Những bài văn hay của HS Tiểu học
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Ái Loan |
Ngày 10/10/2018 |
35
Chia sẻ tài liệu: Những bài văn hay của HS Tiểu học thuộc Tập đọc 5
Nội dung tài liệu:
Những bài văn hay của học sinh tiểu học
Đội tuyển học sinh giỏi tiểu học huyên lạng giang
Năm học 2005 - 2006
Đề 1 : Em đã được học bài thơ “Tre Việt Nam” của nhà thơ Nguyễn Duy (Tiếng Việt 5. tập 1). Dựa vào cảm nhận của nhà thơ về cây tre Việt Nam , em hãy viết bài văn tả cây tre với những cảm xúc của riêng mình.
Bài làm
Bao quanh làng em là luỹ tre xanh mát.Em cũng không biết luỹ tre này có từ bao giờ, chỉ nghe người làng bảo nhau: “Luỹ tre này đẫ có từ những năm đánh Mĩ.”
Nhìn từ xa, luỹ tre như một bức tường thành vững chắc che chở, bao bọc cho làng. Bức tường ấy được tạo nên từ hàng trăm cây tre mảnh mai, gầy guộc nhưng đầy sức sống. Đất làng em cũng chẳng màu mỡ gì, chỉ toàn những loại đất cằn, bạc màu, sỏi đá. Vậy mà, cây tre vẫn sống, vẫn cứ lên xanh tốt, quanh năm tre vẫn cứ xanh. Thân cây tre cao vút, vươn thẳng tới trời xanh. Trên cái thân mảnh mai ấy có bao nhiêu là cái đốt, cái gióng tre trông như những cái đốt mía, gióng mía khổng lồ. Mỗi khi nhìn những cái đốt tre ấy, em lại nhớ đến anh trai cày trong truyện “Cây tre trăm đốt” với câu thơ “Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà” của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ. Thân tre làng em không mang màu xanh như những cây tre ở nơi khác, tre làng em có màu hơi vàng. Dân làng em bảo: Những cây tre này phải chịu đưng nắng gió, sương đêm như dân làng em một nắng hai sương vậy. Dưới cái thân tre vàng óng, cao vút ấy là những cái gốc sần sùi, tua tủa những cái rễ con con.Những cái rễ tre nổi lên mặt đất trông như lũ giun con bò lổm ngổm. Không ai đếm được tre có bao nhiêu rễ, chỉ biết rằng hàng triệu cái rễ ấy ngày ngày chắt chiu màu mỡ để nuôi cây xanh tươi. Bên cạnh mấy gốc tre già, những cái măng đang mọc lên. Cây măng nào cũng mập, bụ bẫm và nhọn hoắt như những cây chông. Cây măng nào cũng mặc chiếc áo cộc màu xanh xám. Chắc đó chính là cái áo mà tre mẹ đã nhường cho chúng, để che ấm những đứa con non nớt. Trên chiếc áo đó có rất nhiều những lông tơ. Động tay vào những cái lông ấy là sẽ bị ngứa ngay. Lứa măng anh chị đã lớn, lứa măng em lại đang sinh ra. Mùa tre đẻ măng cũng là mùa xuân ấm áp. Từ những cái đốt tre mọc ra tua tủa các cành to, cành nhỏ. Trên cái “tay tre” ấy có vô số cái gai nhọn. Những cái tay ấy cứ đan vào nhau, giằng níu nhau làm cho tre đứng vững trong gió bão. Càng gần lên ngọn, tre càng nhiều lá. Chiếc lá tre cũng mỏng mảnh, nhỏ bé suốt ngày ca hát rì rào. Thỉnh thoảng, mấy chiếc lá tạm biệt mẹ rơi bay bay xuồng mặt ao, thả thuyền trôi vui đùa cùng bè bạn.
Có luỹ tre làng, người làng em cảm thấy như gần gũi, gắn bó với nhau hơn.Sau nhữ
Đội tuyển học sinh giỏi tiểu học huyên lạng giang
Năm học 2005 - 2006
Đề 1 : Em đã được học bài thơ “Tre Việt Nam” của nhà thơ Nguyễn Duy (Tiếng Việt 5. tập 1). Dựa vào cảm nhận của nhà thơ về cây tre Việt Nam , em hãy viết bài văn tả cây tre với những cảm xúc của riêng mình.
Bài làm
Bao quanh làng em là luỹ tre xanh mát.Em cũng không biết luỹ tre này có từ bao giờ, chỉ nghe người làng bảo nhau: “Luỹ tre này đẫ có từ những năm đánh Mĩ.”
Nhìn từ xa, luỹ tre như một bức tường thành vững chắc che chở, bao bọc cho làng. Bức tường ấy được tạo nên từ hàng trăm cây tre mảnh mai, gầy guộc nhưng đầy sức sống. Đất làng em cũng chẳng màu mỡ gì, chỉ toàn những loại đất cằn, bạc màu, sỏi đá. Vậy mà, cây tre vẫn sống, vẫn cứ lên xanh tốt, quanh năm tre vẫn cứ xanh. Thân cây tre cao vút, vươn thẳng tới trời xanh. Trên cái thân mảnh mai ấy có bao nhiêu là cái đốt, cái gióng tre trông như những cái đốt mía, gióng mía khổng lồ. Mỗi khi nhìn những cái đốt tre ấy, em lại nhớ đến anh trai cày trong truyện “Cây tre trăm đốt” với câu thơ “Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà” của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ. Thân tre làng em không mang màu xanh như những cây tre ở nơi khác, tre làng em có màu hơi vàng. Dân làng em bảo: Những cây tre này phải chịu đưng nắng gió, sương đêm như dân làng em một nắng hai sương vậy. Dưới cái thân tre vàng óng, cao vút ấy là những cái gốc sần sùi, tua tủa những cái rễ con con.Những cái rễ tre nổi lên mặt đất trông như lũ giun con bò lổm ngổm. Không ai đếm được tre có bao nhiêu rễ, chỉ biết rằng hàng triệu cái rễ ấy ngày ngày chắt chiu màu mỡ để nuôi cây xanh tươi. Bên cạnh mấy gốc tre già, những cái măng đang mọc lên. Cây măng nào cũng mập, bụ bẫm và nhọn hoắt như những cây chông. Cây măng nào cũng mặc chiếc áo cộc màu xanh xám. Chắc đó chính là cái áo mà tre mẹ đã nhường cho chúng, để che ấm những đứa con non nớt. Trên chiếc áo đó có rất nhiều những lông tơ. Động tay vào những cái lông ấy là sẽ bị ngứa ngay. Lứa măng anh chị đã lớn, lứa măng em lại đang sinh ra. Mùa tre đẻ măng cũng là mùa xuân ấm áp. Từ những cái đốt tre mọc ra tua tủa các cành to, cành nhỏ. Trên cái “tay tre” ấy có vô số cái gai nhọn. Những cái tay ấy cứ đan vào nhau, giằng níu nhau làm cho tre đứng vững trong gió bão. Càng gần lên ngọn, tre càng nhiều lá. Chiếc lá tre cũng mỏng mảnh, nhỏ bé suốt ngày ca hát rì rào. Thỉnh thoảng, mấy chiếc lá tạm biệt mẹ rơi bay bay xuồng mặt ao, thả thuyền trôi vui đùa cùng bè bạn.
Có luỹ tre làng, người làng em cảm thấy như gần gũi, gắn bó với nhau hơn.Sau nhữ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Ái Loan
Dung lượng: 57,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)