Nhap mon tin hoc 1

Chia sẻ bởi Phan Thanh Quyền | Ngày 29/04/2019 | 105

Chia sẻ tài liệu: Nhap mon tin hoc 1 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Nhập môn tin học
Chương 1:Giới thiệu
Mục đích
Giới thiệu một số khái niệm tổng quan của tin học
Nội dung chính của chương bao gồm
Khái niệm về tin học
Một số loại máy tính thường gặp
Một số mạng máy tính thường gặp
Cách lưu trữ thông tin trên máy tính
Khái niệm về file, thư mục, đường dẫn
Mô hình tổ chức của máy tính
Bảo trì máy tính
Khái niệm về tin học
Tin học là khoa học nghiên cứu các quá trình có tính chất thuật toán nhằm mô tả và biến đổi thông tin. Các quá trình này được nghiên cứu một cách hệ thống về mọi phương diện: Lý thuyết, phân tích, thiết kế, tính hiệu quả, việc cài đặt và các ứng dụng. Ta có thể chia tổng thể các kiến thức của Tin học thành các lĩnh vực sau:
Thuật toán và cấu trúc dữ liệu
Kiến trúc máy tính, mạng máy tính và các hệ điều hành
Lý thuyết lập trình
Cơ sở dữ liệu, cơ sở tri thức và các hệ tin học
Phương pháp luận và công nghệ phần mềm
Trí tuệ nhân tạo, robotic và giao diện người máy
Một số máy tính thường gặp
Siêu máy tính (Super Computer): Là một loại máy tính dẫn đầu về khả năng xử lý, đặc biệt là tốc độ tính toán
Máy tính lớn (MainFrame): Là một trong những loại máy tính đầu tiên được dùng để xử lý ứng dụng thương mại và khoa học
Máy tính trung bình (MiniComputer): Là máy tính thường được dùng làm máy chủ tại các trung tâm tính toán phổ dụng
Máy tính để bàn (Desktop): Là loại máy tính phổ biến nhất. Máy tính để bàn gồm có hai loại
Máy tính cá nhân (Personal computer – PC)
Máy tính trạm làm việc (Workstation Computer)
Máy tính xách tay (Laptop) và máy NoteBook:
Máy tính cầm tay (Pocket PC, PDA):Máy tính cầm tay là loại máy tính xách tay nhỏ được thiết kế để đựng vừa trong túi xách hoặc túi áo
Máy tính Tablet: Máy tablet là một loại máy tính notebook. Người sử dụng có thể dùng nó để ghi chép hoặc vẽ hình lên trên màn hình với một cây bút đặc biệt.
Một số máy tính thường gặp
Một số mạng máy tính thường gặp
Mạng cục bộ (LAN – Local Area Network): Là mạng máy tính trong một vùng địa lý nhỏ, ví dụ như một tòa nhà, một cơ quan
Mạng diện rộng (WAN – Wide Area Network): Là một mạng máy tính được phân bố trong một vùng rộng như một thành phố.
Mạng internet: Là một mạng máy tính toàn cầu, các máy tính kết nối với nhau thông qua tập chuẩn chung các giao thức gọi là TCP/IP (Transmission Control Protocol / Internet Protocol)
Cách lưu trữ thông tin trên máy tính
Hệ cơ số 10 (hệ thập phân): Dùng 10 ký tự để biểu diễn các số: 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Hệ cơ số 16 (hệ thập lục phân): Dùng 16 ký tự để biểu diễn các số: 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 A B C D E F
Hệ cơ số 2 (hệ nhị phân): Dùng hai ký tự 0 và 1 để biểu diễn các số.
Mỗi vị trí lưu trữ một số nhị phân 0 hoặc 1 được tính là 1 bit (bit nhị phân – Binary digit)
8 bit = 1 byte (B) có thể lưu được 28 = 256 giá trị phân biệt
1024 B = 1 Kilobyte (KB)
1024 KB = 1 Megabyte (MB)
1024 MB = 1 Gigabyte (GB)
1024 GB = 1 Tetabyte (TB)
Chuyển đổi giữa các hệ đếm
Thập phân sang nhị phân
Nhị phân <-> Thập lục phân
Bảng mã ASCII
Chữ cái tiếng Việt chúng có 29 chữ cái in thường, 29 chữ cái in hoa, 5 dấu chữ (sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng) và các ký tự, “.”, “?”, “!”, “:”, “;”. Vậy chỉ cần chưa tới 1 byte để mã hóa tất cả các chữ cái Tiếng Việt.
