Nhảy xa

Chia sẻ bởi Nguyễn Lương Hùng | Ngày 11/05/2019 | 363

Chia sẻ tài liệu: Nhảy xa thuộc Thể dục 11

Nội dung tài liệu:

Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa
Gv : Tô Văn Tâm

toooooo
MỤC LỤC
I.-MỞ ĐẦU:
-Mục đích.
II.-CƠ BẢN:
1-Lịch sử phát triển môn Nhảy xa.
2-Các giai đoạn kỹ thuật.
3-Các kiểu Nhảy xa.
3.1-Nhảy xa kiểu Ngồi.
3.2-Nhảy xa kiểu Ưỡn thân.
3.3-Nhảy xa kiểu ?Cắt kéo.
4-So sánh kỹ thuật giữa các kiểu nhảy.
4.1-Ưu điểm kiểu Ưỡn thân so với kiểu Ngồi.
4.2-Ưu điểm kiểu Cắt kéo
so với kiểu Ngồi.

4.3-Một số hình ảnh
5-Kỷ lục nhảy xa.
5.1-Kỷ lục Nhảy xa Nam, Nữ : Việt Nam.
5.2-Kỷ lục nhảy xa thế giới: NAM .
5.3-Kỷ lục nhảy xa thế giới: Nữ .
6-Biểu đồ so sánh thành tích Nhảy xa Nam: Việt Nam và Thế giới.
7-Biểu đồ so sánh thành tích Nhảy xa Nam: Việt Nam và Thế giới.
III.-KẾT LUẬN.
I.-MỞ ĐẦU
Mục đích:
- Cho học sinh có khái niệm về lịch sử hình thành và sự phát triển môn Nhảy xa.
- Giúp học sinh phân biệt và so sánh sự khác nhau, giữa nhảy xa kiểu Ngồi đã học ở cấp THCS và lớp 10 với các kiểu Nhảy xa sẽ học ở l?p 11.
- Cho các em biết một số kỷ lục Việt Nam và Thế giới môn Nhảy xa.

II.-CƠ BẢN:
1-Lịch sử phát triển môn Nhảy xa:

Môn Nhảy xa là một trong những môn đã tổ chức thi đấu ở Olympic cổ Hy Lạp.
Tuy nhiên đến Olympic năm 1896, Nhảy xa được chính thức công nhận là 1 trong những môn thi của Olympic hiện đại. E.Clark (Mỹ) lập k? lục với 6,35m
II.-CƠ BẢN:
1-Lịch sử phát triển môn Nhảy xa:

Năm 1914, Dr Harry Eaton Stewart giới thiệu cách ?chạy đà trong Nhảy xa? và tiêu chuẩn hoá các môn Điền kinh thi đấu trên đường đua hoặc trên sân.
Đến năm 1928, nữ mới được phép tham gia thi đấu môn Nhảy xa.
Kể từ đó đến nay môn Nhảy xa có rất nhiều sự sáng tạo, hoàn thiện kỹ thuật (đặc biệt là kỹ thuật trên không), nhiều k? lục ra đời.
2-Các giai đoạn Kỹ thuật:
Gồm 4 giai đoạn:
Chạy đà: đường chạy đà đối với Học sinh Phổ thông khoảng 15-25m; đối với Vận động viên Nam khoảng 38-48m (18-24 bước), Nữ khoảng 32-42m (16-22 bước).
Giậm nhảy: góc độ giậm nhảy khoảng 70-780, để đạt góc độ bay 20-240.
Trên không: khi chân giậm nhảy rời khỏi mặt ván là lúc bắt đầu giai đoạn trên không.
Tiếp đất: đây là giai đoạn người nhảy phải chủ động tiếp đất và không để ngã ra sau.
3-Các kiểu Nhảy xa:
3.1-Nhảy xa kiểu ?NGỒI?:
Sau bước bộ trên không, chân giậm nhảy co dần lại và đưa về phía trước nâng cao đùi, tay đánh từ trên xuống dưới ra sau.
Lúc này tư thế người như ?Ngồi? trên không, vì vậy gọi là nhảy xa kiểu ?Ngồi? .
3.2-Nhảy xa kiểu?ƯỠN THÂN?:
Sau bước bộ trên không, chân lăn chủ động đưa ra sau phối hợp cùng chân giậm.
Lúc này hai tay, ngực, hông và 2 chân căng ra sau như hình cánh cung.
3.3-Nhảy xa kiểu?CẮT KÉO?:
Sau bước bộ trên không, chân giậm co dần cẳng chân nâng đùi đưa chân ra trước, đồng thời đưa chân lăn từ trước ra sau tạo thành sự chuyển động như đường đi của 2 lưỡi kéo.
VĐV có thành tích cao thực hiện từ 2,5 - 3,5 bước cắt kéo trên không.
4-So sánh kỹ thuật giữa các kiểu nhảy
Về cơ bản, 3 giai đoạn chạy đà, giậm nhảy, tiếp đất của kiểu ?Ngồi?, ?Ưỡn thân?, ?Cắt kéo? giống nhau.
Khác nhau ở giai đoạn trên không: đây là giai đoạn thụ động, người nhảy không thể thay đổi đường bay của trọng tâm cơ thể, nhưng người nhảy có thể sử dụng kỹ thuật các kiểu nhảy xa khác nhau để tận dụng tối đa đường bay của cơ thể trong không gian do giậm nhảy tạo nên.

