Những cuôc chạm trán sao chổi

Chia sẻ bởi Phạm Huy Hoạt | Ngày 22/10/2018 | 53

Chia sẻ tài liệu: Những cuôc chạm trán sao chổi thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

NHỮNG CUỘC CHẠM TRÁN LỊCH SỬ

VỚI SAO CHỔI


LỊCH SỬ CÁC CUỘC TIẾP CẬN SAO CHỔI
TRONG VŨ TRỤ
Những bức ảnh tuyệt vời
Chụp từ không gian vũ trụ
Chụp từ ống kính thiên văn
Chạm trán lịch sử với sao chổi
Đến nay(26/12/2010), Con người đã nhận măt được 2.000 sao chổi.
Với sự trợ giúp của các tàu robot không gian, con người đã không ít lần “ chạm trán” các sao chổi trong khoảng cách gần.
Nhưng đây là những lần chạm trán lịch sử đáng ghi nhớ


Sao chổi
Halley 1 (1986)
Là sao chổi nổi tiếng nhất trong lịch sử, Halley từng là mục tiêu chính của các cơ quan không gian vào năm 1986 trong thời điểm sao chổi này thực hiện chu kỳ thứ 75 đến 76 xuyên qua hệ mặt trời.

Vào tháng 10 năm đó, tàu thăm dò Giotto của Cơ quan Không gian châu Âu (ESA) đã hội ngộ sao chổi Halley dài 15 km.
Tàu thăm dò nặng nửa tấn đã ở cách Halley trong vòng 600 km tính từ nhân sao chổi, và chụp được những bức hình đầu tiên về luồng khí phát ra từ những vùng riêng rẽ trên bề mặt sao chổi.

Đây cũng là sứ mệnh xác nhận lý thuyết về “quả cầu tuyết bẩn”: một sự pha trộn giữa băng dễ thăng hoa và bụi.
Giotto chụp được hình ảnh ở cự li gần nhất, nhưng hai tàu Nga/Pháp (Vega 1
và 2) và hai tàu Nhật Bản (Suisei và Sakigake) quan sát từ khoảng cách xa.

Borrelly (2001)
Sao chổi Borrelly có những đặc điểm như với Halley- người họ hàng nổi tiếng. Nhân của Borrelly cũng có hình củ khoai tây và rất tối.
Nếu nhân của Halley phản xạ 4% ánh sáng chiếu đến thì nhân Borrelly có hệ số phản xạ từ 2,4 - 3%, (nhựa đường là 7%).
Tàu Deep Space 1 (NASA), ngày 22.9.2001
đã tiếp cận cách sao chổi Borrelly 3.417 km.
Wild (2004)
Sao chổi Wild 2 đã trải qua một sự thay đổi ngoạn mục vào năm 1974. Do di chuyển quá gần sao Mộc vào năm đó, sao chổi có bề ngang 5 km đã chuyển sang quỹ đạo kéo dài 6 năm so với 43 năm trước khi bị Mộc tinh “bắt nạt”.
Sự thay đổi này đã biến Wild 2 thành mục tiêu lý tưởng cho sứ mệnh Stardust của NASA.

Ngày 4.1.2004, tàu Stardust đã đuổi kịp Wild 2 và di chuyển gần đến mức có thể thu thập các phân tử bụi thoát ra từ đầu sao chổi.
Ảnh được chụp ở khoảng cách
< 240 km từ tàu thăm dò đến Wild 2.
Tempel 1 (2005)

Sao chổi Tempel 1 có bề ngang 8 km.
Tàu Deep Impact của NASA đã chạm trán vào ngày 4.7.2005
Thiết bị phóng từ tàu thăm dò trên đã tạo ra một hố sâu 30m, rộng 100m trên bề mặt Tempel 1.
Khám phá thêm
về Tempel 1
Các nhà khoa học của NASA ngạc nhiên khi thấy vật chất mà họ thu được từ sao chổi. Đó là những hạt bụi nhỏ và mịn, chứ không phải nước, băng hay đất như dự đoán của họ.
Tàu Deep Impact cũng tìm thấy bằng chứng về sự tồn tại của nước trên bề mặt Tempel 1, chứ không chỉ bên trong sao chổi.
7/2005 NASA cho tàu Deep Impact nã đạn
vào sao chổi Tempel 1 để nghiên cứu
Sao chổi thứ 2.000
Một mình Soho không thể tự phát hiện được sao chổi. Các nhà thiên văn học không chuyên đã góp phần không nhỏ trong việc xác định được những vật thể lang thang vô định trong vũ trụ bằng cách nghiên cứu các hình ảnh do Soho chụp được.
Hơn 70 người từ 18 quốc gia đã cùng hợp tác để truy tìm sao chổi trong suốt 15 năm qua. Họ tải những hình ảnh do Soho chụp được khi quan sát mặt trời do NASA công khai qua internet.
Sao chổi số 1.999 và 2.000 đều được phát hiện vào ngày 26.12.2010 nhờ vào công của Michal Kusiak, sinh viên ngành thiên văn học tại Đại học Jagiellonian ở Krakow, Ba Lan.
Tàu vũ trụ quan sát mặt trời Soho, dự án liên kết giữa NASA và Cơ quan Không gian châu Âu, đã xác định được sao chổi thứ 2.000 vào ngày 26/12/2010
NHỮNG BỨC ẢNH QUÍ
VỀ SAO CHỔI

Chụp từ ống kính thiên văn
Những cụm sao này, thường chứa từ 10 đến 1.000 sao chen chúc bên trong không gian
CÓ BAO NHIÊU SAO CHỔI ?
Mặt trời có thể là “kẻ cắp” liên hành tinh sau khi các nhà khoa học phát hiện chứng cứ cho thấy hầu hết sao chổi trong hệ Mặt trời đều bắt nguồn từ các ngôi sao khác.
Chương trình mô phỏng trên máy tính về hàng tỉ sao chổi di chuyển ngang dọc trong hệ mặt trời đưa ra khả năng hầu hết chúng xuất phát từ nơi nào đó trong vũ trụ, nhưng sau đó bị kéo về hệ mặt trời dưới tác động từ lực hút của ngôi sao chủ chốt.
Viễn cảnh trên hoàn toàn đối chọi với mô hình lâu nay về sự tiến hóa của sao chổi, vốn cho rằng hầu hết sao chổi trong hệ mặt trời đều đến từ cùng một khu vực mà Mặt trời và các hành tinh đã hình thành.
Kẻ cắp sao chổi & lịch sử hình thành
CẢM ƠN BẠN ĐÃ QUAN TÂM
Chúc bạn có thêm khám phá
mới về vũ trụ



sưu tầm và biên soạn
Phạm Huy Hoạt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Huy Hoạt
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)