Nhân vật Lịch sử Phan Thanh Giản
Chia sẻ bởi Lê Quang Thìn |
Ngày 27/04/2019 |
60
Chia sẻ tài liệu: Nhân vật Lịch sử Phan Thanh Giản thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
KHOA LỊCH SỬ
ĐỀ TÀI NHÂN VẬT LỊCH SỬ PHAN THANH GIẢN
NHÓM SVTH:
Nguyễn Thư Bính
Hoàng Quang Huệ
Lê Quang Thìn
Nông Văn Phong
Hoàng Thị Quyên
Hoàng Thị Ly Hương
Luân Thị Loan
Lê Thị Thu Hiền
Nguyễn Thị Sinh
Trần Thị Bích
Tổng quan đề tài
I. Tiểu sử
II. Cuộc đời
1. Sự nghiệp làm quan
2. Thương nghị với người Pháp
III. Những nhận định về Phan Thanh Giản
Tiểu sử
Phan Thanh Giản
(1796 – 1867) quê nay thuộc tỉnh Bến Tre.
Ông xuất thân trong một gia đình nghèo khổ
Năm lên 7 (1802), mẹ ruột qua đời, cùng với hai em nương náu bên ngoại.
Năm 1815, vì sự cáo gian của kẻ có thù riêng với gia đình. Cha Phan Thanh Giản lúc ấy đang làm Thủ hạp, là một viên chức nhỏ phải ngồi tù
Chàng trai 20 tuổi với nổi oan ức của cha đã đệ trình thư gửi tới quan hiệp trấn.
Cảm kích trước tám lòng ấy
viên quan hiệp trấn đã cho
ông được gần cha…
II. CUỘC ĐỜI
1. Sự nghiệp làm quan
Năm 1825, ông đậu cử nhân
khóa Ất Dậu.
Một năm sau, ông đậu Đệ
tam giáp đồng Tiến sĩ khoa
Bính Tuất năm Minh Mạng
thứ 7 khi đó ông 30 tuổi.
Ông là người đậu tiến sĩ đầu tiên ở Nam Bộ.
Trải qua ba đời vua Nguyễn ; Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức với những chức vụ khác nhau.
Năm 1852,ông từng được vua Tự Đức ban thưởng một tấm kim khánh trên khắc 4 chữ: “Liêm, Bình, Chính, Cán”
Nhận xét của “Quốc Triều Đăng Khoa Lục”: “ông là nguời đỗ đại khoa trước nhất của Nam kỳ. Lực học tinh thuần, tính hạnh chính trực”
Trải qua ba đời vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức từng được bổ nhiều chức quan trong, với 5 lần giáng chức.
Ông là người có tính cương trực, khảng khái, hiếu nghĩa và thanh liêm được nhiều người kính phục.
2. Thương nghị với Pháp
Trong khoảng thời gian từ 1856 – 1859, liên quân Pháp – Tay Ban Nha đổ bộ và tấn công vào cửa biển Đà Nẵng, lần lượt đánh chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam bộ
Ông Phan Thanh Giản với vai trò là chánh sứ và Lâm Duy Hiệp, là phó sứ được cử đi điều đình với Pháp, sau đó đại diện cho triều đình Tự Đức ký hiệp ước hòa bình và hữu nghị Hòa ước Nhâm Tuất 5/6/1862.
Hiệp ước gồm 12 khoản.
3 tỉnh miền đông Nam kỳ thuộc sở hữu của Pháp.
Khoản 3 theo đó thì Côn Lôn( Côn Đảo) thuộc Pháp.
Đổi lại Pháp trả Vĩnh Long cho triều đình Huế.
Do hành động này mà dân gian có câu truyền “Phan Lâm mãi quốc, triều đình khi dân”.
Việc chuộc 3 tỉnh miền Đông nam bộ không thành, ông bị lưu đầy. Năm 1863 được cử làm chánh sứ sang nước Pháp điều đình 1 lần nữa về việc chuộc 3 tỉnh đó nhưng không có kết quả.
Ông được phục chức và tha tội, được trông coi 3 tỉnh là Vĩnh Long, An Giang, Hà tiên.
Năm 1867 Pháp đánh chiếm 3 tỉnh Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên trước sức mạnh áp đảo của Pháp về mặt quân sự
Để tránh đổ máu vô ích Phan Thanh Giản đã quyết định trao thành không kháng cự với yêu cầu người Pháp phải đảm bảo an toàn cho dân chúng.
Sau khi thành mất ông tuyệt thực suốt 17 ngày rồi uống thuốc độc tự tử.
NHẬN ĐỊNH VỀ PHAN THANH GIẢN
Võ Văn Kiệt đã nhận định về ông : “Một cuộc đời thanh sạch thật đáng để lại gương soi cho hậu thế”
Ông cũng đã từng tuyên thệ: “Lá cờ ba sắc không thể phấp phới bay trên một thành lũy nào mà nơi ấy Phan Thanh Giản còn sống”
Mộ cụ Phan Thanh Giản hiện ở ấp Thạnh Nghĩa
Bảo Thạnh – Ba Tri – Bến Tre.
Tài liệu tham khảo.
1. Đại Nam chính biên liệt truyện, Huế 1993.
2. Khâm định Việt sử thông giám cương mục 1957 - 1960.
3. Đại Nam thực lục, Hà Nội 1974.
4. Tạp chí nghiên cứu lịch sử.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Quang Thìn
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)