Những bệnh thường gặp ở động vật

Chia sẻ bởi Phạm Thị Thanh Hà | Ngày 11/05/2019 | 58

Chia sẻ tài liệu: những bệnh thường gặp ở động vật thuộc Công nghệ 10

Nội dung tài liệu:

NHỮNG BỆNH THƯỜNG GẶP Ở ĐỘNG VẬT THỦY SẢN
1. Bệnh xuất huyết do virus ở cá trắm cỏ
1. Tác nhân gây bệnh:
Reovirus có cấu trúc acid Nucleic nhân là ARN không có vỏ, hình khối 20 mặt đối xứng theo tỷ lệ 5:3:2, có 92 capsomer, đường kính khoảng 60-70nm.
Picornavirus nhỏ hơn, đường kính 25-35 nm.
Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1, đã kiểm tra dưới kính hiển vi điện tử gặp thể virus ở mạng lưới nội chất của tế bào gan, thận của cá trắm cỏ bị bệnh.
Virus ở gan thận cá trắm cỏ bị bệnh xuất huyết
1. Bệnh xuất huyết do virus ở cá trắm cỏ
2. Dấu hiệu bệnh lý:
Cá kém ăn hoặc bỏ ăn
Da đổi màu xẫm, khô ráp
Gốc vây, nắp mang, xoang mang, xoang miệng xuất huyết, mắt lồi xuất huyết
Cơ dưới da xuất huyết cục bộ hoặc xuất huyết toàn phần
Cơ quan nội tạng xuất huyết, ruột xuất huyết nhưng không hoại tử
Cá trắm cỏ bị bệnh xuất huyết, vẩy rụng
Cá trắm cỏ bị bệnh xuất huyết, vẩy rụng, da khô ráp
Cá trắm cỏ bị bệnh xuất huyết,
cơ dưới da xuất huyết màu đỏ tím
Cá trắm cỏ bị bệnh xuất huyết,
cơ dưới da xuất huyết màu đỏ tím
Cá trắm cỏ bị bệnh xuất huyết,
cơ dưới da xuất huyết màu đỏ tím
1. Bệnh xuất huyết do virus ở cá trắm cỏ
3. Phân bố và mùa vụ xuất hiện bệnh
Cá bị bệnh từ 3-5 ngày có thể chết, tỷ lệ chết 60-80%, chết 100%
Cá bị bệnh từ 6-25 cm, thường từ 15-25cm (0,1-0,5kg/con)
Bệnh gặp chủ yếu ở trắm cỏ và trắm đen
Bệnh xuất hiện vào mùa xuân, đầu hè và mùa thu, nhiệt độ nước 25-300C
4. Ch?n doán b?nh
Nuôi cấy virus, Kháng huyết thanh đặc hiệu
1. Bệnh xuất huyết do virus ở cá trắm cỏ
5. Phòng bệnh
Vệ sinh môi trường bằng vôi nung (CaO)
Cho cá ăn thuốc KN-04-12, Vitamin C
Dùng vacxin
2. Bệnh đốm trắng (WSSV) ở giáp xác
2. Dấu hiệu bệnh lý:
- Dấu hiệu đặc trưng của bệnh có những đốm trắng ở dưới vỏ. Những đốm trắng thường có đường kính từ 0,5-2,0 mm.
- Thường liên quan đến sự xuất hiện của bệnh đỏ thân.
- Thể virus ký sinh trong tổ chức biều bì và trung bì, tế bào biểu bì ruột, dạ dày.
- Những dấu hiệu khác: Đầu tiên thấy tôm ở tầng mặt và dạt vào bờ, bỏ ăn, hoạt động kém, các phần phụ bị tổn thương, nắp mang phồng lên và vỏ có nhiều sinh vật bám.
- Các đốm trắng xuất hiện ngay khi có dấu hiệu đầu tiên về sức khoẻ tôm yếu và có thể đến 100% tôm bị bệnh trong vòng từ 3-10 ngày.
Tôm sú bơi vào bờ chết do bị bệnh đốm trắng (WSSV)
Tôm sú bơi vào bờ chết do bị bệnh đốm trắng (WSSV)
Tôm sú bơi vào bờ do bị bệnh đốm trắng (WSSV)
Tôm sú bơi vào bờ chết do bị bệnh đốm trắng (WSSV)
Tôm sú bơi vào bờ chết do bị bệnh đốm trắng (WSSV)
Đốm trắng trên vỏ của tôm sú bị bệnh đốm trắng (WSSV)
Các thể vùi ở biểu bì dạ dày của tôm nhiễm bệnh đốm trắng (WSSV)
Các thể vùi trong tế bào biểu bì dạ dày
của tôm sú nhiễm bệnh đốm trắng (WSSV)
Các thể vùi ở mang tôm nhiễm bệnh đốm trắng (WSSV)
Các thể vùi ở tế bào mang tôm sú nhiễm bệnh
Các thể vùi ở tế bào mang tôm sú nhiễm bệnh
2. Bệnh đốm trắng (WSSV) ở giáp xác
3. Phân bố và lan truyền bệnh
- Bệnh đốm trắng được thông báo đầu tiên ở Trung Quốc (1989); Thái lan, năm 1989.
