Nhung con nguoi lam rang danh xu Nghe
Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Đồng |
Ngày 02/05/2019 |
36
Chia sẻ tài liệu: Nhung con nguoi lam rang danh xu Nghe thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
Trong "Lịch triều hiến chương loại chí", Phan Huy Chú đã nhận định: "Nghệ An núi cao sông sâu, phong tục trọng hậu, cảnh tượng tươi sáng, gọi là đất có tiếng hơn cả Nam châu. Người thì thuận hoà mà chăm học, sản vật thì nhiều thức quả, của lạ. Những vị thần ở núi, ở biển phần nhiều có tiếng linh thiêng. Được khí tốt của sông núi, nên sinh ra nhiều bậc anh hiền". Nhìn suốt quá trình hình thành và phát triển của xứ Nghệ sẽ thấy, những nhận định của Phan Huy Chú quả là xác đáng.
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
1. Mai Thúc Loan (? - 726)
Mai Thúc Loan quê ở xã Nam Thái, huyện Nam Đàn. Sử cũ viết rằng: Mai Thúc Loan lớn lên "da đen như sắt", "thân dài hơn bảy thước", "khí lộ hùng vĩ", "mọi người đều sợ phục". Bấy giờ, nhân dân ta đang vô cùng khổ cực vì ách thống trị, áp bức, bóc lột nặng nề của nhà Đường. Để được bề trên khen ngợi, thăng chức, bọn quan lại người phương Bắc đã chuyên chở các thứ quả ngon, nhất là loại vải tươi từ An Nam (nước ta) về tận kinh đô Tràng An dâng cho bọn quý tộc, vua chúa. Đến mùa vải chín hàng năm, hàng loạt trai tráng bị bắt gánh vải chạy chuyền nhau vượt rừng qua núi. Nhiều người phải bỏ mạng dọc đường.
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
Trước tình cảnh đó, năm 722, Mai Thúc Loan dấy binh khởi nghĩa đánh đuổi nhà Đường, chiếm phủ thành, tự xưng Hoàng đế. Ông giữ vùng hiểm yếu Sa Nam và vùng núi Đụn (Nam Đàn) làm căn cứ. Tại đây, ông xây dựng thành Vạn An. Tên đô hộ Quang Sở Khách đã nhiều lần đem quân đến đàn áp nhưng đều bị thất bại. Nghĩa quân ngày càng lớn mạnh và đã đánh chiếm được phủ lỵ Tống Bình (Hà Nội). Hoảng sợ, chúng phải cầu cứu vua Đường. Năm 722, tên Nội thị Tả môn Tướng quân Dương Tư Húc phối hợp với quân của Quang Sở Khách đánh vào thành Tống Bình rồi vào Châu Hoan. Nghĩa quân chống trả quyết liệt nhưng dần yếu thế, phải rút về vùng rừng núi Hùng Sơn. Khi Mai Thúc Loan qua đời, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp và thất bại. Hiện nay, mộ của ông được đặt tại huyện Nam Đàn.
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
2. Nguyễn Xí (1397 - 1465)
Nguyễn Xí quê ở xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc, xuất thân trong một gia đình làm nghề muối. Sau khi cha mất, ông cùng anh trai là Nguyễn Biện ra Thanh Hoá làm gia thần của Lê Lợi. Vì có mưu lược, lại giỏi võ nghệ nên được Lê Lợi trọng dụng, giao cho chỉ huy đội quân Thiết đột của nghĩa quân Lam Sơn. Năm 1427, ông lãnh đạo nghĩa quân đánh trận Xương Giang diệt hơn 5 vạn tên địch, bắt sống Thôi Tụ, Hoàng Phúc. Với những chiến công lập được trong kháng chiến chống quân Minh, ông được xếp vào hàng khai quốc công thần và được Lê Lợi phong Thượng Tướng quân. Không những thế, Nguyễn Xí còn có công lớn dẹp vụ phản nghịch Nghi Dân, lập vua Lê Thánh Tông lên ngôi vua, nên được phong làm Tả Tướng quân, Thái phó Cương Quốc công. Sau khi ông mất, nhân dân đã lập đền thờ ông tại Nghi Lộc.
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
3. Hồ Sỹ Dương (1622 - 1681)
Ông quê ở xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu. Năm 1645, ông đỗ Giải nguyên. Năm 1652, Hồ Sỹ Dương đỗ tiến sĩ và làm quan đến đến chức Tham Tụng, Thượng thư Bộ hình kiêm Đông các đại học sĩ, tước Duệ Quận công. ông từng đem quân đi kinh lược Tuyên Quang chinh phục được thủ lĩnh người dân tộc là Ma Thúc Lan quy thuận. Năm 1673, ông làm chánh sứ sang Trung Quốc giải quyết tranh chấp ở biên giới Việt - Trung thắng lợi. Khi ông mất được thăng Thượng thư Bộ Hộ, Thiếu bảo. Ông tham dự biên soạn bộ sách "Đại Việt sử ký bản kỷ tục biên". Không những thế, ông còn để lại nhiều tác phẩm: Hồ thượng thư gia lễ, Hoan Châu phong thổ ký, Trung san Lam Sơn thực lục,...
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
4. Hồ Sĩ Đống (1733 - 1785)
Hồ Sĩ Đống quê ở Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu). Ông đỗ Hoàng giáp khoa thi năm 1772 và làm quan đến chức Thượng thư. Năm 1777, ông được cử làm Phó sứ sang nhà Thanh. Khi đến Động Đình, Chánh sứ là Vũ Trần Thiệu ốm chết. Ông biết chúa Trịnh Sâm đã bí mật giao nhiệm vụ cho Vũ Trần Thiệu xin nhà Thanh phong Vương. Vì thế, khi Vũ Trần Thiệu bị đột tử, Hồ Sĩ Đống đã đốt tờ biểu của Trịnh Sâm. Khi biết chuyện, Trịnh Sâm rất tức giận, nhưng không làm gì được ông. Ông mất năm 1785, hưởng thọ 52 tuổi.
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
5. Hồ Xuân Hương (1772 - 1822)
Nhà thơ Hồ Xuân Hương sinh năm 1772 tại Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu. Là nhà thơ kiệt xuất, một hiện tượng, tài năng văn học Việt Nam.
Thơ của bà được các nhà nghiên cứu sưu tập lại trên 50 bài, phong cách thơ của Hồ Xuân Hương quen dựa vào ca dao, tục ngữ, truyện tiếu lâm, câu đối, nói lái, ẩn dụ của ngôn ngữ dân gian để sáng tạo nên những áng thơ "nói tục giảng thanh" - biểu hiện tinh thần nhân đạo, phê phán xã hội phong kiến sâu cay, nghệ thuật ngôn từ điêu luyện. Xuân Diệu gọi Hồ Xuân Hương là "Bà chúa thơ Nôm", "một tâm hồn thành khẩn, sâu sắc, có dũng khí, táo gan, một hồn thơ hết sức độc đáo, không những có dụng ý tốt, mà những ý tốt ấy lại hoá thành thơ hay, thơ rất hay, hay vào loại những thiên tài văn học bậc nhất của dân tộc ta".
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
6. Nguyễn Trường Tộ (1828 - 1871)
Nguyễn Trường Tộ quê ở xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên. Là người uyên bác đông tây kim cổ, ông được giám mục Ngô Gia Hậu đưa sang Pháp du học. Năm 1863, ông về nước. Với khát vọng canh tân đất nước, ông đã dâng nhiều bản điều trần lên vua Tự Đức, nhưng không được Tự Đức tin dùng.
Là người theo đạo Thiên Chúa, được chu du khắp thế giới phương Tây, nhưng ông không bị địch mua chuộc, mà luôn có ý phụng sự Tổ quốc. Ông giỏi nhiều lĩnh vực, nhất là nghề kiến trúc, mỏ, địa lý. Ông từng giúp Hoàng Tá Viêm đào đắp thành công Kênh Sắt vào năm 1896.
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
7. Hồ Bá Ôn (1840 - 1885)
Ông sinh năm 1840, quê ở Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu. Ông làm quan đến chức án sát tỉnh Nam Định. Năm 1883, khi Pháp tấn công Nam Định, ông đã cùng binh lính và nhân dân chiến đấu cho đến lúc bị thương nặng, ông được binh lính đưa về quê và mất tại đó.
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
8. Nguyễn Thức Tự (1848 - 1917)
Nguyễn Thức Tự quê ở xã Nghi Trường, huyện Nghi Lộc. Ông đỗ cử nhân năm 1868. Là người học giỏi, thông minh hơn người, ông được bổ nhiệm chức Sơn phòng sứ. Khi vua Hàm Nghi mất, ông từ quan về làng dạy học. Nguyễn Thức Tự là người thầy nổi tiếng uyên bác và nhân cách cao đẹp. Ông đã đào tạo được nhiều bậc nhân sĩ, trí thức, những nhà hoạt động chính trị có tên tuổi như: Phan Bội Châu, Ngô Đức Kế, Đặng Nguyên Cẩn, Đặng Thái Thân, Nguyễn Đức Công, Lê Văn Huân, Phạm Văn Ngôn, Nguyễn Đình Kiên, Đặng Thúc Hứa, Đặng Văn Bá,...
Khi ông mất, Phan Bội Châu đang hoạt động ở nước ngoài đã làm văn bia gửi về, trong đó có câu: Đạo thông trời đất, học rộng cổ kim, thầy học về kinh truyện dễ có, còn thầy học về nhân cách khó tìm.
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
9. Phan Bội Châu (1867 - 1940)
Phan Bội Châu sinh ra ở Xuân Hoà, huyện Nam Đàn. Ngay từ nhỏ, cậu bé San đã nổi tiếng là người thông minh, mẫn tiệp. Năm 16 tuổi, ông đỗ đầu thi Hương với bài phú "Hồ thương khoá lư", được sỹ tử cả xứ Nghệ lúc đó thuộc lòng. Năm 17 tuổi, ông cùng Trần Văn Lương thành lập đội "Sỹ tử Cần Vương" ở quê nhà. Năm 1900, ông đỗ Giải nguyên trường thi Nghệ An.
