Nhảy cao

Chia sẻ bởi Nguyễn Hoàng Bích Lam | Ngày 11/05/2019 | 194

Chia sẻ tài liệu: Nhảy cao thuộc Thể dục 10

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM
NHA TRANG
KHOA GDTC-N-H-CTĐ
LỚP GDTC K34


GIÁO TRÌNH NHẢY CAO
DANH SÁCH CÁC BẠN THAM GIA
*NGUYỄN VĂN THIỆN
*VÕ NGỌC HÀO
*PHAN MẪN
*LÊ NGỌC DANH
I.NGUYÊN LÝ KỸ THUẬT NHẢY CAO
Nhảy cao là một phương pháp vượt qua chướng ngại vật thẳng đứng,là một môn điền kinh hoạt động hỗn hợp gắn liền giữa vận động mang tính chu kỳ,bao gồm nhiều động tác liên kết với nhau một cách chặt chẽ và tương đối phức tạp.Từ chạy đà,giậm nhảy,bay trên không và kết thúc là rơi xuống đất tạo thành một chuỗi vận động.Đặc điểm của nó là:cần kéo dài giai đoạn bay trên không do nỗ lực của người nhảy trong lấy đà và giậm nhảy tạo nên.
Quỹ đạo bay của trọng tâm cơ thể trong lúc bay phụ thuộc vào từng kiểu nhảy(phụ thuộc vào tốc độ chày đà,lực giậm nhảy và tốc độ giậm nhảy)

II.Khái niệm:Nhảy cao là một hoạt động không có chu kỳ,bao gồm nhiều động tác phối hợp với nhau một cách chặt chẽ như chạy đà,giậm nhảy,qua xà và tiếp đất.Đặc điểm nhảy cao là cần phải vượt qua xà ngang ở một độ cao nào đó do nỗ lực của người nhảy trong chạy đà và giậm nhảy tạo nên.

III.Ý nghĩa và tác dụng:
-Phát triển toàn diện cơ thể,trên cơ sở đó phát triển các tố chất chuyên môn như:sức mạnh,sức bền và sự khéo léo.
-Hình thành cảm giác của cơ thể trong không gian và thời gian.
-Phát triển tính kiên trì,bền bỉ,nhẫn nại,khắc phục khó khăn và lòng dũng cảm cho người tập.
-Làm cho phong trào hoạt động TDTT của nhà trường thêm sôi nổi,hào hứng,cuộc sống thêm phong phú.
IV.Kỹ thuật nhảy cao
Người ta chia kỹ thuật nhảy cao làm 4 giai đoạn kỹ thuật sau:
*Giai đoạn chạy đà
*Giai đoạn giậm nhảy
*Giai đoạn trên không
*Giai đoạn rơi xuống cát(hoặc nệm)

1.Giai đoạn chạy đà
a.Nhiệm vụ:Phải đạt được tốc độ lớn trước khi giậm nhảy,đông thời những bước cuối phải chuẩn bị tốt cho giậm nhảy
b.Giới hạn:Bắt đầu từ lúc xuất phát chạy đà đến khi chân giậm nhảy chạm vào điểm giậm nhảy.
c.Kỹ thuật chạy đà:
-Cự ly:Thông thường đà dài 5-7-9 bước hoặc có thể đến 11-12 bước.
-Cách đo đà:Từ điểm giậm nhảy đi ngược về phía chạy đà,cứ 2 bước đi thường là 1 bước chạy.
-Kỹ thuật chạy đà:Chia làm 2 thời kỳ:
+Thời kỳ 1:Từ xuất phát đến trước 4 bước cuối cùng,chủ yếu là tăng dần tốc độ,KT bước chạy giống như chạy tăng tốc trong CL ngắn,bước chạy thoải mái,tương đối dài,hơi hạ thấp trọng tâm.
+Thời kỳ 2:4 bước cuối cùng hình thành nhịp điệu đặc biệt,bước cuối cùng ngắn nhất(bước 1-tính từ điểm giậm nhảy về phía chạy đà,bước 2 dài nhất,bước 3 ngắn hơn bước 4),thân người ở 4 bước cuối ngã dần về sau.
+Tốc độ chạy thường chỉ đạt 70% tốc độ tối đa của người nhảy:Riêng kiểu lưng qua xà có tốc độ chạy đà lớn hơn khoảng 80% tốc độ tối đa.
+Chạy đà khá nhanh & còn phải giậm nhảy,do vậy ở các bước cuối cùng khi chạy cần hạ thấp dần trọng tâm cơ thể,nhất là ở bước cuối cùng.
2.Giai đoạn giậm nhảy:
a/Nhiệm vụ:Chuyển phần lớn tốc độ nằm ngang thành tốc độ thẳng đứng,tập trung sức toàn thân đưa người lên cao.
b/Giới hạn:Từ lúc chân giậm nhảy chạm đất đến khi hoàn thành động tác giậm nhảy và rời khỏi điểm giậm nhảy.
c/Cách xác định điểm giậm nhảy:Từ 1/3 xà,hướng về phía chạy đà,đứng cách xà 1 cánh tay.
+Tùy theo kiểu nhảy mà điểm giậm nhảy & góc độ chạy đà có thể xê dịch chút ít cho thích hợp.
d/Kỹ Thuật giậm nhảy:
-Động tác của châm giậm nhảy:Hoạt động của chân giậm theo trình tự sau:

