NHỮNG BỨC ẢNH CHẤN ĐỘNG THẾ GIỚI
Chia sẻ bởi Nguyễn Hữu Diệu Loan |
Ngày 27/04/2019 |
99
Chia sẻ tài liệu: NHỮNG BỨC ẢNH CHẤN ĐỘNG THẾ GIỚI thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Những bức ảnh gây chấn động thế giới (Sưu tầm)
Hành hình tù binh Việt Cộng trên đường phố Sài Gòn [1968]
Eddie Adams (1933-2004) đã chụp hình cho một số chính trị gia và các sự kiện nổi tiếng thế giới trong suốt một cuộc đời sự nghiệp dài và đầy vinh quang của mình. Nhưng có một bức ảnh đặc biệt đeo đuổi ông cho đến cuối đời và cũng vì nó mà ông trở thành nổi tiếng nhất. Đó là bức ảnh nổi tiếng chụp cảnh một tướng của quân đội Miền Nam hành quyết một người bị tình nghi là chiến binh Việt Cộng ở trên một đường phố Sài gòn vào ngày 1 tháng 2 năm 1968. Theo lời của tướng Nguyễn Ngọc Loan nói “Chúng nó đã giết hại nhiều đồng bào của tôi” và vị tướng này đã giơ súng lục bắn thẳng vào đầu anh ta. Bức ảnh của Adams cho thấy thời điểm viên đạn đang ghim vào đầu của nạn nhân. Câu chuyện của tấm ảnh (trích Phóng sự của Tom Buckley đăng trên Harper Magazine, tháng 4-1972) Buổi chiều ngày 1-2 có 1 cuộc đụng độ nhỏ ở vùng lân cận chùa Ấn Quang, cơ quan chỉ huy của phe “chiến đấu” trong giáo hội Phật giáo. Trong lúc trận đánh đang tiếp diễn, 1 tù binh được mang đến chỗ Loan, lúc đó đang đứng với những phụ ta có lẽ cách đó nửa dãy phố. Không nói 1 lời, Loan quăng điếu thuốc và móc khẩu súng lục ra. Ông ta lấy tư thế của 1 xạ thủ, cánh tay phải giơ thẳng và, ở khoảng cách có lẽ 1 mét, bắn vào thái dương của người tù này. Trong cơn thịnh nộ, Loan đã xem thường sự kiện là Eddie Adams, 1 nhà nhiếp ảnh của hãng Associated Press, và 1 nhóm phóng viên quay phim của hãng NBC đang ghi hình ông ta.
Ông ta nhìn họ sau khi bắn và có vẻ chắc chắn rằng ông ta sẽ ra lệnh tịch thu phim của họ, nhưng không biết tại sao ông ta không làm điều đó. Trong vòng vài giờ những bức hình của Adams đã được truyền đi khắp thế giới. Đêm hôm sau cuộn phim được chiếu trên chương trình tin tức truyền hình Huntley – Brinkley. Hai phút tin tức trôi qua, trận đánh đã tàn lụi, nhưng hình ảnh vẫn còn. Loan, mang giày ống, mặc áo giap chống đạn, là biểu tượng của sự dã man không thể cải biến. Người tù, nhỏ hơn, ốm yêu, không nhìn thấy 2 tay vì bị trói ra sau lưng, chỉ mặc 1 chiếc áo sơ mi rách nát và quần đùi. Khuôn mặt anh ta bị mép mó, bị đẩy sang 1 bên bởi tác động của viên đạn trong đầu, tóc anh ta dựng đứng, miệng hà ra như đang phát ra tiếng kêu cuối cùng. Theo tôi đó là bước ngoặt, giây phút khi mà công chúng Mỹ xoay qua chống lại chiến tranh. Cuộc tấn công Tết Mậu Thân đã phá huỷ niềm tin vào sự đánh giá của những người đang chỉ đạo cuộc chiến; hành động giết người của Loan đã đánh dấu sự phá sản về đạo đức của nó.
Cùng lúc đó dậy lên sự ngưỡng mộ miễn cưỡng đối với sự can đảm của 1 kẻ thù đã chiến đấu rất lâu mà không có đến 1 chiếc máy bay, trực thăng, xe tăng, hay đại bác chống lại 1 quốc gia hùng mạnh nhất thế giới, và những đội quân đánh thuê được tuyển từ khắp châu Á. Có 1 sự trớ trêu tế nhị trong tất cả chuyện này. Người tù đã được xác định, hầu như chính xác, là chỉ huy 1 đơn vị đặc công Việt Cộng. Người ta nói anh ta có 1 khẩu súng lục trong người khi bị bắt giữ và đã dùng nó để bắn chết 1 tay cảnh sát. Không giống như những đơn vị chủ lực lớn ùa vào Sài Gòn, mặc quân phục ka ki, và những đặc công đã xâm nhập đại sứ quán Mỹ, những người đeo băng đỏ, người tù này không có nhận dạng giống vậy. Sự kết liễu cho anh ta có lẽ là nhẹ nhõm hơn, vì anh ta đã thoát được sự tra tấn kinh hoàng mà hầu như chắc chắn sẽ là phần mở đầu cho cái chết trong cảnh lao tù
Vụ giết nguời này gây sốc cho cả nước Mỹ Cuộc gặp gỡ lại một tháng sau vụ giết người Loan hớp 1 hơi rượu pha sô đa được người lính pha sẵn cho ông ta. Những thứ này được giữ trong 1 quầy rượu di động gắn phía sau xe Jeep. Nghĩ rằng ông ta đang trong tâm trạng dễ chịu, tôi yêu cầu ông ta giải thích lý do bắn người tù ấy. “Tôi không phải là nhà chính trị, tôi không phải là chỉ huy cảnh sát. Tôi chỉ là 1 người lính… Chúng tôi biết người đàn ông này là ai. Tên anh ta là Nguyễn Tất Đạt, bí danh Hàn Sơn. Anh ta chỉ huy 1 đơn vị đặc công. Anh ta đã giết 1 cảnh sát. Anh ta đã nhổ vào mặt người bắt giữ anh ta. Anh muốn chúng tôi làm gì? Nhốt anh ta trong tù 2-3 năm rồi sau đó thả anh ta về với kẻ thù à?”. Tướng Loan sau này Loan được gửi sang Úc để chữa trị, nhưng bức ảnh và những bộ phim truyền hình về vụ bắn tù binh đó đã khiến ông ta mang tai tiếng. Ông ta có vẻ là mẫu người tiêu biểu của tất cả cái xấu xa và hèn nhát trong cuộc chiến nói chung và của lực lượng Nam VN nói riêng, và sự phản đối của công chúng đã buộc ông ta phải ra đi. Ông ta được đưa đến bệnh viện Walter Reed Army ở Washington.
Cái chân được cưa, nhưng nó không hơn 1 cây sậy. Một thời gian lâu sau khi ông hồi phục, trong khi Thiệu đã củng cố xong quyền lực của mình, Loan và gia đình ông ta sống trong cảnh lưu vong thực sự, trong 1 ngôi nhà ở Virgina, bị CIA giám sát chặt chẽ. Khi cuối cùng ông ta được cho phép trở lại Sài Gòn, thì chỉ để nhận 1 nhiệm vụ vô nghĩa và 1 văn phòng trống không. Sau này, Thiếu Tướng Loan cùng vợ di tản qua sinh sống tại Hoa Kỳ, mở một quán ăn nhỏ và sống một cuộc sống nghèo khó với chiếc chân tàn tật vì chiến cuộc Mậu Thân. Quán tên là LES TROIS CONTINENTS ở thành phố Springfield, tiểu bang Virginia. Ở đó, ông và gia đình bị người Mỹ sĩ nhục và làm khó khăn rất nhiều. Nhiều người Mỹ hung hăng đã xịt sơn lên tường nhà ông : "Ta đã biết ngươi là ai rồi !". Sự day dứt của tác giả tấm hình Sau chiến tranh , khi Tướng Loan qua đời ngày 14-07-1998, chính tác giả tấm hình trên- Eđie Adams -đă khóc : "Genaral ...tears are in my eyes ..."
Ông đă viết như thế trên tràng hoa phúng điếu tướng Nguyễn Ngọc Loan . Bản điếu văn sám hối của Adams được tờ tuần báo TIME đăng tải ngay trong số 27-07-1998. Có đoạn "Tôi đoạt giải Pulitzer trong năm 1969 nhờ tấm ảnh chụp một người bắn vào một người khác. Trong tấm ảnh đó có đến hai người chết : Người nhận lãnh viên đạn và Tướng Nguyễn Ngọc Loan. Ông Tướng đã giết chết người lính Việt Cộng, nhưng tôi giết ông Tướng bằng cái máy ảnh của tôi. Những tấm ảnh vốn vẫn là những thứ vũ khí kinh khủng trên thế giới. Người ta tin tưởng vào chúng, nhưng những tấm ảnh đó cũng có thể nói láo, thậm chí không cần phải ngụy tạo. Chúng chỉ nói lên được có phân nửa của sự thật. Những gì mà tấm ảnh này chưa nói lên được là : " Người ta sẽ hành động ra sao nếu họ ở vị trí của ông Tướng ở vào cái thời điểm và nơi chốn của một ngày nóng bức, khi người ta vừa bắt được một người mà trước đó đã bắn chết một, hai hay ba người lính Mỹ ?".
Uganda [1980]
Thêm một bức ảnh về nạn đói ở Châu Phi, Uganda năm 1980. Bức ảnh miêu tả đôi bàn tay teo tóp vì đói của một đứa bé đang hấp hối trong lòng bàn tay của một nhân viên cứu trợ Liên Hiệp Quốc. Sự giúp đỡ tuy muộn màng nhưng đã nhen nhóm trong ta sự hy vọng về một thế giới tốt đẹp hơn trong tương lai.