Ông được xếp vào "Tứ hổ" của đất Nam Đàn gồm San, Đôn, Lương, Quý. Ngoài ra, ông còn có bài phú nổi tiếng "Bái thạch vi huynh" được Tiến sỹ Trần Ngọc Vương sau này đánh giá: "Phan Bội Châu quyết định xuất hiện trong tư cách một tay kiệt liệt giữa trường văn trận bút, cất giọng "áp đảo quần hùng" với bài phú "Bái thạch vi huynh", một viên ngọc sáng ngời ném ra làm loá mắt không chỉ sĩ tử toàn quốc mà hết thảy các nhà khoa bảng đương thời, một sáng tác chứng minh ngay lập tức ông là "Người hay chữ nhất nước Nam".
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
Không những thế, Phan Bội Châu còn nhà cách mạng tiêu biểu của Việt Nam đầu thế kỷ XX, người có lối sống bình dị, gắn bó với nhân dân lao động. Hoạt động của ông rộng khắp cả 3 miền Bắc - Trung - Nam. ông vận động thành lập Hội Duy Tân, khởi xướng phong trào Đông Du (năm 1905), xuất dương sang Nhật Bản. Năm 1908, ông sang Thái Lan xây dựng căn cứ cách mạng. Cách mạng Tân Hợi (năm 1911), ông sang Trung Quốc thành lập "Việt Nam Quang phục Hội" (1912) và Hội "Chấn Hoa hưng á".
Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt ở Thượng Hải (năm 1925) rồi áp giải về Hà Nội kết án tù khổ sai chung thân. Hành động này của thực dân Pháp làm dấy lên phong trào đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu nổ ra trên toàn quốc. Vì thế, thực dân Pháp phải đưa ông về giam lỏng ở Huế cho đến khi ông qua đời năm 1940. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá về Phan Bội Châu như sau: "Phan Bội Châu, bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được 20 triệu con người trong vùng nô lệ tôn sùng",...
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
10. Đặng Thúc Hứa (1870 - 1931)
Ông quê ở xã Thanh Xuân (Thanh Chương), đỗ tú tài năm 1900. Ông hoạt động cách mạng theo sự chỉ đạo của Phan Bội Châu trong phong trào Duy Tân, Đông Du. Năm 1910, ông xuất dương sang Thái Lan hoạt động, xây dựng cơ sở cách mạng trong Việt kiều. Năm 1919, với tư cách là thành viên của Việt Nam Quang phục Hội, ông tiếp thu tư tưởng cách mạng vô sản và tích cực hoạt động theo sự hướng dẫn của Bác Hồ. Ông mất năm 1931.
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
11. Hồ Tùng Mậu (1896 - 1951)
Hồ Tùng Mậu sinh năm 1896, tại xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu trong một gia đình có truyền thống yêu nước. Năm 19 tuổi, ông đỗ kỳ thi Hương rồi chuyển sang học quốc ngữ và tiếng Pháp. Nhưng do nhà nghèo, ông phải lên Thanh Chương để dạy học.
Năm 1920, ông cùng hàng chục thanh niên Nghệ An sang Thái Lan trong tổ chức của Đặng Thúc Hứa. Qua quá trình theo dõi, phát hiện thấy năng lực và chí hướng của ông, Đặng Thúc Hứa đã gửi Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn sang Trung Quốc học tập. Sau đó, ông cùng Lê Hồng Sơn củng cố nhóm "Tâm Tâm xã" thành "Tân Việt Thanh niên Đoàn". Năm 1924, được Nguyễn ái Quốc giác ngộ, Hồ Tùng Mậu đã trở thành người học trò xuất sắc, trung thành, người bạn chiến đấu rất mực thủy chung của Bác. Năm 1926, Hồ Tùng Mậu gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc.
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
Từ năm 1927 đến đầu năm 1928, ông nhiều lần bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam. Ra tù, ông cùng các đồng chí khôi phục lại các tổ chức cách mạng. Hồ Tùng Mậu là người từng trải, khôn khéo, mềm dẻo, biết hợp tác để ngăn chặn hành động phiêu lưu của những phần tử cơ hội, cảm hóa thuyết phục đồng chí để tránh chia rẽ, bè phái.
Ngày 6-6-1931, cảnh sát Anh ở Hương Cảng (Hồng Kông) bắt giam Nguyễn ái Quốc. Chính Hồ Tùng Mậu đã cùng Trương Văn Lĩnh liên lạc với Hội Quốc tế Cứu tế Đỏ, vận động luật sư Lô-giơ-bai đấu tranh, buộc chính quyền Anh phải trả tự do cho đồng chí Nguyễn ái Quốc.
Ngày 30-6-1931, cảnh sát Anh ở Hương Cảng bắt giam Hồ Tùng Mậu và chuyển giao cho thực dân Pháp. Chúng giam ông từ Nhà lao Vinh rồi lần lượt chuyển qua các nhà lao ở Kon Tum, Buôn Ma Thuột, Trà Kê. Dù ở nhà tù nào, Hồ Tùng Mậu cũng tổ chức báo miệng tuyên truyền cách mạng.
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
Cách mạng Tháng Tám thành công, ông được giao nhiều trọng trách quan trọng như Giám đốc kiêm Chính uỷ Trường Quân chính Trung Bộ; Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính Liên khu IV; Uỷ viên Khu uỷ Liên khu IV. Năm 1947, ông được cử giữ chức Tổng Thanh tra Nhà nước. Năm 1949, được cử giữ chức Tổng Thanh tra chính phủ. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (tháng 2-1951) ông được bầu làm ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch đầu tiên của Hội Hữu nghị Việt - Hoa.
Ngày 23-7-1951, trên đường đi công tác tại Liên khu IV, ông bị máy bay địch ném bom và hy sinh. Nghe tin ông mất, Bác Hồ rất đau xót. Bác trực tiếp viết điếu văn và truy tặng ông Huân chương Hồ Chí Minh.
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
12. Lê Hồng Sơn (1899 - 1933)
Ông sinh năm 1899 ở xã Xuân Hoà, Nam Đàn. Sinh trưởng trong một gia đình nhà Nho yêu nước. Năm 1919, Lê Hồng Sơn sang Thái Lan hoạt động và được Đặng Thúc Hứa gửi sang học tại Trường Quân sự Hải Nam. Tại đây, ông được tiếp xúc với cụ Phan Bội Châu. Nhưng qua nhiều năm hoạt động, Lê Hồng Sơn thấy đường lối và phương pháp của cụ Phan bế tắc, ông cùng Hồ Tùng Mậu và một số đồng chí khác lập nhóm "Tâm Tâm xã".
Năm 1925, Lê Hồng Sơn được gặp Bác Hồ và gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Năm 1926, ông gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong những năm 1928 - 1929, bị địch truy lùng ráo riết, tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tan vỡ, Lê Hồng Sơn vẫn kiên trì củng cố tổng hội và có xu hướng sàng lọc các nhân tố tích cực để chuẩn bị điều kiện cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông lập ra "Hội trù bị tổ chức cộng sản", sau đó cùng đồng chí Hồ Tùng Mậu lập ra Chi bộ An Nam Cộng sản Đảng ở Trung Quốc. Lê Hồng Sơn là người tích cực hoạt động, giúp Bác Hồ trong việc hợp nhất các tổ chức cộng sản để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
Tháng 01-1931, ông bị Tưởng Giới Thạch bắt giam và trục xuất ra khỏi Trung Quốc. Lê Hồng Sơn phải sang Mianma và sau đó sang Thái Lan hoạt động. Đầu năm 1932, ông trở lại Thượng Hải. Tại đây, ngày 01-5-1932, ông tổ chức rải truyền đơn ca ngợi ngày Quốc tế Lao động (ngày 1-5), đả kích chế độ thực dân xâm lược. Lê Hồng Sơn bị bắt giam và chính quyền Tưởng Giới Thạch đã trao trả cho thực dân Pháp. Chúng giam ông tại Nhà lao Vinh và kết án tử hình ngày 15-2-1933.
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
13. Phùng Chí Kiên (1901-1941)
Ông sinh năm 1901 ở xã Diễn Yên, Diễn Châu. Học xong tiểu học, ông phải đi làm thuê cho một thương nhân Hoa Kiều ở ga Yên Lý. Ông đã tích cực tham gia hoạt động của tổ chức Tổng hội Thanh niên.
Tháng 10-1926, Phùng Chí Kiên được Tổng hội Thanh niên giới thiệu vào học Trường Quân sự Hoàng Phố. Sau đó, ông tham gia quân giải phóng cách mạng do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo với cương vị Đại đội trưởng.
Tháng 2-1931, được Bác Hồ giới thiệu sang Liên Xô (trước đây) học tại Đại học Phương Đông. Đầu năm 1934, ông trở về Hương Cảng tham gia Ban lãnh đạo Hải ngoại của Đảng do đồng chí Lê Hồng Phong đứng đầu. Ông đã cùng Lê Hồng Phong chuẩn bị các điều kiện, triệu tập Đại hội lần thứ nhất của Đảng. Tại Đại hội lần thứ nhất của Đảng tháng 3-1935, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, phụ trách bộ phận công tác ở nước ngoài.
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
Tháng 8-1936, ông về hoạt động tại Sài Gòn. Hơn một năm, theo yêu cầu của cách mạng, ông quay trở lại Trung Quốc củng cố Ban lãnh đạo Hải ngoại. Đầu năm 1940, Phùng Chí Kiên được làm việc trực tiếp với Bác Hồ. Theo sự chỉ đạo của Người, ông đã vận động thành lập Hội Việt Nam Độc lập Đồng minh và chuẩn bị các điều kiện để Bác Hồ về nước. Ông đã cùng Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp viết cuốn sách "Con đường giải phóng" làm tài liệu tuyên truyền, huấn luyện cán bộ.
