NHẬN XÉT VỀ NHÂN VẬT NỮ CỦA : NGUYỄN THI. NGUYỄN QUANG SÁNG, ANH ĐỨC

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thanh Thư | Ngày 21/10/2018 | 21

Chia sẻ tài liệu: NHẬN XÉT VỀ NHÂN VẬT NỮ CỦA : NGUYỄN THI. NGUYỄN QUANG SÁNG, ANH ĐỨC thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

So sánh nhận xét những nhân vật nữ của 3 tác giả: Nguyễn Thi, Nguyễn Quang Sáng, Anh Đức
I. Giống nhau :
Nguyễn thi, Nguyễn Quang Sáng, Anh Đức khi sáng tác đều giống nhau về đề tài
Trong các tác phẩm chủ yếu nói về nhân vật nữ. Họ là những người phụ nữ anh dũng, gan dạ, giàu lòng yêu thương. Nói chung họ là những con người “giỏi việc nước, đảm việc nhà”
Tác phẩm sáng tác đều dưới sự lãnh đạo của Đảng.
II. Khác nhau:
1. Nguyễn Thi trong tác phẩm “Người mẹ cầm súng”
Nhân vật nổi bật trong các tác phẩm của Nguyễn Thi là nhân vật nữ, nhân vật nào cũng đẹp cũng anh hùng. Họ có lòng căm thù giặc sâu sắc, gan dạ, lòng nhân hậu sâu sắc đó là những nhân vật như: Hạnh, Mận(ước mơ của đất) gan dạ dũng cảm
Chị Út Tịch(người mẹ cầm súng) dũng cảm gan dạ, căm thù giặc sâu sắc yêu thương mọi người

Nhân vật chị Út Tịch:
Ngoại hình chị dáng người nhỏ gọn, chị có khuôn mặt tròn và đôi mắt to sáng. Con người chị thể hiện sự thông minh nhanh nhẹn, từ nhỏ chị đã phải ở đợ, chị đã chống trả chủ của mình không ngần ngại(đánh vợ của Hàm Giỏi: “…Lúc ngồi dậy, sẵn tay, Út liệng luôn cái chén vào mặt mụ…”.
“ Út thủ sẵn nắm ớt bột…nó vừa quơ cây lên thì nắm ớt bột đã đập vào mắt nó
Rồi cách mạng đến với chị, chị rất hăng hái đi đánh tây “ một buổi sáng, các anh bộ đội thấy 1 em bé gái ốm tong teo, mặc quần cụt, áo cánh vải xe lửa vá chằng…đến năn nỉ xin đi theo bộ đội…đánh Tây sướng bằng tiên chứ cực gì…nó đánh mình, mình đánh lại nó mới sướng chớ…”
Chị vừa chăm sóc gia đình con cái vừa tham gia chiến đấu
Chị không ngần ngại xông vào những nơi nguy hiểm của giặc.ròi sau này cũng vậy
Chị mang thai đã hơn 7 tháng nhưng chị không nghỉ mà chị vẫn chiến đấu không lo sợ”tôi có bụng vầy nhưng tôi khỏe. Mấy anh đào giùm công sự. Súng nổ mặc tôi” Cho đến lúc sinh, sinh xong chưa được bao lâu chị lại tham gia chiến đấu
Trải qua các cuộc đấu tranh tiếp xúc với cách mạng chị đã là 1 con người khôn ngoan, thông minh sắc sảo dù là phụ nữ nhưng chị phân tích đánh giặc rất linh hoạt…từng cách thức chiến đấu “từng chút một, Út giữ chặt lòng mình với cách mạng”

