Nhân giống (vô tính) cây trồng

Chia sẻ bởi Nguyễn Minh | Ngày 24/10/2018 | 187

Chia sẻ tài liệu: Nhân giống (vô tính) cây trồng thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Danh sách nhóm
Nguyễn Minh Khuê
Hoàng Đức Bình
Phạm Thanh Bình
Nguyễn Xuân Nam
Hồ Đình Anh Tuấn
Mai Ngọc Hà
Trần Thị Lệ Hà
Trần Thảo Ngân
Đặng Quỳnh Như
Trần Nhật Thảo
Đây là cách trồng truyền thống từ xưa đến nay, trồng cây gì ra cây đó.
Phương pháp này được thực hiện bằng cách gieo hạt xuống đất để hạt này mầm và thu được cây con
Cách thực hiện
Làm đất cho tơi xốp, tưới nước cho đủ ẩm, bón phân chuồng cho thật hoại và một ít phân hóa học NPK, khoảng 90% đất và 10% phân các loại.
Lựa hạt giống tốt, to, không bị sâu mọt, ngâm vài phút trong dd sát trùng rồi đem gieo xuống líp đã chuẩn bị sẵn, có thể đắp lên một lớp rơm mỏng.



Cách thực hiện
Mỗi ngày tưới nước 2 lần vào sáng sớm và chiều mát vừa đủ ẩm qua vòi sen.
Cây con lên cao khoảng 1-2 tất thì có thể bứng lên, sửa lại bộ rễ rồi ươm qua bầu nilon có khoét lỗ hoặc trồng trực tiếp xuống đất.
Che mát 5-7 ngày cho cây bám rễ mạnh.
Có một số loài cây hoa do hạn chế bởi một số điều kiện không thể gieo hạt được mà chỉ có thể áp dụng phương pháp nhân giống vô tính.
Ví dụ một số loà do nhị và nhụy thoái hóa không thể ra quả, một số loài cây tuy nở hoa nhưng - do điều kiện khu vực, hạt không thể thành thục, dùng biện pháp gieo hạt phải chở thời gian quá lâu .
Ưu điểm : đơn giản, giữ được tính ưu việt của cây mẹ, bộ rễ phát triển, dễ sống và mọc nhanh.
Phương pháp này thích hợp với các loài cây bụi và cây có rễ chùm.
Thời gian tách cây theo loài hoa: Hoa nở mùa xuân tách vào mùa thu (tháng 10 - 11) hoa nở vào mùa thu tách cây vào mùa xuân (tháng 3 - 4).


1. Phương pháp tách cây
1. Phương pháp tách cây
Cách thực hiện
Đào cây lên, bỏ đất để lộ rễ, cắt rời các bộ phận rễ cây con từ cây mẹ, làm như vậy không ảnh hưởng đến cây mẹ, bảo vệ được sự hoàn chỉnh của bộ rễ.
1. Phương pháp tách cây
Cách thực hiện
Không đào hết cây mẹ lên mà chỉ đào bên cạnh rồi cắt lấy cây con đem trồng.


2. Phương pháp chiết cành :
Ưu điểm: thường dùng cho cây hoa giâm cành khó ra rễ. Do trong quá trình ra rễ, cành chiết nhận được dinh dưỡng từ cây mẹ nên tỷ lệ sống cao.
Nhân giống bằng chiết cành là phương pháp lấy cành cây uốn cong xuống đất hoặc cạo vỏ gây ra vết thương để tạo mô sẹo và kích thích cây ra rễ.

2. Phương pháp chiết cành
Chiết nén một cành
Chọn một cành sát đất uốn cong vùi vào đất, để ngọn cành lộ ra ngoài đất chỗ vùi cắt một vết thương, không lâu chỗ vết thương sẽ mọc rễ cây mới.