Ngày 8-2-1941, Phùng Chí Kiên cùng Bác Hồ vượt biên giới về Cao Bằng, xây dựng khu căn cứ địa cách mạng. Ông trực tiếp tổ chức các lớp huấn luyện cán bộ Việt Minh. Tháng 5-1941, Hội nghị Trung ương 8 bầu Phùng Chí Kiên vào Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp chỉ đạo khu căn cứ Bắc Sơn - Vũ Nhai và Trung đội Việt Nam Cứu quốc quân.
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
Lúc này, thực dân Pháp mở cuộc càn quét nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não của Đảng, đồng thời tiêu diệt Trung đội Cứu quốc quân. Chúng huy động hơn 4.000 quân cùng lũ mật thám tay sai từ các hướng Thái Nguyên đánh lên, Lạng Sơn đánh xuống, Bắc Giang đánh qua, dồn quân ta vào giữa hai triền núi đá. Bằng trí thông minh và lòng dũng cảm, Phùng Chí Kiên đã phân chia lực lượng, bảo vệ an toàn các đồng chí Trung ương về xuôi, đồng thời chỉ huy lực lượng còn lại thu hút địch. Gần một tháng trời băng rừng vượt núi quần lộn với kẻ thù, Trung đội Cứu quốc quân đã đến Ngân Sơn - Bắc Kạn. Địch tiếp tục bao vây, huy động thêm lực lượng, Phùng Chí Kiên trúng đạn bị thương nặng nhưng vẫn anh dũng chiến đấu, bắn chặn quân địch để đồng đội thoát khỏi vòng vây kẻ thù. Sau khi bắn đến viên đạn cuối cùng, ông đã bị địch bắt và chặt đầu treo ở cầu Ngân Sơn để uy hiếp phong trào cách mạng.
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
14. Phan Đăng Lưu (1901 - 1941)
Ông sinh năm 1901 tại xã Hoa Thành, huyện Yên Thành trong một gia đình yêu nước. Ông nội và bố đều tham gia các cuộc khởi nghĩa của các chí sĩ chống Pháp như Nguyễn Xuân Ôn, Lê Doãn Nhã. Ông được cha mẹ cho học ở Trường Tiểu học Vinh, sau đó thi vào trường canh nông ở Tuyên Quang. Ra trường ông làm việc ở Sở Canh nông Bắc Kỳ, sau đó về Sở Canh nông Nghệ An. Phát hiện ra các hoạt động yêu nước của Phan Đăng Lưu, Khâm sứ Trung Kỳ đã điều động ông vào Bình Định rồi Lâm Đồng. Sau đó, chúng quyết định thải hồi, vì ông "thường xuyên chống đối và liên tiếp có hành động vô kỷ luật đối với người Pháp".
Trở về quê hương tham gia Hội Hưng Nam, ông luôn đấu tranh chống lại sự chia rẽ của phong trào. Ông quyết định lên đường sang Trung Quốc để tìm hiểu đường lối và phối hợp với Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Sự việc bại lộ, ông bị thực dân Pháp bắt. Chúng giam ông ở Nhà lao Vinh và nhà lao ở Buôn Ma Thuột.
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
Nhờ phong trào Dân chủ phát triển rộng khắp trên thế giới, nên thực dân Pháp phải thả các tù chính trị. Phan Đăng Lưu nối được liên lạc với Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. Tháng 8-1936, ông được chỉ định vào Ban Chấp hành Trung ương lâm thời, phụ trách phong trào đấu tranh công khai tại miền Trung. Tháng 11-1939, Phan Đăng Lưu được bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, chỉ đạo phong trào cách mạng Nam Kỳ. Tháng 7-1940, ông tham dự Hội nghị Trung ương lần thứ 7. Tại hội nghị này, ông đã báo cáo tình hình cách mạng Nam Kỳ. Căn cứ vào những báo cáo của ông, Trung ương quyết định hoãn cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ. Nhưng khi ông vừa về đến Sài Gòn thì bị địch bắt. Vì thế, khởi nghĩa Nam Kỳ vẫn nổ ra theo kế hoạch đã định của Xứ uỷ Nam Kỳ. Thực dân Pháp đã dìm cuộc khởi nghĩa trong biển máu. Ngày 26-8-1941, Phan Đăng Lưu cùng các đồng chí của mình bị xử tử hình.
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
15. Phạm Hồng Thái (1895 - 1924)
Ông tên thật là Phạm Thành Tích, quê ở xã Yên Nhân, huyện Hưng Nguyên. Năm 1919, ông làm công nhân Nhà máy Điện Vinh, tham gia phong trào đấu tranh của công nhân nên bị đuổi việc. Năm 1924, cùng với Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong,... sang Xiêm (Thái Lan) rồi Trung Quốc để hoạt động cứu nước. Năm 1923, ông gia nhập tổ chức "Tâm Tâm xã" và được phân công ám sát toàn quyền Méclanh tại Sa Diện - Trung Quốc. Việc không thành, Phạm Hồng Thái nhảy xuống sông Châu Giang tự vẫn để giữ trọn khí tiết. Hành động của Phạm Hồng Thái đã gây nên tiếng vang lớn, cổ vũ phong trào đấu tranh cách mạng của các tầng lớp nhân dân.
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
16. Lê Hồng Phong (1902 - 1942)
Lê Hồng Phong sinh năm 1902 tại xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên. Từ năm 1920, ông tham gia phong trào đấu tranh của công nhân Nhà máy Diêm Bến Thuỷ, sau đó liên lạc với cụ Phan Bội Châu ra nước ngoài hoạt động trong tổ chức "Tâm Tâm xã".
Cuối năm 1924, được Bác Hồ giác ngộ, Lê Hồng Phong tham gia Hội Liên hiệp các Dân tộc bị áp bức và sau đó là Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Năm 1925, Lê Hồng Phong tốt nghiệp trường Quân sự Hoàng Phố. Ngày 10-2-1926, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Trung Quốc. Từ năm 1926 đến năm 1931, Lê Hồng Phong học tại Trường Đại học Phương Đông, Trường lái máy bay của không quân Liên Xô.
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
Giữa năm 1933, Lê Hồng Phong nhận được chỉ thị của Quốc tế Cộng sản thành lập Ban lãnh đạo Hải ngoại của Đảng và được bầu làm Bí thư ban lãnh đạo của Đảng ở nước ngoài (1943).
Tháng 7-1935, Lê Hồng Phong tham dự Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản và được bầu vào Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản. Tháng 3-1935, tại Đại hội lần thứ I của Đảng, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương.
Cuối năm 1937, Lê Hồng Phong về Sài Gòn hoạt động. Năm 1938, bị địch bắt và kết án 6 tháng tù giam và 3 năm quản chế. Năm 1939, Lê Hồng Phong lại bị thực dân Pháp bắt, kết án 5 năm tù khổ sai và đày ra Côn Đảo. Kẻ thù đã dùng chế độ lao tù hà khắc, đánh đập, bỏ đói và đồng chí đã hy sinh tháng 9-1942. Trước khi tắt thở, Lê Hồng Phong đã nhờ các đồng chí báo cáo lại với Đảng: "Tới giờ phút cuối cùng, Lê Hồng Phong vẫn một lòng tin tưởng ở thắng lợi vẻ vang của cách mạng".
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
17. Trương Văn Lĩnh (1902 - 1945)
Ông sinh năm 1902 trong một gia đình nông dân theo đạo Thiên Chúa ở xã Nghi Phương, Nghi Lộc. Từ năm 13 tuổi, ông đã được gia đình gửi vào học Trường Tiểu chủng viện Xã Đoài. Một thời gian sau, nhận thấy những thủ đoạn của các cha cố người Pháp không giúp gì cho việc giải phóng dân tộc, Trương Văn Lĩnh bỏ lên Nam Đàn theo học thầy đồ. Tại đây, ông tiếp thu tinh thần yêu nước của cụ Phan Bội Châu. Ngày 5-2-1924, ông cùng 2 người bạn là Trương Văn Ba, Trương Văn Lục sang Thái Lan.
Năm 1925, Trương Văn Lĩnh gặp Bác Hồ, được Người kết nạp vào Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và giao cho nhiệm vụ xuất bản Tuần báo Thanh niên, tổ chức các lớp huấn luyện chính trị đặc biệt. Năm 1926, ông gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc, tốt nghiệp trường Quân sự Hoàng Phố và được giao chỉ huy đơn vị quân đội Quốc dân Đảng.
Tháng 4-1927, Trương Văn Lĩnh đã kịp thời báo cho Bác Hồ rời khỏi Trung Quốc để tránh cuộc lùng bắt của Tưởng Giới Thạch. Giữa năm 1929, nhận được chỉ thị của Bác Hồ, Trương Văn Lĩnh trở lại Hương Cảng và được giao nhiệm vụ dịch tài liệu gửi về nước, tham gia xây dựng cơ sở trong công nhân người Việt Nam làm việc trên tàu biển.
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
Ngày 6-6-1931, khi biết tin Bác Hồ bị cảnh sát Anh ở Hương Cảng bắt giam, Trương Văn Lĩnh đã cùng Hồ Tùng Mậu liên hệ với các tổ chức cách mạng, thuyết phục luật sư Lô-giơ-bai bào chữa cho Bác Hồ.
Ngày 05-1-1932, Trương Văn Lĩnh bị mật thám Tưởng Giới Thạch bắt và giao cho thực dân Pháp. Chúng giam ông ở Hoả Lò, Nhà lao Vinh; kết án tù khổ sai chung thân rồi đày qua nhiều nhà tù: Lao Bảo, Buôn Ma Thuột, Đắc Min. Ngày 4-12-1942, ông tổ chức vượt ngục, băng rừng vượt núi về Nghệ An. Sau đó, ông hoạt động ở Việt Bắc và được giao nhiệm vụ tổ chức trường quân sự ở tỉnh Thái Nguyên.
Ngày 18-9-1944, ông bị địch bắt. Khâm sứ Trung Kỳ điện cho các sở mật thám với nội dung: "Trương Văn Lĩnh là tên đặc biệt nguy hiểm, cần có các biện pháp giám sát cả ngày lẫn đêm". Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Trương Văn Lĩnh được Trung ương Đảng giao nhiệm vụ phụ trách Trường Quân chính Hà Nội. Ông bị bệnh và mất ngày 23-11-1945.