Kền kền chờ đợi đứa trẻ bị chết đói [1993]
Bức ảnh đoạt giải Pulitzer 1994 này được chụp khi xảy ra nạn đói khủng khiếp ở Xuđăng, mô tả một em bé đang đói lả nhưng vẫn cố bò về phía trại phân phát lương thực của Liên Hợp Quốc, cách đó khoảng 1m. Con chim kền kền đang chờ đứa trẻ bị chết để nó có thể ăn thịt. Bức ảnh đã làm cho cả thế giới bàng hoàng. Không ai biết điều gì xảy ra với em bé, kể cả nhà nhiếp ảnh Kevin Carter, người đã rời ngay khỏi hiện trường sau khi chụp. Ba tháng sau, Kevin tự sát. Kevin Carter (1961-1994) là nhà nhiếp ảnh tự do người Nam Phi, từng làm việc cho Reuters và Sygma Photo NY, và là cựu biên tập viên ảnh của Mail&Gaurdian. Anh cũng nhiều lần được trao giải thưởng danh giá là Giải thưởng Ảnh báo chí Ilford, trong đó có một lần ở thể loại Tin ảnh Xuất sắc nhất năm 1993.
THẢM KỊCH Ở OKLAHOMA (Charles Porter)
Nhiếp ảnh nghiệp dư Charles Porter miêu tả anh đã chộp được khoảnh khắc toà nhà ở thành phố Oklahoma (Mỹ) bị đánh bom tháng ngày 19/4/1995. Bức hình đoạt giải báo chí Pulitzer uy tín. “Một cảnh sát bế một em bé sơ sinh trao cho lính cứu hỏa. Tôi vẫn còn hình dung ra phút kinh hoàng đó. Người lính cứu hỏa đã tháo găng ra trước khi nhận đứa bé vì sợ nó đau. Găng tay rất cứng, thô nhám, và khi bỏ ra, người lính muốn nói rằng họ sẽ thật êm ái với sinh linh nhỏ bé kia. Anh không biết rằng đứa bé đã không còn sống nữa. Khi tôi gọi bạn cho xem bức ảnh, anh ta nói cần cho nhiều người biết hơn, như bán cho hãng AP chẳng hạn. Tôi đến AP và hỏi họ xem họ có muốn xem bức hình không. Wendel Hudson, trưởng đại diện của AP ở Oklahoma ngay lập tức muốn mua. Tôi không biết nói gì, vì tôi không thể hình dung được bức hình đã có quyền lực như vậy, Điều này vượt khỏi sự hiểu biết và tưởng tượng của tôi.”
Hành hình nô lệ da đen [1930]
Tấm ảnh được chụp bởi Lawrence Beitler miêu tả cảnh 2 nô lệ da đen bị hành hình trước 10,000 người da trắng vì tội cưỡng hiếp 1 phụ nữ da trắng và giết chết bạn trai cô ta. Mặc dù tấm ảnh được thể hiện như việc hành hình kẻ có tội, nhưng cách tra tấn dã man và sự hả hê của đám đông bên dưới cũng để lại một sự ghê rợn cho người xem.
Nagasaki [1945]
Đám mây hình nấm trên bầu trời Nakasaki vào ngày 9 tháng 8 năm 1945 này đã giết chết hơn 80 ngàn người và đã trở thành nỗi ám ảnh đe dọa cho hòa bình nhân loại.
Cuộc nổi loạn tại Soweto [1976]
Đây là một trong những cuộc biểu tình bạo động tại Soweto, Nam Phi trong thời kỳ phân biệt chủng tộc Apartheid. Bức ảnh chụp bởi Sam Nzima này thể hiện hình ảnh cậu học sinh Hector Pieterson đang được bế bởi bạn mình nhằm chạy khỏi vụ biểu tình trong tình trạng hết sức nguy kịch. Kết quả cuộc biểu tình của những học sinh này là 20 học sinh đã bị chết khi cảnh sát nổ súng về phía đoàn biểu tình, trong đó có Hector.
Buchenwald [1945]
Trại tập trung Buchenwald của Đức Quốc xã sau khi được giải phóng năm 1945. Hơn 43 ngàn người Do Thái đã bị hành hình tại đây. Trong ảnh là những người dân Đức bị buộc phải đi xuyên qua Buchenwald để tận mắt chứng kiến những gì mà quốc gia của họ đã gây ra cho thế giới.
Thương binh [1991]
Bức ảnh tiêu biểu cho cuộc chiến Vùng Vịnh năm 1991 của David Turnley: người lính này đã bật khóc khi biết được bên trong chiếc bọc đựng xác cạnh anh ta là xác của người đồng đội, bị bắn chết bởi “chính đạn của phe mình” (nguyên văn “friendly fire”). Bức ảnh đã trở thành hình tượng tiêu biểu cho một cuộc chiến đã bị bưng bít thông tin bởi Lầu Năm góc.
Omayra Sánchez [1985]
Đôi mắt đã ám ảnh người xem này là của cô gái 13 tuổi Omaya Sánchez trong thảm họa núi lửa Nevado del Ruiz ở Colombia ngày 13 tháng 11 năm 1985, đã giết chết 25 ngàn người. Trong ảnh, Omaya đã kiệt sức vì bị mắc kẹt gần 3 ngày đêm trước sự bất lực của lực lượng cứu hộ. Cuối cùng, mọi người đã ở bên cạnh em và cùng cầu nguyện đến khi em không còn cầm cự được sau 60 giờ. Bứa ảnh được chụp bởi Frank Fournier
Xác chết trên bãi biển [1943]
Bãi biển Papua New Guinea ngày 20 tháng 9 năm 1943 với những xác chết của quân Đồng minh trong chiến dịch New Guinea, một chiến dịch quan trọng của quân Đồng minh nhằm tấn công và triệt phá căn cứ quan trọng của quân Nhật trong Thế chiến thứ 2. Bức ảnh tạo một cảm xúc thương tâm về một cuộc chiến khốc liệt. Bức ảnh của George Strock.
V-J Day, Times Square, [1945]
V-J Day (viết tắt của chữ Victory over Japan Day) là ngày cả thế giới ăn mừng sự kiện phát xít Nhật đầu hành đồng minh 15 tháng 8 năm 1945. Và trong cuộc diễu hành tại Time Square, New York, Alfred Eisenstaedt đã chụp được một khoảnh khắc tiêu biểu: anh lính hải quân đã hôn một nữ y tá. “Nụ hôn”, tên của bức ảnh đã làm cho người xem cảm nhận được niềm hạnh phúc tột cùng của nhân loại khi được sống trong hòa bình.
Lính Mỹ dựng cờ chiến thắng tại Iwo Jima [1945]
Bức ảnh chụp 5 người lính thủy quân lục chiến Mỹ dựng cờ chiến thắng trên đỉnh Suribachi của Nhật trong trận đánh tại Iwo Jima đã trở thành biểu tượng lịch sử của Thế Chiến thứ 2 và giúp Joe Rosenthal đoạt giải Pulitzer trong năm đó.
Bữa trưa trên đỉnh New York [1932]
Bức ảnh này của Charle Ebbets chụp 11 người công nhân đang ăn trưa trên một thanh đà, tại tầng 69, công trường xây dựng tòa nhà GE ở trung tâm Rockefeller diễn tả số phận cheo leo của những người công nhân nhập cư trong thời kỳ phát triển bùng phát của chủ nghĩa tư bản.
Bà mẹ nhập cư [1936]
Ánh nhìn xa xăm của Florence Owens Thompson, bà mẹ 32 tuổi của 7 đứa con. Cô đã phải đấu tranh để sinh tồn và nuôi con bằng việc bẫy chim và hái lượm trái cây. Bức ảnh này được Dorothea Lange chụp ngay sau khi Florence vừa bán đi túp lều của mình để mua thức ăn cho con. Bức ảnh đã làm thay đổi quan điểm của người xem về người nhập cư.
Hỏa hoạn tại Công ty may mặc Triangle [1911]
Triangle được miêu tả như một nhà tù: đó là một công ty may áo blouse cho phụ nữ và luôn bị khóa kín cửa nhằm ngăn chặn những công nhân, vốn là những phụ nữ dân nhập cư không thể ăn cắp bất cứ thứ gì. Và vụ cháy xảy ra đã vùi chôn 146 con người trong biển lửa.
VỤ TẤN CÔNG BẰNG BOM NA-PAN - Nick Út
Nhiếp ảnh gia người Việt Nam, Nick Út, miêu tả một ngày vào tháng 6-1972, khi ông chụp được hình ảnh của cô bé 9 tuổi, Kim Phúc, đang chạy trốn cái nóng kinh hoàng từ bom na-pan. Bức hình đã mang về cho ông giải thưởng báo chí Pulitzer. “Bức hình có Kim Phúc (ở giữa) với tấm thân bỏng cháy, sau em là lính Cộng hòa miền Nam Việt Nam cũng đang chạy cùng. Bên cạnh em là anh trai, em trai đang ngoái lại nhìn những cột khói đen và hai người thân khác của em," Nick Út nhớ lại. “Khi tôi đến ngôi làng của em thì thấy hai cái máy bay đến. Chiếc đầu tiên thả 4 quả bom và chiếc thứ hai thả 4 quả bom na-pan nữa. Năm phút sau, tôi thấy mọi người chạy ra, hét lên: “Cứu tôi với! Cứu với!” Khi Phúc nhìn thấy tôi, em kêu lên: “Cho con ít nước. Con nóng quá!” Tôi đưa ít nước cho em. Em uống. Tôi đưa Phúc lên xe ôtô, chạy đến bệnh viện Củ Chi. Đó là bức hình thay đổi cuộc đời tôi.