2. Phương pháp chiết cành
Chiết nén nhiều cành
Đậu mùa xuân, cắt thành vết thương các cành đinh chiết rồi lấp đất cao lên, phủ kín các vết thương, sau 20 – 30 ngày các cành sẽ mọc rễ và thành cây


2. Phương pháp chiết cành
Chiết nén cành liên tục
Những cây hoa có cành dài như hoa kim ngân, có thể dùng cách này. Làm thế này ta sẽ có nhiều cây mới cùng một lúc


2. Phương pháp chiết cành
Chiết nén cành cao
Phương pháp này ta thường gọi là chiết cành.
Những cây có cành cứng thô khó nén xuống đất thì ta dùng phương pháp chiết cành.
Cách thực hiện

Trước hết chọn vị trí dễ ra rễ, cắt thành vòng vỏ, bọc bùn và rêu thành túi Polyethylen, bưộc kín hai đầu, thường xuyên tưới nước, để giữ ẩm, sau khi ra rễ cắt tách cây ra trồng. Cây ngọc lan, cây trà, đỗ quyên ta thường dùng cách này.



2. Phương pháp chiết cành
Chiết nén cành cao
Thời gian chiết cành thường vào mùa xuân, khi trời ấm áp, hoa rụng, nhựa cây bắt đầu chảy, những cây hoa thường xanh thì chiết vào cát tháng có mưa phùn.


3. Phương pháp giâm hom
Phương pháp giâm hòm có: giâm cành, giâm lá, giâm chồi và giâm rễ. Trong đó giâm cành tốc độ sinh sản nhanh hơn, hiệu quả tốt hơn cả.


3. Phương pháp giâm hom
Giâm lá
Cách thực hiện:
Giâm lá thu hải đừơng chọn lá, cắt vát gân lá cắm cuống lá vào đất ẩm phần cắt phủ cát lên, hai bên lá đặt hai tấm kính làm cho lá dính vào cát sau một thời gian bỏ kính ra.


3. Phương pháp giâm hom
Giâm lá
Cách cắm lá thường dùng cho cây thu hải đừơng lá có khả năng tái sinh Một số loài cây cuống và gân lá mọc ra rễ bất định, cần phải chọn gốc có lá có một chồi để cắm mới thành cây mới,nên ngươi ta gọi là giâm chồi lá
3. Phương pháp giâm hom
Giâm cành
Đất chậu để giâm cành thường là đất cát.
Giâm cành phải chọn cành khoẻ, lấy phần ngọn cành hoặc phần giữa để làm cành giâm.
Cành giâm của cây thân cỏ có độ dài là 12 - 14 cm, cây thân gỗ có độ dài 10 - 20 cm là vừa..

3. Phương pháp giâm hom
Giâm cành
Độ sâu cảm vào đất là 1/2 - 1/8 cành. Lúc cắm cắt hai đầu cành cắm, ở giữa để lại 3 - 4 chồi, chồi đoạn cuối là rễ mọc. Dâm bụt, nguyệt quế, trúc tiết, hải đừơng đều có thể giâm cành.
3. Phương pháp giâm hom
Giâm rễ
Chọn những rễ dài 6 - 9 cm, độ lớn trung bình gần với thân cây để cắm.
Cần chú ý: Đầu nhỏ cắm xuống dưới, đầu lớn lên trên, chờ khi đoạn rễ mọc rễ mới, thêm một ít đất.
Những cây hoa để cắm rễ có: tường vi, dây tím...


4. Phương pháp ghép cành
Phương pháp ghép cành là lấy mô từ một phần cây (cành hoặc chồi, gọi là cành ghép) nối ghép vào một cây khác (gọi là gốc ghép).
Cành ghép phải chọn ở cây tốt. Gốc ghép thường là cây mọc dại hoặc cây mọc từ hạt.
Có 4 phương pháp ghép: Ghép cành, ghép bằng, ghép chồi, ghép dựa
4. Phương pháp ghép cành
Ghép cành
Ghép nêm
Thích hợp với gốc ghép to.
Cách ghép : Bổ đôi phía trên gốc ghép sâu khoảng 3 cm, cắt cành ghép nghiêng. hai bên vừa với mặt cắt gốc ghép, đặt vào rồi dùng dây đay buộc chặt, phủ kín đất để vết cắt không bốc hơi.


