Nhưng điểm mới và khó chương 4 - Sinh 12

Chia sẻ bởi Nguyễn Thu Thủy | Ngày 08/05/2019 | 61

Chia sẻ tài liệu: Nhưng điểm mới và khó chương 4 - Sinh 12 thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

NHỮNG ĐIỂM MỚI VÀ KHÓ TRONG
CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 12
Phần năm: DI TRUYỀN HỌC
* Chương IV : Ứng dụng di truyền học
Nhóm 1,2 : Hãy chỉ ra những điểm mới và khó trong bài 18,19,20 của SGK Sinh học 12, bao gồm các vấn đề sau :
- Qui trình tạo giống mới bằng tác nhân đột biến .
- Khái niệm công nghệ tế bào. Tạo giống mới bằng công nghệ tế bào.
- Khái niệm công nghệ gen. Tạo giống mới bằng công nghệ gen.
Khái quát quy trình chọn giống:
- Tạo nguồn nguyên liệu
- Chọn lọc, đánh giá chất lượng giống
- Đưa giống tốt ra sản xuất đại trà.
NHỮNG ĐIỂM MỚI VÀ KHÓ TRONG
CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 12
* Chương IV : Ứng dụng di truyền học
* Chương IV : Ứng dụng di truyền học
NGUỒN NGUYÊN LIỆU CHO CHỌN GIỐNG
ĐỘT BIẾN
BIẾN DỊ TỔ HỢP
Tạo giống bằng PP gây ĐB (tác nhân vật lý, hóa học )
Chọn giống từ nguồn biến dị tổ hợp bằng PP lai giống ( tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết, lai thuận nghịch, lai xa,...)
ADN
TÁI TỔ HỢP
Tạo giống bằng công nghệ gen
* Chương IV : Ứng dụng di truyền học
1. Quy trình tạo giống mới bằng tác nhân ĐB:
- Xử lý mẫu vật bằng tác nhân ĐB: lựa chọn tác nhân thích hợp, sử dụng liều lượng, thời gian xử lý tối ưu.
- Chọn lọc các thể ĐB có KH mong muốn: dựa vào những đặc điểm nhận biết được để tách chúng với các cá thể khác .
- Tạo dòng thuần chủng : sau khi chọn được thể ĐB mong muốn, cho sinh sản để nhân lên thành dòng thuần .
* Chương IV : Ứng dụng di truyền học
2. Chọn giống từ nguồn biến dị tổ hợp :
- Tạo giống thuần dựa trên nguồn BDTH: cho các cá thể mang các tổ hợp gen khác nhau tự thụ phấn hay GPCH để tạo các dòng thuần khác nhau, sau đó cho lai giống --> chọn những tổ hợp gen mong muốn.
- Tạo giống lai có ưu thế lai: khởi đầu tạo các dòng thuần, cho lai với nhau và tuyển chọn các tổ hợp có ưu thế lai cao bằng các phương pháp : lai khác dòng đơn, khác dòng kép, lai thuận nghịch.... ( Giải thích hiện tượng ƯTL chỉ bằng giả thiết siêu trội )
* Chương IV : Ứng dụng di truyền học
3. Tạo giống bằng công nghệ tế bào :
* Công nghệ tế bào : là qui trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh .
* Chương IV : Ứng dụng di truyền học
3. Tạo giống bằng công nghệ tế bào :
CÔNG NGHỆ TẾ BÀO THỰC VẬT
DUNG HỢP TẾ BÀO TRẦN
NUÔI CẤY HẠT PHẤN HOẶC NOÃN
NUÔI CẤY TẾ BÀO TẠO MÔ SẸO
CHỌN DÒNG TẾ BÀO XÔMA CÓ BIẾN DỊ
DUNG HỢP TẾ BÀO TRẦN
Tạo tế bào trần bằng cách dùng enzim loại bỏ thành TB.
Dung hợp 2 TB trần khác loài trong môi trường đặc biệt --> tạo TB lai.
Nuôi cấy TB lai trong môi trường dinh dưỡng thích hợp để phát triển thành cây lai.
NUÔI CẤY HẠT PHẤN HOẶC NOÃN
Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn (n) trong môi trường đặc biệt để phát triển thành các dòng đơn bội (n)
Chọn lọc và lưỡng bội hóa các dòng đơn bội để tạo cây lưỡng bội (2n)
lưỡng bội hóa tế bào (n) thành (2n)
--> cho mọc thành cây 2n
cho mọc thành cây (n) --> gây ĐB lưỡng bội tạo cây 2n
2 phương pháp
NUÔI CẤY TẾ BÀO INTRO TẠO MÔ SẸO
Nuôi bất kì một TB lá, thân, rễ, ... trong môi trường thích hợp tạo mô sẹo.
Điều khiển cho TB của mô sẹo biệt hóa thành các mô khác nhau.
Dùng các hoocmon sinh trưởng để kích thích mô phát triển thành cây mới.
CHỌN DÒNG TẾ BÀO XÔMA CÓ BIẾN DỊ
