Nhung cau hoi hay ve thien van (phan 3)

Chia sẻ bởi Nguyễn Hùng | Ngày 22/10/2018 | 61

Chia sẻ tài liệu: Nhung cau hoi hay ve thien van (phan 3) thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

100 CÂU HỎI HAY VỀ THIÊN VĂN
Phần 3: CON NGƯỜI VÀ THIÊN VĂN
Tác giả: Nguyễn Hùng. Trung tâm thiên văn học Siêu Việt - VSH
VSH
Câu 21 Tàu Apollo đổ bộ lên Mặt trăng đã nhìn thấy những gì?
Từ xưa tới nay rất nhiều người mơ tưởng rời khỏi Trái đất bay lên Mặt trăng gặp chị Hằng Nga. Ước mơ đó của loài người cuối cùng đã biến thành sự thực vào cuối những năm sáu mươi của thế kỷ 20. Ngày 21 tháng 7 năm 1969, loài người đã đặt bước chân thám hiểm đầu tiên lên Mặt trăng. Apollo là thần Mặt trời trong thần thoại cổ HyLạp. Tàu vũ trụ mang tên Apollo đã chở một người đổ bộ lên Mặt trăng. Tàu Apollo gồm hai bộ phận: tên lửa vận tải Sao thổ 5 và phi thuyền Apollo. Tên lửa Sao Thổ 5 cao hơn 85m, phi thuyền cao hơn 25m, tổng cộng cao 110,64 m, tương đương với một toà nhà 40 tầng. Đường kính của tên lửa 10 m, tổng trọng lượng là 3.200 tấn. Phi thuyền có 4 bộ phận gồm : trạm đổ bộ, tàu chỉ huy, khoang phục vụ và thiết bị thoát hiểm. Ngoài 4 bộ phận đó, phi thuyền có tới mấy triệu linh kiện khác.
Trạm đổ bộ của phi thuyền Apollo đã hạ cánh xuống vùng phía Tây Nam "Biển lặng" của Mặt trăng vào lúc 3 giờ 51 phút (Giờ Greenwich) ngày 21 tháng 7 năm 1969. Sau khi hạ cánh, các nhà du hành vũ trụ mở cửa trạm và thong thả bước xuống thang. Họ cảm thấy rất nhẹ nhàng, bước xong mỗi bậc thang họ phải dừng lại một chút lấy thăng bằng rồi mới bước tiếp. Hiện tượng đó là do trọng lực trên Mặt trăng chỉ bằng 1/6 trọng lực trên Trái đất. Nhà du hành vũ trụ đi hết 9 bậc thang hết đúng 3 phút. Lúc 7 giờ 4 phút cùng ngày, chân trái của nhà du hành vũ trụ thận trọng chạm xuống Mặt trăng. Đây là bước chân đầu tiên quý báu của loài người đặt xuống Mặt trăng và trên Mặt trăng cũng xuất hiện vết giầy đầu tiên của loài người. Bởi vì trên Mặt trăng đều phủ đầy bụi, nên vết giầy hiện ra rất rõ nét.
Trạm đổ bộ Eagle đậu ở Mặt trăng trong 21 giờ 18 phút, hai nhà du hành vũ trụ Mỹ đã ra ngoài trạm đi lại nghiên cứu khoa học trên "mặt đất" của Mặt trăng trong 2 giờ 21 phút. Ngày 25 - 7 - 1969, phi thuyền Apollo 11 trở về tới Trái đất và hạ cánh an toàn ở vùng biển Tây Nam Thái bình dương sau khi bay 13,3 triệu kilomet. Về vấn đề trên Mặt trăng có lớp bụi đất, trước đó những người làm công tác thiên văn trên Trái đất qua quan trắc hiện tượng nguyệt thực và qua các kết quả quan trắc bằng ra đa đều kết luận trên bề mặt Mặt trăng có 1 lớp bụi dầy. Vết giầy của nhà du hành vũ trụ đã chứng minh hùng hồn kết luận đó.
Từ năm 1969 đến cuối năm 1972, các phi thuyền Apollo đã tiến hành 6 lần đổ bộ thành công lên Mặt trăng, tổng cộng thời gian dừng lại trên Mặt trăng là 12 ngày 17 giờ, đem về Trái đất 472 kilogam mẫu đất đá, bán kính hoạt động xa nhất là 20 km. Qua các chuyến đổ bộ lên Mặt trăng của phi thuyền Apollo, loài người đã phát hiện ra những bí mật của Mặt trăng mà trước đó chưa ai nghĩ tới.