4. Phương pháp ghép cành
Ghép cành
Ghép nêm
4. Phương pháp ghép cành
Ghép cành
Ghép nêm
4. Phương pháp ghép cành
Ghép cành
Ghép cắt
Ghép cắt thích hợp với gốc ghép có thân 1 - 2 cm.



4. Phương pháp ghép cành
Ghép cắt
Cách thực hiện:
- Chọn cành sinh trưởng tốt.
- Cắt đoạn nhỏ dài 6cm, mỗi một đoạn có 8 chồi, lấy vải ướt bọc lại
- Lúc ghép cắt một mặt nghiêng dài 2 cm, mặt kia cắt một mặt nghiêng nhỏ
- Trên gốc ghép cắt một đoạn cách mặt đất 5 cm, bổ dọc gốc ghép bằng độ dài vết cắt của cành ghép, sau đó cắm cành ghép vào vết cắt gốc ghép, để cho hai bên tiếp xúc nhau và dùng đai buộc chặt, chỉ để lộ chồi ra ngoài, sau đó phủ kín đất 4 phía để đề phòng nước bốc hơi
4. Phương pháp ghép cành
Ghép bằng
Ghép bằng là cắt gốc cành ghép và đỉnh gốc ghép thành mặt nhẵn, nối ghép với nhau rồi dùng dây buộc cố định lại.
Mặt cắt của gốc ghép và cành ghép phải bằng nhau.
Sau 2-3 tuần chỗ ghép sẽ liền lại.



4. Phương pháp ghép cành
Ghép bằng
Cách ghép này thường áp dụng để ghép xương rồng kiểng.

4. Phương pháp ghép cành
Ghép chồi
Thời gian thực hiện: nên tiến hành vào cuối hè, đầu thu
Ghép chồi thường dùng cách ghép chữ "T‘
Ngoài ra còn có ghép chồi hình chữ “H” hình thuẫn, hình chữ nhật
4. Phương pháp ghép cành
Ghép chồi
Cách thực hiện :trước hết chọn cành 1 năm mập khoẻ, bỏ hết lá, và cắt ngang phía trên chồi bên, làm cho chồi`thành hình thuẫn. Sau đó bổ cấy ghép ở chỗ cách mặt đắt .5 - 6 cm, phía .hướng âm thành hình chữ "T` , lấy dao tách vỏ rồi gắn chồi ghép vào và dùng dây bọc chặt, để lộ cuống và chồi
4. Phương pháp ghép cành
Ghép chồi
4. Phương pháp ghép cành
Ghép chồi
4. Phương pháp ghép cành
Ghép dựa
Ghép dựa thường dùng cho cây ngọc lan, khó sinh sản. Do cành ghép không cất rời cây mẹ mà cây mẹ vẫn cung cấp dinh dưỡng và nước cho cành ghép, nên cây dễ sống.
4. Phương pháp ghép cành
Ghép dựa
Cách thựchiện:
- Đưa gốc ghép vào chậu, dựa một bên vào cây mẹ
- Sau dó cắt cành bên cây mẹ và thân gốc ghép dài khoảng 4 cm, sâu đến tầng gỗ làm cho tầng li be của hai bên dính liền nhau và buộc chặt bằng dây polyethylen, chờ sau khi dính liền thì cắt phần dưới cành ghép
- Cắt phía trên gốc ghép là ta được một cây mới.


4. Phương pháp ghép cành
Ghép dựa
Ngoài ra còn có cách ghép lưỡi
Ghép gốc rễ
Ghép cành cắm xuống đất
Ghép bụng
Ghép yên ngựa
Trích ly mô thực vật từ cây còn sống, nuôi dưỡng trong môi trường phù hợp để mô phát triển thành phôi và cuối cùng là thành cây con.
5. Nuôi cấy mô
5. Nuôi cấy mô
Chọn vật liệu nuôi cấy mô
5. Nuôi cấy mô
Khử
trùng
5. Nuôi cấy mô
Tạo chồi trong môi trường nhân tạo
5. Nuôi cấy mô
Cấy cây trong môi trường thích ứng
5. Nuôi cấy mô
Trồng cây trong vườn ươm
6. Phương pháp bứng cây
Mục đích:
- Cây cảnh trồng trong chậu lâu năm phải sang chậu để thay đất cho cây.
- Để nhân giống (phân lan)
- Sửa bộ rễ, cắt bỏ rễ thối, rễ thừa, uốn nắn cho bộ rễ đẹp, nâng bộ rễ nổi lên