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
18. Lê Mao (1903 - 1931)
Lê Mao sinh năm 1903 tại phường Bến Thuỷ, thành phố Vinh trong một gia đình công nhân Nhà máy Diêm Bến Thuỷ. Đầu năm 1926, ông tham gia Hội Phục Việt, phụ trách vùng Bến Thuỷ. Từ giữa năm 1927, Hội Phục Việt chuyển thành tổ chức của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên , Lê Mao tích cực hoạt động trong phong trào công nhân các nhà máy Vinh. Khi nhận thấy phương hướng đúng đắn của Đông Dương Cộng sản Đảng, Lê Mao đã bắt liên lạc với Nguyễn Phong Sắc và các đồng chí Kỳ bộ Trung Kỳ của Đảng.
Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Nguyễn Phong Sắc triệu tập hội nghị tại thành phố Vinh để lập phân cục Trung ương tại Trung Kỳ. Tại hội nghị này, Lê Mao được cử làm uỷ viên thường trực của phân cục Trung Kỳ, phụ trách phong trào công nhân.
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
Nhờ thực hiện tốt chủ trương "vô sản hóa" nắm chắc phong trào công nhân, Lê Mao đã đề ra các khẩu hiệu phù hợp với từng giai đoạn cách mạng, thổi bùng ngọn lửa cách mạng trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Vinh - Trường Thi - Bến Thuỷ làm nòng cốt cho cao trào Xô viết - Nghệ Tĩnh.
Tháng 10-1930, Lê Mao được cử đi dự Hội nghị lần thứ nhất của Trung ương Đảng họp tại Hương Cảng và được bầu là uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Trở về nước cùng đồng chí Nguyễn Phong Sắc xây dựng Xứ uỷ Trung Kỳ, Lê Mao đã đưa ra nhiều chủ trương sáng tạo, xây dựng tự vệ đỏ, vũ trang bảo vệ chính quyền xô - viết, phát động nông dân vay lúa cứu đói, đấu tranh chính trị kết hợp võ trang của tự vệ, đấu tranh đi liền với xây dựng và củng cố cơ sở Đảng.
Tháng 4-1931, tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ II họp tại Sài Gòn, Lê Mao được bầu là uỷ viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Cuối tháng 4-1931, ông được Trung ương cử giữ chức Bí thư Xứ uỷ Trung kỳ. Ngày 2-5-1931, ông bị địch bắn chết cạnh cầu cảng Bến Thuỷ khi vừa tròn 28 tuổi.
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
19. Nguyễn Sĩ Sách (1902 - 1929)
Ông sinh năm 1902 trong một gia đình nhà Nho nghèo ở xã Thanh Lương, Thanh Chương. Sau khi đỗ thủ khoa Trường Trung học Vinh, ông được bổ dụng làm trợ giáo Trường Tiểu học Pháp - Việt Hà Tĩnh. Tháng 7-1925, ông gia nhập Hội Phục Việt, chuyên phụ trách truyền bá tư tưởng yêu nước trong các trường học và thị xã Hà Tĩnh.
Giữa năm 1926, ông bắt liên lạc với số cán bộ từ Quảng Châu về nước. Được giác ngộ đường lối cách mạng của Nguyễn ái Quốc, ông sang Trung Quốc. Nhưng do bị mật thám theo dõi gắt gao, đến Hải Phòng ông phải quay lại. Tháng 8-1927, Nguyễn Sĩ Sách được tổ chức gửi sang huấn luyện tại Quảng Châu. Về nước, ông được cử làm Bí thư Kỳ bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Trung Kỳ. Nguyễn Sĩ Sách là người hoạt động tích cực để hàn gắn giữa Hội Hưng Nam và Hội Thanh niên. Tháng 01-1929, thay mặt Kỳ bộ Trung Kỳ dự Đại hội toàn quốc Hội Thanh niên tại Hương Cảng, Nguyễn Sĩ Sách đã thấy rõ yêu cầu khách quan cần phải thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày 28-7-1928, Nguyễn Sĩ Sách bị sa vào tay giặc. Thực dân Pháp kết án tù khổ sai chung thân và đày giam ở Lao Bảo. Trong chế độ nhà tù hà khắc của kẻ thù, ông luôn giữ vững khí tiết người cộng sản, tổ chức anh em đấu tranh đòi 7 yêu sách. Kẻ thù đã bắn chết ông lúc 17 giờ ngày 19-12-1929.
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
20. Nguyễn Thị Minh Khai (1910 - 1941)
Nguyễn Thị Minh Khai sinh năm 1910 tại thành phố Vinh. Bà tốt nghiệp Trường Tiểu học Cao Xuân Dục, rồi tham gia hoạt động cách mạng trong tổ chức Hội Hưng Nam, phụ trách công tác phụ nữ. Khi Tổng bộ Hội Hưng Nam đổi tên là Tân Việt Cách mạng Đảng, phong trào yêu nước bị phân hóa, bà đã hoạt động tích cực để chống lại sự chia rẽ bè phái trong Đảng. Bà ủng hộ thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. Đầu năm 1930, bà được Trung ương điều động sang học ở Trung Quốc và được Bác Hồ trực tiếp huấn luyện.
Đầu năm 1935, Nguyễn Thị Minh Khai được cử vào đoàn đại biểu đi dự Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản. Bà đọc tham luận tại Đại hội và được nói chuyện trực tiếp với bà Crưp-xcai-a, vợ của Lênin. Sau đó, bà theo học tại trường Đại học Phương Đông. Giữa năm 1936, được Trung ương cử về công tác tại Sài Gòn và được cử làm Bí thư Thành uỷ Sài Gòn - Chợ Lớn.
Thời gian này, Lê Hồng Phong - người bạn chiến đấu, người bạn đời của bà cũng về Sài Gòn hoạt động. Mùa xuân 1940, bà sinh con gái đầu lòng đặt tên là Lê Hồng Minh.
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
Ngày 30-7-1940, Nguyễn Thị Minh Khai bị thực dân Pháp bắt và tra tấn hết sức dã man, nhưng không lay chuyển được được ý chí bất khuất của bà. Chúng kết án bà 5 năm tù khổ sai, 20 năm đày biệt xứ, 20 năm mất quyền công dân. Trong tù, Nguyễn Thị Minh Khai vẫn tổ chức các cuộc đấu tranh chống chế độ hà khắc của nhà tù thực dân, một lòng tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng. Ngày 25-3-1941, thực dân Pháp kết tội Nguyễn Thị Minh Khai mưu toan lật đổ chính phủ và kết án tử hình.
Ngày 26-8-1941, Nguyễn Thị Minh Khai cùng các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Phan Đăng Lưu, Võ Văn Tần bị thực dân Pháp tử hình tại trường bắn Hóc Môn - Gia Định. Nguyễn Thị Minh Khai bước lên trường bắn hiên ngang, không chịu bịt mắt và hô to: "Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm; Cách mạng Đông Dương thành công muôn năm".
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
21. Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1969)
Nghệ An - mảnh đất địa linh nhân kiệt, khí thiêng sông núi, truyền thống lịch sử văn hóa đã kết tinh trong con người kiệt xuất - Chủ tịch Hồ Chí Minh, người Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới.
Bác Hồ sinh ngày 19-5-1890 tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn trong một gia đình nhà Nho yêu nước, sớm tiếp thu truyền thống anh dũng chống ngoại xâm của dân tộc. Người ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân và trở thành người Việt Nam yêu nước đầu tiên gia nhập vào hàng ngũ những người cộng sản, trực tiếp tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa, Hội Liên hiệp các Dân tộc thuộc địa châu á; sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên; Đảng Cộng sản Việt Nam; Mặt trận Việt Minh; Lực lượng Vũ trang nhân dân; Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa - nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu á.
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
Từ chủ nghĩa yêu nước và khát vọng tìm đường giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã nắm bắt bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, luôn tìm tòi sáng tạo, phát hiện ra quy luật vận động của thời đại qua từng thời điểm. Người đã sáng tạo ra nhiều luận điểm khoa học, phát triển lý luận Mác - Lênin trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam. Trong đó, Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, Đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và Đảng của cả dân tộc. Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân. Cách mạng có thể giành thắng lợi ở các nước thuộc địa trước cách mạng ở các nước tư bản chính quốc; giương cao 2 ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong suốt tiến trình cách mạng Việt Nam; quan niệm lấy dân làm gốc, chăm lo lợi ích của nhân dân lao động; kết hợp hài hoà dân tộc và giai cấp, dân tộc và quốc tế; kết hợp sức mạnh tổng hợp của cuộc chiến tranh nhân dân; chăm lo bồi dưỡng những nhân tố đảm bảo cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là lãnh tụ của giai cấp, vừa là lãnh tụ của cả dân tộc, vị cha già kính yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân, lãnh tụ lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. ở Người là sự kết tinh truyền thống văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại, văn hóa Phương Tây và Phương Đông, văn hóa của tương lai nhân loại.
Nhân dân Nghệ An tự hào là quê hương của Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh, quê hương của biết bao người con ưu tú luôn có hoài bão, ước mơ hiến dâng cuộc đời mình cho dân, cho nước. Đúng như nhận định của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ V năm 1961: "Trong nước ta hàng ngàn năm nay, Nghệ An là nơi xây dựng cơ sở để chống ngoại xâm, giữ vững nước nhà; khi nào phía Bắc mất, người ta lại vào đây xây dựng lực lượng, gây sức mạnh giải phóng cả nước. Do cái cơ sở, vị trí truyền thống đó mà chúng ta không lấy làm ngạc nhiên ở Nghệ An đã sinh trưởng những lãnh tụ vĩ đại của dân tộc".