Câu 22 Vì sao trên Mặt trăng có thể nhảy cao hơn trên Trái đất?
Nếu như con người tổ chức thi điền kinh trên Mặt trăng, kỷ lục lập được sẽ ra sao? Định luật lực hấp dẫn giải thích rằng : lực hấp dẫn và khối lượng của hai vật thể tỉ lệ thuận với nhau. Dựa vào định luật đó có lẽ bạn sẽ nói rằng : Khối lượng của Mặt trăng bằng 1/81 khối lượng của Trái đất, trọng lượng của một con người trên Mặt trăng sẽ giảm đi 81 lần, với sức bật như ở Trái đất chắc chắn trên Mặt trăng họ sẽ nhảy rất cao gần 200 mét.
Bán kính của Mặt trăng chỉ bằng 27% bán kính của Trái đất, như vậy rõ ràng là khoảng cách giữa con người tới trung tâm Mặt trăng ngắn hơn nhiều khoảng cách giữa con người tới trung tâm Trái đất, trong khi đó trọng lượng của con người lại tăng một cách tương đối. Bởi vậy khi con người lên Mặt trăng không phải trọng lượng giảm đi chỉ còn 1/81 so với khi ở Trái đất mà chỉ giảm đi còn khoảng 1/6 so với khi ở Trái đất. Vì thế chúng ta chỉ cần làm con tính tổng hợp gồm khối lượng của Mặt trăng, bán kính Mặt trăng và chiều cao của vận động viên trước lúc nhảy cao là có thể ra đáp số chính xác : trên Trái đất vận động viên nhảy cao tới 2,42 mét thì trên Mặt trăng chỉ có thể nhảy cao 9 mét thôi. Với kỷ lục đó e rằng các vận động viên nhảy cao trên Trái đất không bao giờ nhảy qua nổi.
Câu 23 Có phải trăng đêm trung thu sáng nhất không?
Mặt trăng quay quanh Trái đất với quỹ đạo hình elip, bởi vậy khoảng cách giữa Mặt trăng và Trái đất lúc gần lúc xa, thay đổi trong khoảng 356.400 - 406.700 km. Nhưng do ảnh hưởng của Mặt trời, đường thẳng trong không gian nối giữa điểm gần nhất và điểm xa nhất giữa Trái đất và Mặt trăng luôn thay đổi phương hướng, cứ sau 8 năm 10 tháng đường thẳng đó lại trở về vị trí cũ. Mặt trăng đêm Trung thu thường không phải cách Trái đất gần nhất và cũng không sáng hơn các đêm khác.
Từ đêm rằm tháng này tới đêm rằm tháng sau thời gian trung bình là 29 ngày 12 giờ 44 phút. Người xưa gọi thời gian đó là "tháng sóc vọng" và quy định "sóc" nhất định phải là ngày mồng 1 âm lịch. Sau "sóc" khoảng 14 ngày vat18 giờ 22 phút là đến "vọng" (ngày rằm). Bởi vậy chỉ khi nào "sóc" xảy vào sáng sớm ngày mồng1 thìọng" mới xảy vào ra vào tối 15 âm lịch. Nhưng trong thực tế, "vọng" thường không xảy ra vào tối 15 mà xảy ra vào tối 16 âm lịch. "Tháng sóc vọng" dài hay ngắn chỉ xê dịch trong vòng 6 giờ đồng hồ, vì vậy có khi vọng xảy ra vào sáng sớm ngày 17 âm lịch. Thực tế cho thấy trăng đêm Trung thu thường không tròn và sáng bằng trăng đêm rằm tháng 9 âm lịch.
Vậy vì sao người ta cảm thấy trăng Trung thu rất sáng? Đó hoàn toàn là do cảm giác chủ quan và thói quen lưu truyền hàng nghìn năm nay. Mùa xuân tiết trời còn hơi lạnh, mọi người ngaị ra ngoài trời ngắm sao, mùa hè trăng thấp, ít ánh trăng nhưng nhiều sao, buổi tối ngồi ngoài sân hóng mát mọi người thích ngắm các sao Ngưu lang, Chức nữ và ngôi sao đỏ như lửa (sao Tâm Tú 2) trong chòm sao Thần nông ở phía trời Nam. Mùa đông tuy ánh trăng nhiều nhưng tiết trời giá lạnh. ít người thích ra ngoài ngắm sao thưởng nguyệt. Mùa thu mát mẻ, trời thu cao ít mây, ngắm trăng trở thành thú vui của nhiều người, bởi vậy mọi người đều có cảm giác trăng Trung thu sáng nhất.