Chúng tôi quyết định gửi tới Mỹ. Đầu tiên, người ta không thích bức hình vì đứa bé không mặc quần áo. Tôi nói với họ rằng bom na-pan đã thiêu cháy cả ngôi làng của em. Ngay lập tức bức hình được in ở Mỹ, ở khắp mọi nơi. Đến nay, người ta vẫn còn dùng nó – như một lời cảnh báo về sự tàn độc của quả bom na-pan, hay sự độc ác của con người. Sau khi chụp hình Phúc, tôi hay đến thăm cô bé và gia đình cô bé. Em gọi tôi là bác Nick. Bây giờ, tuần nào tôi cũng gọi điện cho Phúc. Hiện Phúc đang sống ở Toronto, Canada.”
Kent State [1970]
Bức ảnh chụp bởi John Paul Filo miêu tả cô sinh viên Mary Ann Vecchio đang quỳ xuống và khóc bên cạnh xác của một người bạn sau khi người này bị bắn bởi cảnh sát trong cuộc biểu tình phản chiến tại Đại học Kent State. Bức ảnh đã lột tả sự chia rẽ trong xã hội Mỹ vào thời kỳ chiến tranh Việt Nam.
Sự kiện Thiên An Môn [1989]
Tháng Năm 1989, là một nhiếp ảnh gia của tạp chí Newsweek, tôi được gửi đi Bắc Kinh. Khi đó, các cuộc biểu tình của sinh viên ngày càng nhiều lên. Hai nhà nhiếp ảnh khác của tạp chí là Peter Turnley và Andy Hernandez đã có mặt ở đó từ trước. Vài ngày sau khi tôi tới nơi, các cuộc biểu tình dường như đã qua giai đoạn đỉnh điểm. Từng đám người biểu tình và các hoạt động giảm xuống tới mức rất nhiều phóng viên, các nhiếp ảnh gia bắt đầu quay trở về văn phòng của họ đặt rải rác ở các nơi trong vùng Á châu. Newsweek bảo tôi cứ ở lại. Buổi chiều tối ngày Ba tháng Sáu, sau một ngày đương đầu căng thẳng giữa phía quân đội và những người biểu tình, quân đội bắt đầu bao vây trung tâm thành phố và cuối cùng, họ cho xe tăng và xe bọc thép vào ngay giữa Quảng Trường Thiên An Môn. Phía trên quảng trường, ở ngay trước Tử Cấm Thành, một chiếc xe bọc thép bị xé lẻ khỏi đội hình. Trong lúc hoảng loạn tìm cách thoát khỏi đám đông, chiếc xe này đã cán lên một số người biểu tình.
Ngay lập tức, điều đó đã làm dấy lên tình trạng bạo lực. Đám đông chặn chiếc xe, lôi những người lính ra, giết chết rồi phóng hoả đốt xe. Cảnh tượng diễn ra ngay trước mắt một số tiểu đội lính đứng cách đó khoảng 150 mét. Đứng cạnh những chiếc xe đang bốc cháy, tôi nhìn xuống đại lộ và qua ngọn lửa màu vàng, tôi đã thấy binh lính lên đạn các khẩu AK-47. Cảnh sát mật Tôi nhìn quanh, định tìm chỗ nấp nhưng không có. Nơi duy nhất có thể trú ẩn được là đi ngược lên Đại Lộ Trường An, gần với Khách Sạn Bắc Kinh. Khi tôi vừa đến gần những tán cây trên phố thì quân đội nổ sung vào đám đông ở phía trên quảng trường. Mọi người hoảng loạn khi bị bắn. Trời rất tối nên tôi không thể chụp ảnh, mà khi đó lại không thể dùng đèn flash được.
Tôi nhìn quanh và phát hiện ra là chỉ có một nơi duy nhất có thể chụp hình. Đó là mái của một toà nhà, nơi có thể chứng kiến được quang cảnh quảng trường cùng tình trạng lộn xộn ở đó. Tôi vào khách sạn Bắc Kinh, nơi có thể nhìn được quang cảnh phía trên của quảng trường, nhưng bị cảnh sát mật thuộc Phòng An ninh Công cộng Trung Quốc chặn lại. Một cảnh sát mật chạy tới, dùng dùi cui điện chọc vào sườn. Những người khác đấm đã tôi. Họ tước lấy túi ảnh của tôi và lấy đi tất cả những cuốn phim tôi chụp chiều hôm đó. Họ định giữ những chiếc máy ảnh nhưng tôi nói với họ rằng máy ảnh sẽ chả làm được tích sự gì khi không có phim. Họ trả máy lại và tôi nói tôi sẽ đi lên phòng riêng. Các cảnh sát mật đã bỏ sót ba cuốn phim chưa rửa mà tôi cất ở túi trong. Bị thương Trong lúc chạy ngang của sảnh khách sạn, tôi va vào ông bạn Stuart Franklin, nhiếp ảnh của tạp chí Magnum được cử sang làm việc cho tạp chí Time.
Stuart ở tầng tám của khách sạn và nếu đứng từ ban-công, chúng tôi có thể thấy tương đối rõ những gì đang diễn ra. Lúc này tôi đếm được 64 người bị thương hoặc bị giết. Tôi và Stuard cố gắng chụp thêm các bức hình dựa vào ánh sáng đèn đường, nhưng không kết quả lắm. Nơi trước đó từng có hàng trăm người tụ tập thì nay chỉ còn những chiếc xe đạp bị quẳng lại bên những chiếc xe buýt bị đốt cháy. Vào khoảng 4 - 5 giờ sáng, hàng đoàn xe tăng chạy vào quảng trường nghiền nát xe buýt, xe đạp và người dưới bánh xích
Ngày hôm sau, ngày 5 tháng Sáu, tôi và Stuard lại ra ban công theo dõi tình hình. Khi trời sáng, hàng trăm lính xếp hàng trước lối vào quảng trường. Họ nấp sau những chướng ngại vật, chĩa tiểu liên vào sinh viên và dân cư tò mò đang đứng cách đó khoảng 100 mét. Chúng tôi nhìn thấy là hầu như trên mái nhà nào, kể cả toà nhà chúng tôi đang đứng, cũng có cảnh sát mật mang ống nhòm và đài radio đang tìm cách kiểm soát tình hình. Vào khoảng trưa, chúng tôi nghe tiếng xe bọc thép nổ máy và bắt đầu rời quảng trường. Để giải tán đám đông ở Đại lộ Trường An, một số súng máy đã nhả đạn vào đám đông. Mọi người bỏ chạy vì hoảng loạn. Người đàn ông với túi đồ Ngay sau đó, khoảng 25 xe tăng xếp hàng bắt đầu lăn bánh theo cùng hướng dọc theo đại lộ. Đột nhiên, chúng tôi thấy một thanh niên bước ra từ lề đường, một tay cầm chiếc áo khoác, tay kia cầm túi siêu thị bước vào lối đi của những chiếc xe tăng với ý định chặn đoàn xe lại.
Thật là chuyện không thể tin được, nhất là sau tất cả những gì đã xảy ra. Không thể tin được điều đó, tôi vừa tiếp tục chụp ảnh, vừa dự đoán về số phận bất hạnh của anh. Và tôi ngạc nhiên khi thấy chiếc xe tăng đi đầu dừng lại rồi tìm cách đi vòng quanh người thanh niên. Thế nhưng anh lại tiếp tục chặn đầu xe. Cuối cùng, cảnh sát mật tóm lấy người thanh niên và và lôi anh đi. Tôi và Stuart nhìn nhau, cùng kinh ngạc về những gì mình vừa mới chứng kiến và ghi lại được bằng hình ảnh. Sau đó, Stuart đi đến trường Đại Học Tổng Hợp Bắc Kinh còn tôi ở lại chờ đón những gì sẽ tới.
Ngay sau khi Stuart rời khỏi, các cảnh sát mật đã bật tung phòng khách sạn của chúng tôi. Bốn nhân viên tràn vào, đánh tôi trong lúc một số người khác thì giằng lấy chiếc máy ảnh. Họ lôi phim ra khỏi chiếc máy ảnh và thu hộ chiếu của tôi. Sau đó, họ buộc tôi viết rằng tôi đã chụp ảnh trong lúc có thiết quân luật, và việc mà khi đó tôi không biết rằng sẽ đi theo một án tù nặng nề. Sau đó, họ để một người canh gác tại cửa phòng. Tôi đã kịp cất cuốn phim có chụp hình xe tăng trong hộp nhựa rồi giấu trong bể chứa nước của bồn cầu. Với thời điểm đó, có thể nói, anh hùng đã tạo nên thời thế, chứ không phải là thời thế tạo anh hùng. Khi họ bỏ đi, tôi đã lấy ra và mang tới Hiệp Hội Báo Chí tráng rửa và chuyển về cho Newsweek ở New York. Ba nhiếp ảnh gia khác cũng đã chụp được hình ảnh này từ những góc độ khác nhau. Rất nhiều cơ quan và các tạp chí đã tìm cách xác định danh tính người thanh niên và những gì đã xảy ra với anh sau đó.
Một số người nói anh tên là là Vương @ỵ Lâm, nhưng không chắc chắn lắm. Cá nhân tôi nghĩ rằng chính phủ Trung Quốc có lẽ đã thủ tiêu anh. Có lẽ để anh xuất hiện thay vì phải im lặng thì sẽ có lợi hơn cho chính phủ trước sự giận dữ của thế giới. Nhưng họ không làm vậy. Khi đó, nhiều người đã bị xử tử với những hành vi ít nghiêm trọng hơn nhiều so với hành động của anh. Tôi tin rằng hành động của anh đã chinh phục trái tim mọi người ở khắp nơi. Với thời điểm đó, có thể nói, anh hùng đã tạo nên thời thế, chứ không phải là thời thế tạo anh hùng. Anh trở thành biểu tượng, tôi chỉ là một người cầm máy. Tôi thấy tự hào vì mình đã ở nơi đó.