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
Trong "Lịch triều hiến chương loại chí", Phan Huy Chú đã nhận định: "Nghệ An núi cao sông sâu, phong tục trọng hậu, cảnh tượng tươi sáng, gọi là đất có tiếng hơn cả Nam châu. Người thì thuận hoà mà chăm học, sản vật thì nhiều thức quả, của lạ. Những vị thần ở núi, ở biển phần nhiều có tiếng linh thiêng. Được khí tốt của sông núi, nên sinh ra nhiều bậc anh hiền". Nhìn suốt quá trình hình thành và phát triển của xứ Nghệ sẽ thấy, những nhận định của Phan Huy Chú quả là xác đáng.
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
1. Mai Thúc Loan (? - 726)
Mai Thúc Loan quê ở xã Nam Thái, huyện Nam Đàn. Sử cũ viết rằng: Mai Thúc Loan lớn lên "da đen như sắt", "thân dài hơn bảy thước", "khí lộ hùng vĩ", "mọi người đều sợ phục". Bấy giờ, nhân dân ta đang vô cùng khổ cực vì ách thống trị, áp bức, bóc lột nặng nề của nhà Đường. Để được bề trên khen ngợi, thăng chức, bọn quan lại người phương Bắc đã chuyên chở các thứ quả ngon, nhất là loại vải tươi từ An Nam (nước ta) về tận kinh đô Tràng An dâng cho bọn quý tộc, vua chúa. Đến mùa vải chín hàng năm, hàng loạt trai tráng bị bắt gánh vải chạy chuyền nhau vượt rừng qua núi. Nhiều người phải bỏ mạng dọc đường.
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
Trước tình cảnh đó, năm 722, Mai Thúc Loan dấy binh khởi nghĩa đánh đuổi nhà Đường, chiếm phủ thành, tự xưng Hoàng đế. Ông giữ vùng hiểm yếu Sa Nam và vùng núi Đụn (Nam Đàn) làm căn cứ. Tại đây, ông xây dựng thành Vạn An. Tên đô hộ Quang Sở Khách đã nhiều lần đem quân đến đàn áp nhưng đều bị thất bại. Nghĩa quân ngày càng lớn mạnh và đã đánh chiếm được phủ lỵ Tống Bình (Hà Nội). Hoảng sợ, chúng phải cầu cứu vua Đường. Năm 722, tên Nội thị Tả môn Tướng quân Dương Tư Húc phối hợp với quân của Quang Sở Khách đánh vào thành Tống Bình rồi vào Châu Hoan. Nghĩa quân chống trả quyết liệt nhưng dần yếu thế, phải rút về vùng rừng núi Hùng Sơn. Khi Mai Thúc Loan qua đời, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp và thất bại. Hiện nay, mộ của ông được đặt tại huyện Nam Đàn.
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
2. Nguyễn Xí (1397 - 1465)
Nguyễn Xí quê ở xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc, xuất thân trong một gia đình làm nghề muối. Sau khi cha mất, ông cùng anh trai là Nguyễn Biện ra Thanh Hoá làm gia thần của Lê Lợi. Vì có mưu lược, lại giỏi võ nghệ nên được Lê Lợi trọng dụng, giao cho chỉ huy đội quân Thiết đột của nghĩa quân Lam Sơn. Năm 1427, ông lãnh đạo nghĩa quân đánh trận Xương Giang diệt hơn 5 vạn tên địch, bắt sống Thôi Tụ, Hoàng Phúc. Với những chiến công lập được trong kháng chiến chống quân Minh, ông được xếp vào hàng khai quốc công thần và được Lê Lợi phong Thượng Tướng quân. Không những thế, Nguyễn Xí còn có công lớn dẹp vụ phản nghịch Nghi Dân, lập vua Lê Thánh Tông lên ngôi vua, nên được phong làm Tả Tướng quân, Thái phó Cương Quốc công. Sau khi ông mất, nhân dân đã lập đền thờ ông tại Nghi Lộc.
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
3. Hồ Sỹ Dương (1622 - 1681)
Ông quê ở xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu. Năm 1645, ông đỗ Giải nguyên. Năm 1652, Hồ Sỹ Dương đỗ tiến sĩ và làm quan đến đến chức Tham Tụng, Thượng thư Bộ hình kiêm Đông các đại học sĩ, tước Duệ Quận công. ông từng đem quân đi kinh lược Tuyên Quang chinh phục được thủ lĩnh người dân tộc là Ma Thúc Lan quy thuận. Năm 1673, ông làm chánh sứ sang Trung Quốc giải quyết tranh chấp ở biên giới Việt - Trung thắng lợi. Khi ông mất được thăng Thượng thư Bộ Hộ, Thiếu bảo. Ông tham dự biên soạn bộ sách "Đại Việt sử ký bản kỷ tục biên". Không những thế, ông còn để lại nhiều tác phẩm: Hồ thượng thư gia lễ, Hoan Châu phong thổ ký, Trung san Lam Sơn thực lục,...
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
4. Hồ Sĩ Đống (1733 - 1785)
Hồ Sĩ Đống quê ở Quỳnh Đôi (Quỳnh Lưu). Ông đỗ Hoàng giáp khoa thi năm 1772 và làm quan đến chức Thượng thư. Năm 1777, ông được cử làm Phó sứ sang nhà Thanh. Khi đến Động Đình, Chánh sứ là Vũ Trần Thiệu ốm chết. Ông biết chúa Trịnh Sâm đã bí mật giao nhiệm vụ cho Vũ Trần Thiệu xin nhà Thanh phong Vương. Vì thế, khi Vũ Trần Thiệu bị đột tử, Hồ Sĩ Đống đã đốt tờ biểu của Trịnh Sâm. Khi biết chuyện, Trịnh Sâm rất tức giận, nhưng không làm gì được ông. Ông mất năm 1785, hưởng thọ 52 tuổi.
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
5. Hồ Xuân Hương (1772 - 1822)
Nhà thơ Hồ Xuân Hương sinh năm 1772 tại Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu. Là nhà thơ kiệt xuất, một hiện tượng, tài năng văn học Việt Nam.
Thơ của bà được các nhà nghiên cứu sưu tập lại trên 50 bài, phong cách thơ của Hồ Xuân Hương quen dựa vào ca dao, tục ngữ, truyện tiếu lâm, câu đối, nói lái, ẩn dụ của ngôn ngữ dân gian để sáng tạo nên những áng thơ "nói tục giảng thanh" - biểu hiện tinh thần nhân đạo, phê phán xã hội phong kiến sâu cay, nghệ thuật ngôn từ điêu luyện. Xuân Diệu gọi Hồ Xuân Hương là "Bà chúa thơ Nôm", "một tâm hồn thành khẩn, sâu sắc, có dũng khí, táo gan, một hồn thơ hết sức độc đáo, không những có dụng ý tốt, mà những ý tốt ấy lại hoá thành thơ hay, thơ rất hay, hay vào loại những thiên tài văn học bậc nhất của dân tộc ta".
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
6. Nguyễn Trường Tộ (1828 - 1871)
Nguyễn Trường Tộ quê ở xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên. Là người uyên bác đông tây kim cổ, ông được giám mục Ngô Gia Hậu đưa sang Pháp du học. Năm 1863, ông về nước. Với khát vọng canh tân đất nước, ông đã dâng nhiều bản điều trần lên vua Tự Đức, nhưng không được Tự Đức tin dùng.
Là người theo đạo Thiên Chúa, được chu du khắp thế giới phương Tây, nhưng ông không bị địch mua chuộc, mà luôn có ý phụng sự Tổ quốc. Ông giỏi nhiều lĩnh vực, nhất là nghề kiến trúc, mỏ, địa lý. Ông từng giúp Hoàng Tá Viêm đào đắp thành công Kênh Sắt vào năm 1896.
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
7. Hồ Bá Ôn (1840 - 1885)
Ông sinh năm 1840, quê ở Quỳnh Đôi, Quỳnh Lưu. Ông làm quan đến chức án sát tỉnh Nam Định. Năm 1883, khi Pháp tấn công Nam Định, ông đã cùng binh lính và nhân dân chiến đấu cho đến lúc bị thương nặng, ông được binh lính đưa về quê và mất tại đó.
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
8. Nguyễn Thức Tự (1848 - 1917)
Nguyễn Thức Tự quê ở xã Nghi Trường, huyện Nghi Lộc. Ông đỗ cử nhân năm 1868. Là người học giỏi, thông minh hơn người, ông được bổ nhiệm chức Sơn phòng sứ. Khi vua Hàm Nghi mất, ông từ quan về làng dạy học. Nguyễn Thức Tự là người thầy nổi tiếng uyên bác và nhân cách cao đẹp. Ông đã đào tạo được nhiều bậc nhân sĩ, trí thức, những nhà hoạt động chính trị có tên tuổi như: Phan Bội Châu, Ngô Đức Kế, Đặng Nguyên Cẩn, Đặng Thái Thân, Nguyễn Đức Công, Lê Văn Huân, Phạm Văn Ngôn, Nguyễn Đình Kiên, Đặng Thúc Hứa, Đặng Văn Bá,...
Khi ông mất, Phan Bội Châu đang hoạt động ở nước ngoài đã làm văn bia gửi về, trong đó có câu: Đạo thông trời đất, học rộng cổ kim, thầy học về kinh truyện dễ có, còn thầy học về nhân cách khó tìm.
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
9. Phan Bội Châu (1867 - 1940)
Phan Bội Châu sinh ra ở Xuân Hoà, huyện Nam Đàn. Ngay từ nhỏ, cậu bé San đã nổi tiếng là người thông minh, mẫn tiệp. Năm 16 tuổi, ông đỗ đầu thi Hương với bài phú "Hồ thương khoá lư", được sỹ tử cả xứ Nghệ lúc đó thuộc lòng. Năm 17 tuổi, ông cùng Trần Văn Lương thành lập đội "Sỹ tử Cần Vương" ở quê nhà. Năm 1900, ông đỗ Giải nguyên trường thi Nghệ An.