Câu 24 Mặt trời là thiên thể như thế nào?
Chúng ta sống trên Trái đất, hàng ngày đều nhìn thấy Mặt trời mọc từ phía Đông và lặn về phía Tây. Mặt trời chiếu sáng ánh nắng khắp mặt đất soi sáng và cung cấp nhiệt năng cho con người. Mặt trời là thiên thể trong trung tâm hệ Mặt trời và cũng là sao phát sáng cách Trái đất gần nhất. Khoảng cách trung bình giữa Mặt trời và Trái đất là 149,60 triệu km, đường kính của Mặt trời là 1,39 triệu km gấp 109 lần đường kính Trái đất, thể tích của Mặt trời gấp 33 vạn lần khối lượng Trái đất, mật độ bình quân trên Mặt trời là 1,4gam/cm3.
Mặt trời cũng tự quay quanh mình nó, chu kỳ tự quay của Mặt trời ở bề mặt đường xích đạo khoảng 25 ngày, càng gần 2 cực Mặt trời chu kỳ quay càng dài, chu kỳ tự quay ở 2 cực khoảng 35 ngày. Nguyên tố có nhiều nhất trên Mặt trời là khí Hydro, sau đó là heli, ngoài ra còn có các nguyên tố cacbon, nitơ, õy và các loại nguyên tố kim loại. Các nguyên tố hoá học trên Mặt trời hầu như giống với các nguyên tố hoá học trong cấu tạo Trái đất, chỉ khác nhau ở tỉ lệ cấu tạo.
Bề ngoài Mặt trời mà chúng ta thường nhìn thấy là tầng ánh sáng trắng, chiều dầy của tầng ánh sáng trắng khoảng 500km, ánh sáng chói loà của Mặt trời chính là phát ra từ đó. Tầng các màu sắc của Mặt trời nằm ở phía trên tầng ánh sáng, và là một tầng khí quyển của Mặt trời, độ dầy khoảng vài nghìn kilomet, nhiệt độ từ mấy nghìn độ tới mấy triệu độ. Khi xảy ra hiện tượng nguyệt thực toàn phần những tia sáng chói loà phát ra từ tầng ánh sáng trắng bị Mặt trăng che khuất, lúc đó ta sẽ nhìn thấy tầng khí này có màu đỏ sẫm, bởi vậy các nhà thiên văn gọi tầng này là tầng màu sắc.
Câu 25 Vì sao Mặt trời có khả năng phát sáng và phát nhiệt?
Mặt trời là một quả cầu lửa nóng rực toả ánh sáng chói loà. Từng giờ từng phút Mặt trời đều toả ra năng lượng khổng lồ ban phát ánh sáng và nhiệt độ cho Trái đất của chúng ta, thế nhưng năng lượng mà Trái đất nhận được của Mặt trời chỉ bằng 1/2,2 tỉnăng lượng phát ra của Mặt trời. Để giúp bạn dễ tưởng tượng sức mạnh của Mặt trời, chúng ta tạm ví mỗi mét vuông trên bề mặt Mặt trời tương đương với một cỗ máy có động cơ 85.000 mã lực . Nếu ta phủ 1 lớp băng dầy 12 mét lên bề mặt Mặt trời thì chỉ chưa đầy một phút, nhiệt lượng toả ra của Mặt trời sẽ làm nóng chảy tất cả các lớp vỏ băng đó. Điều rất lạ lùng là Mặt trời đã toả sáng như vậy suốt mấy tỉ năm ròng.
Năm 1938, con người phát hiện ra phản ứng hạt nhân và đã giải đáp được bí mật năng lượng của Mặt trời. Trên thực tế nguồn năng lượng khổng lồ của Mặt trời phát ra chính là do vô số các hạt nhân nguyên tử trong kết cấu của Mặt trời sinh ra. Nguyên do là trên Mặt trời có chứa rất nhiều nguyên tố Hydro. Dưới áp suất của nhiệt độ 15 triệu độ C ở trung tâm Mặt trời, các hạt nhân nguyên tử Hydro tác dụng lẫn nhau kết hợp thành hạtnhân nguyên tử hêli, đồng thời sản sinh ra ánh sáng và nhiệt độ rất lớn.
Câu 26 Tầng ngoài của Mặt trời có những hoạt động gì?
