Nhưng cuoc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII - IX

Chia sẻ bởi Hà Thu Thương | Ngày 27/04/2019 | 65

Chia sẻ tài liệu: nhưng cuoc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII - IX thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD-ĐT AN NHƠN
TRƯỜNG THCS NHƠN AN
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ GIÁO VỀ DỰ
THAO GIẢNG CỤM NGÀY 20/03/2008
LỚP 6A3
GV: TRẦN VĂN MINH
Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Cách đánh của Triệu Quang Phục trong cuộc kháng chiến chống quân Lương là:
A. Phản công quyết liệt bất kể ngày đêm.
B. Ban ngày ẩn nấp, ban đêm đánh úp trại giặc.
C. Cho quân mai phục khắp nơi.
D. Ban đêm ẩn nấp, ban ngày đánh giặc.
Câu 2: Vị tướng nào của Lý Nam Đế đã hi sinh trong trận bảo vệ thành Tô Lịch (Hà Nội)?
A. Triệu Túc
B. Triệu Quang Phục
C. Phạm Tu
D. Tinh Thiều
1- Dưới ách đô hộ của nhà Đường, nước ta đã có gì thay đổi ?
(?) Nhà Đường thống trị nước ta từ năm nào và đã làm gì để siết chặt ách đô hộ ?
a- Tổ chức chính quyền.
- Năm 679, đổi Giao Châu thành “An Nam đô hộ phủ”.
- Chia lại các khu vực hành chính, đặt lại tên mới.
- Nắm quyền cai trị trực tiếp đến huyện.
a- Tổ chức chính quyền.
(?) Vì sao nhà đường chú ý sửa sang các con đường từ Trung Quốc sang Tống Bình và từ Tống Bình đến các quận, huyện ?
Trả lời:
Nhà đường coi “An Nam đô hộ phủ là một trọng trấn”, để đàn áp nhanh các cuộc nổi dậy của nhân dân cũng như chuyên chở các của cải cướp bóc được.
(?) Em có nhận xét gì về tình hình nước ta dưới ách thống trị của nhà Đường ?
Trả lời :
Nhà đường siết chặt ách đô hộ rất tàn bạo.
(?) Nhà đường tiến hành bóc lột nhân dân ta như thế nào?
b- Về kinh tế.
Trả lời :
Nhà đường đặt nhiều thứ thuế như : sắt, muối, đay, gai, tơ lụa,… và cống nạp những sản vật quý như ngà voi, ngọc trai, sừng tê,…
Bóc lột bằng hình thức cống nộp và tô thuế rất nặng nề.
b- Về kinh tế.
(?) Chính sách bóc lột của nhà Đường có gì khác so với các thời trước?
Câu hỏi thảo luận:
Trả lời:
Chia lại các khu vực hành chính.
Đặt tên mới.
Nắm quyền cai trị trực tiếp đến huyện.
Bóc lột bằng hình thức cống nộp và tô thuế rất nặng nề.
(?) Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khởi nghĩa Mai thúc Loan?
2- Khởi nghĩa Mai Thúc Loan
a- Nguyên nhân
a- Nguyên nhân
Do chính sách cai trị tàn bạo của nhà Đường.
b- Diễn biến
Năm 722, Mai Thúc Loan dựng cờ khởi nghĩa, chọn vùng Sa Nam làm căn cứ.
Ông liên kết với nhân dân Giao Châu và Champa đánh chiếm được thành Tống Bình.
(?) Kết quả của cuộc khởi nghĩa Mai thúc Loan ?
c- Kết quả
Nhà Đường đem quân sang đàn áp.
Cuộc khởi nghĩa thất bại.
(?) Theo em, vì sao cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng bùng nổ và được mọi người hưởng ứng ?
3- Khởi nghĩa Phùng Hưng
a- Nguyên nhân
(?) Cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng đã diễn ra như thế nào ?
b- Diễn biến
Năm 776, Phùng Hưng phát động khởi nghĩa ở Đường Lâm (Hà Tây).
Nghĩa quân bao vây và chiếm được thành Tống Bình, sắp đặt lại việc cai trị.
(?) Kết quả cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng ?
c- Kết quả
Năm 791, Nhà Đường đưa quân sang đàn áp, Phùng An ra hàng.
(?) Cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan và Phùng Hưng có ý nghĩa gì ?
d- Ý nghĩa
Thể hiện ý chí quyết tâm giành lại độc lập, chủ quyền của Tổ quốc.
(?) Nhân dân ta lập đền thờ Phùng Hưng nói lên điều gì ?
Trả lời:
Biểu hiện lòng biết ơn của nhân dân ta đối với ông, người đã có công lãnh đạo nhân khởi nghĩa giành lại quyền làm chủ.
Bài tập
Bài 1: Nhân vật lịch sử nào của đất nước ta đã lãnh đạo nghĩa quân vây thành làm cho viên quan đô hộ nhà Đường là Cao Chính Bình phải cố thủ trong thành rồi sinh bệnh mà chết ?
A. Mai Thúc Loan.
B. Phùng Hưng.
C. Khúc Thừa Dụ.
D. Triệu Quang Phục.
Bài 2: Kể từ khi nước ta bị Triệu Đà thôn tính (179 TCN) cho đến đầu thế kỉ X, nước ta liên tục bị các triều đại phong kiến Trung Quốc đô hộ. Đó là các triều đại:
A. Triệu, Hán, Ngô, Lương, Đường, Tuỳ.
B. Triệu, Hán, Ngô, Lương, Tuỳ, Đường.
C. Hán, Triệu, Ngô, Lương. Đường, Tuỳ.
D. Ngô, Triệu, Hán, Tuỳ, Lương, Đường.
IV- Dặn dò
Về nhà học bài.
Nắm vững diễn biến cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan và Phùng Hưng.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hà Thu Thương
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)