Những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992
Chia sẻ bởi Lưu Quốc Vinh |
Ngày 26/04/2019 |
83
Chia sẻ tài liệu: Những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992 thuộc Giáo dục công dân 10
Nội dung tài liệu:
SƯU TẦM
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992
1. Hoàn cảnh ra đời của Hiến pháp năm 2013
Hiến pháp năm 1992 được ban hành trong bối cảnh những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới đất nước do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (năm 1986) đề ra và để thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991. Hiến pháp năm 1992 đã tạo cơ sở chính trị - pháp lý quan trọng trong việc thực hiện công cuộc đổi mới.
Qua 20 năm thực hiện Hiến pháp năm 1992, đất nước ta đã có nhiều thay đổi trong bối cảnh tình hình quốc tế có những biến đổi to lớn, sâu sắc và phức tạp. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và các văn kiện khác của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định mục tiêu, định hướng phát triển toàn diện, bền vững đất nước trong giai đoạn cách mạng mới nhằm xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Triển khai thực hiện quan điểm đổi mới của Đảng, tại Kỳ họp thứ I, Quốc hội Khóa XIII diễn ra vào tháng 8/2011 đã quyết định sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và thành lập Ủy ban soạn thảo Hiến pháp. Qua tổng kết việc thi hành Hiến pháp và lấy ý kiến sâu rộng trong nhân dân, dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã được trình Quốc hội xem xét, thảo luận tại 3 Kỳ họp của Quốc hội (Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6), 3 lần trình Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Khóa XI (Hội nghị Trung ương V, VII, VIII) và rất nhiều lần xin ý kiến của Bộ chính trị và các cơ quan, tổ chức, các nhà chính trị, các nhà khoa học có uy tín. Ngày 28 tháng 11 năm 2013, sau nhiều ngày thảo luận, thống nhất ý kiến, trong không khí trang nghiêm và thể hiện sự đồng thuận cao, với đa số tuyệt đối 486/498, chiếm 97,59% Quốc hội Khóa XIII, Kỳ họp thứ VI đã thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Đây là sự kiện chính trị - pháp lý đặc biệt quan trọng đánh dấu một cột mốc mới trong lịch sử lập hiến Việt Nam.
2. Những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992
2.1. Về cấu trúc của Hiến pháp
Cấu trúc của Hiến pháp 2013 gọn nhẹ hơn Hiến pháp năm 1992. Nếu Hiến pháp năm 1992 có 12 chương, 147 điều thì Hiến pháp 2013 đã rút gọn được một chương và 27 điều, chỉ còn 11 chương và 120 điều. Lời nói đầu của Hiến pháp 2013 khái quát về lịch sử Việt Nam và mục tiêu của bản Hiến pháp mới được quy định ngắn gọn và khúc chiết hơn so với Hiến pháp năm 1992. Vị trí các chương trong Hiến pháp cũng hợp lý hơn so với Hiến pháp năm 1992. Chương V trong Hiến pháp năm 1992 được gọi là “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” thì nay được chuyển vào vị trí Chương II và được đổi tên thành: “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”. Việc quy định quyền con người, quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân ở Chương II thể hiện sự coi trọng quyền con người, quyền công dân của nhà nước ta trong giai đoạn phát triển và đổi mới toàn diện của đất nước. Chương “Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân” được chuyển từ vị trí Chương X về Chương VIII trước chương “ Chính quyền địa phương”. Sự điều chỉnh này trong cấu trúc Hiến pháp là hợp lý theo tư duy lô gíc chính quyền Trung ương quy định trước, chính quyền địa phương quy định sau.
Ngoài việc ghép Chương XI vào Chương I, Chương II và Chương III (của Hiến pháp năm 1992) vào Chương III, Hiến pháp mới cũng sáng tạo thêm một chương mới đó là Chương X:“Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước”. So với các Hiến pháp trước đây, đây là một chương hoàn toàn mới. Chương mới này là kết quả của việc tiếp nhận tư duy lập hiến mới về các thiết chế hiến định độc lập trong Hiến pháp nước ngoài.
