Những điểm mới và khó của chương I - Sinh 12

Chia sẻ bởi Nguyễn Thu Thủy | Ngày 08/05/2019 | 45

Chia sẻ tài liệu: Những điểm mới và khó của chương I - Sinh 12 thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

NHỮNG ĐIỂM MỚI VÀ KHÓ TRONG
CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 12
* Chương I : Cơ chế của hiện tượng di truyền và biến dị
* Chương IV : Ứng dụng di truyền học
* Chương V : Di truyền học người
Phần năm: DI TRUYỀN HỌC
NHỮNG ĐIỂM MỚI VÀ KHÓ TRONG
CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 12
* Chương I : Cơ chế của hiện tượng di truyền và biến dị
1. Khái niệm gen : Gen là một đoạn của ADN mang thông tin mã hóa cho một sản phẩm xác định ( chuỗi polipeptit hay ARN )
VD : Gen xác định tARN hay rARN
Gen xác định HbS hay enzim amilaza...
Lưu ý : có những đoạn trên phân tử ADN của tế bào nhân thực bậc cao không mã hóa cho một sản phẩm nào --> không gọi là gen

Gen cấu trúc
Gen điều hòa
mã hóa cho các sản phẩm tạo nên thành phần cấu trúc của tế bào hay cần cho các hoạt động trao đổi chất của tế bào
mã hóa cho các sản phẩm có chức năng kiểm soát, điều khiển hoạt động của gen cấu trúc .
Xét về mặt cấu tạo, gen điều hòa cũng tương tự như gen cấu trúc.
CÁC LOẠI GEN
Các vùng chính của gen
2. Cấu trúc của gen : Mỗi gen mã hóa Prôtêin điển hình gồm 3 vùng trình tự nuclêôtit ( hình vẽ ), trong đó chỉ có vùng mã hóa chứa thông tin cho sự sắp xếp các axit amin trong phân tử prôtêin được tổng hợp .
Không phân mảnh

* Gen của SV nhân sơ có vùng mã hóa chứa các trình tự nuclêôtit liên tục có khả năng mã hóa các axit amin --> gen không phân mảnh
Cấu trúc gen ở sinh vật nhân sơ
* Phần lớn gen của SV nhân thực có các đoạn chứa trình tự nuclêôtit mã hóa axitamin ( exon ) nằm xen kẽ với các đoạn chứa trình tự nuclêôtit không mã hóa axit amin ( intron )--> gen phân mảnh .
Lưu ý : -Gen mã hóa prôtêin histon cần cho sự đóng xoắn ADN và gen mã hóa các prôtêin α và prôtêin β interferon thiếu các đoạn không mã hóa .
- Tổng chiều dài các intron trong một gen lớn gấp nhiều lần tổng chiều dài các exon ( 2-10 lần )
Cấu trúc gen ở sinh vật nhân THựC
Cấu trúc gen ở sinh vật nhân THựC
3. Mã di truyền :
- Có các đặc điểm như SGK .
( Mã thoái hóa đảm bảo giữ vững thông tin DT, mặt khác loại axit amin do nhiều bộ ba mã hóa có nhiều khả năng được huy động trong khi tổng hợp prôtêin.)
VD : Lơxin được mã hóa bởi 6codon: UUA, UUG, XUU, XUX, XUA và XUG.
- Mã DT là mã bộ ba đã được chứng minh bằng thực nghiệm khi dùng gen rII ở thể thực khuẩn T4. Người ta đã gây các đột biến mất và thêm một cặp nu trên ADN .Khi đó, trên mARN sẽ xảy ra sự thay đổi tương ứng --> sự thay đổi tương ứng trong thành phần axit amin của prôtêin do ADN đó mã hóa.
*Giả sử một đoạn mARN có thành phần các ribonu mã hóa cho phân tử prôtêin chỉ có 1 loại axit amin ( kí hiệu bằng số) như sau :
mARN AXU AXU AXU AXU AXU AXU AXU AXU AXU..
a.a 1 1 1 1 1 1 1 1 1
* Nếu xảy ra ĐB làm mất nu A ở vị trí của bộ ba thứ 2 trên mARN thì thành phần các a.a tương ứng cũng thay đổi như sau :