Thích Quảng Đức [1963]
Một trong những sự kiện chấn động thế giới: hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Đạo Phật của chính quyền Ngô Đình Diệm trong cuộc biểu tình ngày 11 tháng 6 năm 1963 tại góc đường Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt (nay là CMT8 – Nguyễn Đình Chiểu). Ngay lập tức, nó đã gây một ảnh hưởng rất lớn đến chính trị và truyền thông. Bức ảnh do Malcolm Browne chụp.
Người đàn ông rơi từ Trung tâm thương mại Thế giới [2001]
Bức ảnh chụp người đàn ông đang rơi từ Trung tâm Thương mại Thế giới tại New York, Mỹ sau khi tòa nhà này bị 2 máy bay đâm vào trong sự kiện “11 tháng 9” này đã gây một cảm xúc rất mạnh đến người dân Mỹ. Nhiều người cho đó là sự xúc phạm đến người đã chết. Nhưng Richard Drew, tác giả bức ảnh thì biện hộ rằng, bức ảnh đã diễn tả một quyết định giữa sống và chết của con người khi bị dồn vào đường cùng.
Biafra [1969]
Bianfra, một quốc gia nằm ở phía nam Nigeria, trong cuộc chiến năm 1967 – 1969. Hơn một triệu người chết vì chiến tranh, nạn đói và dịch bệnh. Đây là tấm ảnh chụp những đứa trẻ trong một trại tập trung, đang đứng trước lằn ranh giữa sự sống và cái chết. Bức ảnh của Don McCullin này đã đánh động thế giới phải can thiệp để cứu lấy số phận của những người dân Bianfra.
BÍ ẨN DARFUR/Marcus Bleasdale
Nhà nhiếp ảnh người Anh Marcus Bleasdale nhớ lại khoảnh khắc mà ông chụp được bức hình một em bé tị nạn ở Dafur, miền Nam Sudan năm 2004. Nó đã trở thành bức hình nổi bật nhất trong năm của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (Unicef). Điểm nhấn của bức hình chỉ là một giọt nước mắt đọng lại trên gương mặt của một em bé - cuộc xung đột ở Dafur thật dữ dội. “Tôi chụp bức hình vào giữa năm 2004 ở Darfur, tại một ngôi làng nhỏ có tên Dissa khi chúng tôi đang đi xem qua sa mạc. Khoảng 200-300 người ngồi dưới tán cây khổng lồ, toàn phụ nữ và trẻ em, không hề có nam giới, ngoại trừ một người có thể là già làng khoảng 80, 90 tuổi. Một cơ thể buồn bã, đôi vai trùng xuống rất ủ dột của một em bé khoảng 5, 6 tuổi trong vòng tay khô của người mẹ quàng qua vai em. Bàn tay của em non nớt có vẻ an tâm trong lòng mẹ. Bà mẹ không xuất hiện trong tấm hình. Bà ở đằng sau, làm nền, nhưng dần dần xa xa mờ mờ, người ta nhìn thấy những bàn tay của anh chị đứa bé đợi chờ”.
Bãi biểm Omaha, Normandy [1944]
"Một bức ảnh không có giá trị khi người chụp không đến gần với nơi xảy ra sự kiện", câu nói nổi tiếng của Robert Capa, phóng viên chiến trường lẫy lừng, cũng chính là cách mà ông tạo ra các bức ảnh chân thực của mình. Ngày quân đồng minh đổ bộ vào bờ biển Normandi 6/6/1944, Robert Capa đã dùng đủ 4 cuộc phim của mình ghi lại những thời khắc không thể nào quên của những ngày cuối cùng đệ nhị thế chiến. Bị phục kích, nhưng Capa vẫn đứng dưới làn đạn và chụp tiệm cận những người lính bộ binh đang anh dũng chiếm lĩnh dần từng phân vuông bờ biển với bức tường lửa trước mặt. Bạn có thể nói với Gấu rằng, bức ảnh này bị nhòe quá, nhưng đấy lại là giá trị "siêu thực" của bức ảnh. Bức ảnh này đã làm khơi dậy niềm tự hào của những phóng viên chiến trường và thúc đẩy họ lao vào cuộc chiến như những người chiến sỹ. Robert Capa mất tại Việt Nam năm 1954 thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Ông hy sinh do giẫm phải mìn ở Thái Bình.
Bãi tha ma sau trận chiến tại Pennsylvania [1863]
Những xác người nằm trơ trọi giữa đồng không mông quạnh dưới bầu trời xám xịt... một cảm giác rợn người khi bạn đứng trước một bãi tha ma sau cuộc chiến. Đây là một trong những bức ảnh đầu tiên về chiến tranh được chụp khi máy ảnh mới ra đời. Mathew Brady, một người đã mất tất cả, tiền bạc, gia đình... quyết định gia nhập quân đội theo tiếng gọi của đôi chân. Ông cầm máy và ghi lại những khoảnh khắc khó quên của cuộc nội chiến Mỹ.
Hindenburg [1937]
Không phải bức ảnh về Titanic, cũng chẳng phải là Chernobyl... mà là vụ nổ khinh khí cầu Hindenburg vào ngày 6/5/1937 của Murray Becker mới là bức ảnh gây kinh hoàng nhất, nhấn chìm cả một nền công nghiệp vừa mới nhen nhóm. Từ bức ảnh ấy mà cả ngành sản xuất khinh khí cầu chìm nghỉm, đóng cửa vì biết chắc sẽ chẳng ai dám mua nó nữa. Phải mất một thời gian dài sau này khinh khí cầu mới xuất hiện trở lại nhưng không mạnh mẽ trong dáng vẻ của cả một nền công nghiệp.
Thi hài của Che Guevara [1967]
Bức ảnh chụp Che ở Bolivia vào năm 1967 khi ông đã bị chết. Trước khi chôn cất ông vào một nơi bí mật, chính quyền Bolivia khi đó quyết định cho phóng viên vào chụp ảnh để họ chứng minh rằng Che đã chết. Nhưng việc giết đi một huyền thoại lại làm tăng thêm sức sống bất diệt của họ. Sau đó bức ảnh này loan đi toàn thế giới và tình cảm dành cho Che lại càng sống hơn bao giờ.
Thảm sát Sơn Mỹ 1968 _Những bức ảnh gây chấn động thế giới
Ngày 16 tháng 3 năm 1968 một nhóm quân nhân Mỹ (đại đội Charlie thuộc lữ đoàn bộ binh 11) dưới sự chỉ huy của người thiếu úy 24 tuổi William Calley nhận nhiệm vụ chiếm đóng làng Sơn Mỹ và tìm du kích Việt Cộng. Các binh lính đã hãm hiếp phụ nữ và bắn chết gần như tất cả dân cư của làng: 503 thường dân, trong đó là 182 phụ nữ, 172 trẻ em, 89 đàn ông dưới 60 tuổi và 60 người già. Gần như không một quân nhân nào chống lại mệnh lệnh giết người. Chỉ có phi công trực thăng Hugh Thompson, bằng cách đe dọa sẽ bắn họ bằng súng máy của chiếc trực thăng, đã bắt buộc các quân nhân tha cho 11 người phụ nữ và trẻ em, những người được ông di tản đi. Đội lái máy bay trực thăng đã được tặng thưởng Huy chương Quân nhân (Soldier’s Medal) 30 năm sau đó cho hành động can thiệp này. Nhà báo Seymour Hersh, người phát hiện ra tình huống bi kịch này đã nhận giải thưởng Pulitzer1970.
Tường thuật của ông được minh họa bằng hình của nhà nhiếp ảnh Ron Haeberle. Người nhiếp ảnh này đã tham dự vào chiến dịch dưới tư cách là phóng viên quân đội chính thức nhằm cung cấp chứng cứ cho cái được gọi là "đếm xác" (body count) của thống kê quân sự. Các xác chết được chụp đã được các sĩ quan nhận dạng là những người Việt Cộng đã hy sinh. Thế nhưng người ta không gặp một người Việt Cộng nào trong làng và cũng không gặp kháng cự nào. Mặc dầu vậy quân đội Mỹ rất hài lòng với cuộc hành quân, không có quân nhân Mỹ nào chết hay bị thương và 128 người chết của phía bên kia. Phải mất 1 năm Hersh mới tìm được một nhà xuất bản sẵn sàng công bố câu chuyện và hình ảnh của ông.
Cái chết của một người lính Iraq - Ken Jarecke
Chúng tôi đi từ phía Tây Iraq, từ Nasiriya về phía Basra, Đến đường cao tốc số 8 và bắt đầu đi về phía Nam, tới thành phố Kuwait. Hình ảnh người lính Iraq là hình ảnh vô tình tôi chợt nhìn thấy trên đường đi: một chiếc xe tải, giữa đường cao tốc hai làn xe. Tôi chỉ biết chắc là anh ta đã nỗ lực những phút giây cuối cùng trong cuộc đời, để được sống, và biết rằng cuộc đời đáng để anh ta sống. Khi phim được tráng và đến văn phòng của AP ở New York, họ in và cho mọi người xem, nhưng rồi họ rút lại. Họ cho rằng nó quá nhạy cảm, quá khủng khiếp ngay cả cho biên tập viên các tờ báo để xem, chứ đừng nói đến việc AP cho họ quyền được đăng lại không. Vì vậy, hầu như bức hình này không xuất hiện ở Mỹ, ở Anh, tờ London Observer đã đăng bức hình này đầu tiên.