+Động tác giậm nhảy:Ở bước cuối cùng,khi trọng tâm cơ thể vượt qua điểm đặt của chân lăng,đùi chân giậm không đưa cao,cẳng chân giậm đưa dài về phía trước,đến điểm xa nhất thì duỗi thẳng & và chạm đất bằng gót.
+Hoãn xung:Khi chân giậm đặt vào điểm giậm nhảy,theo quán tính cơ thể vẫn tiếp tục di chuyển về trước làm cho chân giậm nhảy cp lại ở khớp gối(góc độ khoảng 130-135).Điều này có 2 tác dụng:
*Giảm chấn động khi chân giậm chống vào điểm giậm nhảy.
*Làm căng các nhóm cơ ở đùi,cẳng chân & cổ chân làm tăng thêm sức mạnh giậm nhảy
+Giậm nhảy vươn lên:Thực hiện co cơ nhanh,mạnh,duỗi hết các khớp hông,gối,cổ chân,ngón chân để tác dụng một lực lớn lên điểm giậm nhảy với tốc độ nhanh,nhằm đẩy trọng tâm cơ thể bay lên với tốc độ ban đầu lớn và góc bay hợp lý
+Động tác của chân lăng:động tác của chân lăng được bắt đầu ngay từ khi chân lăng rời đất ở bước cuối cùng.Tốc độ đá lăng tăng dần với mức độ tích cực nhất cho tới khi chân lăng thẳng,đưa hông nhanh về trước lên trên,bàn chân gập lại(bàn cuốc)
+Động tác của tay:Hai tay đánh mạnh từ sau ra trước lên trên,khi đến ngang vai thì dừng lại đột ngột,tay bên chân lăng hoạt động có biên độ lớn hơn tay bên chân giậm,hai tay co ở khuỷu.
hơn bên chân giậm,thân người hơi ngã về bàn chân giậm.Động tác giậm nhảy kết thúc khi chân giậm nhảy duỗi hết mũi bàn chân & bắt đầu rời khỏi mặt đất.

3/Giai đoạn qua xà:
a/Nhiệm vụ:Lần lượt đưa từng bộ phận cơ thể qua xà một cách hợp lý trên cơ sở tận dụng độ cao bay của trọng tâm cơ thể.
b/Giới hạn:Bắt đầu khi chân giậm rời khỏi mặt đất cho đến khi bộ phận cuối cùng của cơ thể người nhảy vượt qua xà.
Kỹ thuật qua xà:Khi giậm nhảy cơ thể bay lên cao theo một góc nào đó,nhưng do cơ thể chịu ảnh hưởngcủa trọng lực nên cơ thể đồng thời di chuyển xuống dưới.

Vì vậy nửa đầu đường bay,tốc độ bay lên chậm dần đều,còn nửa sau đường bay tốc độ rơi chậm dần đều.Khi qua xà sự di chuyển của một bộ phận cơ thể nào đó sẽ gây ra hoạt động di chuyển bù trừ ở các bộ phận khác theo hướng ngược lại.Vì vậy,nếu người nhảy chủ động hạ bộ phận đã qua xà xuống thấp thì mới nâng được bộ phận khác của cơ thể lên để vượt qua xà.






Hình ảnh vận động viên qua xà

4/Giai đoạn rơi xuống cát:
a/Nhiệm vụ:Đảm bảo an toàn và tiết kiệm sức cho người nhảy.
b/Giói hạn:Từ khi bộ phận cơ thể cuối cùng qua xà đến khi cơ thể có bộ phận chạm cát(hoặc đệm)
c/Kỹ thuật rơi xuống cát:Tùy theo từng kiểu mà có các bộ phận tiếp đất đầu tiên khác nhau,song phải làm giảm chấn động bằng việc gập các khớp khi chạm đất(chân lăng,chân giậm hoặc tay)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hoàng Bích Lam
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)