mARN AXU XUA XUA XUA XUA XUA XUA XUA XU..
a.a 1 2 2 2 2 2 2 2 2
A
* Nếu tiếp theo xảy ra ĐB thêm nu U vào vị trí giữa bộ ba thứ 2 và thứ trên mARN thành phần các a.a tương ứng cũng thay đổi như sau :

mARN AXU XUA UXU AXU AXU AXU AXU AXU AXU
a.a 1 2 3 1 1 1 1 1 1
U
A
4. Sự nhân đôi ADN :
- Sự nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo tồn .
- Cơ chế chung ở các SV cơ bản giống nhau do cấu trúc phân tử ADN là đối song song (5` 3`) và đặc tính của enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5`--> 3`
* Đối với mạch khuôn 3`--5`: mạch mới được tổng hợp liên tục ( theo chiều chạc chữ Y )
* Đối với mạch khuôn 5`--3`: mạch mới được tổng hợp gián đoạn theo từng đoạn Okazaki ( ngược chiều chạc chữ Y ), sau đó được nối lại nhờ enzim ADN- ligaza .
- Sự khác nhau về cơ chế nhân đôi ở SV nhân sơ và SV nhân thực :
4. Sự nhân đôi ADN :
Sợi mẹ
Sợi con
2 phân tử AND con
Chạc ba sao chép
5. Phiên mã và dịch mã :
Phiên mã:
- ARN polimeraza bám vào vùng khởi đầu làm gen tháo xoắn.( tín hiệu khởi đầu phiên mã nằm ở vùng điều hòa đầu gen.
- E. di chuyển theo mạch khuôn 3`-5` tổng hợp mARN theo chiều 5`-3` cho đến khi gặp tín hiệu kết thúc phiên mã ( nằm ở vùng kết thúc )
* Sự phiên mã ở tế bào nhân thực :
- Mỗi gen có một vùng khởi đầu riêng .
- Sau khi phiên mã, mARN sơ khai được cắt bỏ các intron, sửa đổi và nối các exon lại với nhau để tạo nên mARN trưởng thành .
-Cùng một gen có thể mã hóa cho ra các sản phẩm khác nhau do sự lắp ráp các exon khác nhau .
Dịch mã: .
- Một bộ ba đối mã có thể bắt đôi bổ sung với nhiều bộ ba mã hóa trên mARN ( VD : AGG có thể bắt cặp với UXX hoặc UXU)
- Nhiều tARN khác nhau cùng vận chuyển một loại axit amin.
- Ở SV nhân sơ sau khi phiên mã có thể dịch mã ngay, thậm chí phiên mã đến đâu dịch mã đến đó.
- Ở SV nhân thực , mARN trưởng thành phải rời nhân, ra tế bào chất mới được dịch mã .
6. Điều hòa hoạt động của gen : Đây là kiến thức hoàn toàn mới .
Một operon Lac gồm 3 thành phần :
- Vùng khởi động ( P): vị trí tương tác của ARN polimeraza để khởi đầu phiên mã .
- Vùng vận hành (O): vị trí tương tác với prôtêin ức chế .
- Nhóm gen cấu trúc ( Z,Y,A): nằm kề nhau có chức năng liên quan nhau.
Gen cấu trúc
Gen điều hòa
6. Điều hòa hoạt động của gen :
*Ở SV nhân sơ : cơ chế điều hòa hoạt động gen biểu hiện ở giai đoạn phiên mã và dịch mã.
* Ở SV nhân thực : cơ chế điều hòa hoạt động gen biểu hiện ở cả giai đoạn trước sao chép cho đến khi dịch mã. Đồng thời bên cạnh vùng khởi động và kết thúc phiên mã còn có thêm các gen tăng cường, gen gây bất hoạt tác động lên gen điều hòa --> tăng cường hoặc làm ngừng quá trình phiên mã .
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thu Thủy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)