Những bước ngoặt trong hành trình tìm đường cứu nước của Bác Hồ

Chia sẻ bởi Nguyễn Hồng Miên | Ngày 26/04/2019 | 65

Chia sẻ tài liệu: Những bước ngoặt trong hành trình tìm đường cứu nước của Bác Hồ thuộc Lịch sử

Nội dung tài liệu:

NHỮNG BƯỚC NGOẶT TRONG HÀNH TRÌNH TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC

Ths sĩ Nguyễn Thị Hồng Miên

Hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc là một huyền thoại. Trong chuyến hành trình ấy Người đã đi tới để trực tiếp quan sát những chuyển biến tại nhiều nước châu Âu, châu Phi, châu Á, Bắc Mỹ và Trung Đông – “một việc mà không có lãnh tụ nào khác làm được trong thế kỷ 20”.
Trước ngày ra đi tìm con đường cứu nước mới, Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc) bàn với một người bạn thân về chuyến đi ra nước ngoài. Anh nói: “tôi muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng nếu đi một mình, thật ra cũng có điều mạo hiểm, ví như khi đau ốm... Anh muốn đi với tôi không?”
Khi người bạn hỏi lấy đâu ra tiền mà đi, anh Thành vừa nói vừa giơ hai bàn tay:
“Đây, tiền đây... chúng ta sẽ làm việc. Chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi”.
Ngày 5 tháng 6 năm 1911, Nguyễn Tất Thành với tên gọi Văn Ba từ cảng Nhà Rồng (Sài Gòn), trên con tàu mang tên L’Amiral Latouche Trévill rời Tổ quốc. Lộ trình tìm đường cứu nước của Người với những bước ngoặt lịch sử.
Một là: Nhận ra hạn chế của các nhà yêu nước đương thời. Nguyễn Ái Quốc rất khâm phục tinh thần yêu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Hoàng Hoa Thám, nhưng không đồng ý đi theo con đường của một người nào. Vì: Cụ Phan Chu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương. Anh nhận điều đó là sai lầm, chẳng khác gì xin giặc rủ lòng thương. Cụ Phan Bội Châu hy vọng Nhật giúp đỡ để đuổi Pháp. Điều đó rất nguy hiểm, chẳng khác gì "đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau". Cụ Hoàng Hoa Thám còn thực tế hơn, vì trực tiếp đấu tranh chống Pháp. Nhưng theo lời người ta kể thì cụ còn nặng cốt cách phong kiến.
Trong khi nhiều người còn ngưỡng mộ cách mạng tư sản, Người đã vượt qua sự hạn chế tầm nhìn của họ, đi theo con đường cứu nước khác.
Hai là: Tìm ra chỗ hạn chế của cách mạng dân chủ tư sản là những cuộc cách mạng không giải phóng được công nông và quần chúng lao động.
Một cuộc khảo sát có một không hai ở Mỹ, Anh và Pháp đã giúp Nguyễn Ái Quốc nhận ra là ở đâu cũng có hai loại người: người giàu và người nghèo, người áp bức và người bị áp bức. Càng ngày Người càng hiểu sâu sắc bản chất của chủ nghĩa đế quốc.
Ngày 6-7-1911, Nguyễn Tất Thành đến cảng Mácxây, thấy nhiều phụ nữ nghèo khổ. Nguyễn Tất Thành nói với người bạn “Tại sao người Pháp không “khai hóa” đồng bào của họ trước khi đi “khai hóa” chúng ta?”
Làm thuê trên chiếc tàu đi vòng quanh châu Phi, tận mắt trông thấy những cảnh khổ cực, chết chóc của người da đen dưới roi vọt của bọn thực dân, Nguyễn Tất Thành nghĩ: Đối với bọn thực dân, tính mạng của người thuộc địa, da vàng hay da đen cũng không đáng một xu.
Giữa tháng 12-1912, Nguyễn Tất Thành tới nước Mỹ, Người dành một phần thời gian để lao động kiếm sống, còn phần lớn thời gian dành cho học tập, nghiên cứu Cách mạng tư sản Mỹ năm 1776. Khi thăm pho tượng Thần Tự do, Nguyễn Tất Thành không để ý đến ánh hào quang quanh đầu tượng mà xúc động trước cảnh những nô lệ da đen dưới chân tượng. 
Nước Mĩ hoa lệ đây ư?
Thần tự do đứng nhân từ đấy sao?
Mà sao nô lệ đồng bào
Dưới chân tượng vẫn than gào khổ đau
Hào quang tượng ở trên đầu
Sao không tỏa đến nỗi đau khốn cùng?
Cuối năm 1913, Nguyễn Tất Thành từ Mỹ sang Anh và cuối năm 1917 trở lại Pháp.  Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước thắng trận họp Hội nghị hoà bình ở Véc-xai (Pháp) tháng 6-1919 để chia phần. Thay mặt Hội những người Việt Nam yêu nước, Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị bản yêu sách 8 điểm. Những yêu sách dù khiêm tốn của Người cũng không được Hội nghị chấp nhận. Sự kiện này đã giúp Nguyễn Ái Quốc hiểu rõ “chủ nghĩa Uynxơn chỉ là một trò bịp bợm lớn”. Muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình, trông cậy vào lực lượng của bản thân mình.
Ba là: Đi theo con đường của Cách mạng Tháng Mười Nga, đi theo Quốc tế Cộng sản.
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 thắng,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hồng Miên
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)