Nhóm dễ bị tổn thương trong thiên tai

Chia sẻ bởi Trương Quang Kỳ | Ngày 01/05/2019 | 59

Chia sẻ tài liệu: Nhóm dễ bị tổn thương trong thiên tai thuộc Power Point

Nội dung tài liệu:

Các nhóm dễ bị tổn thương trong thiên tai
Nhóm dễ bị tổn thương là gì?
Nhóm dễ bị tổn thương bao gồm những người không có quyền lực, không/có một chút tài sản nhưng không đủ để hỗ trợ cuộc sống của họ.
Ai thuộc nhóm dễ bị tổn thương nhất ??
Trẻ gái – trẻ trai và trẻ vị thành niên chiếm một tỉ lệ lớn trong nhóm bị ảnh hưởng bởi thảm họa. Thường thì các ảnh hưởng đối với trẻ trai và trẻ gái có thể khác nhau

Một số hình ảnh trẻ em trong thảm họa
Ai thuộc nhóm dễ bị tổn thương nhất?
Phụ nữ thường tiếp cận với nguồn lực không giống nam giới. Khi thảm họa xảy ra thì phụ nữ thường bị yếm thế,chịu nhiều thiệt thòi, Sự phân công công việc cũng không bình đẳng giữa nam và nữ và ít có cơ hội ra quyết định.Tuy nhiên thì nam giới cũng phải hứng chịu những tác động có khăn trong thảm họa, nhưng theo hình thức khác.
Thường thì khỏang 80% những người bị ảnh hưởng bởi thảm họa là phụ nữ và trẻ em

Các nhóm dân tộc thiểu số
Người khuyết tật
Người già
Người mắc bệnh HIV/AIDS
Quyền trẻ em trong thiên tai
Các nhóm quyền của trẻ em











Quy?n s?ng cũn
Quy?n phỏt tri?n
Quyền được tham gia
Bảo vệ
Quyền được tham gia
CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ VỀ QUYỀN TRẺ EM
Công ước Quốc tế về quyền trẻ em (công ước) đưa ra một định nghĩa chung về quyền trẻ em cho tất cả cho tất cả các quốc gia trên thế giới, không phân biệt hệ thống chính trị, truyền thống văn hóa, tín ngưỡng và tập tục xã hội. Công ước công nhận trẻ em là cá nhân, có những nhu cầu riêng phù hợp với mọi lứa tuổi và mức độ trưởng thành.
Cỏc quy?n tr? em trong th?m h?a
S?ng cũn ?
B?o v? ?
Phỏt tri?n ?
Tham gia?
Nhóm quyền này bao gồm những quyền liên quan tới điều kiện cơ bản nhất cần thiết cho cuộc sống của trẻ em như dinh dưỡng, nhà ở, điều trị y tế...
Nhóm này gồm có một sô vấn đề liên quan đến quyền sống còn trẻ em trong thiên tai.
I.QUYỀN SỐNG CÒN
Bảo vệ tính mạng trẻ em
Trẻ em là đối tượng có nguy cơ bị tai nạn nhiều nhất khi có thảm họa thiên tai xảy ra.
Do các em chưa trưởng thành cả về tinh thần và thể chất và đang trong quá trình học hỏi tích lũy kinh nghiệm sống, nên các em chưa có năng lực tự bảo vệ mình như ngưòi lớn và tính mạng của các em dễ bị đe dọa nhất trước thảm họa thiên tai.
vì vậy, việc thực hiện các biện pháp trước mắt và lâu dài nhằm bảo vệ tính mạng cho trẻ em là điều cần thiết
Được có nơi cư trú
Khi thảm họa thiên tai phá hoại và làm hư hại nhà cửa, trẻ em thường bị ảnh hưởng nhiều nhất. Do phải sống ngoài trời, trẻ dễ bị bệnh, dễ bị các tai nạn thương tích như bị động vật cắn, hay dễ bị xâm hại. Mặt khác, trong thảm họa thiên tai, khi mà người lớn như cha mẹ, ông bà bận gia cố nhà cửa hoặc trẻ bị mất người bảo trợ thì trẻ dễ bị tổn thương hơn nữa.
Vì vậy, cần phải có biện pháp trước mắt và lâu dài nhằm đảm bảo cho trẻ em có nhà ở hoặc nơi trú ngụ an toàn.
Chăm sóc y tế
Trong và sau khi có thảm họa thiên tai xảy ra thì trẻ em là đối tượng có nguy cơ bị tai nạn thương tích như đuối nước, rắn cắn,..... hoặc một số nguy cơ liên quan đến dịch bệnh, rối loạn dinh dưỡng như tiêu chảy, sốt xuất huyết, hạ đường huyết hay suy dinh dưỡng cấp (do đói), ngộ độc thức ăn v.v. trong khi đó các em lại chưa có năng lực tự bảo vệ mình ( do thiếu kinh nghiệm sống, do còn nhỏ phải phụ thuộc vào người lớn).
Do vậy, công tác chuẩn bị chăm sóc y tế cho mọi người nói chung và đặc biệt là trẻ em cần được đặt ra như một quy định nhằm giảm thiểu các nguy cơ nói trên. Công tác cứu trợ, ứng phó với thảm họa thiên tai cần đảm bảo là tất cả mọi trẻ em đều được quan tâm chăm sóc y tế để cấp cứu các tai nạn thương tích hoặc giải quyết bệnh tật kịp thời.
Đảm bảo dinh dưỡng, nước uống hợp vệ sinh

Khi có thảm họa thiên tai xảy ra thì trẻ em là đối tượng bị đe dọa về tình trạng do có nguy cơ không được đảm bảo dinh dưỡng và nước uống hợp vệ sinh.

