Những bức ảnh chiến tranh VN từ Mĩ
Chia sẻ bởi Phạm Huy Hoạt |
Ngày 27/04/2019 |
58
Chia sẻ tài liệu: Những bức ảnh chiến tranh VN từ Mĩ thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Hình ảnh
chiến tranh
Việt Nam
qua ống kính người Mĩ
(PHH ST nhân Ngày Chiến thắng 30 - 4 – 2015)
Đầu tháng 1/1963, tạp chí LIFE đăng phóng sự ảnh tiêu đề “Chúng ta sa lầy sâu hơn vào cuộc chiến tranh giữa rừng” gây chấn động mạnh trong dư luận Mỹ. Phần lớn những bức ảnh trong bài do Larry Burrows chụp trên chiến trường Việt Nam.
Đây là các tư liệu giúp bạn hiểu thêm về lich sử VN nhứng năm kháng chiến chông Mĩ ác liệt nhìn từ góc đô bên kia.
Trong những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ 20, người dân Mỹ không biết nhiều tới cuộc chiến tại Việt Nam, nơi cách họ nửa vòng trái đất.
Người cha ôm xác con khi nhóm lính Việt Nam Cộng hòa nhìn xuống từ xe thiết giáp ngày 19/3/1964. Em bé chết khi quân đội Sài Gòn truy đuổi du kích giải phóng tới một ngôi làng gần biên giới Campuchia.
Tác phẩm của Horst Faas, phóng viên AP, giành giải báo chí danh giá Putilizer năm 1965. Ảnh: AP
“Tai bay vạ gió” –
đau lòng cho trẻ nhỏ
“Cá chuối đắm đuối vì con”
Bà mẹ Việt Nam cùng các con vượt sông để tránh bom Mỹ tại Bình Định là tác phẩm của phóng viên người Nhật Kyoichi Sawada năm 1965.
Tác phẩm được World Press Photo (WPP), tổ chức có trụ sở tại Hà Lan, chọn là Ảnh báo chí thế giới của năm. Ảnh: United Press International
“Cú nhòm chuồng lợn”
Nhòm đã ớn
Chỉ huy xe tăng M48 Patton nhìn qua ống kính. Ảnh do phóng viên Co Rentmeester của Hà Lan chụp năm 1967. Đây là ảnh màu đầu tiên giành giải của WPP. Ảnh: Co Rentmeester
“Gối đất
dầm sương”
Rồi bỏ mạng ở chiến trường
Toshio Sakai, phóng viên Nhật, ghi lại hình ảnh lính Mỹ nằm nghỉ trong cơn mưa tầm tã ở chiến trường miền Nam Việt Nam. Cả hai đều mặc áo mưa để tránh nước và kiến rừng.
Bức ảnh được chụp ngày 17/6/1967 và đạt giải Pulitzer năm 1968. Ảnh: United Press International
Hơn cả “nước sôi lửa bỏng”, Na-pan-dã man như thế !
Nhân vật chính trong tác phẩm để đời của Nick Ut - Cô bé Phan Thị Kim Phúc vừa chạy vừa khóc khi Mỹ dội bom napalm xuống Trảng Bàng năm 1972. Hiện Kim Phúc sống tại Canada cùng chồng và con. Ảnh: AP
Bức ảnh "Em bé Napalm" của Nick Ut, nhiếp ảnh gia AP, mang tính biểu tượng về tính tàn khốc của cuộc chiến và giành giải Pulitzer năm 1973.
“Gắp lửa bỏ tay người” đã tàn ác, dội napalm còn tàn ác hơn
Đây là loại vũ khí cực kỳ nguy hiểm mà quân đội Mỹ sử dụng thường xuyên trong chiến tranh Việt Nam. Nạn nhân của bom Napalm sẽ bỏng nặng. Ngay cả khi họ nhảy xuống nước, phốt pho trắng trong bom vẫn tiếp tục gây bỏng tới tận xương.
Quân Mỹ thả bom Napalm xuống một khu vực dân cư. Ảnh trong bài do Larry Burrows chụp trên chiến trường Việt Nam
Tháng 6/1963, nhà sư Thích Quảng Đức tự thiêu trên một tuyến phố ở Sài Gòn nhằm phản đối các chính sách phân biệt đối xử nhằm vào Phật giáo. Ảnh: AP
“Gieo gió gặp bão”
ngay tại nước Mĩ
Mary Ann Vecchio gào khóc bên cạnh xác của một sinh viên tại Đại học Kent, bang Ohio, ngày 4/5/1970. Vệ binh quốc gia Mỹ đã xả súng vào đám người biểu tình chống chiến tranh Việt Nam trong trường, làm 4 người thiệt mạng.
Bức ảnh mang lại cho nhiếp ảnh gia John Filo giải Pulitzer1970. Ảnh: AP
“Người ăn mặn, người khát nước”
Một lính Mỹ bị thương trong trận đánh năm 1966 giữa binh lính VNCH và lính Mỹ với Quân giải phóng. Ảnh: AP
Larry Burrows chụp bức ảnh nổi tiếng nhất của ông vào tháng 10/1966. Jeremiah Purdie, một quân nhân bị thương, bước về phía một đồng đội nằm trên mặt đất trong trận chiến khốc liệt ở phía nam khu phi quân sự ngăn cách hai miền.
Binh lính Mĩ-ngụy “trang bị đến tận răng” để đối phó với người dân “không tấc ắt trong tay” trong một trận càn.