Hành hình tù binh Việt Cộng trên đường phố Sài Gòn [1968]
Eddie Adams (1933-2004) đã chụp hình cho một số chính trị gia và các sự kiện nổi tiếng thế giới trong suốt một cuộc đời sự nghiệp dài và đầy vinh quang của mình. Nhưng có một bức ảnh đặc biệt đeo đuổi ông cho đến cuối đời và cũng vì nó mà ông trở thành nổi tiếng nhất. Đó là bức ảnh nổi tiếng chụp cảnh một tướng của quân đội Miền Nam hành quyết một người bị tình nghi là chiến binh Việt Cộng ở trên một đường phố Sài gòn vào ngày 1 tháng 2 năm 1968. Theo lời của tướng Nguyễn Ngọc Loan nói “Chúng nó đã giết hại nhiều đồng bào của tôi” và vị tướng này đã giơ súng lục bắn thẳng vào đầu anh ta. Bức ảnh của Adams cho thấy thời điểm viên đạn đang ghim vào đầu của nạn nhân. Câu chuyện của tấm ảnh (trích Phóng sự của Tom Buckley đăng trên Harper Magazine, tháng 4-1972) Buổi chiều ngày 1-2 có 1 cuộc đụng độ nhỏ ở vùng lân cận chùa Ấn Quang, cơ quan chỉ huy của phe “chiến đấu” trong giáo hội Phật giáo. Trong lúc trận đánh đang tiếp diễn, 1 tù binh được mang đến chỗ Loan, lúc đó đang đứng với những phụ ta có lẽ cách đó nửa dãy phố. Không nói 1 lời, Loan quăng điếu thuốc và móc khẩu súng lục ra. Ông ta lấy tư thế của 1 xạ thủ, cánh tay phải giơ thẳng và, ở khoảng cách có lẽ 1 mét, bắn vào thái dương của người tù này. Trong cơn thịnh nộ, Loan đã xem thường sự kiện là Eddie Adams, 1 nhà nhiếp ảnh của hãng Associated Press, và 1 nhóm phóng viên quay phim của hãng NBC đang ghi hình ông ta.
Ông ta nhìn họ sau khi bắn và có vẻ chắc chắn rằng ông ta sẽ ra lệnh tịch thu phim của họ, nhưng không biết tại sao ông ta không làm điều đó. Trong vòng vài giờ những bức hình của Adams đã được truyền đi khắp thế giới. Đêm hôm sau cuộn phim được chiếu trên chương trình tin tức truyền hình Huntley – Brinkley. Hai phút tin tức trôi qua, trận đánh đã tàn lụi, nhưng hình ảnh vẫn còn. Loan, mang giày ống, mặc áo giap chống đạn, là biểu tượng của sự dã man không thể cải biến. Người tù, nhỏ hơn, ốm yêu, không nhìn thấy 2 tay vì bị trói ra sau lưng, chỉ mặc 1 chiếc áo sơ mi rách nát và quần đùi. Khuôn mặt anh ta bị mép mó, bị đẩy sang 1 bên bởi tác động của viên đạn trong đầu, tóc anh ta dựng đứng, miệng hà ra như đang phát ra tiếng kêu cuối cùng. Theo tôi đó là bước ngoặt, giây phút khi mà công chúng Mỹ xoay qua chống lại chiến tranh. Cuộc tấn công Tết Mậu Thân đã phá huỷ niềm tin vào sự đánh giá của những người đang chỉ đạo cuộc chiến; hành động giết người của Loan đã đánh dấu sự phá sản về đạo đức của nó.
Cùng lúc đó dậy lên sự ngưỡng mộ miễn cưỡng đối với sự can đảm của 1 kẻ thù đã chiến đấu rất lâu mà không có đến 1 chiếc máy bay, trực thăng, xe tăng, hay đại bác chống lại 1 quốc gia hùng mạnh nhất thế giới, và những đội quân đánh thuê được tuyển từ khắp châu Á. Có 1 sự trớ trêu tế nhị trong tất cả chuyện này. Người tù đã được xác định, hầu như chính xác, là chỉ huy 1 đơn vị đặc công Việt Cộng. Người ta nói anh ta có 1 khẩu súng lục trong người khi bị bắt giữ và đã dùng nó để bắn chết 1 tay cảnh sát. Không giống như những đơn vị chủ lực lớn ùa vào Sài Gòn, mặc quân phục ka ki, và những đặc công đã xâm nhập đại sứ quán Mỹ, những người đeo băng đỏ, người tù này không có nhận dạng giống vậy. Sự kết liễu cho anh ta có lẽ là nhẹ nhõm hơn, vì anh ta đã thoát được sự tra tấn kinh hoàng mà hầu như chắc chắn sẽ là phần mở đầu cho cái chết trong cảnh lao tù
Vụ giết nguời này gây sốc cho cả nước Mỹ Cuộc gặp gỡ lại một tháng sau vụ giết người Loan hớp 1 hơi rượu pha sô đa được người lính pha sẵn cho ông ta. Những thứ này được giữ trong 1 quầy rượu di động gắn phía sau xe Jeep. Nghĩ rằng ông ta đang trong tâm trạng dễ chịu, tôi yêu cầu ông ta giải thích lý do bắn người tù ấy. “Tôi không phải là nhà chính trị, tôi không phải là chỉ huy cảnh sát. Tôi chỉ là 1 người lính… Chúng tôi biết người đàn ông này là ai. Tên anh ta là Nguyễn Tất Đạt, bí danh Hàn Sơn. Anh ta chỉ huy 1 đơn vị đặc công. Anh ta đã giết 1 cảnh sát. Anh ta đã nhổ vào mặt người bắt giữ anh ta. Anh muốn chúng tôi làm gì? Nhốt anh ta trong tù 2-3 năm rồi sau đó thả anh ta về với kẻ thù à?”. Tướng Loan sau này Loan được gửi sang Úc để chữa trị, nhưng bức ảnh và những bộ phim truyền hình về vụ bắn tù binh đó đã khiến ông ta mang tai tiếng. Ông ta có vẻ là mẫu người tiêu biểu của tất cả cái xấu xa và hèn nhát trong cuộc chiến nói chung và của lực lượng Nam VN nói riêng, và sự phản đối của công chúng đã buộc ông ta phải ra đi. Ông ta được đưa đến bệnh viện Walter Reed Army ở Washington.
Cái chân được cưa, nhưng nó không hơn 1 cây sậy. Một thời gian lâu sau khi ông hồi phục, trong khi Thiệu đã củng cố xong quyền lực của mình, Loan và gia đình ông ta sống trong cảnh lưu vong thực sự, trong 1 ngôi nhà ở Virgina, bị CIA giám sát chặt chẽ. Khi cuối cùng ông ta được cho phép trở lại Sài Gòn, thì chỉ để nhận 1 nhiệm vụ vô nghĩa và 1 văn phòng trống không. Sau này, Thiếu Tướng Loan cùng vợ di tản qua sinh sống tại Hoa Kỳ, mở một quán ăn nhỏ và sống một cuộc sống nghèo khó với chiếc chân tàn tật vì chiến cuộc Mậu Thân. Quán tên là LES TROIS CONTINENTS ở thành phố Springfield, tiểu bang Virginia. Ở đó, ông và gia đình bị người Mỹ sĩ nhục và làm khó khăn rất nhiều. Nhiều người Mỹ hung hăng đã xịt sơn lên tường nhà ông : "Ta đã biết ngươi là ai rồi !". Sự day dứt của tác giả tấm hình Sau chiến tranh , khi Tướng Loan qua đời ngày 14-07-1998, chính tác giả tấm hình trên- Eđie Adams -đă khóc : "Genaral ...tears are in my eyes ..."
Ông đă viết như thế trên tràng hoa phúng điếu tướng Nguyễn Ngọc Loan . Bản điếu văn sám hối của Adams được tờ tuần báo TIME đăng tải ngay trong số 27-07-1998. Có đoạn "Tôi đoạt giải Pulitzer trong năm 1969 nhờ tấm ảnh chụp một người bắn vào một người khác. Trong tấm ảnh đó có đến hai người chết : Người nhận lãnh viên đạn và Tướng Nguyễn Ngọc Loan. Ông Tướng đã giết chết người lính Việt Cộng, nhưng tôi giết ông Tướng bằng cái máy ảnh của tôi. Những tấm ảnh vốn vẫn là những thứ vũ khí kinh khủng trên thế giới. Người ta tin tưởng vào chúng, nhưng những tấm ảnh đó cũng có thể nói láo, thậm chí không cần phải ngụy tạo. Chúng chỉ nói lên được có phân nửa của sự thật. Những gì mà tấm ảnh này chưa nói lên được là : " Người ta sẽ hành động ra sao nếu họ ở vị trí của ông Tướng ở vào cái thời điểm và nơi chốn của một ngày nóng bức, khi người ta vừa bắt được một người mà trước đó đã bắn chết một, hai hay ba người lính Mỹ ?".
Uganda [1980]
Thêm một bức ảnh về nạn đói ở Châu Phi, Uganda năm 1980. Bức ảnh miêu tả đôi bàn tay teo tóp vì đói của một đứa bé đang hấp hối trong lòng bàn tay của một nhân viên cứu trợ Liên Hiệp Quốc. Sự giúp đỡ tuy muộn màng nhưng đã nhen nhóm trong ta sự hy vọng về một thế giới tốt đẹp hơn trong tương lai.
