Nhớ hình ảnh nghề thày .ppt
Chia sẻ bởi Phạm Huy Hoạt |
Ngày 27/04/2019 |
51
Chia sẻ tài liệu: Nhớ hình ảnh nghề thày .ppt thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Nhớ về nghề
“Gieo con chữ”
xưa - kia
Sưu tầm > 20 tấm ảnh quý về nghề dạy học
GIỚI THIỆU
Nghề “gõ đầu trẻ”, văn hoa hơn gọi là nghễ “gieo con chữ” và hình tượng hóa thì gọi là nghề “lái đò” dù thời nào, với góc độ nào, ở xã hội nước ta cũng luôn được coi là một nghề cao quý.
Nếu chỉ vào dịp 20-10 ( ngày Nhà giáo) mới nói đến điều đó thì chưa đủ; nếu chỉ nhớ về các kỉ niệm đẹp đẽ cũng chưa đủ, mà nên nhìn “xưa” để biết “nay”…
Mời các bạn cùng nhìn lại những bức ảnh đẹp về nghề giáo xưa (Trước cách mag thành công, trong chiến tranh gian khó…) để “Ôn có tri tân”
-----------------------------------------------------------------
PHH sư tầm và giới thiêu 9 – 2013.
Nguồn TL: kienthucngaynay.com & Internet
I.- Thời trước CM thang 8
Dân ta nghèo, đất nước nghèo lại trong vòng kìm tỏa của nhiều thế lực, nhưng tinh thần hiếu học của người dân và đạo đức người thày vẫn vượt qua tất cả .
Nghề giáo vốn từ xưa đã được coi là "nghề thanh bạch" nên hầu hết các người thầy xưa sống rất bình dị, thậm chí là kham khổ.
Các gia đình có ý thức cho con cháu nên người thường gửi con em mình cho thầy dạy dỗ ngay từ nhỏ và nhất mực theo ý kiến của thầy.
Ngày xưa, người thầy có vai trò rất lớn trong việc rèn luyện học trò không chỉ chữ nghĩa mà còn cả về đạo đức, lối sống.
Người thầy luôn mẫu mực, nghiêm khắc; Xã hội thời ấy mặc nhiên công nhận Người Thày có quyền dùng roi vọt để dạy trò.
Dù là “Cậu ấm” con nhà giàu hay các trò nghèo cũng vậy: nhất nhất Thày bảo phải nghe
Trong ảnh là quang cảnh trường thi Nam Định khoa thi năm Nhâm Tý (1912) với chòi canh và lều chõng của thí sinh.
Từ cụ Tú Xương đến Ông “Tam nguyên Yên Đỏ” và cả thế hệ Nam Cao… cũng từng “Lều chõng” như thế
Học hành của “Sĩ tử” ngày xưa cũng rất vất vả, gian truân.
Lớp học chỉ một thầy giảng cũng đã có nhiều lứa tuổi học trò khác nhau tùy theo điều kiện của từng gia đình.
Trường lớp cũng có nhiều “quy mô” khác nhau; Đa số lớp học đều đơn sơ.
Đây là hình ảnh lớp học thời “Vận đông học chữ Quốc ngữ”
Những lớp học thời Pháp thuộc dần đổi mới cách dạy và học của nền giáo dục nước nhà.
Thày trò “Trường công” đã bắt đầu tiếp cận với các kiến thức khoa học
Tuy nhiên, chương trình học của các Trường “Công” đều bị áp đặt, Tiểu học đã giảng dạy bằng tiếng Pháp
Trừ một số trường do Người Pháp mở, còn lại hầu hết các trường đều là “dân lập” với cơ sở nghèo nàn.
Dù sao, dòng thời gian có chảy trôi, nghề giáo xưa nay vẫn là một nghề cao quý. Đó là truyền thống hiếu học quý báu cần giữ gìn của dân tộc ta.
II.- Nghề giáo sau CM thang 8
Bac Hồ và việc học của dân
Ngày 4 tháng 10 năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có lời kêu gọi “Chống nạn thất học” gửi tới toàn thể quốc dân đồng bào: “…Muốn giữ vững nền độc lập, muốn làm cho dân mạnh nước giàu, mọi người Việt nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức, mới có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ.