6. Phương pháp bứng cây
- Thay đổi chậu, bể đang trồng sang một chậu, bể khác cho phù hợp với cây, làm tăng giá trị nghệ thuật của cây
- Thay đổi dáng thế cây cho ngoạn mục hơn dáng thế cũ.
- Xử lý thoát nước ở những chậu bế tắc nước
6. Phương pháp bứng cây
Cách thực hiện:
Để cây ra khỏi chậu . Tránh đào bới và tuyệt đối không được tóm gốc nhổ lên
Nếu đất trong chậu xốp, ta đặt chậu xuống nền đất mềm, hai tay cầm chặt miệng chậu nâng nghiêng chậu về phía trước, đẩy đi giật lại nhanh nhiều lần. Cứ thế xoay các phía chậu mà lay

6. Phương pháp bứng cây
Nếu đất đã chặt, ta lấy một que sắt đầu đánh dẹt chọc xung quanh thành chậu xuống tận đáy. Sau đó thao tác như trên
Nếu vẫn chưa được, ta tưới nước cho ngấm toàn bộ bầu cây hoặc dùng biện pháp cuối cùng là ngâm chìm chậu vào nước đợi cho nước ngấm đủ nhũn hất đất trong chậu, ta đưa chậu cây ra, để ráo nước rồi lấy ra.
6. Phương pháp bứng cây
Với những cây rễ sống thì dùng dao xắn một rạch thẳng xuống tận đáy chậu và vòng theo miệng chậu rồi đổ ra, với cây quý hoặc cây rất khó tính mà chậu không đáng giá thì nên đập chậu lấy cây
Riêng địa lan không cho phép xọc, đào bới, xén vầng rễ mà chỉ được tưới đẫm nước cho rễ bong khỏi chậu rồi nhẹ nhàng lắc chậu đổ lan ra. Rễ lan to nhưng rất ròn, phải làm thật cẩn thận

6. Phương pháp bứng cây
Xử lý bầu re dùng dao bài sắc cắt xén xung quanh và dưới đáy bầu rễ. Các bầu rễ được cắt rất gọn không dập nát rễmời tái sinh nhanh
Cắt xén bầu rễ phải đồng thời đảm bảo sang chậu sẽ có ít nhất 1/2 là đất mới, khuôn khổ bầu rễ sau khi xén thích hợp với chậu, bể sẽ thay giúp cho khi đặt cây vào chậu đúng vời dáng thế cần sửa.



6. Phương pháp bứng cây
Trồng lại cây vào chậu:
- Chọn chậu phù hợp với cây và có thoát nước .Đất dùng để sang chậu nhất thiết phải khô hoàn toàn
- Xử lý lỗ thoát nước: Những cây dễ tính, đọng nước đôi chút không chết thì chỉ cần đặt một mảnh sành chờm rộng lên lỗ là được. Nên chọn mảnh sành khi úp vào lỗ có độ kênh. Những cây yêu cầu phải thoát nước nhanh, bầu thật thông thoáng như lan, trà, đỗ quyên, sứ thì phải kê cao mảnh sành lên một chút.