Kền kền chờ đợi đứa trẻ bị chết đói [1993]
Bức ảnh đoạt giải Pulitzer 1994 này được chụp khi xảy ra nạn đói khủng khiếp ở Xuđăng, mô tả một em bé đang đói lả nhưng vẫn cố bò về phía trại phân phát lương thực của Liên Hợp Quốc, cách đó khoảng 1m. Con chim kền kền đang chờ đứa trẻ bị chết để nó có thể ăn thịt. Bức ảnh đã làm cho cả thế giới bàng hoàng. Không ai biết điều gì xảy ra với em bé, kể cả nhà nhiếp ảnh Kevin Carter, người đã rời ngay khỏi hiện trường sau khi chụp. Ba tháng sau, Kevin tự sát. Kevin Carter (1961-1994) là nhà nhiếp ảnh tự do người Nam Phi, từng làm việc cho Reuters và Sygma Photo NY, và là cựu biên tập viên ảnh của Mail&Gaurdian. Anh cũng nhiều lần được trao giải thưởng danh giá là Giải thưởng Ảnh báo chí Ilford, trong đó có một lần ở thể loại Tin ảnh Xuất sắc nhất năm 1993.
THẢM KỊCH Ở OKLAHOMA (Charles Porter)
Nhiếp ảnh nghiệp dư Charles Porter miêu tả anh đã chộp được khoảnh khắc toà nhà ở thành phố Oklahoma (Mỹ) bị đánh bom tháng ngày 19/4/1995. Bức hình đoạt giải báo chí Pulitzer uy tín. “Một cảnh sát bế một em bé sơ sinh trao cho lính cứu hỏa. Tôi vẫn còn hình dung ra phút kinh hoàng đó. Người lính cứu hỏa đã tháo găng ra trước khi nhận đứa bé vì sợ nó đau. Găng tay rất cứng, thô nhám, và khi bỏ ra, người lính muốn nói rằng họ sẽ thật êm ái với sinh linh nhỏ bé kia. Anh không biết rằng đứa bé đã không còn sống nữa. Khi tôi gọi bạn cho xem bức ảnh, anh ta nói cần cho nhiều người biết hơn, như bán cho hãng AP chẳng hạn. Tôi đến AP và hỏi họ xem họ có muốn xem bức hình không. Wendel Hudson, trưởng đại diện của AP ở Oklahoma ngay lập tức muốn mua. Tôi không biết nói gì, vì tôi không thể hình dung được bức hình đã có quyền lực như vậy, Điều này vượt khỏi sự hiểu biết và tưởng tượng của tôi.”
Hành hình nô lệ da đen [1930]
Tấm ảnh được chụp bởi Lawrence Beitler miêu tả cảnh 2 nô lệ da đen bị hành hình trước 10,000 người da trắng vì tội cưỡng hiếp 1 phụ nữ da trắng và giết chết bạn trai cô ta. Mặc dù tấm ảnh được thể hiện như việc hành hình kẻ có tội, nhưng cách tra tấn dã man và sự hả hê của đám đông bên dưới cũng để lại một sự ghê rợn cho người xem.
Nagasaki [1945]
Đám mây hình nấm trên bầu trời Nakasaki vào ngày 9 tháng 8 năm 1945 này đã giết chết hơn 80 ngàn người và đã trở thành nỗi ám ảnh đe dọa cho hòa bình nhân loại.
Cuộc nổi loạn tại Soweto [1976]
Đây là một trong những cuộc biểu tình bạo động tại Soweto, Nam Phi trong thời kỳ phân biệt chủng tộc Apartheid. Bức ảnh chụp bởi Sam Nzima này thể hiện hình ảnh cậu học sinh Hector Pieterson đang được bế bởi bạn mình nhằm chạy khỏi vụ biểu tình trong tình trạng hết sức nguy kịch. Kết quả cuộc biểu tình của những học sinh này là 20 học sinh đã bị chết khi cảnh sát nổ súng về phía đoàn biểu tình, trong đó có Hector.
Buchenwald [1945]
Trại tập trung Buchenwald của Đức Quốc xã sau khi được giải phóng năm 1945. Hơn 43 ngàn người Do Thái đã bị hành hình tại đây. Trong ảnh là những người dân Đức bị buộc phải đi xuyên qua Buchenwald để tận mắt chứng kiến những gì mà quốc gia của họ đã gây ra cho thế giới.
Thương binh [1991]
Bức ảnh tiêu biểu cho cuộc chiến Vùng Vịnh năm 1991 của David Turnley: người lính này đã bật khóc khi biết được bên trong chiếc bọc đựng xác cạnh anh ta là xác của người đồng đội, bị bắn chết bởi “chính đạn của phe mình” (nguyên văn “friendly fire”). Bức ảnh đã trở thành hình tượng tiêu biểu cho một cuộc chiến đã bị bưng bít thông tin bởi Lầu Năm góc.
Omayra Sánchez [1985]
Đôi mắt đã ám ảnh người xem này là của cô gái 13 tuổi Omaya Sánchez trong thảm họa núi lửa Nevado del Ruiz ở Colombia ngày 13 tháng 11 năm 1985, đã giết chết 25 ngàn người. Trong ảnh, Omaya đã kiệt sức vì bị mắc kẹt gần 3 ngày đêm trước sự bất lực của lực lượng cứu hộ. Cuối cùng, mọi người đã ở bên cạnh em và cùng cầu nguyện đến khi em không còn cầm cự được sau 60 giờ. Bứa ảnh được chụp bởi Frank Fournier
Xác chết trên bãi biển [1943]
Bãi biển Papua New Guinea ngày 20 tháng 9 năm 1943 với những xác chết của quân Đồng minh trong chiến dịch New Guinea, một chiến dịch quan trọng của quân Đồng minh nhằm tấn công và triệt phá căn cứ quan trọng của quân Nhật trong Thế chiến thứ 2. Bức ảnh tạo một cảm xúc thương tâm về một cuộc chiến khốc liệt. Bức ảnh của George Strock.
V-J Day, Times Square, [1945]
V-J Day (viết tắt của chữ Victory over Japan Day) là ngày cả thế giới ăn mừng sự kiện phát xít Nhật đầu hành đồng minh 15 tháng 8 năm 1945. Và trong cuộc diễu hành tại Time Square, New York, Alfred Eisenstaedt đã chụp được một khoảnh khắc tiêu biểu: anh lính hải quân đã hôn một nữ y tá. “Nụ hôn”, tên của bức ảnh đã làm cho người xem cảm nhận được niềm hạnh phúc tột cùng của nhân loại khi được sống trong hòa bình.
Lính Mỹ dựng cờ chiến thắng tại Iwo Jima [1945]
Bức ảnh chụp 5 người lính thủy quân lục chiến Mỹ dựng cờ chiến thắng trên đỉnh Suribachi của Nhật trong trận đánh tại Iwo Jima đã trở thành biểu tượng lịch sử của Thế Chiến thứ 2 và giúp Joe Rosenthal đoạt giải Pulitzer trong năm đó.
Bữa trưa trên đỉnh New York [1932]
Bức ảnh này của Charle Ebbets chụp 11 người công nhân đang ăn trưa trên một thanh đà, tại tầng 69, công trường xây dựng tòa nhà GE ở trung tâm Rockefeller diễn tả số phận cheo leo của những người công nhân nhập cư trong thời kỳ phát triển bùng phát của chủ nghĩa tư bản.
Bà mẹ nhập cư [1936]
Ánh nhìn xa xăm của Florence Owens Thompson, bà mẹ 32 tuổi của 7 đứa con. Cô đã phải đấu tranh để sinh tồn và nuôi con bằng việc bẫy chim và hái lượm trái cây. Bức ảnh này được Dorothea Lange chụp ngay sau khi Florence vừa bán đi túp lều của mình để mua thức ăn cho con. Bức ảnh đã làm thay đổi quan điểm của người xem về người nhập cư.
Hỏa hoạn tại Công ty may mặc Triangle [1911]
Triangle được miêu tả như một nhà tù: đó là một công ty may áo blouse cho phụ nữ và luôn bị khóa kín cửa nhằm ngăn chặn những công nhân, vốn là những phụ nữ dân nhập cư không thể ăn cắp bất cứ thứ gì. Và vụ cháy xảy ra đã vùi chôn 146 con người trong biển lửa.
VỤ TẤN CÔNG BẰNG BOM NA-PAN - Nick Út
Nhiếp ảnh gia người Việt Nam, Nick Út, miêu tả một ngày vào tháng 6-1972, khi ông chụp được hình ảnh của cô bé 9 tuổi, Kim Phúc, đang chạy trốn cái nóng kinh hoàng từ bom na-pan. Bức hình đã mang về cho ông giải thưởng báo chí Pulitzer. “Bức hình có Kim Phúc (ở giữa) với tấm thân bỏng cháy, sau em là lính Cộng hòa miền Nam Việt Nam cũng đang chạy cùng. Bên cạnh em là anh trai, em trai đang ngoái lại nhìn những cột khói đen và hai người thân khác của em," Nick Út nhớ lại. “Khi tôi đến ngôi làng của em thì thấy hai cái máy bay đến. Chiếc đầu tiên thả 4 quả bom và chiếc thứ hai thả 4 quả bom na-pan nữa. Năm phút sau, tôi thấy mọi người chạy ra, hét lên: “Cứu tôi với! Cứu với!” Khi Phúc nhìn thấy tôi, em kêu lên: “Cho con ít nước. Con nóng quá!” Tôi đưa ít nước cho em. Em uống. Tôi đưa Phúc lên xe ôtô, chạy đến bệnh viện Củ Chi. Đó là bức hình thay đổi cuộc đời tôi.