Viện Chuẩn Hóa Hoa Kỳ (American National Standards Institute) đã đưa ra bộ mã chuẩn trong giao tiếp thông tin trên máy tính gọi là bộ mã ASCII (American Standard Code for Information Interchage) và đã trở thành chuẩn công nghiệp cho các nhà sản xuất máy tính.
Bộ mã này dùng 7 bit để biểu diễn các ký tự, tuy vậy mỗi ký tự trong bảng mã ASCII vẫn chiếm hết một byte khi thực hiện trong bộ nhớ máy tính, bit dư ra sẽ bị bỏ qua hoặc được dùng cho biểu diễn một cho ký tự đặc biệt. Trong bảng mã ASCII sẽ bao gồm các ký tự chữ hoa, thường, ký tự số, ký tự khoảng trắng,...


Tổng quan về file, thư mục, đường dẫn
File (viết tắt cho tập thông tin; tập tin còn được gọi là tệp, tệp tin, file) là một dãy các bit, có tên và được chứa trong các thiết bị lưu trữ dữ liệu.
Một file luôn luôn kết thúc bằng 1 ký tự đặc biệt (hay dấu kết thúc) có mã ASCII là 255 ở hệ thập phân. Ký tự này thường được ký hiệu là EOF (từ chữ End Of File).
Một file có thể không chứa một thông tin nào ngoại trừ tên và dấu kết thúc file. Tuy nhiên, điều này không hề mâu thuẫn với định nghĩa vì bản thân tên của file cũng đã chứa thông tin. Những file này gọi là file rỗng hay file trống.
Độ dài (kích thước) của file có thể chỉ phụ thuộc vào khả năng của máy tính, khả năng của hệ điều hành cũng như vào phần mềm ứng dụng dùng nó. Đơn vị nhỏ nhất dùng để đo độ dài của file là byte. Độ dài của file không bao gồm độ dài của tên file và dấu kết thúc.
Tên file tùy theo hệ điều hành mà có thể có các qui ước về tên file khác nhau.
Độ dài của tên file trong hệ điều hành MS-DOS là không quá 8 ký tự còn trong HĐH Windows là 255 ký tự và trong tên file không được chứa các ký tự: / : * ? " < > |
Tên file thường bao gồm hai phần: phần tên và phần mở rộng (còn gọi là phần đuôi) được ngăn cách với nhau bởi dấu chấm “.”. Tuy nhiên, tên của một file không nhất thiết phải có phần mở rộng này.
Tổng quan về file, thư mục, đường dẫn
Thư mục (Directory hay Folder) là hình thức phân vùng trên đĩa để việc lưu trữ các file có khoa học, hệ thống.
Người sử dụng có thể phân một đĩa ra thành nhiều vùng riêng biệt, trong mỗi vùng có thể lưu trữ một phần mềm riêng hoặc các file riêng của từng người sử dụng. Mỗi vùng gọi là một thư mục.
Trong mỗi thư mục có thể tạo ra các thư mục khác, gọi là thư mục của thư mục (hay thư mục con).
Khi khởi tạo một đĩa (dùng lệnh FORMAT), một thư mục không có tên được tạo tự động gọi là thư mục gốc, được chỉ định bằng dầu (gạch chéo ngược). Các thư mục con được tạo tiếp theo (do người sử dụng tạo ra) phải có tên. Tên của thư mục được đặt theo quy tắc đặt tên file, thông thường tên của thư mục không đặt phần mở rộng. Trong cùng một thư mục không được có hai thư mục con hay hai file trùng tên nhau.
Thư mục gốc cùng với các thư mục con lồng nhau tạo thành cây thư mục.
Tổng quan về file, thư mục, đường dẫn
Ổ đĩa hiện hành (Current drive) là ổ đĩa mà DOS đang theo dõi, nó chính là tên ổ đĩa được hiện ra ở đầu dấu nhắc lệnh (chẳng hạn: A:>_ hay C:>_).
Thư mục hiện hành (Current directory) là thư mục mà DOS đang theo dõi, nó là tên thư mục nằm ở cuối cùng trong dấu nhắc lệnh. Khi mới làm việc với ổ đĩa thì thư mục hiện hành là thư mục gốc.
Tổng quan về file, thư mục, đường dẫn
Đường dẫn:
Khi trên đĩa đã có một tổ chức thư mục thì việc quản lý các file dễ dàng hơn. Tuy nhiên khi đó người sử dụng muốn truy xuất một file không chỉ đơn giản là đưa ra tên của nó (vì có thể nhiều file trùng trên các thư mục khác nhau) mà phải xác định thật rõ ràng về vị trí file trên đĩa. Đường dẫn (path) là do DOS đưa ra cho phép người sử dụng diễn tả đúng vị trí của file hay thư mục con mà mình muốn sử dụng.
