Nhãn sinh thái

Chia sẻ bởi Bùi Thị Yến | Ngày 21/10/2018 | 36

Chia sẻ tài liệu: nhãn sinh thái thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

HỌC PHẦN: QUẢN LÝ TẢI NGUYÊN & MÔI TRƯỜNG



Chuyên đề 5: Nhãn sinh thái


Phạm Quang Hiệu
Trần Văn Long
Nguyễn Hồng Hạnh
Phạm Thị Thu Trang
Nguyễn Duy Qúy
Đặng Thị Hường
Trần Văn Toản
Lương Thị Hải Yến
Thành viên nhóm
Nội dung chuyên đề
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHÃN SINH THÁI
PHẦN 1
Nhãn sinh thái (ecolabel) là một loại nhãn được cấp cho những sản phẩm thoả mãn một số tiêu chí nhất định do một cơ quan chính phủ hoặc một tổ chức được chính phủ uỷ nhiệm đề ra. Các tiêu chí này tương đối toàn diện nhằm đánh giá tác động đối với môi trường trong những giai đoạn khác nhau của chu kỳ sản phẩm: từ giai đoạn sơ chế, chế biến, gia công, đóng gói, phân phối, sử dụng cho đến khi bị vứt bỏ.
Nhãn sinh thái là nhãn chỉ ra tính ưu việt về mặt môi trường của một sản phẩm, dịch vụ so với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại dựa trên các đánh giá vòng đời sản phẩm.
Theo tổ chức thương mại thế giới WTO và Ngân hàng thế giới WB
Theo Mạng lưới nhãn sinh thái toàn cầu (GEN)
Theo Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO
Nhãn sinh thái là sự khẳng định biểu thị thuộc tính môi trường của sản phẩm hoặc dịch vụ dưới dạng một bản công bố, biểu tượng hoặc biểu đồ trên sản phẩm hoặc nhãn bao gói, trong tài liệu về sản phẩm, tạp chí kỹ thuật, quản cáo haocj các hình thức khác. Về mặt hình thức, nhãn sinh thái có thể mang tên gọi khác nhau ở từng nước. Ví dụ các nước Bắc Âu có nhãn Thiên nga trắng, Đức có nhãn Thiên thần xanh, trong khi ở Singapore lại gọi là Nhãn xanh.
Tuy nhiên, dù được hiểu theo cách nào đi nữa thì nhãn sinh thái đều cho thấy mức độ giảm thiểu tác động xấu của sản phẩm đến môi trường trong tất cả các giai đoạn hoặc trong một giai đoạn vòng đời sản phẩm, từ lúc khai thác nguyên, nhiên liệu để làm đầu vào cho quá trình sản xuất, đóng gói sử dụng, loại bỏ sản phẩm đó. Nhãn sinh thái chỉ được cấp cho những sản phẩm ít tác động xấu tới môi trường nhất so với các sản phẩm khác có cùng chức năng. Về bản chất nhãn sinh thái là một thông điệp truyền tải tính ưu việt đối với môi trường của sản phẩm
1.2. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ KHÍA CẠNH MÔI TRƯỜNG CỦA NHÃN SINH THÁI:
ISO 14024:1999
ISO 14021:1999
ISO 14025:2000

Sản phẩm, Dịch vụ
Doanh nghiệp Cơ quan quản lý tiêu chuẩn
- Công nhận, dán nhãn

Việc dán nhãn, công nhận phụ thuộc vào mức độ khắt khe của tiêu chuẩn và cơ quan quản lý tiêu chuẩn.
Phương pháp đánh giá: Đánh giá chu trình sống của sản phẩm (là các giai đoạn từ khi tiếp cận nguyên liệu thôi hoặc từ khi phát sinh của các nguồn tài nguyên thiên nhiên cho đến khi thải bỏ cuối cùng)
ISO 14024
(Nhãn loại I/ Công bố môi trường kiểu I):
Sản phẩm giấy được gắn nhãn sinh thái của Canada
ISO 14021
(Nhãn loại II/ Công bố môi trường kiểu II):

Do nhà sản xuất hoặc các đại lý bán lẻ tự nghiên cứu, đánh giá và công bố cho mình, đôi khi còn được gọi là “Công bố xanh”.