Chúng tôi quyết định gửi tới Mỹ. Đầu tiên, người ta không thích bức hình vì đứa bé không mặc quần áo. Tôi nói với họ rằng bom na-pan đã thiêu cháy cả ngôi làng của em. Ngay lập tức bức hình được in ở Mỹ, ở khắp mọi nơi. Đến nay, người ta vẫn còn dùng nó – như một lời cảnh báo về sự tàn độc của quả bom na-pan, hay sự độc ác của con người. Sau khi chụp hình Phúc, tôi hay đến thăm cô bé và gia đình cô bé. Em gọi tôi là bác Nick. Bây giờ, tuần nào tôi cũng gọi điện cho Phúc. Hiện Phúc đang sống ở Toronto, Canada.”
Kent State [1970]
Bức ảnh chụp bởi John Paul Filo miêu tả cô sinh viên Mary Ann Vecchio đang quỳ xuống và khóc bên cạnh xác của một người bạn sau khi người này bị bắn bởi cảnh sát trong cuộc biểu tình phản chiến tại Đại học Kent State. Bức ảnh đã lột tả sự chia rẽ trong xã hội Mỹ vào thời kỳ chiến tranh Việt Nam.
Sự kiện Thiên An Môn [1989]
Tháng Năm 1989, là một nhiếp ảnh gia của tạp chí Newsweek, tôi được gửi đi Bắc Kinh. Khi đó, các cuộc biểu tình của sinh viên ngày càng nhiều lên. Hai nhà nhiếp ảnh khác của tạp chí là Peter Turnley và Andy Hernandez đã có mặt ở đó từ trước. Vài ngày sau khi tôi tới nơi, các cuộc biểu tình dường như đã qua giai đoạn đỉnh điểm. Từng đám người biểu tình và các hoạt động giảm xuống tới mức rất nhiều phóng viên, các nhiếp ảnh gia bắt đầu quay trở về văn phòng của họ đặt rải rác ở các nơi trong vùng Á châu. Newsweek bảo tôi cứ ở lại. Buổi chiều tối ngày Ba tháng Sáu, sau một ngày đương đầu căng thẳng giữa phía quân đội và những người biểu tình, quân đội bắt đầu bao vây trung tâm thành phố và cuối cùng, họ cho xe tăng và xe bọc thép vào ngay giữa Quảng Trường Thiên An Môn. Phía trên quảng trường, ở ngay trước Tử Cấm Thành, một chiếc xe bọc thép bị xé lẻ khỏi đội hình. Trong lúc hoảng loạn tìm cách thoát khỏi đám đông, chiếc xe này đã cán lên một số người biểu tình.
Ngay lập tức, điều đó đã làm dấy lên tình trạng bạo lực. Đám đông chặn chiếc xe, lôi những người lính ra, giết chết rồi phóng hoả đốt xe. Cảnh tượng diễn ra ngay trước mắt một số tiểu đội lính đứng cách đó khoảng 150 mét. Đứng cạnh những chiếc xe đang bốc cháy, tôi nhìn xuống đại lộ và qua ngọn lửa màu vàng, tôi đã thấy binh lính lên đạn các khẩu AK-47. Cảnh sát mật Tôi nhìn quanh, định tìm chỗ nấp nhưng không có. Nơi duy nhất có thể trú ẩn được là đi ngược lên Đại Lộ Trường An, gần với Khách Sạn Bắc Kinh. Khi tôi vừa đến gần những tán cây trên phố thì quân đội nổ sung vào đám đông ở phía trên quảng trường. Mọi người hoảng loạn khi bị bắn. Trời rất tối nên tôi không thể chụp ảnh, mà khi đó lại không thể dùng đèn flash được.
Tôi nhìn quanh và phát hiện ra là chỉ có một nơi duy nhất có thể chụp hình. Đó là mái của một toà nhà, nơi có thể chứng kiến được quang cảnh quảng trường cùng tình trạng lộn xộn ở đó. Tôi vào khách sạn Bắc Kinh, nơi có thể nhìn được quang cảnh phía trên của quảng trường, nhưng bị cảnh sát mật thuộc Phòng An ninh Công cộng Trung Quốc chặn lại. Một cảnh sát mật chạy tới, dùng dùi cui điện chọc vào sườn. Những người khác đấm đã tôi. Họ tước lấy túi ảnh của tôi và lấy đi tất cả những cuốn phim tôi chụp chiều hôm đó. Họ định giữ những chiếc máy ảnh nhưng tôi nói với họ rằng máy ảnh sẽ chả làm được tích sự gì khi không có phim. Họ trả máy lại và tôi nói tôi sẽ đi lên phòng riêng. Các cảnh sát mật đã bỏ sót ba cuốn phim chưa rửa mà tôi cất ở túi trong. Bị thương Trong lúc chạy ngang của sảnh khách sạn, tôi va vào ông bạn Stuart Franklin, nhiếp ảnh của tạp chí Magnum được cử sang làm việc cho tạp chí Time.
Stuart ở tầng tám của khách sạn và nếu đứng từ ban-công, chúng tôi có thể thấy tương đối rõ những gì đang diễn ra. Lúc này tôi đếm được 64 người bị thương hoặc bị giết. Tôi và Stuard cố gắng chụp thêm các bức hình dựa vào ánh sáng đèn đường, nhưng không kết quả lắm. Nơi trước đó từng có hàng trăm người tụ tập thì nay chỉ còn những chiếc xe đạp bị quẳng lại bên những chiếc xe buýt bị đốt cháy. Vào khoảng 4 - 5 giờ sáng, hàng đoàn xe tăng chạy vào quảng trường nghiền nát xe buýt, xe đạp và người dưới bánh xích
Ngày hôm sau, ngày 5 tháng Sáu, tôi và Stuard lại ra ban công theo dõi tình hình. Khi trời sáng, hàng trăm lính xếp hàng trước lối vào quảng trường. Họ nấp sau những chướng ngại vật, chĩa tiểu liên vào sinh viên và dân cư tò mò đang đứng cách đó khoảng 100 mét. Chúng tôi nhìn thấy là hầu như trên mái nhà nào, kể cả toà nhà chúng tôi đang đứng, cũng có cảnh sát mật mang ống nhòm và đài radio đang tìm cách kiểm soát tình hình. Vào khoảng trưa, chúng tôi nghe tiếng xe bọc thép nổ máy và bắt đầu rời quảng trường. Để giải tán đám đông ở Đại lộ Trường An, một số súng máy đã nhả đạn vào đám đông. Mọi người bỏ chạy vì hoảng loạn. Người đàn ông với túi đồ Ngay sau đó, khoảng 25 xe tăng xếp hàng bắt đầu lăn bánh theo cùng hướng dọc theo đại lộ. Đột nhiên, chúng tôi thấy một thanh niên bước ra từ lề đường, một tay cầm chiếc áo khoác, tay kia cầm túi siêu thị bước vào lối đi của những chiếc xe tăng với ý định chặn đoàn xe lại.
Thật là chuyện không thể tin được, nhất là sau tất cả những gì đã xảy ra. Không thể tin được điều đó, tôi vừa tiếp tục chụp ảnh, vừa dự đoán về số phận bất hạnh của anh. Và tôi ngạc nhiên khi thấy chiếc xe tăng đi đầu dừng lại rồi tìm cách đi vòng quanh người thanh niên. Thế nhưng anh lại tiếp tục chặn đầu xe. Cuối cùng, cảnh sát mật tóm lấy người thanh niên và và lôi anh đi. Tôi và Stuart nhìn nhau, cùng kinh ngạc về những gì mình vừa mới chứng kiến và ghi lại được bằng hình ảnh. Sau đó, Stuart đi đến trường Đại Học Tổng Hợp Bắc Kinh còn tôi ở lại chờ đón những gì sẽ tới.
Ngay sau khi Stuart rời khỏi, các cảnh sát mật đã bật tung phòng khách sạn của chúng tôi. Bốn nhân viên tràn vào, đánh tôi trong lúc một số người khác thì giằng lấy chiếc máy ảnh. Họ lôi phim ra khỏi chiếc máy ảnh và thu hộ chiếu của tôi. Sau đó, họ buộc tôi viết rằng tôi đã chụp ảnh trong lúc có thiết quân luật, và việc mà khi đó tôi không biết rằng sẽ đi theo một án tù nặng nề. Sau đó, họ để một người canh gác tại cửa phòng. Tôi đã kịp cất cuốn phim có chụp hình xe tăng trong hộp nhựa rồi giấu trong bể chứa nước của bồn cầu. Với thời điểm đó, có thể nói, anh hùng đã tạo nên thời thế, chứ không phải là thời thế tạo anh hùng. Khi họ bỏ đi, tôi đã lấy ra và mang tới Hiệp Hội Báo Chí tráng rửa và chuyển về cho Newsweek ở New York. Ba nhiếp ảnh gia khác cũng đã chụp được hình ảnh này từ những góc độ khác nhau. Rất nhiều cơ quan và các tạp chí đã tìm cách xác định danh tính người thanh niên và những gì đã xảy ra với anh sau đó.
Một số người nói anh tên là là Vương @ỵ Lâm, nhưng không chắc chắn lắm. Cá nhân tôi nghĩ rằng chính phủ Trung Quốc có lẽ đã thủ tiêu anh. Có lẽ để anh xuất hiện thay vì phải im lặng thì sẽ có lợi hơn cho chính phủ trước sự giận dữ của thế giới. Nhưng họ không làm vậy. Khi đó, nhiều người đã bị xử tử với những hành vi ít nghiêm trọng hơn nhiều so với hành động của anh. Tôi tin rằng hành động của anh đã chinh phục trái tim mọi người ở khắp nơi. Với thời điểm đó, có thể nói, anh hùng đã tạo nên thời thế, chứ không phải là thời thế tạo anh hùng. Anh trở thành biểu tượng, tôi chỉ là một người cầm máy. Tôi thấy tự hào vì mình đã ở nơi đó.