Căm thù giặc đã ăn sâu vào lòng chị, tiềm thức của chị, trong đầu chị luôn muốn đánh giặc để cho cuộc sống được bình yên.
“ lúc tạm biệt anh Hai có dặn út 1 câu: cách mạng không ở đâu xa, ở ngay trong lòng mình, …hứng sáng về đến vàm út vẫn còn nghiện câu nói đó”
“trong tiếng du con, trong những lúc nhìn ra sông, người đàn bà nghèo nào cũng đều có ý mong mỏi….là thời thế này nhất định phải thay đổi, phải khác đi. Rồ tự nhiên, người ta bắt nhớ đến hồi chín năm. Lòng người lại sôi lên …người đàn bà thùy mị nhất, ít nói nhất cũng không thể ngồi yên được”.
“Chị nói rất kém nhưng tấm lòng của chị nói thay cho chị. Chị không thể nằm yên trong giường được trong những lúc những con người ngoài kia đang hàng ngày trông chị tới”.
Chị là một người mẹ chăm sóc con cái chu đáo mặc dù chị mải lo chiến đấu, nhưng chị không bao giờ quên nhiệm vụ của một người mẹ . Ngày chị vẫn qua nhà 1 lần để xem bọn trẻ thế nào…chị “sửa lại mái nhà dột, bện lại cặp dây võng”
“ Chị chà gạo lức với muối, xay nhuyễn để ở nhà cho con bé quấy bột cho em. Chị dặn con ở nhà nấu cơm không được chắt nước, sợ nó bị phỏng…”
“ Má Hai hết lời khen Út vì tóc đã quàng tai, vai quàng súng , vừa đánh giặc, vừa làm nuôi con. Út trông dưa”…
Chị không những là 1 người mẹ tốt mà chị còn là một chiến sĩ dũng cảm, chị rất được nhiều người yêu thương mến phục
“đến lúc xung phong, anh em thất 1 người nhỏ con, bới tóc nhảy tưng bừng đằng trước, họ mới biết có út Tịch đi theo. Út cũng nhào vô lấy súng, bắt tù binh, đốt xe”.
“chị mượn lưỡi hái, bơi xuồng đến bót của giặc…gặp bọn lính phải vận, mình vô lấy nó cũng bắn. Nhưng phải lấy, dằng mình sắp nổi dậy rồi…ngồi cắt cỏ từ sáng đến trưa, chịu cho bọn lính chọc ghẹo…lần lượt cả 6 thùng đạn được út ôm với cỏ xếp xuống xuồng trở về…”
“…hồi nào tới giờ út có bao giờ được sướng? Nhưng bọn giặc mong út cúi đầu khuất phục nhue đời ở đợ ngày xưa thì xin lỗi không được đâu, út nói với chồng: còn cái lai quần cũng đánh”
“…thằng lính giữ lại. Út giả đò lôi ra, rồi bất thần giằng mạnh 1 cái, cây súng gọn trong tay. Dầu hàng thì sống…thằng lính ngơ ngác mặt tái xám..”
chị còn được mọi người yêu thương giúp đỡ. Những ngày chị bận công tác không về được thì mấy đứa con chị ở nhà cũng không lo đói, ốm…
Út đi ra trận đã bớt phải lo con.
“nhân dân Tam Ngãi cũng có 1 thói quen…tất cả đều làm 1 việc giống nhau: giúp đỡ gia đình út”…nếu thấy chị em con Bé đi 1 mình…và nếu lúc đó có pháo hoặc máy bay bắn thì bất cứ ai cũng có thể ra kéo chúng xuống hầm mình. Còn gặp bữa ăn thì khỏi nói, ai cũng cảm thấy có bổn phận ôm chúng vào nhà, cho ngồi vào mâm”.”hàng ngày mẹ đi vắng, khạp hết gạo chị em con bé lại kéo sang hết Sáu Hò. ạng nội, bà nội vẫn nhịn miệng cho cháu…”
“sau khi đánh trận về, mấy mẹ lại kêu chị vào bọc cho vài lít gạo”…
Chị là 1 người mạnh mẽ thể hiện lòng căm thù giặc
chị đại diện cho nhân dân miền Nam về tinh thần đấu tranh thống nhất nước nhà
Nguyễn Thi đã làm nổi bật lên nhân vật của mình bằng những hình ảnh rất bình dị, gần gũi với thực tế của nhân dân lúc bấy giờ . Trong những hoàn cảnh khó khăn như vậy thì ai cũng giống như chị út Tịch cũng đều hành động như chị thôi “Người mẹ cầm súng”.
2. Anh Đức trong tác phẩm “ Hòn đất”