- Nuôi cấy TB xôma 2n NST trên môi trường nhân tạo .
- Các TB sinh sản thành nhiều dòng biến dị có số lượng NST thay đổi và biểu hiện cao hơn mức bình thường ( biến dị dòng xôma).
- Phát triển các dòng TB có biến dị đó thành cơ thể mới .
* Đã tạo được giống cà chua đặc ruột quả to; khoai tây kháng bệnh; giống lúa chịu hạn, chịu nóng....
CÔNG NGHỆ TẾ BÀO ĐỘNG VẬT
CẤY TRUYỀN PHÔI
NHÂN BẢN VÔ TÍNH
* Tách phôi thành nhiều phần, mỗi phần phát triển thành một phôi riêng biệt --> cấy vào cơ thể khác.
* Phối hợp hai hay nhiều phôi tạo thể khảm --> cấy vào cơ thể khác.
* Biến đổi các thành phần trong TB của phôi khi mới phát triển --> cấy vào cơ thể.
* Chuyển nhân của TB tuyến vú của cá thể (1) đưa vào TB trứng của cá thể (2) đã lấy mất nhân.
* Nuôi cấy trứng cấy nhân trong ống nghiệm cho phát triển thành phôi
* Cấy phôi vào tử cung của cá thể (3) để phôi phát triển bình thường.
NHÂN BẢN VÔ TÍNH cừu Doly
4. Tạo giống bằng công nghệ gen :
* Chương IV : Ứng dụng di truyền học
* Công nghệ gen : là qui trình tạo ra những tế bào , những sinh vật có gen bị biến đổi hoặc có thêm gen mới, phổ biến nhất là kĩ thuật chuyển gen.
* Qui trình chuyển gen :
- Tạo ADN tái tổ hợp.
- Đưa ADN tái tổ hợp vào TB nhận.
- Tách dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp.
4. Tạo giống bằng công nghệ gen :
* Chương IV : Ứng dụng di truyền học
* Sinh vật chuyển gen ( SV biến đổi gen ): là sinh vật mà hệ gen của nó được bổ sung vào các gen lạ hoặc các gen đã được sửa chữa.
* Được ứng dụng trong việc biến đổi gen ở TV, ĐV và VSV.
Biến nạp gen và ứng dụng trong chọn giống ở thực vật
Cây cà chua chuyển gen
Gen kéo dài thời gian chín
Làm chậm quá trình chín nhũn quả
Tăng cường chất lượng quả và kéo dài thời gian bảo quản sau thu hoạch
Gen kháng bệnh virút
Kháng với virút CMV
Góp phần giảm lượng thuốc trừ sâu sử dụng trong quá trình trồng trọt
Một số thành tựu biến đổi gen ở Thực vật
Biến nạp gen và ứng dụng trong chọn giống ở thực vật
Một số thành tựu biến đổi gen ở Thực vật
Giống lúa được chuyển gen tổng hợp ?-carotene (giống lúa vàng). Sau quá trình tiêu hoá, ?-carotene được chuyển hoá thành vitamin A.
Khoảng 120 triệu trẻ em trên thế giới bị các rối loạn do thiếu vitamin A. Giống lúa vàng mang lại "niềm hy vọng" trong việc bảo vệ khoảng 1 đến 2 triệu bệnh nhân bị các rối loạn do thiếu vitamin A.
Gạo bình thường
Gạo hạt vàng
Biến nạp gen và ứng dụng trong chọn giống ở thực vật
Một số thành tựu biến đổi gen ở Thực vật
Cây bông chuyển gen kháng sâu Bt
Mang gen kháng sâu Bt
Góp phần hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu
Bông chuyển gen Bt kháng sâu bệnh (phải) và bông không chuyển gen mẫn cảm với sâu bệnh (trái)
Biến nạp gen và ứng dụng trong chọn giống ở thực vật
Một số thành tựu biến đổi gen ở Thực vật
Cây đu đủ (Carica papaya L.) được chuyển gen kháng bệnh virút (trái) và cây đối chứng (phải)
Có khả năng kháng virút CMV
Được đánh giá là góp phần vào việc phục hồi nền công nghiệp sản xuất đu đủ ở Hawaii.
Biến nạp gen và ứng dụng trong chọn giống ở thực vật
Một số thành tựu biến đổi gen ở động vật
Sử dụng gen chỉ thị GFP (green fluorescene protein)
GFP là một loại prôtêin có trọng lượng 32 kDa phát ra ánh sáng ở bước sóng 509 nm (màu xanh lụcsáng).
Là gen được phát hiện và tách ra từ loài sứa Aequorea victoria.
ở chuột thí nghiệm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thu Thủy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)