Thích Quảng Đức [1963]
Một trong những sự kiện chấn động thế giới: hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Đạo Phật của chính quyền Ngô Đình Diệm trong cuộc biểu tình ngày 11 tháng 6 năm 1963 tại góc đường Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt (nay là CMT8 – Nguyễn Đình Chiểu). Ngay lập tức, nó đã gây một ảnh hưởng rất lớn đến chính trị và truyền thông. Bức ảnh do Malcolm Browne chụp.
Người đàn ông rơi từ Trung tâm thương mại Thế giới [2001]
Bức ảnh chụp người đàn ông đang rơi từ Trung tâm Thương mại Thế giới tại New York, Mỹ sau khi tòa nhà này bị 2 máy bay đâm vào trong sự kiện “11 tháng 9” này đã gây một cảm xúc rất mạnh đến người dân Mỹ. Nhiều người cho đó là sự xúc phạm đến người đã chết. Nhưng Richard Drew, tác giả bức ảnh thì biện hộ rằng, bức ảnh đã diễn tả một quyết định giữa sống và chết của con người khi bị dồn vào đường cùng.
Biafra [1969]
Bianfra, một quốc gia nằm ở phía nam Nigeria, trong cuộc chiến năm 1967 – 1969. Hơn một triệu người chết vì chiến tranh, nạn đói và dịch bệnh. Đây là tấm ảnh chụp những đứa trẻ trong một trại tập trung, đang đứng trước lằn ranh giữa sự sống và cái chết. Bức ảnh của Don McCullin này đã đánh động thế giới phải can thiệp để cứu lấy số phận của những người dân Bianfra.
BÍ ẨN DARFUR/Marcus Bleasdale
Nhà nhiếp ảnh người Anh Marcus Bleasdale nhớ lại khoảnh khắc mà ông chụp được bức hình một em bé tị nạn ở Dafur, miền Nam Sudan năm 2004. Nó đã trở thành bức hình nổi bật nhất trong năm của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (Unicef). Điểm nhấn của bức hình chỉ là một giọt nước mắt đọng lại trên gương mặt của một em bé - cuộc xung đột ở Dafur thật dữ dội. “Tôi chụp bức hình vào giữa năm 2004 ở Darfur, tại một ngôi làng nhỏ có tên Dissa khi chúng tôi đang đi xem qua sa mạc. Khoảng 200-300 người ngồi dưới tán cây khổng lồ, toàn phụ nữ và trẻ em, không hề có nam giới, ngoại trừ một người có thể là già làng khoảng 80, 90 tuổi. Một cơ thể buồn bã, đôi vai trùng xuống rất ủ dột của một em bé khoảng 5, 6 tuổi trong vòng tay khô của người mẹ quàng qua vai em. Bàn tay của em non nớt có vẻ an tâm trong lòng mẹ. Bà mẹ không xuất hiện trong tấm hình. Bà ở đằng sau, làm nền, nhưng dần dần xa xa mờ mờ, người ta nhìn thấy những bàn tay của anh chị đứa bé đợi chờ”.
Bãi biểm Omaha, Normandy [1944]
"Một bức ảnh không có giá trị khi người chụp không đến gần với nơi xảy ra sự kiện", câu nói nổi tiếng của Robert Capa, phóng viên chiến trường lẫy lừng, cũng chính là cách mà ông tạo ra các bức ảnh chân thực của mình. Ngày quân đồng minh đổ bộ vào bờ biển Normandi 6/6/1944, Robert Capa đã dùng đủ 4 cuộc phim của mình ghi lại những thời khắc không thể nào quên của những ngày cuối cùng đệ nhị thế chiến. Bị phục kích, nhưng Capa vẫn đứng dưới làn đạn và chụp tiệm cận những người lính bộ binh đang anh dũng chiếm lĩnh dần từng phân vuông bờ biển với bức tường lửa trước mặt. Bạn có thể nói với Gấu rằng, bức ảnh này bị nhòe quá, nhưng đấy lại là giá trị "siêu thực" của bức ảnh. Bức ảnh này đã làm khơi dậy niềm tự hào của những phóng viên chiến trường và thúc đẩy họ lao vào cuộc chiến như những người chiến sỹ. Robert Capa mất tại Việt Nam năm 1954 thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Ông hy sinh do giẫm phải mìn ở Thái Bình.
Bãi tha ma sau trận chiến tại Pennsylvania [1863]
Những xác người nằm trơ trọi giữa đồng không mông quạnh dưới bầu trời xám xịt... một cảm giác rợn người khi bạn đứng trước một bãi tha ma sau cuộc chiến. Đây là một trong những bức ảnh đầu tiên về chiến tranh được chụp khi máy ảnh mới ra đời. Mathew Brady, một người đã mất tất cả, tiền bạc, gia đình... quyết định gia nhập quân đội theo tiếng gọi của đôi chân. Ông cầm máy và ghi lại những khoảnh khắc khó quên của cuộc nội chiến Mỹ.
Hindenburg [1937]
Không phải bức ảnh về Titanic, cũng chẳng phải là Chernobyl... mà là vụ nổ khinh khí cầu Hindenburg vào ngày 6/5/1937 của Murray Becker mới là bức ảnh gây kinh hoàng nhất, nhấn chìm cả một nền công nghiệp vừa mới nhen nhóm. Từ bức ảnh ấy mà cả ngành sản xuất khinh khí cầu chìm nghỉm, đóng cửa vì biết chắc sẽ chẳng ai dám mua nó nữa. Phải mất một thời gian dài sau này khinh khí cầu mới xuất hiện trở lại nhưng không mạnh mẽ trong dáng vẻ của cả một nền công nghiệp.
Thi hài của Che Guevara [1967]
Bức ảnh chụp Che ở Bolivia vào năm 1967 khi ông đã bị chết. Trước khi chôn cất ông vào một nơi bí mật, chính quyền Bolivia khi đó quyết định cho phóng viên vào chụp ảnh để họ chứng minh rằng Che đã chết. Nhưng việc giết đi một huyền thoại lại làm tăng thêm sức sống bất diệt của họ. Sau đó bức ảnh này loan đi toàn thế giới và tình cảm dành cho Che lại càng sống hơn bao giờ.
Thảm sát Sơn Mỹ 1968 _Những bức ảnh gây chấn động thế giới
Ngày 16 tháng 3 năm 1968 một nhóm quân nhân Mỹ (đại đội Charlie thuộc lữ đoàn bộ binh 11) dưới sự chỉ huy của người thiếu úy 24 tuổi William Calley nhận nhiệm vụ chiếm đóng làng Sơn Mỹ và tìm du kích Việt Cộng. Các binh lính đã hãm hiếp phụ nữ và bắn chết gần như tất cả dân cư của làng: 503 thường dân, trong đó là 182 phụ nữ, 172 trẻ em, 89 đàn ông dưới 60 tuổi và 60 người già. Gần như không một quân nhân nào chống lại mệnh lệnh giết người. Chỉ có phi công trực thăng Hugh Thompson, bằng cách đe dọa sẽ bắn họ bằng súng máy của chiếc trực thăng, đã bắt buộc các quân nhân tha cho 11 người phụ nữ và trẻ em, những người được ông di tản đi. Đội lái máy bay trực thăng đã được tặng thưởng Huy chương Quân nhân (Soldier’s Medal) 30 năm sau đó cho hành động can thiệp này. Nhà báo Seymour Hersh, người phát hiện ra tình huống bi kịch này đã nhận giải thưởng Pulitzer1970.
Tường thuật của ông được minh họa bằng hình của nhà nhiếp ảnh Ron Haeberle. Người nhiếp ảnh này đã tham dự vào chiến dịch dưới tư cách là phóng viên quân đội chính thức nhằm cung cấp chứng cứ cho cái được gọi là "đếm xác" (body count) của thống kê quân sự. Các xác chết được chụp đã được các sĩ quan nhận dạng là những người Việt Cộng đã hy sinh. Thế nhưng người ta không gặp một người Việt Cộng nào trong làng và cũng không gặp kháng cự nào. Mặc dầu vậy quân đội Mỹ rất hài lòng với cuộc hành quân, không có quân nhân Mỹ nào chết hay bị thương và 128 người chết của phía bên kia. Phải mất 1 năm Hersh mới tìm được một nhà xuất bản sẵn sàng công bố câu chuyện và hình ảnh của ông.
Cái chết của một người lính Iraq - Ken Jarecke
Chúng tôi đi từ phía Tây Iraq, từ Nasiriya về phía Basra, Đến đường cao tốc số 8 và bắt đầu đi về phía Nam, tới thành phố Kuwait. Hình ảnh người lính Iraq là hình ảnh vô tình tôi chợt nhìn thấy trên đường đi: một chiếc xe tải, giữa đường cao tốc hai làn xe. Tôi chỉ biết chắc là anh ta đã nỗ lực những phút giây cuối cùng trong cuộc đời, để được sống, và biết rằng cuộc đời đáng để anh ta sống. Khi phim được tráng và đến văn phòng của AP ở New York, họ in và cho mọi người xem, nhưng rồi họ rút lại. Họ cho rằng nó quá nhạy cảm, quá khủng khiếp ngay cả cho biên tập viên các tờ báo để xem, chứ đừng nói đến việc AP cho họ quyền được đăng lại không. Vì vậy, hầu như bức hình này không xuất hiện ở Mỹ, ở Anh, tờ London Observer đã đăng bức hình này đầu tiên.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Hữu Diệu Loan
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)