Đường dẫn đầy đủ gồm tên ổ đĩa theo sau là dấu hai chấm, tiếp theo là thư mục gốc , sau đó là dãy các tên thư mục được cách nhau bởi dấu , trong dãy này thư mục đứng sau phải là con của thư mục đứng trước, kết thúc đường dẫn là tên thư mục con hay tên file muốn sử dụng.
Ví dụ:
C: là thư mục gốc ổ đĩa C.
C:TP7Sapxep.pas là tập tin Sapxep.pas con của thư mục TP7 con của thư mục gốc ổ đĩa C.
Mô hình tổ chức của máy tính
Bộ nhớ trong
Bộ nhớ ROM (Read Only Memory – Bộ nhớ chỉ đọc): Chứa các chương trình cơ bản điều khiển việc nhập xuất do nhà sản xuất cài sẵn, đây là bộ nhớ chỉ đọc. ROM có tác dụng dùng để khởi động máy, kiểm tra cấu hình máy, tạo sự giao tiếp ban đầu giữa phần cứng và mềm của hệ thống (Hệ điều hành). Dữ liệu trong bộ nhớ ROM không mất đi khi tắt máy.
Bộ nhớ RAM (Random Access Memory – Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên): Lưu trữ chương trình và dữ liệu của người sử dụng, khi mất điện thì thông tin trong RAM sẽ bị mất hết. Bộ nhớ RAM của các máy tính hiện nay thông thường là 128 MB, 256 MB, 512 MB, 1GB, … Dung lượng RAM ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ hoạt động của máy tính. Ngoài ra còn có một loại RAM đặc biệt gọi là CMOS, nó lưu cấu hình của máy tính và thời gian, được cung cấp năng lượng bởi một quả pin dẹt.
Bộ nhớ ngoài
Thường dùng để lưu trữ văn bản, dữ liệu và chương trình. Nó được dùng để chuyển thông tin từ máy này sang máy khác, từ nơi này sang nơi khác.
Đĩa mềm: thường dùng là loại 3.5 inch với dung lượng là 1.44 MB
Đĩa cứng: Tốc độ truy xuất và dung lượng đĩa cứng lớn hơn nhiều so với đĩa mềm 40 GB, 80 GB, 120 GB, ...
Đĩa CD: Đĩa CD và ổ đĩa CD dùng để đọc các đĩa CD nhờ tia lazer, dung lượng đĩa khoảng 700 MB, kích thước đĩa 4.72 inch
USB: giao tiếp qua cổng USB (Universal Serial Bus). Dung lượng của các ổ USB trên thị trường có thể từ 32 MB cho đến 64 GB.
Đơn vị xử lý trung tâm (CPU)
Đơn vị xử lý trung tâm (CPU – Center Processing Unit) là bộ phận quan trọng nhất của máy tính. Nó thực hiện các lệnh của các chương trình bên trong bộ nhớ trong, điều khiển và phối hợp tất cả các bộ phận của máy tính. Tốc độ xử lý của các máy tính thông thường hiện nay (đầu năm 2005) từ 1.7GHz đến 3.2 GHz. CPU có hai bộ phận chính: Khối tính toán số học logic và khối điều khiển.
Khối tính toán số học và logic (ALU): Thực hiện hầu hết các thao tác, các phép tính quan trọng của hệ thống, đó là các phép tính số học, các phép tính logic và các phép tính quan hệ đối với các dữ liệu mà máy tính xử lý.
Khối điều khiển (CU): Quyết định dãy thao tác cần phải làm đối với hệ thống bằng cách tạo ra các tín hiệu điều khiển mọi công việc.
Một số phần mềm thông dụng
Hệ điều hành: là một chương trình làm việc như một giao diện giữa người dùng và phần cứng của máy tính như MS-DOS, Windows 95, 98, 2000, XP, 2003, Vista, ... Unix, Linux, ...
Các hệ quản trị cơ sở dữ liệu: dùng trong quản lý nhân sự, vật tư, ngân hàng, kế toán, thư viện, … như: Foxpro for Windows, Visual Foxpro, Access, SQL Server, Oracle, SPSS, ...