?Tiếp theo?
Trong một thời gian dài, để nâng thành tích lẽ ra phải quan tâm cải tiến kỹ thuật trên không thì người ta chỉ chú ý hoàn thiện kỹ thuật chạy đà và giậm nhảy.
Đến khi xuất hiện kỹ thuật nhảy xa kiểu Ưỡn thân và kiểu Cắt kéo, lúc đó thành tích nhảy xa không ngừng được nâng lên.
4.1-Ưu điểm: kiểu Ưỡn thân so với kiểu Ngồi.
Toàn bộ thân người thành một hình cách cung, do đó khi gập lại có khả năng vươn xa về trước hơn bình thường so với kiểu ?NGỒI?.
Đây là 1 trong 2 kiểu nhảy hiện đại được nhiều VĐV cấp cao sử dụng để thi đấu.
4.2-Ưu điểm: kiểu CẮT KÉO so với kiểu Ngồi.
Người nhảy thực hiện 2,5-3,5 lần động tác cắt kéo, sau đó ưỡn thân gập mạnh thân do đó khả năng vươn xa về trước hơn bình thường so với kiểu NGỒI.
Đây là 1 trong 2 kiểu nhảy hiện đại được nhiều VĐV cấp cao sử dụng để thi đấu.

5.1-Kỷ lục nhảy xa Việt Nam: Nam, Nữ.
5.2-Kỷ lục nhảy xa thế giới: Nam.
5.3-Kỷ lục nhảy xa thế giới: Nữ.
6-Biểu đồ so sánh thành tích nhảy xa Nam : Việt Nam và Thế giới.
7-Biểu đồ so sánh thành tích nhảy xa Nữ : Việt Nam và Thế giới.
KẾT LUẬN
Ngày nay, nhảy xa trở thành một môn thể thao hấp dẫn chinh phục độ xa, có tác dụng rèn luyện sức mạnh, sức nhanh, sự khéo léo, linh hoạt, tính kỹ luật, nâng cao phẩm chất đạo đức, ý chí.
Qua phần trình bày trên Giáo viên giúp cho học sinh có một số kiến thức cơ bản về nhảy xa so sánh được ưu điểm giữa các kiểu nhảy.
Có sự chuẩn bị tốt nhất về mặt tâm lý khi bắt đầu được học một trong những kỹ thuật tiên tiến và hiện đại của thế giới. Hy vọng có một kỷ lục mới sẽ ra đời-từ các em-sau buổi học hôm nay.
Tư liệu sử dụng
Sách Giáo khoa lớp 6,7, 8, 9,10 và 11 của nhà xuất bản Giáo dục (NXBGD).
Tranh minh họa Nhảy xa của NXBGD.
Đĩa hình kỹ thuật và thi đấu của Trường Đại học Sư Phạm TP.HCM.
Hình ảnh tải về từ Internet.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Lương Hùng
Dung lượng: | Lượt tài: 11
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)