Có thể công bố bằng lời văn, biểu tượng hoặc hình vẽ lên sản phẩm do nhà sản xuất hoặc các đại lý bán lẻ quyết định.

VD: tủ lạnh dán nhãn "Không có CFC" (CFC là một loại hợp chất gây phá huỷ tầng ozone)

Công bố loại này phải đáp ứng được một số yêu cầu cụ thể như: phải chính xác và không gây nhầm lẫn, được minh chững và được kiểm tra, xác nhận, tương ứng với sản phẩm cụ thể và chỉ được sử dụng trong hoàn cảnh thích hợp hoặc đã định, không gây ra sự diễn giải sai…

Cua đá Cù lao Tràm được dán nhãn sinh thái
ISO 14025
(Nhãn loại III/ Công bố môi trường kiểu III):
Phương pháp đánh giá dựa trên đánh giá chu trình sống của sản phẩm để đưa ra các thông tin định lượng về sản phẩm . Mục đích chính là cung cấp dữ liệu môi trường được định lượng và có thể được dùng để thể hiện sự so sánh giữa các sản phẩm.
Cũng giống với nhãn kiểu I là việc công bố phải được bên thứ ba – cơ quan quản lý tiêu chuẩn công nhận nhưng các thông số môi trường của sản phẩm còn phải được thông báo rộng rãi trong Báo cáo kỹ thuật
1.3. NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN VỀ NHÃN SINH THÁI CHO SẢN PHẨM ĐÁP ỨNG CÁC TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG:
Nhằm tăng cường sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường thông qua việc khuyến khích các mẫu hình sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường được Nhà nước đánh giá, chứng nhận ... ngày 05 tháng 3 năm 2009 Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ra Quyết định số 253/QĐ-BTNMT phê duyệt Chương trình cấp nhãn sinh thái.
PHẦN 2
Chương trình Nhãn xanh Việt Nam được triển khai trên phạm vi toàn quốc từ tháng 3 năm 2009 nhằm mục tiêu liên tục cải thiện và duy trì chất lượng môi trường sống thông qua giảm thiểu sử dụng và tiêu dùng năng lượng, vật liệu cũng như các loại chất thải sinh ra do quá trình sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng phục vụ đời sống.
Để đạt được hiệu quả bảo vệ môi trường, Chương trình Nhãn xanh Việt Nam thực hiện đánh giá khả năng kiểm soát, hạn chế tác động đối với môi trường của các loại sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng theo quan điểm “xem xét toàn bộ vòng đời sản phẩm”. Theo đó, lợi ích môi trường mà mỗi sản phẩm có khả năng mang lại từ việc giảm thiểu phát thải các loại chất gây ô nhiễm, chất độc hại ra môi trường từ các khâu khai thác nguyên/vật liệu, sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng cho đến khi thải bỏ đối với loại hình sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng đó sẽ được xem xét và đánh giá trên cơ sở các bộ tiêu chí được xây dựng riêng cho từng loại hình sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng.
Căn cứ Quyết định số 1493/QĐ-BTNMT ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về trình tự, thủ tục, chứng nhận và cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam”.
1. Đối tượng áp dụng
Hồ sơ đăng ký cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam” bao gồm:
a) 01 Đề nghị đăng ký cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam” theo mẫu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định này;
b) 01 Báo cáo đánh giá tình hình quản lý môi trường của doanh nghiệp theo mẫu tại Phụ lục 2 kèm theo Quyết định này;
c) Bản nhận xét doanh nghiệp tuân thủ quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường nơi doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Quyết định này;
d) 01 Báo cáo đánh giá về đáp ứng các tiêu chí “Nhãn xanh Việt Nam của doanh nghiệp theo mẫu tại Phụ lục được ban hành kèm theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt tiêu chí “Nhãn xanh Việt Nam” cho từng nhóm sản phẩm, dịch vụ cụ thể;
đ) 01 Bản kết quả thử nghiệm (bản chính) phân tích mẫu do Phòng thử nghiệm quy định tại khoản 1 Điều 5 Quyết định này cấp và có thời hạn không quá sáu (06) tháng kể từ ngày Văn phòng Nhãn xanh Việt Nam nhận được Hồ sơ đăng ký chính thức (hồ sơ hợp lệ và được gửi bằng văn bản);
e) 01 Bản thiết kế dự tính thể hiện “Nhãn xanh Việt Nam” trên sản phẩm hoặc bao bì của sản phẩm;
g) 01 Giấy cam kết không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của các tổ chức, cá nhân khác đối với sản phẩm, dịch vụ đăng ký cấp nhãn theo mẫu tại Phụ lục 4 kèm theo Quyết định này.
2. TRÌNH TỰ, THỦ TỤC CẤP NHÃN XANH VIỆT NAM
5 ngày
(1)
(2)
(3)
(4)
(4) Thông báo nộp hồ sơ chính thức
Thông báo đề nghị hoàn thiện bổ sung hồ sơ đăng ký trong 10 ngày
Hồ sơ
(5)
(6)
2 ngày
(7)
2 ngày
5 ngày
3 ngày
5 ngày
(8)
Bóng đèn huỳnh quang của Điện Quang và Bột giặt Tide của P&G là hai sản phẩm đầu tiên được cấp thí điểm Nhãn xanh Việt Nam trong Chương trình cấp nhãn sinh thái của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Phòng thử nghiệm, đơn vị đánh giá kỹ thuật

