Những đề xướng cải cách canh tân đất nước.

Chia sẻ bởi Phung Thi Ngoc | Ngày 10/05/2019 | 69

Chia sẻ tài liệu: những đề xướng cải cách canh tân đất nước. thuộc Lịch sử 11

Nội dung tài liệu:

NHỮNG ĐỀ XƯỚNG CẢI CÁCH CANH TÂN ĐẤT NƯỚC CUỐI THẾ KỶ XIX
I Hoàn cảnh lịch sử
Từ sau năm 1867, nghĩa là từ sau khi thực dân Pháp chiếm đóng và thiết lập được bộ máy thống trị và bóc lột của chúng trên toàn bộ phía Nam bán đảo Đông Dương thì trong tình hình nước Đại Nam đã nổi bật lên những vấn đề chính sau:
Nhân dân, nhất là nhân dân Bắc Kỳ luôn luôn bị nạn đói, dịch tễ, bão lụt và thổ phỉ (ở biên giới phía Bắc tràn sang) đe doạ, luôn nổi dậy chống triều đình. Trong lúc đó thì triều đình nhà Nguyễn không có một biện pháp nào để giải quyết tình trạng trên.
Ngọn cờ kháng chiến chống Pháp đã chuyển sang tay nhân dân. Đối thủ mà bộ chỉ huy xâm lược Pháp phải suy tính trong chiến lược và kế hoạch mở rộng xâm lược của chúng không phải là triều đình Tự Đức mà chính là phong trào kháng chiến của nhân dân.
Thực dân Pháp tiếp tục ráo riết chuẩn bị xâm lược cả nước ta nhất là sau khi chúng đã tạm thời ổn định lại tình thế của chúng ở phía nam và phát hiện ra sông Hồng có tầm quan trọng về kinh tế lúc bấy giờ của nó.
Một phần đất nước bị giặc chiếm, phần còn lại đang bị uy hiếp nghiêm trọng, thế mà toàn bộ nền kinh tế nước ta lúc bấy giờ đã bị triều đình nhà Nguyễn làm cho kiệt quệ.Thể hiện:




Chi phí chiến tranh từ 1858 đến 1867 và những khoản “bồi thường chiến phí” cho giặc đã làm cạn ngân sách của nhà nước phong kiến. Để giải quyết tình trạng thiếu hụt tài chính Tự Đức bèn tăng cường bóc lột nhân dân bằng đủ mọi cách.Ngoài việc tăng thuế(năm 1867), năm 1869 lại xuống lệnh bán ruộng đất công của nhà nước và của làng xã để làm ruộng tư, hay đặt ra lệ thu tiền chuộc tội, bán quan mua tước.
Công thương nghiệp ngày càng đình đốn. Những mầm mống TBCN xuất hiện ở nước ta trong các thế kỷ trước (đặc biệt trong ngành khai thác mỏ và một số trung tâm thương mại) đều bị nhà nước chặn đứng lại. Với chính “sách bế quan toả cảng” đã làm cho nước ta không thể tiếp thu được những thay đôi quan trọng trên thế giới tiêu biểu là sự thắng thế của CNTB trước chế độ phong kiến đã lối thời.
Đây là những nguyên nhân chủ yếu của những sáng kiến duy tân đất nước vốn có từ trước nhưng từ năm 1862 trở đi thì đã trở thành phong trào.
II Những sáng kiến duy tân
đất nước
Lúc đầu những sáng kiến duy tân đất nước xuất hiện một cách rụt rè trong một số sĩ phu triều thần của nhà Nguyễn,chỉ thấy được cái thế sụp đổ của vương triều Nguyễn rõ hơn là nguy cơ của toàn thể dân tộc.
Nhưng từ 1862, sự thức tỉnh trước hoạ xâm lược gắn liền với sự phản ứng với những chủ trương của nhà Nguyễn, sự gần gũi với thực trạng xã hội Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX, sự tiếp xúc với những thành tựu KH-KT của châu Âu, tất cả đã làm cho những sáng kiến đổi mới ĐN xuất hiện một cách rộng rãi.
Các tư tưởng tiêu biểu