Phong trào Bình dân học vụ
Sắc lệnh số 19/SL yêu cầu thiết lập cho nông dân và thợ thuyền những lớp học bình dân buổi tối. Điều này cho thấy Chính phủ đã rất quan tâm và tạo điều kiện học tập cho đội ngũ nông dân, công nhân - vốn là lực lượng nòng cốt trong cuộc cách mạng
Sau khi giành được độc lập, phong trào Bình dân học vụ đã được mở ra
Phong trào Bình dân học vụ
Sắc lệnh 19/SL còn quy định hạn trong 6 tháng, làng nào, đô thị nào cũng phải có lớp học ít nhất có 30 người theo học.
Việc đưa ra một chỉ tiêu cụ thể như vậy tưởng có phần cứng nhắc nhưng lại thực sự đem lại hiệu quả xóa “nạn mù chữ cho toàn dân”.
Nghề giáo trong 2 cuộc kháng chiến
Dù khó khăn, ác liệt do chiến tranh nhưng ngay cả các vùng miền núi xa xôi vẫn có những “Giáo viên tình nguyện” đem con chữ đên cho dân bản
Toàn cảnh giáo viên miền xuôi tình nguyện lên Hòa Bình công tác và giảng dạy
Đó có thể là kỉ niệm vượt qua những giao thông hào quanh co để tới lớp, thời chiến tranh phá hoai ở miền Bắc
Mũ rơm và giao thông hào là hình ảnh quen thuộc của HS để tránh bom đạn giạc Mĩ
Thày trò tại 1 Lớp học dưới “Hầm bán chìm” trong chiến trnh phá hoại.
Thày trò người dân tộc Dao huyện Đà Bắc tích cực đến trường học trong điều kiện khó khăn thiếu thốn
Lớp học trong vùng giải phong Miền Nam những năm trước 1975
Thay lời kết
Tinh thần hiếu học của dân tộc Việt Nam được giữ gìn qua nhiều năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp và đấu tranh chống đế quốc Mỹ.
Các lớp học trong thời chiến trở thành ký ức đẹp của nhiều thế hệ người Việt Nam.
Hình ảnh những “người thày ngày xưa” càng tô thêm truyền thống dân tộc
Đến thời nay, hiện đại và đủ đầy hơn nhiều,không có cớ gì để cho việc dạy và học sút kém!
“Gieo con chữ”
xưa - kia
Sưu tầm > 20 tấm ảnh quý về nghề dạy học
GIỚI THIỆU
Nghề “gõ đầu trẻ”, văn hoa hơn gọi là nghễ “gieo con chữ” và hình tượng hóa thì gọi là nghề “lái đò” dù thời nào, với góc độ nào, ở xã hội nước ta cũng luôn được coi là một nghề cao quý.
Nếu chỉ vào dịp 20-10 ( ngày Nhà giáo) mới nói đến điều đó thì chưa đủ; nếu chỉ nhớ về các kỉ niệm đẹp đẽ cũng chưa đủ, mà nên nhìn “xưa” để biết “nay”…
Mời các bạn cùng nhìn lại những bức ảnh đẹp về nghề giáo xưa (Trước cách mag thành công, trong chiến tranh gian khó…) để “Ôn có tri tân”
-----------------------------------------------------------------
PHH sư tầm và giới thiêu 9 – 2013.
Nguồn TL: kienthucngaynay.com & Internet
I.- Thời trước CM thang 8
Dân ta nghèo, đất nước nghèo lại trong vòng kìm tỏa của nhiều thế lực, nhưng tinh thần hiếu học của người dân và đạo đức người thày vẫn vượt qua tất cả .
Nghề giáo vốn từ xưa đã được coi là "nghề thanh bạch" nên hầu hết các người thầy xưa sống rất bình dị, thậm chí là kham khổ.
Các gia đình có ý thức cho con cháu nên người thường gửi con em mình cho thầy dạy dỗ ngay từ nhỏ và nhất mực theo ý kiến của thầy.
Ngày xưa, người thầy có vai trò rất lớn trong việc rèn luyện học trò không chỉ chữ nghĩa mà còn cả về đạo đức, lối sống.
Người thầy luôn mẫu mực, nghiêm khắc; Xã hội thời ấy mặc nhiên công nhận Người Thày có quyền dùng roi vọt để dạy trò.