Các hệ soạn thảo văn bản: Dùng để soạn thảo, lưu trữ và in ấn các loại văn bản với chất lượng cao như Microsoft Word, Microsoft Excel, LaTex, EditPlus, …
Các phần mềm đồ họa: Dùng trong các lĩnh vực như thiết kế công trình, xây dựng, thiết kế máy móc cơ khí, thiết kế các mạch điện, thiết kế mẫu quần áo, xử lý ảnh, vẽ và quản lý các bản đồ (Ví dụ AutoCad dùng cho ngành xây dựng và cơ khí, Orcad cho ngành điện tử viễn thông, PhotoShop, Corel Draw dùng để xử lý ảnh, …).
Các phần mềm thiết kế trang Web: Frontpage, DreamWeaver, …
Bảo trì máy tính
Nên làm:
Máy tính nên thường xuyên được dùng, nhất là vào mùa ẩm.
Phòng đặt máy tính nên ít bụi, độ ẩm vừa phải, nhiệt độ không quá cao, máy tính để cách tường ít nhất 20 cm để dành một khoảng cách để không khí lưu thông.
Tắt máy tính, tắt màn hình và máy in trước khi tắt nguồn điện chính.
Hãy đậy dàn máy lại vào cuối ngày.
Nối máy tính của bạn vào một nguồn lưu điện liên tục (UPS) nếu có thể. UPS gồm một pin có thể giữ được nguồn điện trong một thời gian nhất định sau khi mất điện. Khi bị mất điện, máy tính của bạn vẫn tiếp tục hoạt động một lúc. Trong thời gian đó, bạn có thể lưu các dữ liệu chưa lưu và tắt máy theo đúng cách. Nếu không có UPS, máy tính sẽ tắt đột ngột khi mất điện và những dữ liệu bạn chưa lưu sẽ bị mất.
Khi bật máy nên bật các thiết bị ngoại vi trước, sau đó bật CPU. Khi tắt làm theo thứ tự ngược lại.
Shutdown máy trước khi tắt máy tính. Để làm như vậy trên Windows XP, ta chọn Start/Turn off Computer.
Bảo trì máy tính
Không nên làm:
Tránh đưa đĩa lạ vào máy tính. Khi đưa đĩa lạ vào máy tính cần kiểm tra virus bằng các chương trình chống virus.
Không nên mở các thư điện tử lạ, không có nguồn gốc rõ ràng
Tránh bật tắt máy tính liên tục, nên chờ tối thiểu 30 giây để đĩa cứng tạm dừng.
Không để máy tính của bạn trực tiếp dưới ánh nắng để tránh hỏng do quá nóng.
Không để nam châm gần máy tính bởi vì đĩa mềm và ổ cứng là thiết bị lưu trữ từ và có thể bị mất dữ liệu.
Không được cố mở màn hình và hộp máy chính và không nên sờ vào các bộ phận bên trong của máy tính.
Tránh đặt máy tính gần vô tuyến, tủ lạnh.
Không được đóng máy tính mà chưa đóng hết các chương trình đang chạy
Không nên chạm tay, các vật cứng, sắc, nhọn vào màn hình bởi vì chúng có thể để lại vết tay, bụi bẩn hoặc làm hỏng màn hình
Ứng dụng công nghệ thông tin trong đời sống xã hội
Thương mại điện tử (E-commerce): là hình thái hoạt động thương mại bằng phương pháp điện tử, mọi trao đổi thông tin thương mại đều thông qua các phương tiện công nghệ điện tử (hệ thống Internet) mà nói chung là không cần phải in ra giấy trong bất cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch (nên còn được gọi là “thương mại không giấy tờ”)
Chính phủ điện tử (E-government): là việc cung cấp thông tin và các dịch vụ chính phủ qua Internet hay các phương tiện điện tử.
Đào tạo trực tuyến (E-learning): là một thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông, đặc biệt là công nghệ thông tin. Có một số hình thức đào tạo bằng E-learning như sau:
Đào tạo dựa trên công nghệ (TBT - Technology-Based Training)
Đào tạo dựa trên máy tính (CBT - Computer-Based Training)
Đào tạo dựa trên web (WBT - Web-Based Training)
Đào tạo trực tuyến (Online Learning/Training)
Đào tạo từ xa (Distance Learning)
Các loại Virus
Trên lý thuyết, virus được chia là 3 loại chính: B-Virus, F-Virus và Virus Macro. 
B-Virus: là loại virus lây nhiễm vào các tệp tin khởi động (Boot record). Cách thức lây nhiễm của loại virus này là thông qua một đĩa mềm khởi động có nhiễm virus. Khi lây nhiễm vào máy, B-virus sẽ khống chế, kiểm soát bộ nhớ của máy tính rồi lây lan và các boot record. B-Virus có tốc độ lây lan nhanh trên bất cứ hệ điều hành nào, nhưng nó lại có một nhược điểm là chỉ lây nhiễm vào hệ thống thông qua đĩa mềm. 