Tháng 9 năm 1868,sau khi từ Hồng Công về nước, Trần Đình Túc và Nguyễn Huy Tế đã đưa ra sáng kiến xây dựng hải cảng để “tìm cách mưu lợi ích lâu dài” cho đất nước. Nhưng sáng kiến xây dựng hải cảng này đã bị triều đình bỏ qua.
Cải cách của Đinh Văn Điền
Tháng 11 năm 1868 Đinh Văn Điền lại bí mật trình một số sáng kiến khác, có hệ thống hơn.
Đề nghị của ông có ba điểm chính:

Nâng cao trình độ xạ kích của quân sĩ bằng việc thường xuyên tập bắn, triều đình cần phải sửa đổi lại việc đãi ngộ và thái độ coi rẻ quân sĩ để nâng cao tinh thần và khả năng chiến đấu của họ.
Để cho nhân dân được tự do học tập binh thư,binh pháp.
Hạn chế sự lệ thuộc vào “suý phủ” Sài Gòn bằng cách đặt quan hệ ngoại giao và kinh tế với Anh. Để mở mang kinh tế, Đinh Văn Điền đề nghị việc khuyếc trương việc khai thác khoáng sản của nước ta, tiếp tục việc khai khẩn ruộng đất hoang từ lâu đã bị lãng quên và đặt cơ quan dinh điền để trông coi việc đó.
Đóng tàu thuỷ có động cơ bằng máy hơi nước, lập thương quán ở các nước để giao thương hàng hoá, chiêu mộ các nhà kỹ thuật Anh và các nước khác đến giúp cho triều đình trong việc khinh doanh hàng hoá chứ không để cho Pháp độc quyền.
Những sáng kiến của Đinh Văn Điền không có gì quá đáng trong tình hình nước ta cuối thế kỷ XIX. Thế nhưng triều đình Tự Đức vẫn kết luận là “chưa hợp thời thế”.

Cải cách của Nguyễn Trường Tộ.
Từ năm 1862, trong hàng loạt sáng kiến đổi mới đất nước mà sử sách nhà Nguyễn đã ghi chép lại, các sáng kiến của Nguyễn Trường Tộ có hệ thống nhất quán và tiêu biểu hơn cả.
Tiểu sử
Nguyễn Trường Tộ (1828-1871) là con của Nguyễn Quốc Thư ở làng Bùi Chu, tổng Hải Đô, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An
Năm 1847,NTT vừa 19 tuổi cũng là lúc chiến hạm Pháp bắn phá đe doạ xâm lược ở Đà Nẵng, NTT đã quyết chí bỏ cách học theo nho giáo mà chuyển sang học theo châu Âu, do một vài giáo sĩ âm thầm truyền bá ở chủng viện xã Đoài. NTT bèn xin vào dạy chữ Hán ở nhà thờ Tân Ấp. Sau đó tìm cách sang du lich Hồng Công và Xingapo.
Năm 1858, NTT sang Pháp và lưu học ở Paris trong hai năm. NTT nhanh chóng trở thành một nhà khoa học có tài và trong chừng mực nào đó còn là một nhà kỹ thuật nữa
Năm 1861, NTT về nước và 8 năm sau (1871) thì mất ở quê nhà.

Nội dung cải cách.
Tháng 3 năm 1863, NTT nhờ Phạm Phú Thứ gửi lên triều đình Huế một bản trần tình và ba tập điều trần
Ở bản điều trần thứ nhất, “thiên hạ phân lập đại thế luận”, NTT trình bày đại thể tình hình thế giới lúc bấy giờ, trong đó ông tỏ ra rất lưu tâm đến tình hình của các nước phương Đông và nêu bật cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa của các cường quốc TB từ Pháp,Anh cho đến “chính sách Thái Bình Dương” của Hoa Kỳ.
Ở bản điều trần thứ hai “dữ tài tế cấp luận” hay “lục lợi từ”, NTT đưa ra một số sáng kiến đổi mới đất nước từ khinh tế đến ngoại giao với hy vọng đất nước có thể đứng vững được trong bối cảnh của tình hình thế giới mà ông đã trình bày ở tập điều trần thứnhất.
Ở bản điều trần thứ ba, “giáo môn luận” (lý luận về các tôn giáo) có thể coi là một bản tuyên bố bác bỏ toàn bộ lý luận và chính sách của triều Nguyễn đối với bộ phận nhân dân theo Đạo Thiên Chúa. Đối lập với quan điểm của Toà thánh và của các giáo sĩ truyền giáo, NTT hoàn toàn không coi Đạo Thiên Chúa là một tôn giáo duy nhất, đứng trên tất cả các tôn giáo khác với tư cách là “công giáo” -để phủ định các tôn giáo khác.