Trên bức ảnh Mặt trời chụp bằng kính viễn vọng ta có thể nhìn thấy bề mặt của Mặt trời có rất nhiều chấm nhỏ trắng như những hạt gạo rải đều khắp tầng ánh sáng trắng của Mặt trời, vị trí và hình dạng các chấm trắng đó luôn thay đổi, chúng xuất hiện, toả sáng rồi biến mất chỉ trong vòng mấy phút rồi lại xuất hiện các chấm sáng khác giống như nồi cháo hoa đang đun sôi. Những chấm sáng đó được các nhà thiên văn gọi là " hạt gạo". Đường kính các "hạt gạo " khoảng 1000 km.
Khi xảy ra hiện tượng nhật thực toàn phần, phần ánh sáng Mặt trời bị che khuất, không trung bị tối sầm rất nhanh. Lúc này chúng ta có thể nhìn thấy 1 vành tròn ánh sáng mầu đỏ rất đẹp xung quanh Mặt trăng tối sẫm, đó chính là tầng mầu sắc của Mặt trời (nhật hoa). Đồng thời chúng ta có thể nhìn thấy từ tầng mầu sắc thò ra nhiều tia lửa dài. Tai lửa có lúc vắt vẻo trên cao, có lúc nối liền với bề mặt Mặt trời theo quỹ đạo hình cung. Đó là những khối vật chất nóng rực phát quang, chúng thường vươn lên cao tới mấy chục vạn kilomet, tốc độ vận động của các vật chất trong "tai lửa Mặt trời" rất cao thường là mấy trăm kilomet trong một giây.
Hoạt động mạnh nhất trong tầng mầu sắc của Mặt trời là những vụ nổ sinh ra những "vết sáng". Những vụ nổ này như những quả bom có sức công phá cực lớn, năng lượng sản sinh ra trong một vụ nổ tương đương với sức công phá của mấy vạn, thậm chí mấy chục vạn quả bom khinh khí trên Trái đất. Diện tích những vết sáng lớn có thể phủ kín 5/1000 Mặt trời (khoảng mấy tỉ kilomet vuông) nhưng chúng chỉ tồn tại trong vòng mấy phút hoặc mấy giờ. Qua đó ta thấy quy mô, quá trình tác động vật lý trên Mặt trời là vô cùng lớn. Muốn quan sát các vết sáng trên Mặt trời, người ta phải dùng các máy móc thiên văn chuyên dụng. Trên những bức ảnh Mặt trời do loại máy này chụp được, ta thấy các vết sáng thường ở cạnh các vết đen.
Câu 27 Vì sao xảy ra hiện tượng nhật thực và nguyệt thực?
Mặt trăng là vệ tinh của Trái đất và quay quanh Trái đất; đồng thời Trái đất cũng đem theo Mặt trăng quay quanh Mặt trời. Nhật thực và nguyệt thực là kết quả tất yếu của hai dạng chuyển động đó. Khi Mặt trăng chuyển dịch đến vị trí giữa Trái đất và Mặt trời, ba thiên thể cùng nằm trên một đường thẳng hoặc gần cùng một đường thẳng. Lúc đó Mặt trăng sẽ che khuất Mặt trời và xảy ra nhật thực. Khi Mặt trăng chuyển dịch đến nửa phần Trái đất không hướng về phía Mặt trời, ba thiên thể cùng nằm trên một đường thẳng.Bóng tối Trái đất sẽ che khuất Mặt trăng và xảy ra nguyệt thực.
Vì người quan sát nhật thực ( hoặc nguyệt thực) đứng ở vị trí khác nhau trên Trái đất và khoảng cách giữa Trái đất với Mặt trời cũng khác nhau nên mọi người trên Trái đất sẽ nhìn thấy cảnh nhật thực hoặc nguyệt thực không giống nhau: đó là các hiện tượng nhật thực toàn phần hoặc một phần hoặc nhật thực hình khuyên và nguyệt thực toàn phần hoặc một phần. Khi xảy ra nhật thực, nếu như chúng ta đứng trong phạm vi giữa điểm 1 và điểm 2 (hình trang 126) sẽ thấy Mặt trời bị che khuất toàn bộ, cũng tức là chúng ta đứng trong phạm vi bóng tối mà Mặt trăng bị che khuất, đó là nhật thực toàn phần. Nhưng nếu chúng ta đứng trong phạm vi giữa điểm 3 và 1, giữa điểm 4 và 2, sẽ nhìn thấy Mặt trời bị che khuất một phần, đó là nhật thực một phần.