2.2. Về chế độ chính trị và cách thức tổ chức quyền lực nhà nước
Chế độ chính trị và cách thức tổ chức quyền lực nhà nước Hiến pháp của năm 2013 thể hiện những điểm mới sau đây:
- Tại khoản 3 Điều 2 Hiến pháp năm 2013 đã xác định:“ Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992
1. Hoàn cảnh ra đời của Hiến pháp năm 2013
Hiến pháp năm 1992 được ban hành trong bối cảnh những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới đất nước do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (năm 1986) đề ra và để thể chế hóa Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991. Hiến pháp năm 1992 đã tạo cơ sở chính trị - pháp lý quan trọng trong việc thực hiện công cuộc đổi mới.
Qua 20 năm thực hiện Hiến pháp năm 1992, đất nước ta đã có nhiều thay đổi trong bối cảnh tình hình quốc tế có những biến đổi to lớn, sâu sắc và phức tạp. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và các văn kiện khác của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã xác định mục tiêu, định hướng phát triển toàn diện, bền vững đất nước trong giai đoạn cách mạng mới nhằm xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Triển khai thực hiện quan điểm đổi mới của Đảng, tại Kỳ họp thứ I, Quốc hội Khóa XIII diễn ra vào tháng 8/2011 đã quyết định sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và thành lập Ủy ban soạn thảo Hiến pháp. Qua tổng kết việc thi hành Hiến pháp và lấy ý kiến sâu rộng trong nhân dân, dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã được trình Quốc hội xem xét, thảo luận tại 3 Kỳ họp của Quốc hội (Kỳ 4, Kỳ 5, Kỳ 6), 3 lần trình Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Khóa XI (Hội nghị Trung ương V, VII, VIII) và rất nhiều lần xin ý kiến của Bộ chính trị và các cơ quan, tổ chức, các nhà chính trị, các nhà khoa học có uy tín. Ngày 28 tháng 11 năm 2013, sau nhiều ngày thảo luận, thống nhất ý kiến, trong không khí trang nghiêm và thể hiện sự đồng thuận cao, với đa số tuyệt đối 486/498, chiếm 97,59% Quốc hội Khóa XIII, Kỳ họp thứ VI đã thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013. Đây là sự kiện chính trị - pháp lý đặc biệt quan trọng đánh dấu một cột mốc mới trong lịch sử lập hiến Việt Nam.
2. Những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 so với Hiến pháp năm 1992
2.1. Về cấu trúc của Hiến pháp
Cấu trúc của Hiến pháp 2013 gọn nhẹ hơn Hiến pháp năm 1992. Nếu Hiến pháp năm 1992 có 12 chương, 147 điều thì Hiến pháp 2013 đã rút gọn được một chương và 27 điều, chỉ còn 11 chương và 120 điều. Lời nói đầu của Hiến pháp 2013 khái quát về lịch sử Việt Nam và mục tiêu của bản Hiến pháp mới được quy định ngắn gọn và khúc chiết hơn so với Hiến pháp năm 1992. Vị trí các chương trong Hiến pháp cũng hợp lý hơn so với Hiến pháp năm 1992. Chương V trong Hiến pháp năm 1992 được gọi là “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân” thì nay được chuyển vào vị trí Chương II và được đổi tên thành: “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân”. Việc quy định quyền con người, quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân ở Chương II thể hiện sự coi trọng quyền con người, quyền công dân của nhà nước ta trong giai đoạn phát triển và đổi mới toàn diện của đất nước. Chương “Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân” được chuyển từ vị trí Chương X về Chương VIII trước chương “ Chính quyền địa phương”. Sự điều chỉnh này trong cấu trúc Hiến pháp là hợp lý theo tư duy lô gíc chính quyền Trung ương quy định trước, chính quyền địa phương quy định sau.
Ngoài việc ghép Chương XI vào Chương I, Chương II và Chương III (của Hiến pháp năm 1992) vào Chương III, Hiến pháp mới cũng sáng tạo thêm một chương mới đó là Chương X:“Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước”. So với các Hiến pháp trước đây, đây là một chương hoàn toàn mới. Chương mới này là kết quả của việc tiếp nhận tư duy lập hiến mới về các thiết chế hiến định độc lập trong Hiến pháp nước ngoài.
2.2. Về chế độ chính trị và cách thức tổ chức quyền lực nhà nước
Chế độ chính trị và cách thức tổ chức quyền lực nhà nước Hiến pháp của năm 2013 thể hiện những điểm mới sau đây:
- Tại khoản 3 Điều 2 Hiến pháp năm 2013 đã xác định:“ Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lưu Quốc Vinh
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)