Nhật ký trong tù

Chia sẻ bởi Đỗ Thị Thanh Huyền | Ngày 21/10/2018 | 45

Chia sẻ tài liệu: Nhật ký trong tù thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Tiết 93 : Nhật kí trong tù
Hồ Chí Minh
Nội dung chính của bài.
I - Hoàn cảnh sáng tác tập thơ.
II - Giá trị nội dung và nghệ thuật.
III - Kết luận.

I. Hoàn cảnh ra đời của Nhật ký trong tù.
- Ngày 28- 1- 1941, sau 30 năm hoạt động tại nước ngoài Nguyễn ái Quốc trở về lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc.
- Ngày 13-8- 1942 lên đường đi Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của thế giới.
- Ngày 27- 8- 1942, vừa tới xã Túc Vinh, thuộc huyện Đức Bảo, tỉnh Quảng Tây Người bị bọn Hương cảnh Trung Quốc bắt giữ vì bị tình nghi là " Hán dan".

- Chúng giam cầm và đày đoạ Người rất dã man trong mười ba tháng, giải qua giải lại gần mười tám nhà giam của mười ba huyện.
Trong sự chờ đợi ngày được trả tự do và giam cầm đày ải, người đã ghi lại cảm xúc của mình bằng thơ dưới dạng Nhật kí gọi là " Ngục trung Nhật kí".

- Tập thơ gồm 134 bài thơ thì 126 bài thơ làm theo thể tứ tuyệt của thơ đường, 8 bài theo thể thơ khác.

- Tập thơ dịch sang tiếng Việt in năm 1960, dịch và in ra nhiều nước khác trên thế giới.

II. Nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
1. Giá trị nội dung:



Em hãy chỉ ra giá trị nội dung cơ bản của tập
" Nhật ký trong tù " ?
a. Bức tranh nhà tù và một phần của xã hội Trung Hoa dân quốc.


Bức tranh nhà tù và một phần của xã hội Trung Hoa dân quốc hiện lên như thế nào trong con mắt của người tù Hồ Chí Minh?
- Nhật kí trong tù là những ghi chép về những điều tai nghe mắt thấy trong nhà tù và trên đường chuyển lao. Nhờ thế tác phẩm tái hiện bộ mặt đen tối của nhà tù Quốc Dân Đảng Trung Quốc 1942- 1943.
- Đánh bạc là phạm pháp nhưng bọn chúng thì đánh bạc công khai trong nhà tù; Cấm tù nhân hút thuốc nhưng chúng hút tự do; Đày ải tù nhân đến chết. Bọn chúng còn bắt tù nhân phải nộp tiền đèn, phải chia nhau nước sử dụng, thay nhau đưa chân vào cùm.
- Bọn quan lại các cấp vi phạm pháp luật, bắt người không cần tra xét thậm chí bắt cả cháu nhỏ tuổi phải vào nhà lao.
Cháu bé trong ngục tân dương
oa ...! oa ...! oaa ...!
Cha sợ sung quân cứu nước nhà ;
Nên nỗi thân em vừa nửa tuổi,
Phải theo mẹ đến ở nhà pha.
Cảnh binh lính khiêng lợn cùng đi
Khiêng lợn lính cùng đi một lối
Ta thì người dắt lợn người khiêng
Con người coi rẻ hơn con lợn
Ôi có còn đâu được chủ quyền.
b, Bức chân dung tự hoạ của Hồ Chí Minh.
Bức chân dung tự hoạ của Hồ Chí Minh được thể hiện như thế nào trong tập thơ ?
- Đó là một tấm gương nghị lực phi thường, một bản lĩnh vĩ đại không gì có thể lung lạc được.
- Đó là một con người vượt lên mọi đau đớn về thể xác, với phong thái ung dung tự tại trong mọi tình huống.
- Một tâm hồn yêu nước thiết tha và khao khát tự do, thực chất là khao khát chiến đấu.
- Một tâm hồn nghệ sĩ tài hoa, một trí tuệ linh hoạt và nhọn sắc, một mặt rất nhạy cảm với vẻ đẹp thiên nhiên và dễ xúc động trước những cảnh ngộ thương tâm của con người. Bác luôn phát hiện ra những mâu thuẫn hài hước của một chế độ xã hội thối nát, tạo nên tiếng cười đầy trí tuệ.
* Nhưng bao chùm lên tất cả là tấm lòng yêu thương bao la đối với nhân loại cần lao đó là tấm lòng nhân đạo đạt đến mức độ quên mình.
2. Giá trị nghệ thuật của Nhật Kí Trong Tù.
Giá trị nghệ thuật của tập thơ thể hiện ở phương diện nào ?
- Tinh thần thép kiên cường đi với một chất thơ trữ tình đằm thắm. ( chất chiến sĩ lồng trong hình tượng thi sĩ).
- Thái độ ung dung nh�n t?n c?a tâm hồn thi sĩ kết hợp với một nhiệt tình sôi nổi, một khí thế tháo cũi sổ lồng.
- Màu sắc cổ điển đậm đà lại chứa đựng tinh thần thời đại.
Màu sắc cổ thi là gì ?
Tinh thần thời đại ?
III - Kết luận.
* Nội dung :
- Bức tranh nhà tù và một phần của xã hội Trung Hoa Dân Quốc.
- Bức chân dung tự hoạ của Bác.
* Nghệ thuật: Bút pháp lãng mạn và hiện thực, tả thực và trữ tình. Trào lộng, đùa vui nhẹ nhàng, tự trào hóm hỉnh, mỉa mai chua chát, châm biếm sắc xảo, đả kích quyết liệt.
- Thể loại : Hầu hết viết theo thể tứ tuyệt cổ điển có trường hợp sử dụng lối tập cổ.
IV - Luyện tập.
1, Em hãy đánh dấu câu trả lời em cho là đúng nhất
Bài thơ: Ngâm thơ ta vốn không ham,
Nhưng vì trong ngục biết làm chi đây
Ngày dài ngâm ngợi cho khuây,
Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do.
Bài thơ trên nằm ở phần nào của tập thơ ?
A. Phần mở đầu tập nhật kí.
B. Bài thơ số mười của tập nhật kí.
C. Bài thơ số 100 của tập nhật kí.
D. Bài thơ cuối cùng của tập nhật kí.

2. Tập Nhật kí trong tù được dịch ra Tiếng Việt và in lần đầu năm nào?
A. 1959 B. 1960 C. 1962 D. 1969
3. Hồ Chí Minh bị bắt giam ở Trung Quốc vào năm nào?
A. Tháng 1 năm 1941 B. Tháng 6 năm 1942.
C. Tháng 8 năm 1942 D. Tháng 10 năm 1942.
4. Đọc một bài thơ có tính trào lộng trong "Nhật ký trong tù" ?
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Thị Thanh Huyền
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)