a) Phòng thử nghiệm:
- Là tổ chức, đơn vị được công nhận do các tổ chức công nhận đã ký thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (ILAC – MRA, International Laboratory Accreditation Cooperation - Mutual Recognition Agreement).

b) Đơn vị đánh giá kỹ thuật:
- Chỉ định Trung tâm Tư vấn và Công nghệ Môi trường thuộc Tổng cục
Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường là đơn vị đánh giá kỹ thuật.
- Trung tâm Tư vấn và Công nghệ Môi trường có trách nhiệm đánh giá sự
phù hợp của các tài liệu trong Hồ sơ đăng ký cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam” trên cơ sở đối chiếu với các tiêu chí đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố đối vớisản phẩm, dịch vụ đăng ký cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam”.
Trường hợp cần thiết, tổ chức các hoạt động thẩm tra nhằm kiểm chứng các thông tin về sản phẩm, dịch vụ và các dữ liệu liên quan của doanh nghiệp có Hồ sơ đăng ký cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam”.

4. Bảo mật Hồ sơ

Cơ quan tiến hành đánh giá, cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam” có trách nhiệm bảo mật các thông tin, số liệu, dữ liệu được ghi trong Hồ sơ đăng ký cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam”; nếu cung cấp số liệu cho bên thứ ba phải được sự đồng ý bằng văn bản của doanh nghiệp có Hồ sơ đăng ký cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam”.



5. Thẩm quyền cấp Quyết định chứng nhận sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chí “Nhãn xanh Việt Nam”

a) Quyết định chứng nhận sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chí cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam” theo mẫu tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Quyết định này.
Mã số sản phẩm, dịch vụ được cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam” theo số của Quyết định Chứng nhận sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chí cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam” kèm theo năm được cấp (ví dụ: 1234/QĐ-TCMT-2009).Quyết định Chứng nhận sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chí cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam” có thời hạn tối đa là ba (03) năm kể từ ngày cấp.

b) Giao Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường ký Quyết định Chứng nhận sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chí cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam”.
6. Quy định về việc Gắn “Nhãn xanh Việt Nam”

1. Doanh nghiệp được cấp Quyết định Chứng nhận sản phẩm, dịch vụ đạt
tiêu chí cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam”được thực hiện việc gắn “Nhãn xanh Việt Nam”lên sản phẩm, dịch vụ đã đăng ký cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam”.

2. “Nhãn xanh Việt Nam” được gắn cho sản phẩm, dịch vụ theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Quyết định này.
Vị trí gắn “Nhãn xanh Việt Nam” do doanh nghiệp tự thiết kế, quyết định,
nhưng không gây nhầm lẫn, che lấp hoặc ảnh hưởng đến thông tin ghi trên nhãn
hàng hóa theo quy định của pháp luật.