Tác phẩm “Hòn đất “ là 1 bài ca sôi nổi về tinh thần quyết chiến quyết thắng của nhân dan miền Nam trong cuộc đấu tranh gian khổ khốc liệt. Hòn đất là bài ca dạt dào về những phẩm chất, những tình cảm trong sáng của con người
Các tác phẩm của ông đều nói về người phụ nữ như: chị Tư Hậu, chị Sứ…
Nhân vật chị Sứ:
Chị Sứ là 1 con người có tình yêu tha thiết quê hương, tình yêu như máu thịt “chị sinh ra và lớn lên dưới sự chăm sóc của bà Sáu và bà con hàng xóm”. Chị căm thù giặc khi giặc đến và ý thức được được thời thế lúc đó chị đã đi theo cách mạng
-> chính tình yêu tha thiết ấy giúp chị vượt qua hiện thực phũ phàng: bị bắt nhốt vào chuồng cá sấu và ngay cả khi cái chất cận kề mà chị không bán rẻ quê hương. Đứng trước dòng suối lươn của quê hương bị bọn giặc thả thuốc độc chị đau sót cô cùng
Chị Sứ đóng vai trong phim
Chị Sứ tiêu biểu cho lòng chung thủy anh dũng:
+ Đối với mẹ: là người con hiếu thảo, chăm sóc mẹ. Khi cận kề cái chết Sứ vẫn nghĩ cho mẹ rất nhiều, nhìn mái tóc bạc và đôi vai gầy chị rất thương.
+ Đối với chồng: yêu thương thủy chung, thương chồng ở ngoài bắc ra sao còn sống không?.thủy chung với chồng suốt 7 năm vẫn 1 mình nuôi con chờ ngày đoàn tụ. Trước khi chết vẫn nghĩ về chồng, xin chồng thứ lỗi không còn sống để nuôi con và đoàn tụ.
+ Đối với con: chị dành toàn bộ tình yêu thương cho con, khi hết nước chị giành nước cho con. Khi chị bị bắt chị vẫn lo chosuwj sống của con và mong con đừng chết
+ Đối với các em: chị lo lắng vun đắp cho các em: Quyên và Ngạn
+ Đối với Đảng và cách mạng: chị tham gia cách mạng khi giặc vào chị chu đáo lo cho các anh em trong hang từng miếng cơm ngụm nước, chị nhận những việc nguy hiểm về mình như đi lấy nước… Chị rất thông minh trong các tình huống như khi giặc đưa loa cho chị khuyên đồng đội đầu hàng chị đã lợi dụng loa của kẻ thù cổ vũ tinh thần chiến đấu
và khuyên anh em đừng uống nước vì trong nước có thuốc độc -> chị không lùi bước trước cái chết chị đã hi sinh anh dũng
Đứng trước cái chết chị không nghĩ cho mình và luôn luôn nghĩ cho mọi người, chị là hiện thân của nhân dân miền Nam sống quên mình vì quê hương đất nước
Bên cạnh chị Sứ còn có các nhân vật phụ nữ tiêu biểu như: mẹ Sáu, thím Ba ú, bà cà Sơn, Cà Mị…họ là những con người cũng vì quê hương đất nước
3. Nguyễn Quang Sáng trong tác phẩm “ Chiếc lược ngà”
“Chiếc lược ngà” được viết 1966 in trong tập truyện cùng tên của Nguyễn Quang Sáng câu truyện kể về hoàn cảnh éo le và đầy xót xa của 2 cha con ông Sáu. Chính hoàn cảnh đó đã là nổi bật tình cha con sâu sắc thiêng liêng sâu nặng. Vang vọng suốt câu truyện, suốt những quãng đời, suốt 1 cuộc đời ấy chỉ là 1 tiếng kêu. 1 tiếng kêu bình dị và thiêng liêng nhất trong cuộc đời mỗi con người “ba”
Ta có thể thấy trong truyện Nguyễn Quang Sáng có vẻ rất am hiểu tâm lí của trẻ thơ nên diễn tả sinh thực và sinh động tinh tế và hợp lí, qua nhân vật bé Thu.
Diễn biến tâm trạng và thái độ của bé thu:
một cô bé ngây thơ và ương bướng. Đây là 1điều đặc biệt của Nguyễn Quang Sáng khi nói về 1 em bé trong thời chiến tranh.
Ông Sáu trở về thăm nhà khi đứa con tròn 8 tuổi. Ông vui mừng và xúc động biết bao, đến nghẹn lại …khi gặp lại đứa con gái mà ngày đêm ông hàng nhớ thương. Đáp lại sự vồ vập mong chờ của người cha bé Thu tỏ ra ngờ vực lạnh lùng lảng tránh ba không chịu nhận ông Sáu là ba mà lại giữ 1 thái độ xa cách, nghi ngại chỉ gọi trống không,
