mm) và khổ lớn hơn là A3.
Độ phân giải: Độ phân giải thật của máy in từ 600x600dpi trở lên sẽ cho nét chữ sắc nét, các độ phân giải cao hơn sẽ cho hình ảnh mịn.
Bộ nhớ: Đây là bộ nhớ đệm, dung lượng càng cao thì khả năng xử lý in càng nhanh và in được các hình ảnh phức tạp.
Mực in: Thông thường sẽ được tặng một bình mực kèm theo máy tuy nhiên nên chú ý giá thành của mực in, một số máy in có giá rẻ nhưng mực thì lại mắc hơn các loại khác. Nếu muốn sạc lại khi hết mực thì phải chú ý xem bình mực có thể sạc lại được không, một số bình mực có Chip (IC) bảo vệ và kiểm tra nên không thể sạc lại được.
Tốc độ in: Tốc độ in là số lượng trang in trong một phút (ppm), trang in được tính là một mặt giấy chữ thường. Tốc độ càng cao thì máy in càng nhanh.
Chuẩn giao tiếp: Hiện nay thông dụng là chuẩn giao tiếp USB, một số máy có cả USB và LPT (cổng máy in đời cũ), các máy chuyên dụng có thêm cổng kết nối để in trong hệ thống mạng.
Một số máy in có thêm chức năng đảo giấy để in 2 mặt và kết hợp với máy quét (scaner), Fax,...
MÁY IN PHUN MÀU:
Sử dụng công nghệ phun mực.
Mực in có dạng lỏng, thông thường có 1 bình mực đen và 1 bình mực với 3 màu cơ bản, một số máy sử dụng 3 bình mực màu riêng hoặc nhiều hơn.
In được trên các loại giấy thường và giấy in màu chuyên dụng.
Tốc độ in thấp.
Mực được phun trực tiếp lên bề mặt giấy và tự khô.
Tiêu hao ít điện năng.
Mực mắc tiền, đôi lúc có thể mắc hơn cả giá trị của máy in và do phải sử dụng giấy chuyên dụng nên giá thành của một bản in khá cao.
Bản in hình có màu sắc đẹp nhưng khi in chữ thì không sắc nét bằng máy Laser.
Khi in không làm biến dạng giấy nên có thể in được trên hầu hết các loại giấy tuy nhiên nếu in trên các loại giấy bóng láng hoặc có chất lượng kém thì mực dễ bị lem.
Có tuổi thọ và công suất làm việc không cao.
Máy in phun màu thường được người dùng gia đình lựa chọn vì thích hợp với công việc in ấn đa dạng và có giá thành rẻ hơn máy in Laser.
Khi lựa chọn máy in phun màu cần chú ý các thông số sau:
Khổ giấy in: Thông dụng là khổ A4 (210x297mm) và khổ lớn hơn là A3.
Độ phân giải: Độ phân giải thật của máy in phun màu hiện nay khoảng từ 4800x1200dpi trở lên, các độ phân giải cao hơn sẽ cho hình ảnh đẹp hơn.
Mực in: Thường được tặng kèm theo máy, sử dụng bình mực màu riêng hay chung, sử dụng bao nhiêu bình mực và giá thành của mỗi bình. Nếu bình mực màu chung thì có giá rẻ hơn nhưng khi hết một màu phải thay nguyên cả bình, còn bình mực màu riêng thì hết màu nào chỉ thay màu đó.
Đầu phun: Đầu phun mực nằm trên máy hay trên bình
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Như Diệp
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)