Ông được xếp vào "Tứ hổ" của đất Nam Đàn gồm San, Đôn, Lương, Quý. Ngoài ra, ông còn có bài phú nổi tiếng "Bái thạch vi huynh" được Tiến sỹ Trần Ngọc Vương sau này đánh giá: "Phan Bội Châu quyết định xuất hiện trong tư cách một tay kiệt liệt giữa trường văn trận bút, cất giọng "áp đảo quần hùng" với bài phú "Bái thạch vi huynh", một viên ngọc sáng ngời ném ra làm loá mắt không chỉ sĩ tử toàn quốc mà hết thảy các nhà khoa bảng đương thời, một sáng tác chứng minh ngay lập tức ông là "Người hay chữ nhất nước Nam".
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
Không những thế, Phan Bội Châu còn nhà cách mạng tiêu biểu của Việt Nam đầu thế kỷ XX, người có lối sống bình dị, gắn bó với nhân dân lao động. Hoạt động của ông rộng khắp cả 3 miền Bắc - Trung - Nam. ông vận động thành lập Hội Duy Tân, khởi xướng phong trào Đông Du (năm 1905), xuất dương sang Nhật Bản. Năm 1908, ông sang Thái Lan xây dựng căn cứ cách mạng. Cách mạng Tân Hợi (năm 1911), ông sang Trung Quốc thành lập "Việt Nam Quang phục Hội" (1912) và Hội "Chấn Hoa hưng á".
Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt ở Thượng Hải (năm 1925) rồi áp giải về Hà Nội kết án tù khổ sai chung thân. Hành động này của thực dân Pháp làm dấy lên phong trào đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu nổ ra trên toàn quốc. Vì thế, thực dân Pháp phải đưa ông về giam lỏng ở Huế cho đến khi ông qua đời năm 1940. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá về Phan Bội Châu như sau: "Phan Bội Châu, bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả thân vì độc lập, được 20 triệu con người trong vùng nô lệ tôn sùng",...
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
10. Đặng Thúc Hứa (1870 - 1931)
Ông quê ở xã Thanh Xuân (Thanh Chương), đỗ tú tài năm 1900. Ông hoạt động cách mạng theo sự chỉ đạo của Phan Bội Châu trong phong trào Duy Tân, Đông Du. Năm 1910, ông xuất dương sang Thái Lan hoạt động, xây dựng cơ sở cách mạng trong Việt kiều. Năm 1919, với tư cách là thành viên của Việt Nam Quang phục Hội, ông tiếp thu tư tưởng cách mạng vô sản và tích cực hoạt động theo sự hướng dẫn của Bác Hồ. Ông mất năm 1931.
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
11. Hồ Tùng Mậu (1896 - 1951)
Hồ Tùng Mậu sinh năm 1896, tại xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu trong một gia đình có truyền thống yêu nước. Năm 19 tuổi, ông đỗ kỳ thi Hương rồi chuyển sang học quốc ngữ và tiếng Pháp. Nhưng do nhà nghèo, ông phải lên Thanh Chương để dạy học.
Năm 1920, ông cùng hàng chục thanh niên Nghệ An sang Thái Lan trong tổ chức của Đặng Thúc Hứa. Qua quá trình theo dõi, phát hiện thấy năng lực và chí hướng của ông, Đặng Thúc Hứa đã gửi Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn sang Trung Quốc học tập. Sau đó, ông cùng Lê Hồng Sơn củng cố nhóm "Tâm Tâm xã" thành "Tân Việt Thanh niên Đoàn". Năm 1924, được Nguyễn ái Quốc giác ngộ, Hồ Tùng Mậu đã trở thành người học trò xuất sắc, trung thành, người bạn chiến đấu rất mực thủy chung của Bác. Năm 1926, Hồ Tùng Mậu gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc.
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
Từ năm 1927 đến đầu năm 1928, ông nhiều lần bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam. Ra tù, ông cùng các đồng chí khôi phục lại các tổ chức cách mạng. Hồ Tùng Mậu là người từng trải, khôn khéo, mềm dẻo, biết hợp tác để ngăn chặn hành động phiêu lưu của những phần tử cơ hội, cảm hóa thuyết phục đồng chí để tránh chia rẽ, bè phái.
Ngày 6-6-1931, cảnh sát Anh ở Hương Cảng (Hồng Kông) bắt giam Nguyễn ái Quốc. Chính Hồ Tùng Mậu đã cùng Trương Văn Lĩnh liên lạc với Hội Quốc tế Cứu tế Đỏ, vận động luật sư Lô-giơ-bai đấu tranh, buộc chính quyền Anh phải trả tự do cho đồng chí Nguyễn ái Quốc.
Ngày 30-6-1931, cảnh sát Anh ở Hương Cảng bắt giam Hồ Tùng Mậu và chuyển giao cho thực dân Pháp. Chúng giam ông từ Nhà lao Vinh rồi lần lượt chuyển qua các nhà lao ở Kon Tum, Buôn Ma Thuột, Trà Kê. Dù ở nhà tù nào, Hồ Tùng Mậu cũng tổ chức báo miệng tuyên truyền cách mạng.
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
Cách mạng Tháng Tám thành công, ông được giao nhiều trọng trách quan trọng như Giám đốc kiêm Chính uỷ Trường Quân chính Trung Bộ; Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính Liên khu IV; Uỷ viên Khu uỷ Liên khu IV. Năm 1947, ông được cử giữ chức Tổng Thanh tra Nhà nước. Năm 1949, được cử giữ chức Tổng Thanh tra chính phủ. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng (tháng 2-1951) ông được bầu làm ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch đầu tiên của Hội Hữu nghị Việt - Hoa.
Ngày 23-7-1951, trên đường đi công tác tại Liên khu IV, ông bị máy bay địch ném bom và hy sinh. Nghe tin ông mất, Bác Hồ rất đau xót. Bác trực tiếp viết điếu văn và truy tặng ông Huân chương Hồ Chí Minh.
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
12. Lê Hồng Sơn (1899 - 1933)
Ông sinh năm 1899 ở xã Xuân Hoà, Nam Đàn. Sinh trưởng trong một gia đình nhà Nho yêu nước. Năm 1919, Lê Hồng Sơn sang Thái Lan hoạt động và được Đặng Thúc Hứa gửi sang học tại Trường Quân sự Hải Nam. Tại đây, ông được tiếp xúc với cụ Phan Bội Châu. Nhưng qua nhiều năm hoạt động, Lê Hồng Sơn thấy đường lối và phương pháp của cụ Phan bế tắc, ông cùng Hồ Tùng Mậu và một số đồng chí khác lập nhóm "Tâm Tâm xã".
Năm 1925, Lê Hồng Sơn được gặp Bác Hồ và gia nhập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Năm 1926, ông gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong những năm 1928 - 1929, bị địch truy lùng ráo riết, tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tan vỡ, Lê Hồng Sơn vẫn kiên trì củng cố tổng hội và có xu hướng sàng lọc các nhân tố tích cực để chuẩn bị điều kiện cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông lập ra "Hội trù bị tổ chức cộng sản", sau đó cùng đồng chí Hồ Tùng Mậu lập ra Chi bộ An Nam Cộng sản Đảng ở Trung Quốc. Lê Hồng Sơn là người tích cực hoạt động, giúp Bác Hồ trong việc hợp nhất các tổ chức cộng sản để thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
Tháng 01-1931, ông bị Tưởng Giới Thạch bắt giam và trục xuất ra khỏi Trung Quốc. Lê Hồng Sơn phải sang Mianma và sau đó sang Thái Lan hoạt động. Đầu năm 1932, ông trở lại Thượng Hải. Tại đây, ngày 01-5-1932, ông tổ chức rải truyền đơn ca ngợi ngày Quốc tế Lao động (ngày 1-5), đả kích chế độ thực dân xâm lược. Lê Hồng Sơn bị bắt giam và chính quyền Tưởng Giới Thạch đã trao trả cho thực dân Pháp. Chúng giam ông tại Nhà lao Vinh và kết án tử hình ngày 15-2-1933.
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
13. Phùng Chí Kiên (1901-1941)
Ông sinh năm 1901 ở xã Diễn Yên, Diễn Châu. Học xong tiểu học, ông phải đi làm thuê cho một thương nhân Hoa Kiều ở ga Yên Lý. Ông đã tích cực tham gia hoạt động của tổ chức Tổng hội Thanh niên.
Tháng 10-1926, Phùng Chí Kiên được Tổng hội Thanh niên giới thiệu vào học Trường Quân sự Hoàng Phố. Sau đó, ông tham gia quân giải phóng cách mạng do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo với cương vị Đại đội trưởng.
Tháng 2-1931, được Bác Hồ giới thiệu sang Liên Xô (trước đây) học tại Đại học Phương Đông. Đầu năm 1934, ông trở về Hương Cảng tham gia Ban lãnh đạo Hải ngoại của Đảng do đồng chí Lê Hồng Phong đứng đầu. Ông đã cùng Lê Hồng Phong chuẩn bị các điều kiện, triệu tập Đại hội lần thứ nhất của Đảng. Tại Đại hội lần thứ nhất của Đảng tháng 3-1935, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, phụ trách bộ phận công tác ở nước ngoài.
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
Tháng 8-1936, ông về hoạt động tại Sài Gòn. Hơn một năm, theo yêu cầu của cách mạng, ông quay trở lại Trung Quốc củng cố Ban lãnh đạo Hải ngoại. Đầu năm 1940, Phùng Chí Kiên được làm việc trực tiếp với Bác Hồ. Theo sự chỉ đạo của Người, ông đã vận động thành lập Hội Việt Nam Độc lập Đồng minh và chuẩn bị các điều kiện để Bác Hồ về nước. Ông đã cùng Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp viết cuốn sách "Con đường giải phóng" làm tài liệu tuyên truyền, huấn luyện cán bộ.
Ngày 8-2-1941, Phùng Chí Kiên cùng Bác Hồ vượt biên giới về Cao Bằng, xây dựng khu căn cứ địa cách mạng. Ông trực tiếp tổ chức các lớp huấn luyện cán bộ Việt Minh. Tháng 5-1941, Hội nghị Trung ương 8 bầu Phùng Chí Kiên vào Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp chỉ đạo khu căn cứ Bắc Sơn - Vũ Nhai và Trung đội Việt Nam Cứu quốc quân.
