Những câu hỏi tại sao tuyệt vời

Chia sẻ bởi Nguyễn Hà My | Ngày 22/10/2018 | 66

Chia sẻ tài liệu: những câu hỏi tại sao tuyệt vời thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

CẦU VỒNG - Quà tặng của tự nhiên ...
Thực chất, cầu vồng được tạo ra như thế nào? Thông thường ta chỉ quan sát được cầu vồng có hình một cung tròn vào buổi sáng hoặc buổi chiều khi mặt trời chưa lên cao. Tại sao vậy?
Cầu vồng thực chất là quang phổ của mặt trời do sự tán sắc ánh sáng qua những giọt nước mưa hình cầu tạo ra. Nếu xét một giọt nước hình cầu được ánh sáng mặt trời rọi tới. Trong chùm sáng mặt trời có vô số tia sáng, chúng khúc xạ, phản xạ và ló ra khỏi giọt nước theo các góc lệch khác nhau. Do sự tán sắc, góc lệch cực tiểu của các tia sáng thay đổi theo màu sắc của chùm sáng đó. Các phép tính cho thấy: góc lệch cực tiểu của tia đỏ chừng 1380, của tia vàng chừng 138030/, của tia tím chừng 1400. Nếu đứng quay lưng về phía mặt trời nhìn về phía giọt nước thì các tia này rọi vào mắt, vì có vô số giọt nước, và các tia này tới mắt theo các phương khác nhau, nên khi chúng gặp nhau (ở vô cực) tạo nên cầu vồng có sắc màu rực rỡ. Các tính toán lí thuyết cho thấy: các tia sáng đi từ các giọt nước khác nhau tới mắt phải làm với phương của ánh sáng tới cùng một góc 420 (đối với ánh sáng màu đỏ) hoặc 400 (đối với ánh sáng màu tím) tức là các tia sáng màu đỏ phải ở cùng trên một hình nón tròn xoay mà nửa góc ở đỉnh là 420 trục là đường thẳng vẽ từ mắt theo hướng của tia sáng mặt trời. Chính vì lí do này mà cầu vồng có hình tròn. Tuy nhiên do có đường chân trời nên một phần đường tròn cầu vồng bị che khuất dưới đường chân trời, ta chỉ còn nhìn thấy cầu vồng là một cung tròn mà thôi. Khi mặt trời lên cao thì phần cầu vồng ở dưới chân trời, ta không thể trông thấy cầu vồng nữa. Vì vậy cầu vồng chỉ xuất hiện lúc sáng sớm hoặc buổi chiều khi mặt trời không lên quá cao.
Một số người thường đi trên máy bay đã có lần may mắn nhìn thấy cầu vồng xuất hiện cả một vòng tròn. Trong khi đó khi ở dưới mặt đất không thể quan sát được hiện tượng như vậy. Tại sao lại như thế?
Đơn giản là muốn trông thấy cầu vồng vào buổi trưa, hoặc trông thấy cả vòng tròn ta phải đứng cao hơn các giọt mưa. Điều này có thể thực hiện được đối với những người lái máy bay (hoặc đi trên máy bay), khi bay cao hơn đám mây mưa, có thể trông thấy cầu vồng đủ cả vòng tròn ở bên dưới máy bay .
Cầu vồng ngược
Bạn đã từng nghe nói đến "cầu vồng ngược"? Đó là một hiện tượng quang học độc đáo, thú vị và không hề có liên quan đến những giọt nước mưa.
Andrew G. Saffas - một nghệ sĩ kiêm nhiếp ảnh gia đã may mắn chụp lại được khoảnh khắc đáng nhớ này vào một buổi chiều có sương mù
Về mặt vật lí thì đây không phải là cầu vồng, cũng không phải do tác giả của bức hình đã sử dụng kĩ xảo điện ảnh. Đây là một hiện tượng đặc biệt, và nguyên nhân của nó không hề có liên quan đến mưa, mà là kết quả của hiện tượng tán sắc của các ánh sáng từ Mặt Trời khi khúc xạ và phản xạ qua một loại tinh thể lỏng.
Andrew G. Saffas, một nghệ sĩ kiêm nhiếp ảnh gia chuyên về các hiện tượng tương hợp, đã quan sát thấy loại “cầu vồng” này vào 3h51 phút một buổi chiều đẹp trời. Sáng ngày hôm đó có một trận mưa, điều này khiến ông cho rằng đây là một dị bản của ánh cầu vồng quen thuộc - hiện tượng tán sắc của các ánh sáng từ Mặt Trời khi khúc xạ và phản xạ qua các giọt nước mưa.
Kì thực hình ảnh mà Saffas trông thấy là một hiện tượng quang học có tên chuyên môn là Cung cir*****zenithal. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sự tán sắc của ánh sáng từ Mặt Trời khi khúc xạ và phản xạ qua một loại tinh thể lỏng mà mắt thường không nhìn thấy được trong một điều kiện khí hậu nhất định. Theo nghiên cứu thì loại tinh thể gây ra hiện tượng này không lớn hơn một hạt cát, có sáu mặt và chỉ xuất hiện ở độ cao từ 5 đến 8 km trong điều kiện thời tiết có sương mù và nhiều mây.
vào buổi chiều muộn của ngày này, khi ánh mặt trời buông xuống, bầu trời vẫn mang một màu xanh tươi sáng. Khi đó, ánh mặt trời có thể chiếu xéo qua những tinh thể lỏng. Chính hiện tượng này tạo ra sự tán sắc của các tia nắng và tạo ra những hình ảnh tương tự như người ta vẫn thấy ở các cầu vồng thông thường.
Tuy nhiên, cung bậc của loại cầu vồng này có thứ tự xuất hiện hoàn toàn ngược lại với màu sắc của cầu vồng bình thường. Các
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hà My
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)