F-Virus: là loại virus lây nhiễm vào các file có đuôi: ‘.com’ và ‘.exe’. Mỗi lần người dùng kích hoạt vào các file khởi động ‘.exe’, virus sẽ được phát tán trong khắp hệ thống. Do việc sử dụng các chương trình ‘.com’ và ‘.exe’ cao nên khả năng phát tán của virus là rất lớn. 
Macro: Mặc dù xuất hiện cách đây không lâu nhưng virus Macro vẫn được xếp vào danh sách các loại virus nguy hiểm và có cơ hội lây nhiễm cao. Virus Macro có tiền thân là Concept, được tạo ra để lây nhiễm trên các tệp tin văn bản (chủ yếu là Microsoft Word). Macro còn có thể lây nhiễm trong môi trường Excel nhưng với mức độ hạn chế. Trong số những con virus Macro, đáng kể và nguy hiểm nhất phải kể đến loại NTTHNTA, có khả năng xoá sạch dữ liệu trong ổ cứng nếu số lần mở file lây nhiễm đạt tới mức 20 lần. 
Một số cách giúp phòng ngừa VIRUS máy tính
Về cách phòng chống virus, bạn có thể tham khảo các đề xuất sau: 
Đối với B-Virus: Không khởi động hệ thống từ đĩa mềm trừ những trường hợp bất khả kháng như ổ cứng bị trục trặc, hoặc phải cài lại hệ thống. Trong trường hợp này, bạn phải chắc rằng đĩa mềm khởi động đã được diệt virus (tốt nhất là bạn mang đĩa mềm đó sang một máy khác để diệt virus). 
Đối với F-Virus: Không nên chạy các chương tình không rõ nguồn gốc vì khả năng lây nhiễm virus rất cao. Còn các chương trình do nhà sản xuất ban hành thì bạn có thể tin tưởng được. 
Virus Macro: Trước khi sử dụng các file văn bản, bạn phải dùng các trình diệt virus để quét qua. 
Ngoài ra, hiện nay tần suất sử dụng Internet tại Việt Nam khá lớn nên khả năng lây nhiễm qua con đường này rất phổ biến. Những kẻ viết virus đã lợi dụng cách thức này để phát tán virus. Đây là cách thức rất hiệu quả vì không phải người dùng Internet nào cũng có kinh nghiệm khi tiếp xúc môi trường mạng và do đó khả năng lây nhiễm là rất cao. Để hạn chế được nguy cơ lây nhiễm qua con đường Internet, bạn không nên kích hoạt vào các e-mail không rõ nguồn gốc người gửi. Tốt nhất khi gặp những e-mail kiểu đó, bạn nên xoá đi, đừng tiếc làm gì.
Một số cách xử lý khi nhiễm VIRUS
VIRUS là chương trình máy tính do con người tạo ra, nên ắt sẽ có cách tiêu diệt. Đó chính là công dụng của các sản phẩm anti-VIRUS do các công ty và tổ chức diệt VIRUS tạo ra, trong đó phải kể đến Scan của McAfee, Norton Anti-VIRUS của Symatec, Dr. Solomon...,BKAV của nhóm sinh viên và giảng viên Trường Đại học bách khoa Hà Nội, D2 của Trương Minh Nhật Quang... 
Đối với các sản phẩm anti-VIRUS “ngoại”, bạn phải tự bỏ tiền ra mua, còn nếu không bạn chỉ nhận được bản “trial” (bản thử) trong vòng từ 15-20 ngày nếu bạn download từ website nhà phát hành. Ưu điểm của các anti-VIRUS ngoại là số lượng VIRUS được cập nhập lớn, tìm diệt hiệu quả, cung cấp các dịch vụ trợ giúp khách hàng chi tiết, và mức độ tương tác với khách hàng rất cao. Tuy nhiên, loại anti-VIRUS này có một nhược điểm là không “nhạy cảm” với các con VIRUS có nguồn gốc từ Việt Nam. Về mặt này cũng cần phải biết rằng, trình độ viết VIRUS của các “chuyên gia” Việt Nam không kém gì so với các “chuyên gia” viết VIRUS nước ngoài. 
Đối với các sản phẩm anti-VIRUS “nội”, tuy không được cập nhật số lượng VIRUS lớn nhưng có khả năng tiêu diệt rất hiệu quả VIRUS “made in VN”, mà đôi khi các sản phẩm diệt VIRUS ngoại phải... bó tay. Tiêu biểu trong số này có Bkav và D2 
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Thanh Quyền
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)