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
Lúc này, thực dân Pháp mở cuộc càn quét nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não của Đảng, đồng thời tiêu diệt Trung đội Cứu quốc quân. Chúng huy động hơn 4.000 quân cùng lũ mật thám tay sai từ các hướng Thái Nguyên đánh lên, Lạng Sơn đánh xuống, Bắc Giang đánh qua, dồn quân ta vào giữa hai triền núi đá. Bằng trí thông minh và lòng dũng cảm, Phùng Chí Kiên đã phân chia lực lượng, bảo vệ an toàn các đồng chí Trung ương về xuôi, đồng thời chỉ huy lực lượng còn lại thu hút địch. Gần một tháng trời băng rừng vượt núi quần lộn với kẻ thù, Trung đội Cứu quốc quân đã đến Ngân Sơn - Bắc Kạn. Địch tiếp tục bao vây, huy động thêm lực lượng, Phùng Chí Kiên trúng đạn bị thương nặng nhưng vẫn anh dũng chiến đấu, bắn chặn quân địch để đồng đội thoát khỏi vòng vây kẻ thù. Sau khi bắn đến viên đạn cuối cùng, ông đã bị địch bắt và chặt đầu treo ở cầu Ngân Sơn để uy hiếp phong trào cách mạng.
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
14. Phan Đăng Lưu (1901 - 1941)
Ông sinh năm 1901 tại xã Hoa Thành, huyện Yên Thành trong một gia đình yêu nước. Ông nội và bố đều tham gia các cuộc khởi nghĩa của các chí sĩ chống Pháp như Nguyễn Xuân Ôn, Lê Doãn Nhã. Ông được cha mẹ cho học ở Trường Tiểu học Vinh, sau đó thi vào trường canh nông ở Tuyên Quang. Ra trường ông làm việc ở Sở Canh nông Bắc Kỳ, sau đó về Sở Canh nông Nghệ An. Phát hiện ra các hoạt động yêu nước của Phan Đăng Lưu, Khâm sứ Trung Kỳ đã điều động ông vào Bình Định rồi Lâm Đồng. Sau đó, chúng quyết định thải hồi, vì ông "thường xuyên chống đối và liên tiếp có hành động vô kỷ luật đối với người Pháp".
Trở về quê hương tham gia Hội Hưng Nam, ông luôn đấu tranh chống lại sự chia rẽ của phong trào. Ông quyết định lên đường sang Trung Quốc để tìm hiểu đường lối và phối hợp với Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Sự việc bại lộ, ông bị thực dân Pháp bắt. Chúng giam ông ở Nhà lao Vinh và nhà lao ở Buôn Ma Thuột.
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
Nhờ phong trào Dân chủ phát triển rộng khắp trên thế giới, nên thực dân Pháp phải thả các tù chính trị. Phan Đăng Lưu nối được liên lạc với Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. Tháng 8-1936, ông được chỉ định vào Ban Chấp hành Trung ương lâm thời, phụ trách phong trào đấu tranh công khai tại miền Trung. Tháng 11-1939, Phan Đăng Lưu được bổ sung vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, chỉ đạo phong trào cách mạng Nam Kỳ. Tháng 7-1940, ông tham dự Hội nghị Trung ương lần thứ 7. Tại hội nghị này, ông đã báo cáo tình hình cách mạng Nam Kỳ. Căn cứ vào những báo cáo của ông, Trung ương quyết định hoãn cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ. Nhưng khi ông vừa về đến Sài Gòn thì bị địch bắt. Vì thế, khởi nghĩa Nam Kỳ vẫn nổ ra theo kế hoạch đã định của Xứ uỷ Nam Kỳ. Thực dân Pháp đã dìm cuộc khởi nghĩa trong biển máu. Ngày 26-8-1941, Phan Đăng Lưu cùng các đồng chí của mình bị xử tử hình.
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
15. Phạm Hồng Thái (1895 - 1924)
Ông tên thật là Phạm Thành Tích, quê ở xã Yên Nhân, huyện Hưng Nguyên. Năm 1919, ông làm công nhân Nhà máy Điện Vinh, tham gia phong trào đấu tranh của công nhân nên bị đuổi việc. Năm 1924, cùng với Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong,... sang Xiêm (Thái Lan) rồi Trung Quốc để hoạt động cứu nước. Năm 1923, ông gia nhập tổ chức "Tâm Tâm xã" và được phân công ám sát toàn quyền Méclanh tại Sa Diện - Trung Quốc. Việc không thành, Phạm Hồng Thái nhảy xuống sông Châu Giang tự vẫn để giữ trọn khí tiết. Hành động của Phạm Hồng Thái đã gây nên tiếng vang lớn, cổ vũ phong trào đấu tranh cách mạng của các tầng lớp nhân dân.
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
16. Lê Hồng Phong (1902 - 1942)
Lê Hồng Phong sinh năm 1902 tại xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên. Từ năm 1920, ông tham gia phong trào đấu tranh của công nhân Nhà máy Diêm Bến Thuỷ, sau đó liên lạc với cụ Phan Bội Châu ra nước ngoài hoạt động trong tổ chức "Tâm Tâm xã".
Cuối năm 1924, được Bác Hồ giác ngộ, Lê Hồng Phong tham gia Hội Liên hiệp các Dân tộc bị áp bức và sau đó là Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. Năm 1925, Lê Hồng Phong tốt nghiệp trường Quân sự Hoàng Phố. Ngày 10-2-1926, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Trung Quốc. Từ năm 1926 đến năm 1931, Lê Hồng Phong học tại Trường Đại học Phương Đông, Trường lái máy bay của không quân Liên Xô.
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
Giữa năm 1933, Lê Hồng Phong nhận được chỉ thị của Quốc tế Cộng sản thành lập Ban lãnh đạo Hải ngoại của Đảng và được bầu làm Bí thư ban lãnh đạo của Đảng ở nước ngoài (1943).
Tháng 7-1935, Lê Hồng Phong tham dự Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản và được bầu vào Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản. Tháng 3-1935, tại Đại hội lần thứ I của Đảng, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương.
Cuối năm 1937, Lê Hồng Phong về Sài Gòn hoạt động. Năm 1938, bị địch bắt và kết án 6 tháng tù giam và 3 năm quản chế. Năm 1939, Lê Hồng Phong lại bị thực dân Pháp bắt, kết án 5 năm tù khổ sai và đày ra Côn Đảo. Kẻ thù đã dùng chế độ lao tù hà khắc, đánh đập, bỏ đói và đồng chí đã hy sinh tháng 9-1942. Trước khi tắt thở, Lê Hồng Phong đã nhờ các đồng chí báo cáo lại với Đảng: "Tới giờ phút cuối cùng, Lê Hồng Phong vẫn một lòng tin tưởng ở thắng lợi vẻ vang của cách mạng".
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
17. Trương Văn Lĩnh (1902 - 1945)
Ông sinh năm 1902 trong một gia đình nông dân theo đạo Thiên Chúa ở xã Nghi Phương, Nghi Lộc. Từ năm 13 tuổi, ông đã được gia đình gửi vào học Trường Tiểu chủng viện Xã Đoài. Một thời gian sau, nhận thấy những thủ đoạn của các cha cố người Pháp không giúp gì cho việc giải phóng dân tộc, Trương Văn Lĩnh bỏ lên Nam Đàn theo học thầy đồ. Tại đây, ông tiếp thu tinh thần yêu nước của cụ Phan Bội Châu. Ngày 5-2-1924, ông cùng 2 người bạn là Trương Văn Ba, Trương Văn Lục sang Thái Lan.
Năm 1925, Trương Văn Lĩnh gặp Bác Hồ, được Người kết nạp vào Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên và giao cho nhiệm vụ xuất bản Tuần báo Thanh niên, tổ chức các lớp huấn luyện chính trị đặc biệt. Năm 1926, ông gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc, tốt nghiệp trường Quân sự Hoàng Phố và được giao chỉ huy đơn vị quân đội Quốc dân Đảng.
Tháng 4-1927, Trương Văn Lĩnh đã kịp thời báo cho Bác Hồ rời khỏi Trung Quốc để tránh cuộc lùng bắt của Tưởng Giới Thạch. Giữa năm 1929, nhận được chỉ thị của Bác Hồ, Trương Văn Lĩnh trở lại Hương Cảng và được giao nhiệm vụ dịch tài liệu gửi về nước, tham gia xây dựng cơ sở trong công nhân người Việt Nam làm việc trên tàu biển.
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
Ngày 6-6-1931, khi biết tin Bác Hồ bị cảnh sát Anh ở Hương Cảng bắt giam, Trương Văn Lĩnh đã cùng Hồ Tùng Mậu liên hệ với các tổ chức cách mạng, thuyết phục luật sư Lô-giơ-bai bào chữa cho Bác Hồ.
Ngày 05-1-1932, Trương Văn Lĩnh bị mật thám Tưởng Giới Thạch bắt và giao cho thực dân Pháp. Chúng giam ông ở Hoả Lò, Nhà lao Vinh; kết án tù khổ sai chung thân rồi đày qua nhiều nhà tù: Lao Bảo, Buôn Ma Thuột, Đắc Min. Ngày 4-12-1942, ông tổ chức vượt ngục, băng rừng vượt núi về Nghệ An. Sau đó, ông hoạt động ở Việt Bắc và được giao nhiệm vụ tổ chức trường quân sự ở tỉnh Thái Nguyên.
Ngày 18-9-1944, ông bị địch bắt. Khâm sứ Trung Kỳ điện cho các sở mật thám với nội dung: "Trương Văn Lĩnh là tên đặc biệt nguy hiểm, cần có các biện pháp giám sát cả ngày lẫn đêm". Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, Trương Văn Lĩnh được Trung ương Đảng giao nhiệm vụ phụ trách Trường Quân chính Hà Nội. Ông bị bệnh và mất ngày 23-11-1945.