3. Khi thời hạn của Quyết định Chứng nhận sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chí cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam” không còn hiệu lực, doanh nghiệp không
được tiếp tục gắn “Nhãn xanh Việt Nam” lên sản phẩm, dịch vụ của mình.
Trường hợp muốn tiếp tục gắn “Nhãn xanh Việt Nam” lên sản phẩm, dịch
vụ, doanh nghiệp đăng ký lại Hồ sơ đăng ký cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt
Nam” để đánh giá, chứng nhận lại.

4. Đối với các sản phẩm trong kho được sản xuất trước khi Quyết định Chứng nhận sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chí cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam” hết hiệu lực thì doanh nghiệp vẫn được tiếp tục gắn nhãn các sản phẩm tồn kho này trong thời hạn sáu tháng kể từ khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực.
7. Chứng nhận lại
1. Việc xem xét, đánh giá và chứng nhận lại “Nhãn xanh Việt Nam” được thực hiện một trong những trường hợp sau:
a) Quyết định Chứng nhận sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chí cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam” hết hiệu lực;
b) Sản phẩm, dịch vụ đã được cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam” có thay đổi về thiết kế và chế tạo sản phẩm.
2. Trình tự, thủ tục đăng ký và chứng nhận lại được thực hiện như đăng ký cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam” lần đầu.
3. Trường hợp Quyết định Chứng nhận sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chí cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam” vẫn còn hiệu lực nhưng có thay đổi về tiêu chí cấp nhãn thì doanh nghiệp không phải đăng ký lại.
4. Giao cho Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường ký Quyết định Chứng
nhận lại sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chí cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam”.

8. Điều kiện sử dụng nhãn

Doanh nghiệp được sử dụng “Nhãn xanh Việt Nam” sau khi có Quyết định Chứng nhận sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chí cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam” do cơ quan có thẩm quyền cấp và chỉ sử dụng cho chính sản phẩm, dịch vụ đã được chứng nhận.

Doanh nghiệp được sử dụng biểu trưng “Nhãn xanh Việt Nam” để minh họa thuần túy trong các sách tham khảo và các tài liệu liên quan đến tuyên truyền, quảng bá “Nhãn xanh Việt Nam”.


9. Giám sát sử dụng “Nhãn xanh Việt Nam”

1. Định kỳ sáu tháng một lần, doanh nghiệp được cấp Quyết định chứng nhận sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chí cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam” , có trách nhiệm lập báo cáo bằng văn bản thống kê số lượng sản phẩm đã xuất kho được gắn nhãn, số lượng sản phẩm đã được sản xuất nhưng chưa xuất kho, số doanh thu của dịch vụ gửi về Văn phòng Nhãn xanh Việt Nam để tổng hợp.

2. Tổng cục Môi trường tiến hành kiểm tra, thử nghiệm mẫu điển hình sản phẩm, dịch vụ được gắn nhãn trong trường hợp có biểu hiện nghi vấn hoặc có khiếu nại.

10. Đình chỉ Quyết định chứng nhận sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chí
cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam”

Doanh nghiệp bị đình chỉ Quyết định chứng nhận sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chí cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam” khi vi phạm một trong các trường hợp sau:
Quyết định chứng nhận sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chí cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam” đã hết hiệu lực;

In sai mẫu biểu trưng “Nhãn xanh Việt Nam” đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

Sử dụng sai mục đích hoặc quảng cáo sản phẩm, dịch vụ được cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam” không đúng với tiêu chí cấp nhãn gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng;

Sử dụng “Nhãn xanh Việt Nam” cho sản phẩm, dịch vụ không phải là sản phẩm, dịch vụ đã đăng ký và được cấp Quyết định chứng nhận sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chí cấp thí điểm“Nhãn xanh Việt Nam”;

Thay đổi về thiết kế và chế tạo sản phẩm nhưng không đăng ký lại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Không thực hiện việc báo cáo về thống kê số lượng sản phẩm đã xuất kho, dịch vụ được gắn nhãn về Văn phòng Nhãn xanh Việt Nam theo quy định.
Giao Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường ký Quyết định đình chỉ Quyết định chứng nhận sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chí cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam”.Quyết định đình chỉ gửi đến doanh nghiệp vi phạm, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam và công bố trên trang thông tin điện tử htttp://www.vea.gov.vn/VN/quanlymt/nhanxanhvn.
Doanh nghiệp bị đình chỉ Quyết định chứng nhận sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu chí cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam” không tiếp tục gắn “Nhãn xanh Việt Nam” cho đến khi có văn bản xác nhận của Tổng cục Môi trường đã thựchiện xong các biện pháp khắc phục vi phạm.