Có 1 tình thế người đọc tưởng như cô bé 8 tuổi kia sẽ không thể ương ngạnh được nữa, nó sẽ phải gọi ba. Nồi cơm to đang sôi, mẹ thì không có nhà nó cần sự giúp đỡ của người lớn chỉ cần 1 tiếng ba bé Thu sẽ giải quyết được khó khăn ngoài tầm với của nó, nó sẽ phải gọi ba. Nhưng không! Dứt khoát là không, người đàn ông có vết thẹo ấy không phải là ba nó, nó không gọi, nó tự lấy muôi múc nước….
Trong bữa cơm thân mật của gia đình ông Sáu gắp thức ăn cho Thu, thu hắt thức ăn đi khiến ông tức giận(tình huống đã lên đến cao trào) ông không kiềm chế được ông nặng lời và đánh Thu
Bé Thu không hề khóc lóc van xin mà lặng lẽ rời khỏi mâm cơm bỏ về nhà bà ngoại. Lí do khiến Thu không hận ông Sáu là cha mình là vì ông có vết sẹo trên má không giống người trong ảnh chụp với má nó. Trong sự ương ạnh quyết liệt ấy còn ẩn chứa niềm kiêu hãnh trẻ thơ về tình phụ tử thiêng liêng mà không có gì có thể mua chuộc hay đánh đổi. Chính tính cách kiên định ấy đã jlàm nên bản chất ngoan cường của cô giao liên sau này. Bỏ về nhà ngoại Thu được bà giảng giải cho vết sẹo dài trên má của ba…Thu suy nghĩ rất lâu rồi mới đi tới niềm tin thật sự. Tình yêu thương cha của nó bây giờ còn có cả lòng hãnh diện và ngưỡng mộ nữa. Nhưng lúc nó vỡ lẽ ra thì
Ba nó phải đi mất rồi, ba nó lại phải xa mẹ con nó. Thu ân hận day dứt hối tiếc và cảm thấy có lỗi với ba nhiều lắm “nó nằm im lăn lộn và thỉnh thoảng lại thở dài như người lớn” những cảm xúc của bé thật chân thực và sâu sắc.
Lại 1 ngày chia tay nữa ông Sáu lại tạm biệt quê hương, gia đình để lên đườn vào cuộc chiến đấu mới. Đúng lúc không ai ngờ nhất, đúng lúc ông Sáu tưởng như hết hi vọng, đúng lúc ấy cô con gái đã cất lên tiếng “ba” xé lòng. Tiếng kêu đó xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người… không dừng ở lại đó nó còn bày tỏ tình cảm với người ba của nó 1 cach mãnh liệt nồng nàn.
“Nó hôn ba nó khắp mọi nơi, nó hôn tóc, cổ, vai và hôn cả vết sẹo dài trên má của ba nó nữa”. Người cha không cầm nổi nước mắt vì sung sướng vì cảm động cũng là vì cảnh ngộ éo le của mình ông phải đi xa…
Sự vùng vằng ương ạnh của bé Thu lúc đầu là điều dễ hiểu và không đáng trách vì lúc đó em còn nhỏ quá đâu hiểu hết được những tình thế khắc nghiệt, éo le của đời sống trong chiến tranh. Điều này cũng cho thấy đây là 1 nhân vật có cá tính mạnh mẽ.
Với nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc ngôn ngữ giản dị mộc mạc, xây dựng tình hống bất ngờ, éo le Nguyễn Quang Sáng đã thể hiện 1 cách cảm động tình cha con thiêng liêng sâu nặng giữa đạn bom khói lửa. Sự sống và cái chết mong manh tình phụ tử thiêng liêng ấy không 1 thứ gì có thể tiêu diệt được mà nó ngày càng bền bỉ hơn, sáng đẹp.

Qua cả 3 tác phẩm phân tích ở trên ta thấy cả 3 tác giả đều có cách xây dựng đặc sắc cho riêng mình. Mỗi 1 tác giả đều cố gắng miêu tả những cảnh chân thực nhất, những hình ảnh gần gũi và bình dị để làm nên những tác phẩm hay và độc đáo đem đén cho bạn đọc sự mới mẻ trong văn học
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thanh Thư
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)