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
18. Lê Mao (1903 - 1931)
Lê Mao sinh năm 1903 tại phường Bến Thuỷ, thành phố Vinh trong một gia đình công nhân Nhà máy Diêm Bến Thuỷ. Đầu năm 1926, ông tham gia Hội Phục Việt, phụ trách vùng Bến Thuỷ. Từ giữa năm 1927, Hội Phục Việt chuyển thành tổ chức của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên , Lê Mao tích cực hoạt động trong phong trào công nhân các nhà máy Vinh. Khi nhận thấy phương hướng đúng đắn của Đông Dương Cộng sản Đảng, Lê Mao đã bắt liên lạc với Nguyễn Phong Sắc và các đồng chí Kỳ bộ Trung Kỳ của Đảng.
Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Nguyễn Phong Sắc triệu tập hội nghị tại thành phố Vinh để lập phân cục Trung ương tại Trung Kỳ. Tại hội nghị này, Lê Mao được cử làm uỷ viên thường trực của phân cục Trung Kỳ, phụ trách phong trào công nhân.
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
Nhờ thực hiện tốt chủ trương "vô sản hóa" nắm chắc phong trào công nhân, Lê Mao đã đề ra các khẩu hiệu phù hợp với từng giai đoạn cách mạng, thổi bùng ngọn lửa cách mạng trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Vinh - Trường Thi - Bến Thuỷ làm nòng cốt cho cao trào Xô viết - Nghệ Tĩnh.
Tháng 10-1930, Lê Mao được cử đi dự Hội nghị lần thứ nhất của Trung ương Đảng họp tại Hương Cảng và được bầu là uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Trở về nước cùng đồng chí Nguyễn Phong Sắc xây dựng Xứ uỷ Trung Kỳ, Lê Mao đã đưa ra nhiều chủ trương sáng tạo, xây dựng tự vệ đỏ, vũ trang bảo vệ chính quyền xô - viết, phát động nông dân vay lúa cứu đói, đấu tranh chính trị kết hợp võ trang của tự vệ, đấu tranh đi liền với xây dựng và củng cố cơ sở Đảng.
Tháng 4-1931, tại Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ II họp tại Sài Gòn, Lê Mao được bầu là uỷ viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Cuối tháng 4-1931, ông được Trung ương cử giữ chức Bí thư Xứ uỷ Trung kỳ. Ngày 2-5-1931, ông bị địch bắn chết cạnh cầu cảng Bến Thuỷ khi vừa tròn 28 tuổi.
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
19. Nguyễn Sĩ Sách (1902 - 1929)
Ông sinh năm 1902 trong một gia đình nhà Nho nghèo ở xã Thanh Lương, Thanh Chương. Sau khi đỗ thủ khoa Trường Trung học Vinh, ông được bổ dụng làm trợ giáo Trường Tiểu học Pháp - Việt Hà Tĩnh. Tháng 7-1925, ông gia nhập Hội Phục Việt, chuyên phụ trách truyền bá tư tưởng yêu nước trong các trường học và thị xã Hà Tĩnh.
Giữa năm 1926, ông bắt liên lạc với số cán bộ từ Quảng Châu về nước. Được giác ngộ đường lối cách mạng của Nguyễn ái Quốc, ông sang Trung Quốc. Nhưng do bị mật thám theo dõi gắt gao, đến Hải Phòng ông phải quay lại. Tháng 8-1927, Nguyễn Sĩ Sách được tổ chức gửi sang huấn luyện tại Quảng Châu. Về nước, ông được cử làm Bí thư Kỳ bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên Trung Kỳ. Nguyễn Sĩ Sách là người hoạt động tích cực để hàn gắn giữa Hội Hưng Nam và Hội Thanh niên. Tháng 01-1929, thay mặt Kỳ bộ Trung Kỳ dự Đại hội toàn quốc Hội Thanh niên tại Hương Cảng, Nguyễn Sĩ Sách đã thấy rõ yêu cầu khách quan cần phải thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ngày 28-7-1928, Nguyễn Sĩ Sách bị sa vào tay giặc. Thực dân Pháp kết án tù khổ sai chung thân và đày giam ở Lao Bảo. Trong chế độ nhà tù hà khắc của kẻ thù, ông luôn giữ vững khí tiết người cộng sản, tổ chức anh em đấu tranh đòi 7 yêu sách. Kẻ thù đã bắn chết ông lúc 17 giờ ngày 19-12-1929.
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
20. Nguyễn Thị Minh Khai (1910 - 1941)
Nguyễn Thị Minh Khai sinh năm 1910 tại thành phố Vinh. Bà tốt nghiệp Trường Tiểu học Cao Xuân Dục, rồi tham gia hoạt động cách mạng trong tổ chức Hội Hưng Nam, phụ trách công tác phụ nữ. Khi Tổng bộ Hội Hưng Nam đổi tên là Tân Việt Cách mạng Đảng, phong trào yêu nước bị phân hóa, bà đã hoạt động tích cực để chống lại sự chia rẽ bè phái trong Đảng. Bà ủng hộ thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn. Đầu năm 1930, bà được Trung ương điều động sang học ở Trung Quốc và được Bác Hồ trực tiếp huấn luyện.
Đầu năm 1935, Nguyễn Thị Minh Khai được cử vào đoàn đại biểu đi dự Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản. Bà đọc tham luận tại Đại hội và được nói chuyện trực tiếp với bà Crưp-xcai-a, vợ của Lênin. Sau đó, bà theo học tại trường Đại học Phương Đông. Giữa năm 1936, được Trung ương cử về công tác tại Sài Gòn và được cử làm Bí thư Thành uỷ Sài Gòn - Chợ Lớn.
Thời gian này, Lê Hồng Phong - người bạn chiến đấu, người bạn đời của bà cũng về Sài Gòn hoạt động. Mùa xuân 1940, bà sinh con gái đầu lòng đặt tên là Lê Hồng Minh.
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
Ngày 30-7-1940, Nguyễn Thị Minh Khai bị thực dân Pháp bắt và tra tấn hết sức dã man, nhưng không lay chuyển được được ý chí bất khuất của bà. Chúng kết án bà 5 năm tù khổ sai, 20 năm đày biệt xứ, 20 năm mất quyền công dân. Trong tù, Nguyễn Thị Minh Khai vẫn tổ chức các cuộc đấu tranh chống chế độ hà khắc của nhà tù thực dân, một lòng tin tưởng vào thắng lợi của cách mạng. Ngày 25-3-1941, thực dân Pháp kết tội Nguyễn Thị Minh Khai mưu toan lật đổ chính phủ và kết án tử hình.
Ngày 26-8-1941, Nguyễn Thị Minh Khai cùng các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Phan Đăng Lưu, Võ Văn Tần bị thực dân Pháp tử hình tại trường bắn Hóc Môn - Gia Định. Nguyễn Thị Minh Khai bước lên trường bắn hiên ngang, không chịu bịt mắt và hô to: "Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm; Cách mạng Đông Dương thành công muôn năm".
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
21. Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1969)
Nghệ An - mảnh đất địa linh nhân kiệt, khí thiêng sông núi, truyền thống lịch sử văn hóa đã kết tinh trong con người kiệt xuất - Chủ tịch Hồ Chí Minh, người Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới.
Bác Hồ sinh ngày 19-5-1890 tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn trong một gia đình nhà Nho yêu nước, sớm tiếp thu truyền thống anh dũng chống ngoại xâm của dân tộc. Người ra đi tìm đường cứu nước, cứu dân và trở thành người Việt Nam yêu nước đầu tiên gia nhập vào hàng ngũ những người cộng sản, trực tiếp tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa, Hội Liên hiệp các Dân tộc thuộc địa châu á; sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên; Đảng Cộng sản Việt Nam; Mặt trận Việt Minh; Lực lượng Vũ trang nhân dân; Nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa - nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam châu á.
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
Từ chủ nghĩa yêu nước và khát vọng tìm đường giải phóng dân tộc, Hồ Chí Minh đã nắm bắt bản chất cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, luôn tìm tòi sáng tạo, phát hiện ra quy luật vận động của thời đại qua từng thời điểm. Người đã sáng tạo ra nhiều luận điểm khoa học, phát triển lý luận Mác - Lênin trong điều kiện cụ thể ở Việt Nam. Trong đó, Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước, Đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và Đảng của cả dân tộc. Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ trung thành của nhân dân. Cách mạng có thể giành thắng lợi ở các nước thuộc địa trước cách mạng ở các nước tư bản chính quốc; giương cao 2 ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong suốt tiến trình cách mạng Việt Nam; quan niệm lấy dân làm gốc, chăm lo lợi ích của nhân dân lao động; kết hợp hài hoà dân tộc và giai cấp, dân tộc và quốc tế; kết hợp sức mạnh tổng hợp của cuộc chiến tranh nhân dân; chăm lo bồi dưỡng những nhân tố đảm bảo cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
NHỮNG CON NGƯỜI LÀM
RẠNG DANH XỨ NGHỆ
Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa là lãnh tụ của giai cấp, vừa là lãnh tụ của cả dân tộc, vị cha già kính yêu của các lực lượng vũ trang nhân dân, lãnh tụ lỗi lạc của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. ở Người là sự kết tinh truyền thống văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại, văn hóa Phương Tây và Phương Đông, văn hóa của tương lai nhân loại.
Nhân dân Nghệ An tự hào là quê hương của Nguyễn ái Quốc - Hồ Chí Minh, quê hương của biết bao người con ưu tú luôn có hoài bão, ước mơ hiến dâng cuộc đời mình cho dân, cho nước. Đúng như nhận định của cố Tổng Bí thư Lê Duẩn tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An lần thứ V năm 1961: "Trong nước ta hàng ngàn năm nay, Nghệ An là nơi xây dựng cơ sở để chống ngoại xâm, giữ vững nước nhà; khi nào phía Bắc mất, người ta lại vào đây xây dựng lực lượng, gây sức mạnh giải phóng cả nước. Do cái cơ sở, vị trí truyền thống đó mà chúng ta không lấy làm ngạc nhiên ở Nghệ An đã sinh trưởng những lãnh tụ vĩ đại của dân tộc".
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Đồng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)