Mặc dù NTT không thấy được nguồn gốc xã hội và giai cấp của các tôn giáo nhưng ông đã phân biệt rành mạch rằng nguyên nhân mất nước và nguyên nhân tín ngưỡng là hai vấn đề khác nhau.
Ông không hề phủ nhận rằng trong những người theo Đạo Thiên Chúa đã có những kẻ là “phản nghịch” đối với quê hương.
Ông nói bất cứ tôn giáo nào, nếu trong đó có những kẻ phản nghịch thì đó cũng chính là kẻ tội nhân của tôn giáo và phải trừng phạt thẳng tay.Thế tức là đã lấy hình phạt để giúp tôn giáo (trong sạch) – “hình dĩ bất đạo”
Quan điểm coi mọi tôn giáo đều bình đẳng và luận điểm “hình dĩ bất đạo” của NTT khác hẳn so với chính sách của triều đình “cấm đạo, sát đạo” gây chie rẽ tôn giáo của nội bộ dân tộc, làm mất đoàn kết dân tộc, nhưng cũng hoàn toàn khác với việc CNTD sử dụng tôn giáo làm phương tiện tiền hành xâm lược thuộc địa.
Ngoài ra quan điểm này của ông cũng chứng tỏ rằng, tuy sinh trưởng trong một gia đình theo đạo Thiên chúa nhưng ông vấn có tinh thần dân tộc và yêu nước.
Đánh giá cải cách của NTT
Điểm xuất phát trong toàn bộ hệ thống sáng kiến duy tân ĐN của NTT là tinh thần dân tộc niềm tin của ông vào truyền thống, vận mệnh của dân tộc là lòng yêu nước.
Những tư tưởng của ông gắn liền với một cơ sở lý luận hoàn toàn đối lập với hệ ý thức phong kiến truyền thống (theo cách nói của ông là “học thuật cũ”) và nhất là đối lập với những thể hiện của cái ý thức hệ ấy vốn từ lâu được mệnh danh là “nho phong”
Ở bản điều trần thứ bẩy viết năm 1867 lúc đang công cán ở Paris theo lệnh của triều đình Tự Đức, NTT đã khái quát “tệ hại” của cái ”nho phong” ấy rằng: “còn như cái ‘nho phong”, thì những tệ hại lớn mà nó đã gây nên cho Trung Quốc và nước ta hiện nay, nếu không nói cho thật rõ, thì phải nói đến mấy trăm khoản cũng chưa hết.Triều đình có muốn nghe không?”
Ông còn khẳng định rằng, trách nhiệm để cho cái “học thuật cũ” (cũng như cái “nho phong”) ấy cứ phát huy tác dụng “tệ hại” đối với thực trạng nước ta lúc bấy giờ “một nửa là vì triều đình”.
Các chính sách cụ thể
của Nguyễn Trường Tộ
Kinh tế
Nội dung các sáng kiến của NTT liên quan tới nhiều mặt:
Về công nghiệp
Theo NTT nước ta có nhiều khả năng đại công nghiệp và có 4 nguồn lợi chính;
Hải lợi
Lâm lợi
Khoáng lợi
Thổ lợi
Do đó cần khai thác trên quy mô lớn với phương pháp và máy móc tối tân của thế giới lúc bấy giờ.
Nhưng làm thế nào để khai thác?
Ông cho rằng phải có nhân tài kỹ thuật(cách nói của ông là “tài nghệ”). Ông đã đưa ra nhiều biện pháp để giải quyết việc thiếu “tài nghệ”
Trong 4 nguồn lợi kể trên , ông tậo trung nhất vào vấn đề khai thác mỏ.