Xem ra nhật thực xảy ra nhiều hơn nguyệt thực, vậy tại sao chúng ta thường có nhiều dịp nhìn thấy nguyệt thực hơn nhật thực? Đúng vậy! Trên phạm vi toàn Trái đất hàng năm xảy ra nhật thực nhiều hơn nguyệt thực, nhưng ở các miền trên Trái đất sẽ có nhiều dịp nhìn thấy nguyệt thực hơn nhật thực. Lý do là, mỗi lần xảy ra nguyệt thực, nhân loại trên một nửa Trái đất đều nhìn thấy; trong khi đó mỗi lần xảy ra nhật thực, chỉ có những người trong bóng tối rất hẹp của Mặt trăng mới nhìn thấy nhật thực.
Ví dụ như hồi 16 giờ 20 phut ngày 6/9/1979 xảy ra nguyệt thực toàn phần, dân chúng Châu á, châu âu, châu Phi đều nhìn thấy; nhưng ngày 26/2/1979 xảy ra nhật thực toàn phần thì chỉ có một số vùng ở Liên Xô (cũ) nhìn thấy nhật thực toàn phần, các nơi khác như phía đông Thái Bình Dương, phía bắc Đại Tây Dương, cực Tây châu âu .. chỉ nhìn thấy nhật thực một phần, ở Trung Quốc không nhìn thấy gì. Trên Trái đất rất hiếm khi chứng kiến nhật thực toàn phần, ở một số miền trên Trái đất trung bình khoảng 200 - 300 năm mới nhìn thấy 1 lần nhật thực toàn phần.
Ngày xưa những người chuyên nghiên cứu các hiện tượng thiên văn qua quan trắc và nghiên cứu thực tế đã rút ra kết luận là: nhật thực và nguyệt thực cứ cách 6585 ngày 8 giờ sẽ lặp lại một lần. Nói cách khác là lần này xuất hiện nhật thực (hoặc nguyệt thực) thì sau 18 năm 11 ngày 8 giờ nữa (nếu trong quãng thời gian này có 5 năm năm nhuận thì sẽ là 18 năm 10 ngày 8 giờ) sẽ lặp lại hiện tượng nhật thực (hoặc nguyệt thực) như lần trước. Người Ai Cập cổ đại gọi chu kỳ này là "chu kỳ Saros", saros tiếng Ai Cập nghĩa là "lặp lại". Người xưa đã lợi dụng chu kỳ này để dự báo thời gian xảy ra nhật thực hoặc nguyệt thực, nhưng họ không giải thích được vì sao nhật thực và nguyệt thực lại xảy ra theo chu kỳ đó. Mãi cho đến thời kỳ cận đại khi các nhà khoa học nghiên cứu quá trình vận động của Mặt Trăng, vấn đề này mới được sáng tỏ.
Chúng ta đều biết rằng hiện tượng nhật thực và nguyệt thực chỉ xảy ra khi vị trí của Mặt Trời - Mặt Trăng - Trái Đất hoặc Mặt Trời - Trái Đất - Mặt Trăng cùng nằm trên một đường thẳng, có nghĩa là chỉ khi nào trăng non hoặc trăng tròn ở vào vị trí gần giao điểm giữa quỹ đạo của Mặt Trăng (quay quanh Trái Đất) và quỹ đạo của Trái Đất (quay quanh Mặt Trời), lúc đó mới xảy ra nhật thực hoặc nguyệt thực. Nhưng chúng ta cần nhớ rằng, trong khi Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất thì Trái Đất cùng quay xung quanh Mặt Trời, vì thế vị trí của Mặt Trăng trong không gian luôn thay đổi, giao điểm của nó với quỹ đạo của Trái Đất cũng luôn xê dịch, sau khoảng 18 nă 11 ngày 8 giờ hiện tượng nhật thực (hoặc nguyệt thực) sẽ lặp lại như lần trước. Thế nhưng đối với Trái Đất, hiện tượng lặp lại lần sau không phải ở vị trí giống như lần trước.
Câu 28 Thế nào là Trăng che sao?
Khi Mặt trăng di chuyển đến giữa Trái đất và Mặt trời, ba thiên thể cùng nằm trên một đường thẳng, từ Trái đất nhìn lên ta thấy Mặt trăng che khuất Mặt trời và xảy ra nhật thực. Cũng giống như vậy, Khi Mặt trăng che khuất một thiên thể nào đó ở xa xôi, ta gọi hiện tượng đó là Trăng che sao(che lấp).