- Năm 1992 - 1993 ở Thái Lan, tôm nuôi đã bị bệnh đầu vàng và đốm trắng thiệt hại hơn 40 triệu đôla. Năm 1993 Nhật Bản nhập tôm của Trung Quốc đã xuất hiện bệnh đốm trắng.
- Năm 1994 đã có các báo cáo từ ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản và Thái Lan tìm ra nguyên nhân gây bệnh đốm trắng
- Việt nam bắt đầu nghiên cứu 1994, đến nay bệnh WSSV đã lây lan cả nước
- Bệnh phân bố ở giáp xác, như các loài tôm he (tôm sú, tôm lớt, tôm thẻ, tôm nương...), tôm rảo, tôm vàng, tôm chì... Ngoài ra còn gặp ở một số loài Acetes spp (moi), các loài cua biển (Scylla serrata), ghẹ (Portunuss spp), giáp xác phù du..
- Nuôi sau 30-50 ngày, tôm thường phát bệnh chết hàng loạt, đầu tiên tôm rảo, tôm đất và cua chết trước sau đó tiếp tục tôm sú chết.
- Phát bệnh nhiều vào mùa xuân và đầu mùa hè.
- Bệnh lây theo phương nằm ngang là chính
2. Bệnh đốm trắng (WSSV) ở giáp xác
4. Chẩn đoán bệnh:
Dùng phương pháp mô bệnh học,
Thử test PCR, Enzyme miễn dịch
2. Bệnh đốm trắng (WSSV) ở giáp xác
5. Phòng bệnh
- Không vận chuyển tôm giống mật độ cao.
- Thức ăn tươi sống dùng nhiệt nấu chín.
- Nguồn nước cấp cho ao nuôi tôm phải lắng lọc và khử trùng.
- Phun formalin để diệt các tôm bị bệnh không lây lan sang tôm khoẻ.
- Vớt tôm chết ra khỏi ao
- Nước ao nuôi tôm bị bệnh đốm trắng phải xử lý bằng Chlorua vôi nồng độ cao, không được xả ra ngoài.
- Khi phát hiện dấu hiệu bệnh tốt nhất là thu hoạch ngay.
3- Bệnh sán lá đơn chủ đẻ trứng
Tác nhân gây bệnh: Dactylogyrus
Phía trước có 4 thuỳ đầu trong đó có 4 đôi tuyến đầu tiết chất nhờn phá hoại tổ chức vật chủ. Có 4 điểm mắt.
Phía sau cơ thể có đĩa bám, chính giữa đĩa bám có một đôi móc giữa, hai móc giữa nối với nhau bởi màng nối lưng và màng nối bụng, xung quanh đĩa bám có 7 đôi móc rìa.
Cơ thể nhỏ, chiều dài 0,2-0,6mm
Bệnh sán lá đơn chủ đẻ trứng
Tác nhân gây bệnh: Silurodiscoides, Ancyrocephalus, Haliotrema, Pseudorhabdosynochus Quadriacanthus- 2 đôi móc giữa,
Bệnh sán lá đơn chủ đẻ trứng
Tác nhân gây bệnh: Trianchoratus- 3 móc giữa
Benedenia- đĩa bám chia thành van bám
Bệnh sán lá đơn chủ đẻ trứng
Tác nhân gây bệnh: Benedenia- đĩa bám chia thành van bám
Các dạng đĩa bám của sán lá đơn chủ gây bệnh cho cá nuôi
Sán lá đơn chủ ở cá ba sa và cá tra
3. Bệnh sán lá đơn chủ đẻ trứng
Dấu hiệu bệnh lý:
- Mang nhợt nhạt, giảm khả năng hô hấp.
- Da tái nhợt có nhiều nhớt.
Phân bố và mùa vụ xuất hiện bệnh
Các loài cá nuôi nước ngọt. Gây bệnh chủ ở cá giống
- Phát bệnh vào mùa xuân, mùa thu.
Chẩn đoán bệnh:
Bằng kính hiển vi
Phòng trị bệnh
- Sử dụng formalin tắm cho cá với nồng độ 100-200 ppm (100-200ml/m3 nước) trong thời gian 30-60 phút.
Sán lá đơn chủ (Silurodiscoides sp) gây bệnh cho cá nheo
Sán lá đơn chủ (Silurodiscoides sp) gây bệnh cho cá lăng
Sán lá đơn chủ (Benedenia hoshinia) gây bệnh cho cá song nuôi
Sán lá đơn chủ (Cycloplectanum cupatum) gây bệnh cho cá song nuôi lồng
Sán lá đơn chủ (Diplectanum hargisi ) gây bệnh cho cá song nuôi lồng
Sán lá đơn chủ (Pseudorhabdosynochus epinepheli )
ký trên cá song nuôi lồng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Thanh Hà
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)