Bởi vì, theo ông đây là một nguồn lợi lâu dài nhưng lại là một nguồn lợi cần phải và có thể khai thác ngay trước để cung ứng nhu cầu xã hội, quân sự.
Ông cũng chú ý đến việc phát hiện, thăm dò nguồn mỏ chưa hề được biết đến ở dãy Trường Sơn “một sơn thế tốt vào bậc nhất hoàn cầu, dấy lên từ thủa rất xưa so với các sơn hệ khác, do đó có nhiều ngũ kim bát thạch, rất nhiều thứ ngọc quý và sản vật lạ”
Ông đã tình nguyện làm việc thăm dò các mỏ, lập bản đồ mạch lạc khoáng chất của nước ta và chính ông là người đầu tiên phát hiện ra nguồn mỏ than ở Quảng Yên (chứ không phải kỹ sư Phay-Sơ của Pháp năm 1882)




Về nông nghiệp
NTT cho răng tuy là “trọng nông” nhưng khoa học nông nghiệp nước ta không có, kỹ thuật nông nghiệp rất lạc hậu.
Ông đề nghị triều đình lập ra bộ nông chính để trông coi chăm sóc nông nghiệp và mở mang nông chính để phổ biến khoa học nông nghiệp, nghiên cứu nghề nông và tìm cách nâng cao trình độ nghề nông của nước ta.
Sáng kiến đột xuất nhất của ông trong nông nghiệp là vấn đề trị thuỷ sông Hồng nói riêng và vấn đề thủy lợi nói chung
Sáng kiến này vốn có tính chất đấu tranh tích cực và ý nghĩa lịch sử của nó.
Triều đình nhà Nguyễn bất lực trong vấn đề trị thuỷ sông Hồng và đến năm 1861 thì đã từ bỏ hẳn việc quản lý hệ thống sông hồng mà các triều đại trước đều ít nhiều lưu tâm, coi đó là một chức năng của nhà nước, dù là nhà nước phong kiến. Hậu quả là vùng đồng bằng Bắc kỳ thường xuyên bị nạn lũ lụt.
NTT đã đưa ra những sáng kiến khoa học sử dụng tổng hợp nguồn nước chống thuỷ tai theo nguyên lý “khơi nước chứ không cản nước” đến nay vẫn còn giá trị về phương pháp cũng như nội dung.
Về ngoại giao quốc phòng
NTT nhận định rằng, trong thực trạng thế giới và trong nước lúc bấy giờ cần phải “giữ nước, giữ nhà” đối phó với đại biến ở cả hai mặt.
Mặt thứ nhất là phải gấp tút cương quyết trong việc tự cường tự lập để nuôi thực lực, “tiền của mà nhiều,lương thực sẽ đủ,khí giới sẽ tinh,thành trì sẽ bền, của kho sẽ thừa thãi, bao nhiêu sự lợi đều tiến lần lần, bao nhiêu sự hại đều giảm bớt đi”.
Mặt thứ hai là phải “lĩnh hội thời biến”rồi từ đó sử dụng cái thế cạnh tranh và mâu thuẫn giữa các nước phương Tây để tìm cách chống “ngoại địch” chứ không nên chỉ bó hẹp ngoại giao một cách không bình đẳng với Pháp.
Bản thân ông cũng rất chú ý theo dõi thời biến và đã nhiều lần đề nghị những biện pháp tự lập về ngoại giao.
Về văn hoá, giáo dục
NTT công kích nền giáo dục phong kiến lâu đời ở nước ta, từ mục đích, nội dung đến cả phương pháp. Ông đưa ra nhiều sáng kiến cải tổ lại học chế nước ta thời bấy giờ.
Đáng chú ý là ông đề cao việc học thực dụng và việc học tiến nước ngoài nhằm đáp ứng kịp thời yêu cầu kinh tế và ngoại giao lúc bấy giờ.
Ông tích cực đề nghị lấy quốc âm (tiếng việt) làm ngôn ngữ chính trong trường học. Ông còn đưa ra sáng kiến dùng tiếng Việt để viết lịch sử Việt Nam, địa lý VN và các sách khoa hoc, kỹ thuật,làm công văn, đơn án, lập ra nhật báo VN.