Dù là “Cậu ấm” con nhà giàu hay các trò nghèo cũng vậy: nhất nhất Thày bảo phải nghe
Trong ảnh là quang cảnh trường thi Nam Định khoa thi năm Nhâm Tý (1912) với chòi canh và lều chõng của thí sinh.
Từ cụ Tú Xương đến Ông “Tam nguyên Yên Đỏ” và cả thế hệ Nam Cao… cũng từng “Lều chõng” như thế
Học hành của “Sĩ tử” ngày xưa cũng rất vất vả, gian truân.
Lớp học chỉ một thầy giảng cũng đã có nhiều lứa tuổi học trò khác nhau tùy theo điều kiện của từng gia đình.
Trường lớp cũng có nhiều “quy mô” khác nhau; Đa số lớp học đều đơn sơ.
Đây là hình ảnh lớp học thời “Vận đông học chữ Quốc ngữ”
Những lớp học thời Pháp thuộc dần đổi mới cách dạy và học của nền giáo dục nước nhà.
Thày trò “Trường công” đã bắt đầu tiếp cận với các kiến thức khoa học
Tuy nhiên, chương trình học của các Trường “Công” đều bị áp đặt, Tiểu học đã giảng dạy bằng tiếng Pháp
Trừ một số trường do Người Pháp mở, còn lại hầu hết các trường đều là “dân lập” với cơ sở nghèo nàn.
Dù sao, dòng thời gian có chảy trôi, nghề giáo xưa nay vẫn là một nghề cao quý. Đó là truyền thống hiếu học quý báu cần giữ gìn của dân tộc ta.
II.- Nghề giáo sau CM thang 8
Bac Hồ và việc học của dân
Ngày 4 tháng 10 năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có lời kêu gọi “Chống nạn thất học” gửi tới toàn thể quốc dân đồng bào: “…Muốn giữ vững nền độc lập, muốn làm cho dân mạnh nước giàu, mọi người Việt nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức, mới có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ.
Phong trào Bình dân học vụ
Sắc lệnh số 19/SL yêu cầu thiết lập cho nông dân và thợ thuyền những lớp học bình dân buổi tối. Điều này cho thấy Chính phủ đã rất quan tâm và tạo điều kiện học tập cho đội ngũ nông dân, công nhân - vốn là lực lượng nòng cốt trong cuộc cách mạng
Sau khi giành được độc lập, phong trào Bình dân học vụ đã được mở ra
Phong trào Bình dân học vụ
Sắc lệnh 19/SL còn quy định hạn trong 6 tháng, làng nào, đô thị nào cũng phải có lớp học ít nhất có 30 người theo học.
Việc đưa ra một chỉ tiêu cụ thể như vậy tưởng có phần cứng nhắc nhưng lại thực sự đem lại hiệu quả xóa “nạn mù chữ cho toàn dân”.
Nghề giáo trong 2 cuộc kháng chiến
Dù khó khăn, ác liệt do chiến tranh nhưng ngay cả các vùng miền núi xa xôi vẫn có những “Giáo viên tình nguyện” đem con chữ đên cho dân bản
Toàn cảnh giáo viên miền xuôi tình nguyện lên Hòa Bình công tác và giảng dạy
Đó có thể là kỉ niệm vượt qua những giao thông hào quanh co để tới lớp, thời chiến tranh phá hoai ở miền Bắc
Mũ rơm và giao thông hào là hình ảnh quen thuộc của HS để tránh bom đạn giạc Mĩ
Thày trò tại 1 Lớp học dưới “Hầm bán chìm” trong chiến trnh phá hoại.
Thày trò người dân tộc Dao huyện Đà Bắc tích cực đến trường học trong điều kiện khó khăn thiếu thốn
Lớp học trong vùng giải phong Miền Nam những năm trước 1975
Thay lời kết
Tinh thần hiếu học của dân tộc Việt Nam được giữ gìn qua nhiều năm tháng kháng chiến chống thực dân Pháp và đấu tranh chống đế quốc Mỹ.
Các lớp học trong thời chiến trở thành ký ức đẹp của nhiều thế hệ người Việt Nam.
Hình ảnh những “người thày ngày xưa” càng tô thêm truyền thống dân tộc
Đến thời nay, hiện đại và đủ đầy hơn nhiều,không có cớ gì để cho việc dạy và học sút kém!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Huy Hoạt
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)