Lý do chính là khi thảm họa thiên tai xảy ra, lương thực, nước sạch và nhu yếu phẩm cho sinh hoạt trở nên khan hiếm. Trong khi đó, trẻ em, đặc biệt là các em nhỏ, chưa biết đòi hỏi về nhu cầu của mình hoặc không có khả năng quyết định việc phân phối lương thực và nước uống. Hơn nữa, phần lớn các em không có khả năng kiếm sống, tự đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng hợp vệ sinh cho mình như những người thanh niên.

Do vậy cần chý ý tới việc cung cấp đủ dinh dưỡng, nước uống hợp vệ sinh cho các em.
II.QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ
Các vấn đề của nhóm quyền được bảo vệ của trẻ em trong thiên tai
Được bảo vệ bởi người thân
Trẻ em có quyền được sống với cha mẹ, trừ khi việc này không thích hợp với lợi ích tốt nhất của các em. Trong thiên tai trẻ cần được sự bảo vệ của người thân(cha, mẹ,,,, ) để giúp trẻ tăng cường khả năng tự vệ cho chính mình
Trẻ được bảo vệ trong suốt quá trình xảy ra thiên tai
và luôn luôn được xem là đối tượng ưu tiên trong khi có thiên tai và sau thảm họa.
Chăm sóc và phục hồi

Gia đình và cộng đồng có nghĩa vụ bảo đảm rằng những trẻ em là nạn nhân của thiên tai ( bị thương tích, mất cha mẹ, người thân ) phải được chăm sóc thích hợp để phục hồi và hội nhập trở lại xã hội.
III.QUYỀN PHÁT TRIỂN
Các vấn đề có liên quan đến nhóm quyền phát triển của trẻ trong thiên tai
Học tập và vui chơi giải trí
Việc trẻ em được đi học đóng vai trò rất quan trọng trong việc bình thường hóa và xã hội hóa đối với trẻ em. Được đi học gặp gỡ thầy cô thầy cô giáo, bạn bè và vui chơi giải trí không chỉ nhằm đảm bảo quyền của các em mà còn giảm bớt những sang chấn về tâm lý do thảm họa thiên tai gây ra. Giáo viên chính là những người tiếp xúc với trẻ hàng ngày trên lớp có thể hỗ trợ trẻ em về mặt tình cảm và tâm lý một cách thích hợp.
. Học tập và vui chơi giải trí
Khi xảy ra thảm họa thiên tai, việc đi lại, học tập, vui chơi giải trí của trẻ em có thể bị gián đoạn hoặc gặp nhiều khó khăn. Một mặt, đó là do các cơ sở hạ tầng như hệ thống điện, đường giao thông, trường học,..... thường bị hư hỏng hoặc bị tàn phá và cần nhiều thời gian và tiền của để khắc phục hậu quả. Mặt khác, do điều kiện kinh tế, một số gia đình buộc phải cho trẻ nghỉ học hoặc gặp khó khăn trong việc cho trẻ trở lại trường tiếp tục học tập.

IV.QUYỀN ĐƯỢC THAM GIA
Nhóm quyền này tạo điều kiện cho trẻ em được đóng vai trò tích cực trong cộng đồng, được phát biểu về những vấn đề liên quan tới chúng, kể cả trong lĩnh vực giảm nhẹ rủi ro trong thiên tai.
Sự tham gia của trẻ bảo đảm quyền lợi của các em trong quản lí rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng được quan tâm nghiêm túc, trên thực tế không ai hiểu rõ nhu càu của trẻ hơn chính bản thân các em
Trong việc ứng phó cũng như là phòng ngừa thảm họa thiên tai, người lớn thường là người đưa ra những quyết định về việc cần làm, kể cả đối với các việc liên quan tới trẻ em. Trong tình trạng thảm họa thiên tai, khi mà các quyết định cần được đưa ra một cách nhanh chóng, trẻ em hầu như không được tham khảo ý kiến về những quyết định này và ít được thông tin đầy đủ về tình hình thảm họa thiên tai, về những việc đã, đang và sẽ được làm để ứng phó với tình trạng này.
Trẻ em còn là kênh hiệu quả để tuyên truyền thông tin về quản lí rủi ro trong thiên tai cho bạn bè,gia đình và cộng đồng thông qua việc giao tiếp đơn giản hằng ngày với mọi người để nhân rộng thông tin một cách rộng rãi.Trong cách tiếp cận này trẻ em cũng là đối tượng hưởng lợi chính,được trang bị về kiến thức phòng chống thiên tai,chính sự tham gia của trẻ có thể làm thay đổi quan niệm về trẻ trong cộng đồng,và các em ngày càng được xem như là một nhân tố tích cực trong sự phát triển và là một thành viên tích cực đóng góp trong nhà trường và cộng đồng.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Quang Kỳ
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)