Những cái nhất trong địa lý

Chia sẻ bởi Lê Đê Phê | Ngày 26/04/2019 | 112

Chia sẻ tài liệu: Những cái nhất trong địa lý thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

NHỮNG CÁI NHẤT
I. Về Tự nhiên:
Lục địa lớn nhất thế giới: Lục địa lớn nhất thế giới là châu Á. Nó gần nǎm lần lớn hơn châu Úc (là lục địa nhỏ nhất). Châu Phi và châu Á gộp lại thì nhỉnh hơn phân nửa toàn bộ mặt đất trên thế giới.
Biển lớn nhất TBD: Biển Philippin (5 triệu km2)
Đỉnh núi cao nhất thế giới: Đỉnh của 109 ngọn núi cao nhất thế giới đều ở cả châu á - ở dãy Hy Mã Lạp Sơn có tới 96 ngọn. Đỉnh Everest là núi cao nhất địa cầu (Nepal và Trung Quốc). Nó cao 8848m. Nó cao hơn 20 lần tháp Scars ở Chicago. Nếu chất các khối nhà cao tầng để so với đỉnh Everest thì nó sẽ cần có 2200 tầng (Nếu bạn nhảy khỏi đỉnh Everest thì bạn sẽ mất 2 phút và 43 giây trước khi chạm đất) Người đầu tiên leo đến đỉnh núi Everest là Edmund Hillary, một nhà leo núi người New Zealand và Sherpa Tenzing vào ngày 29 tháng 5 nǎm 1953. -Cao nhất Nam Mỹ: Đỉnh Aconcagua (Argentina)    6.962m -Cao nhất Bắc Mỹ: Đỉnh Mckinlay (Denali, Alaska) 6.194m -Cao nhất châu Phi: Đỉnh Kilimanjaro (Tanzania)      5.895m -Cao nhất châu Âu: Đỉnh Elbrus (vùng Caucasus thuộc Nga)  5.642m -Cao nhất châu Đại Dương: Đỉnh Puncak Jaya (New Guinea) 4.884/5.040m -Cao nhất Australia: Núi Kosciuszko 2.228m -Cao nhất Nam cực: Khối núi Vinson 4.892m
Đảo cao nhất: New Guinea
Lục địa có độ cao trung bình lớn nhất: Châu Nam cực 2.000m

Vực sâu nhất: Chỗ sâu nhất của các đại dương là vực Challenger gần quần đảo Marianas thuộc Philippines. Toạ độ:  15-08` B  150-56` Đ HMRG Deep thuộc rãnh Mariana. -Sâu nhất Đại Tây Dương: Rãnh Puerto Rico, sâu 8.648m -Sâu nhất biển Bắc cực (vùng nước giữa Bắc Mỹ và Á -Âu): lòng chảo Á- Âu, sâu 5.450m Nơi thấp nhất trên lục địa: Nơi thấp nhất trên lục địa Trái Đất là bờ Biển Chết (Tử Hải), (Irael và Jordan) có độ sâu -403m (hay -1322 feet) so với mặt nước biển. Tuy nhiên số liệu này không cố định bởi do tình hình mưa, nắng (đúng hơn là nắng nhiều hay ít) mà mặt hồ này có thể dao động cao thấp chút ít theo thời gian trong năm. -Thấp nhất châu Phi: Hồ Assal (Djibuti) -156m -Thấp nhất Bắc Mỹ: Thung lũng Chết (California) -86m -Thấp nhất Nam Mỹ: Bahia Blanca (Argentina) -42m  -Thấp nhất châu Âu: Bờ biển Caspian (Nga, Iran và Turkmenstan) -28m -Thấp nhất châu Úc: Hồ Eyre -12m
Tuyết ở xích đạo: Đỉnh núi Kenya nằm ở xích đạo, nhưng đỉnh của nó cao 5199m so với mặt biển nên luôn luôn phủ đầy tuyết. Khi bạn leo núi, nhiệt độ giảm và khí hậu thay đổi như thể bạn đang đi về Bắc cực hay Nam cực vậy. Nếu bạn leo lên đỉnh núi Kenya, bạn sẽ rời xa những chú voi và đồng cỏ dưới đất, vượt đám mưa rừng nhiệt đới ở độ cao 1650 m, rồi xuyên qua rừng tre và vùng đất truông trước khi đến đồng cỏ trên núi, tiến tới phía đỉnh núi. Đỉnh núi Snoudon ở xứ Wales, ngày trước cao như những ngọn núi của dãy Alps cao trên 5000m nhưng bǎng, gió, mưa và tuyết đã xói mòn dần nó xuống nên chiều cao hiện nay là 1085m. Đảo Hawaii là đỉnh của một ngọn núi lớn mà nó thậm chí lớn hơn đỉnh núi Everest. Chân núi Hawaii ở 9000m dưới mặt biển, trên nền của đại dương.
Hòn đảo lớn nhất thế giới: Greenland là hòn đảo lớn nhất thế giới. (Châu Úc là lục địa nên không tính là đảo). Greenland diện tích trên 2 000 000 km2, lớn gấp gần 10 lần nước Anh. Nó bao phủ đầy bǎng và tuyết. New Guinea, Borneo và Madagascar là ba hòn đảo lớn kế đó, nhưng cả ba đều nhỏ so với Greenland.
Hồ nước ngọt lớn nhất thế giới: Hồ nước ngọt lớn nhất thế giới là hồ Superior ở Canada. Nó rộng trên 80 000 km2. Biển Caspian thậm chí lớn hơn hồ Superior gần 5 lần nhưng nước mặn.
Hồ nước sâu nhất thế giới:      Hồ Baikal ở trung tâm Siberia là hồ sâu nhất thế giới. Nó sâu 1940m, sâu hơn 2 lần độ sâu của biển Bắc, Canary Whart là toà cao ốc cao nhất châu Âu, nhưng hồ Baikal sâu gấp 8 lần chiều cao của nó. Hồ Baikal nhiều nước hơn bất kỳ một hồ nước nào khác với 23 000 km3 nước. Nó có thể nhấn chìm nước Anh tới độ sâu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Đê Phê
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)