Lính VNCH đánh một người bị tình nghi là quân Giải phóng trong 1 trận càn tháng 10/1965.. Ảnh: AP
Binh lính Mĩ-ngụy “trang bị đến tận răng” đối phó với người dân “không tấc ắt trong tay
PHH sưu tầm tổng hợp
Lời cho các ảnh bằng “Thành ngữ VN” do người T đặt
chiến tranh
Việt Nam
qua ống kính người Mĩ
(PHH ST nhân Ngày Chiến thắng 30 - 4 – 2015)
Đầu tháng 1/1963, tạp chí LIFE đăng phóng sự ảnh tiêu đề “Chúng ta sa lầy sâu hơn vào cuộc chiến tranh giữa rừng” gây chấn động mạnh trong dư luận Mỹ. Phần lớn những bức ảnh trong bài do Larry Burrows chụp trên chiến trường Việt Nam.
Đây là các tư liệu giúp bạn hiểu thêm về lich sử VN nhứng năm kháng chiến chông Mĩ ác liệt nhìn từ góc đô bên kia.
Trong những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ 20, người dân Mỹ không biết nhiều tới cuộc chiến tại Việt Nam, nơi cách họ nửa vòng trái đất.
Người cha ôm xác con khi nhóm lính Việt Nam Cộng hòa nhìn xuống từ xe thiết giáp ngày 19/3/1964. Em bé chết khi quân đội Sài Gòn truy đuổi du kích giải phóng tới một ngôi làng gần biên giới Campuchia.
Tác phẩm của Horst Faas, phóng viên AP, giành giải báo chí danh giá Putilizer năm 1965. Ảnh: AP
“Tai bay vạ gió” –
đau lòng cho trẻ nhỏ
“Cá chuối đắm đuối vì con”
Bà mẹ Việt Nam cùng các con vượt sông để tránh bom Mỹ tại Bình Định là tác phẩm của phóng viên người Nhật Kyoichi Sawada năm 1965.
Tác phẩm được World Press Photo (WPP), tổ chức có trụ sở tại Hà Lan, chọn là Ảnh báo chí thế giới của năm. Ảnh: United Press International
“Cú nhòm chuồng lợn”
Nhòm đã ớn
Chỉ huy xe tăng M48 Patton nhìn qua ống kính. Ảnh do phóng viên Co Rentmeester của Hà Lan chụp năm 1967. Đây là ảnh màu đầu tiên giành giải của WPP. Ảnh: Co Rentmeester
“Gối đất
dầm sương”
Rồi bỏ mạng ở chiến trường
Toshio Sakai, phóng viên Nhật, ghi lại hình ảnh lính Mỹ nằm nghỉ trong cơn mưa tầm tã ở chiến trường miền Nam Việt Nam. Cả hai đều mặc áo mưa để tránh nước và kiến rừng.
Bức ảnh được chụp ngày 17/6/1967 và đạt giải Pulitzer năm 1968. Ảnh: United Press International
Hơn cả “nước sôi lửa bỏng”, Na-pan-dã man như thế !
Nhân vật chính trong tác phẩm để đời của Nick Ut - Cô bé Phan Thị Kim Phúc vừa chạy vừa khóc khi Mỹ dội bom napalm xuống Trảng Bàng năm 1972. Hiện Kim Phúc sống tại Canada cùng chồng và con. Ảnh: AP
Bức ảnh "Em bé Napalm" của Nick Ut, nhiếp ảnh gia AP, mang tính biểu tượng về tính tàn khốc của cuộc chiến và giành giải Pulitzer năm 1973.
“Gắp lửa bỏ tay người” đã tàn ác, dội napalm còn tàn ác hơn
Đây là loại vũ khí cực kỳ nguy hiểm mà quân đội Mỹ sử dụng thường xuyên trong chiến tranh Việt Nam. Nạn nhân của bom Napalm sẽ bỏng nặng. Ngay cả khi họ nhảy xuống nước, phốt pho trắng trong bom vẫn tiếp tục gây bỏng tới tận xương.
Quân Mỹ thả bom Napalm xuống một khu vực dân cư. Ảnh trong bài do Larry Burrows chụp trên chiến trường Việt Nam
Tháng 6/1963, nhà sư Thích Quảng Đức tự thiêu trên một tuyến phố ở Sài Gòn nhằm phản đối các chính sách phân biệt đối xử nhằm vào Phật giáo. Ảnh: AP
“Gieo gió gặp bão”
ngay tại nước Mĩ
Mary Ann Vecchio gào khóc bên cạnh xác của một sinh viên tại Đại học Kent, bang Ohio, ngày 4/5/1970. Vệ binh quốc gia Mỹ đã xả súng vào đám người biểu tình chống chiến tranh Việt Nam trong trường, làm 4 người thiệt mạng.
Bức ảnh mang lại cho nhiếp ảnh gia John Filo giải Pulitzer1970. Ảnh: AP
“Người ăn mặn, người khát nước”
Một lính Mỹ bị thương trong trận đánh năm 1966 giữa binh lính VNCH và lính Mỹ với Quân giải phóng. Ảnh: AP
Larry Burrows chụp bức ảnh nổi tiếng nhất của ông vào tháng 10/1966. Jeremiah Purdie, một quân nhân bị thương, bước về phía một đồng đội nằm trên mặt đất trong trận chiến khốc liệt ở phía nam khu phi quân sự ngăn cách hai miền.
Binh lính Mĩ-ngụy “trang bị đến tận răng” để đối phó với người dân “không tấc ắt trong tay” trong một trận càn.
Lính VNCH đánh một người bị tình nghi là quân Giải phóng trong 1 trận càn tháng 10/1965.. Ảnh: AP
Binh lính Mĩ-ngụy “trang bị đến tận răng” đối phó với người dân “không tấc ắt trong tay
PHH sưu tầm tổng hợp
Lời cho các ảnh bằng “Thành ngữ VN” do người T đặt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Huy Hoạt
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)