Câu 29 Sao Thuỷ mới phát hiện ra có bộ mặt như thế nào?
Khoảng cách gần nhất giữa sao Thuỷ và Trái đất là 77 triệu km, xa với rất nhiều so với khoảng cách 38 vạn km từ Mặt trăng tới Trái đất, thêm vào đó sao Thuỷ là hành tinh nằm trong quỹ đạo Mặt trời, độ góc với Mặt trời không vượt quá 28 độ nên hầu như lúc nào sao Thuỷ cũng bị ánh sáng Mặt trời lúc bình minh và hoàng hôn che lấp, muốn quan trắc sao Thuỷ không phải dễ dàng. Có tin đồn rằng, năm 1543 trước khi chết, Copernic đã than phiền đến cuối đời ông vẫn chưa được nhìn thấy sao Thuỷ. Trên Trái đất hiện nay, nếu dùng kính viễn vọng tốt nhất để quan trắc sao Thuỷ thì cũng chỉ nhận biết được những khu vực trên sao thuỷ có chiều dài trên 750 km. Nói cách khác là, từ Trái đất ta không thể nhìn rõ bề mặt của sao Thuỷ.
Phát hiện đầu tiên khiến mọi người vô cùng kinh ngạc là bề mặt của sao Thuỷ rất giống bề mặt của Mặt trăng, cũng là những dãy núi tròn xen kẽ nhau và các mạch núi, thung lũng, đồng bằng, vách núi cao. Có dãy núi tròn đường kính tới mấy trăm kilomet, cũng có những dãy núi tròn đường kính chỉ độ mấy chục kilomet, mấy kilomet thậm chí nhỏ hơn nữa; cũng có eo núi dài tới hơn 100 kilomet và thung lũng có đường kính tới hơn 1000 kilomet. Các nhà khoa học không những phát hiện ra chúng mà còn đặt tên cho chúng. Ví dụ: Trên sao Thuỷ có một thung lũng đường kính 1.300 km, khi sao Thuỷ di chuyển đến điểm gần Mặt trời , ánh Mặt trời chiếu thẳng vào thung lũng này và đây là nơi nóng nhất trên bề mặt của tất cả các hành tinh trong hệ Mặt trời, bởi vậy các nhà khoa học đã đặt tên cho nó là "Thung lũng Calo" - Nghĩa là thung lũng nóng.
Câu 30 Lớp mây mù dầy đặc trên sao Kim là gì?
Sao Kim là một hành tinh sáng nhất trong không trung, ánh sáng của sao Kim chỉ thua kém Mặt trời và Mặt trăng. ở Trung Quốc cổ đại, khi sao Kim xuất hiện lúc hoàng hôn, người ta gọi nó là " trường canh tinh" ( sao báo trước một đêm dài) và khi sao Kim xuất hiện lúc bình minh được gọi là " khải minh tinh" hoăc "thái bạch tinh" (sao báo trước trời sáng). Thực ra các tên gọi đó chỉ là một sao: sao Kim. So với các sao khác, so với các sao khác sao Kim cách Trái đất gần hơn cả, lúc gần nhất là 40 triệu km, chưa bằng 1/3 khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời. Lẽ ra các nhà thiên văn học phải hiểu biết tường tận về vị láng giềng gần gũi của Trái đất. Nhưng thực tế không phải vậy bởi vì xung quanh sao Kim luôn có lớp khí quyển dầy đặc trong đó có mây mù mờ mịt che khuất tầm nhìn của con người trên Trái đất. Mấy trăm năm qua các nhà khoa học thiên văn chưa làm sao nhìn rõ được bộ mặt thật của sao Kim.
Tháng 2 năm 1964, mấy nhà khoa học đã thả một khí cầu có gắn máy móc tinh vi lên độ cao 27 km để nghiên cứu quang phổ của sao Kim. Trên độ cao đó, khí quyển của Trái đất rất loãng không cản trở gì đến việc nghiên cứu quang phổ. Các nhà khoa học đã phát hiện ra trong khí quyển của sao Kim có hơi nước. Phần khí quyển trên tầng mây của sao Kim có chứa lượng hơi nước tương đương với lớp nước dày 0,1 milimet. Hàm lượng đó không ít hơn hàm lượng hơi nước trên tầng cao khí quyểT trái đất. Qua đó các nhà khoa học còn dự đoán rằng trong lớp khí quyển ở dưới tầng mây sao Kim hàm lượng hơi nước còn nhiều hơn nữa.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hùng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)