6. Phương pháp bứng cây
- Sau đó đặt một lớp dưới đáy chậu toàn những cục xỉ than rắn chắc, tiếp theo xếp lớp đất cục, rồi đến phủ lớp đất tơi mời đặt cây vào.
- Xung quanh thành chậu cũng xếp đất cục to rồi nhỏ dần. Xung quanh bầu rễ phải cho toàn đất mầu. Trên mặt chậu cũng xếp một lớp đất cục to để chống nước xối lèn rễ đất và gây đóng váng mặt chậu.Thông thường chỉ cần lưu ý là xung quanh bâu rễ bao giờ cũng phải cho đất máu.
6. Phương pháp bứng cây
Quan trọng là v! trí của gốc cây trong chậu,muốn vậy ta đặt cây, chèn tạm đất rồi ngắm để điều chỉnh, bao giờ cây ở đúng vị trí đẹp nhất mới lấp đất. Tra đất vào xung quanh bầu từng lớp, dùng que đầu tù xọc, rồi lắc chậu, tiếp theo là tưới nước kiểu mưa rào cho đất len vào mọi ngóc ngách của rễ.
6. Phương pháp bứng cây
Những cây như trà, đỗ quyên, địa lan thoải mái xếp những cục đất to cao trên mặt chậu. Các cây khác không được vào đất đầy khít miệng chậu, vì như vậy khi tưới nước sẽ chảy đi hết, phải để rãnh chạy vòng theo miệng chậu để giữ được nước tưới.
Nếu trời nắng cần che hoặc để cây chỗ râm mát khoảng mươi ngày
6. Phương pháp bứng cây
6. Phương pháp bứng cây
6. Phương pháp bứng cây
6. Phương pháp bứng cây
6. Phương pháp bứng cây
Giới thiệu ứng dụng kiến thức sinh lý thực vật vào quá trình chiếc, ghép, giâm:
1.cơ sở của việc hình thành chiết ,cành rễ bất định của cành giâm
Rễ bất định là rễ được hình thành về sau này từ các cơ quan dinh dưỡng như cành ,thân ,lá…Rễ bất định có thể hình thành ngay trên cây nguyên vẹn (cây đa, cây si), nhưng khi cắt cành ra khỏi cơ thể mẹ là điều kiện kích thích sự hình thành rễ và người ta lợi dụng để nhân giống vô tính.
1.cơ sở của việc hình thành chiết ,cành rễ bất định của cành giâm
Có thể chia làm 3 giai đoạn của quá trình này:
Giai đoạn đầu là sự tái phân chia của mô phân sinh bên (tầng phát sinh) tức là một số tế bào xảy ra sự phân hóa mạnh ở vùng xuất hiện rễ tạo nên một đám tế bào lộn xộn, đó là mầm mống của rễ.
Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn xuất hiện mầm rễ.
Giai đoạn cuối cùng là sự sinh trưởng và kéo dài của rễ, rễ chui qua vỏ để ra bên ngoài cành tạo nên rễ bất định.
1.cơ sở của việc hình thành chiết ,cành rễ bất định của cành giâm
Các giai đoạn này khác nhau về yêu cầu đối với auxin.
Giai đoạn đầu đòi hỏi một hàm lượng auxin rất cao để khởi xướng sự phản ứng phân hóa tế bào mạnh mẽ.Nồng độ là 10^-4-10^ -5g/cm3.
Giai đoạn thứ 2 cần hàm lượng auxin thấp hơn cho sự xuất hiện rễ (10^-7g/cm3),
Giai đọan 3 thì đòi hỏi hàm lượng auxin rất thấp(10^-11-10^-13 g/cm3) và thậm chí sự có mặt của auxin trong giai đoạn này còn gây hậu quả ức chế sự sinh trưởng của rễ.
1.cơ sở của việc hình thành chiết ,cành rễ bất định của cành giâm
Ngược lại xytokinin và gibberllin lại gây ức chế sự hình thành rễ bất định của cành chiết,cành giâm.Ngoài ra điều kiện ngoại cảnh có ảnh hưởng rất quan trọng đến sự hình thành rễ bất định.Điều kiện cần thiết là: độ ẩm bão hòa, ánh sáng tán xạ, nhiệt độ 20-30oC…
Nghiên cứu cơ sở sinh lý của sự hình thành rễ bất định có ý nghĩa quan trọng trong việc nhân giống vô tính cây trồng