Mặc dù hệ thống ký hiệu để ghi âm tiếng việt do ông đưa ra “quốc âm hán tự” không tiện lợi như hệ thống ghi âm tiếng Việt “chữ quốc ngữ” và vì thế không được áp dụn,nhưng rõ ràng chính NTT là người đầu tiên đưa ra sáng kiến dùng tiếng VN trong trường học VN, trong báo chí VN và trong khoa học VN.
Về chính trị,xã hội
Trong toàn bộ hệ thống điều trần của mình, NTT đưa ra nhiều ý kiến nhưng đã có những hạn chế lịch sử không thể vượt qua được.
Mặc dù những sáng kiến duy tân ĐN của ông đối lập với hệ tư tưởng PK nhưng xét cho cùng ông vẫn chưa vượt ra khỏi cái thế giới quan vốn đã chi phối những chặng đường phát triển của tư tưởng VN từ giữa thế kỷ XIX trở về trước.
Vì vậy ông mới thấy được cái “thịnh thế” của thế giới TB phương Tây lúc bấy giờ mà chưa thấy được mặt trái của nó. Cho nên ông đã đi vào con đường “hoà mục trong xã hội” của hệ tư tưởng PK truyền thống. Có khác là NTT nhân danh một đấng tối cao được ông gọi là chúa Tạo Vật hoặc Thượng Đế.
NTT coi “nhân quân” là trọng tài của toàn bộ xã hội, lấy chữ “tình”làm tiêu chuẩn.Còn đối với triều đình, ông khẳng định “sở hữu của cả một nước giao cho triều đình thu trữ…Triều đình chẳng qua là gánh lấy cái nhọc để làm kẻ thu phát… Một nước cũng như một nhà : nếu như đối với cha mẹ, cái quan trọng hơn cả là bầy con thì đối với triếu đình cái quan trọng hơn cả là dân chúng.
Chính vì những quan điểm trên mà,mặc dù luôn luôn đứng trước tình thế mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp của nước ta ở nửa sau thế kỷ XIX nhưng NTT vẫn đứng trên lập trường quân chủcó cải biến để phù hợp với cái “thiên hạ đại thể”. Ông không chuyển sang lập trường DCTS, dù là về mặt lý thuyết.
NTT đã không thấy được phong trào khởi nghĩa chống triều đình nhà Nguyễn và ngọn cờ kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta. Đó cũng là hạn chế thời đại và giai cấp trong tinh thần dân tộc, tư tưởng yêu nước của NTT.
Những sáng kiến duy tân ĐN của NTT, không được triều đình Tự Đức thực hiện, và cũng không có ảnh hưởng hay tiếng vang gì tới phong trào yêu nước chống Pháp và chống PK thoả hiệp của nhân dân trong nửa sau thế kỷ XIX.
Bên cạnh những điểm trên là xã hội VN tuy có yêu cầu đổi mới nhưng lại chưa có điều kiện để thực hiện vì chưa xuất hiện một tầng lớp xã hội có vị thế về kinh tế, chính trị đủ sức làm hậu thuẫn tối thiểu cho những sáng kiến đổi mới ĐN ấy. Do đó mà các tư tưởng cải cách không thể không rơi vào tình thế tự mâu thuẫn sau đây:
Muốn tìm kẻ thực hiện tương lai ĐN ở một giai cấp, một triều đình PK đã thuộc về quá khứ.
Phải coi một dòng họ PK là kẻ thể hiện của vận mệnh dân tộc ngay trong khi chính bản thân nó đã mất vị trí dân tộc đang được “ngoại địch” lợi dụng để tiếp tục mở rộng xâm lược và tổ chức nền thống trị, bóc lột mới của chúng.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phung Thi Ngoc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)