11. Thu hồi Quyết định chứng nhận sản phẩm, dịch vụ đạt tiêu
chí cấp thí điểm “Nhãn xanh Việt Nam”

Doanh nghiệp bị thu hồi Quyết định chứng nhận “Nhãn xanh Việt Nam” khi vi phạm một trong các trường hợp sau:
Doanh nghiệp gian dối trong việc lập các Báo cáo tự đánh giá;
Doanh nghiệp vi phạm tiêu chí cấp nhãn;
Giao Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường ký Quyết định thu hồi
“Nhãn xanh Việt Nam”.
Quyết định thu hồi gửi đến doanh nghiệp vi phạm, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, công bố trên trang thông tin đi ện tử
htttp://www.vea.gov.vn/VN/quanlymt/nhanxanhvn
và công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.
3. Kết luận

Trong xu hướng người tiêu dùng nhạy cảm hơn với các sản phẩm thân thiện với môi trường thì việc các doanh nghiệp lựa chọn cho mình con đường phát triển « xanh » là đúng đắn và có thể đảm bảo cho tiềm năng phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
Trên thế giới, việc các sản phẩm được dán nhãn sinh thái là rất quen thuộc. Người tiêu dùng sẵn sàng bỏ ra thêm từ 10% – 17% chi phí để mua các sản phẩm có dán nhãn sinh thái. Các nước phát triển trên thế giới đều rất chú trọng đến mức độ thân thiện với môi trường của các sản phẩm.
Việt Nam là nước có nhiều mặt hàng xuất khẩu lớn như thủy sản, dệt may hay nông sản. Các mặt hàng xuất khẩu đã mang lại cho nước ta một nguồn thu ngoại tệ lớn nhưng nếu so với tiềm năng thì các doanh nghiệp Việt Nam còn có thể làm nhiều hơn thế. Một công cụ giúp cho các sản phẩm của Việt Nam tăng giá trị trên thị trường quốc tế chính là nhãn sinh thái.
Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ, EU hay Nhật Bản…đều phải chịu những kiểm duyệt khắt khe về chất lượng sản phẩm, an toàn vệ sinh thực phẩm và các quy định về bảo vệ môi trường. Đã rất nhiều lần, các mặt hàng Tôm xuất khẩu của Việt Nam bị trả lại vì vi phạm về chất kháng sinh, những mặt hàng hoa quả và nông sản của Việt Nam thường vi phạm các tiêu chuẩn về chất bảo vệ thực vật …Điều này làm giảm giá trị và làm mất uy tín của hàng hóa Việt nam trên thị trường quốc tế. Nếu hàng hóa Việt Nam chứng minh được chất lượng đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn của các thị trường xuất khẩu thì chắc chắn cơ hội tăng trưởng trên thị trường xuất khẩu của Việt Nam là rất lớn.

Không chỉ đối với các hàng hóa xuất khẩu, người tiêu dùng trong nước hiện nay cũng đang quan tâm nhiều hơn đối với các quy định về môi trường của sản phẩm. Các hàng hóa, dịch vụ sẽ tạo được thiện cảm và niềm tin với người tiêu dùng nhiều hơn nếu chúng là sản phẩm thân thiện với môi trường.  Đây cũng là cách đảm bảo một sự tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp.
Việc gia nhập WTO càng thúc đẩy Việt Nam phải nhanh chóng đưa các quy định về nhãn sinh thái vào áp dụng nếu không muốn bị thụt lùi sâu hơn so với các nước khác. Những chính sách từ phía chính phủ sẽ là tiền đề để cho các doanh nghiệp mạnh dạn hơn trong chiến lược phát triển sản phẩm của mình.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Thị Yến
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)