2.Sử dụng chất điều tiết sinh trưởng xúc tiến hình thành rễ bất định của cành chiết, cành giâm trong việc nhân giống vô tính
Ở thực vật có 5 nhóm hormone chính:
- auxin là hormone sinh trưởng
- cytokinin là hormone phân bào
- Gibberellin là hormone có vai trò duy trì sự ngủ nghỉ của hạt và chồi
- Abscisic acid có vai trò ức chế sinh trưởng đồng thời giúp cây chống chịu các điều kiện ngoại cảnh còn
- etylene giúp quả nhanh chín.
2.Sử dụng chất điều tiết sinh trưởng xúc tiến hình thành rễ bất định của cành chiết, cành giâm trong việc nhân giống vô tính
Quá trình chiếc, ghép… cây cần chất dinh dưỡng và tăng các kích thích sinh trưởng để mọc rễ nhanh.
Hiện nay,có 2 phương pháp chinh để xử lý auxin cho cành chiết, cành giâm.
Phương pháp xử lý nồng độ đặc hay phương pháp xử lý nhanh
Nồng độ auxin dao động từ 1.000-10.000 ppm. Với cành giâm thì nhúng phần gốc vào dung dịch trong 3-5 giây, rối cắm vào giá thể. Với cành chiết thì sau khi khoanh vỏ, chúng ta tẩm bông bằng dung dịch auxin đặc rồi bôi lên trên chỗ khoanh vỏ, nơi xuất hiện chỗ bất định.Sau đó bó bầu bằng đất ẩm.
Ưu điểm là hiệu quả cao vì gây nên “cú sốc sinh lý” cần cho giai đoạn đầu của sự xuất hiện rễ, không đòi hỏi các thiết bị để ngâm cành giâm và hóa chất tiêu tốn ít hơn.
Phương pháp nồng độ loãng
hay xử lý chậm
Nồng độ auxin sử dụng từ 20-200 ppm tùy thuộc vào loài và mức độ khó ra rễ của cành giâm.Đối với cành giâm, ngâm phần gốc vào dung dịch auxin 10-24 giờ,sau đó cắm vào giá thể.Với cành chiết thì trộn dung dịch vào đất bó bầu để bó bầu cho cành chiết.
Các chất được sử dụng là:IBA, anpha –NAA và 2,4D (IBA >NAA >2,4 D).
Giới thiệu một số cách sinh sản vô tính đối với các loại cây cảnh:
Nhân giống hoa sen
Thường dùng phương pháp tách cây nhưng cũng có thể gieo hạt
Chuẩn bị vại (không đục lỗ), bỏ đất trồng giàu dinh dưỡng, đổ nước vào làm thành bùn và thêm một ít phân gà phân lợn làm phân lót.Nên trồng vào mùa hè. Hoa sen ưa mọc nơi đủ ánh sáng, ấm áp. Chậu và vại nên đặt nơi hướng đông nam, tránh gió.
Ngoài ra, khi đào ngó sen làm giống của cây năm trước, cần đào cây chồi đỉnh có 2 đốt hoàn chỉnh, đem chồi đỉnh đặt nghiêng vào trong bùn, sâu 15-20cm, sau khi trồng 1 tuần không nên đổ nước, để cho ngó sen cố định trong bùn, xúc tiến nảy chồi. Khi mới mọc lá nhỏ, cuống lá dài mềm, lá nổi trên mặt nước. Tùy theo lá nổi và độ dài cuống mà đổ nước. Từ khi trồng đến khi ra hoa mất khoảng 110 ngày
Nhân giống hoa hồng
Cây hoa hồng chỉ được nhân giống vô tính, vừa dễ làm vừa cho kết quả cao lại không bị biến đổi tính chất làm xấu bông hoa và biến đổi màu sắc. Đó là cách chiết cành, giâm hom và ghép.
Chiết cành
Chiết vin cành: Chọn các cành hồng bánh tẻ, bóc đi 1 khoanh vỏ bằng 1,5-2 đường kính thân, lau khô đi, rồi vin áp chỗ bóc vỏ đó xuống sát đất hay sát một mặt chậu đất bùn ải, ghim chặt rồi phủ đất tốt lên, luôn tưới giữa ẩm. Chỉ 3-4 tuần sau là cành triết đã sống, ra dễ. Chờ cho cành lên chồi non thì cắt rời khỏi cây mẹ và đánh cây con đi trồng.
Chiết bó bầu: Cũng chọn cành như trên và bóc vỏ rồi bó bầu bằng đất bùn ải trộn mùn sạch, dễ bèo tây hay phân bò phơi khô đập nhỏ, nhào nước vừa ướt tay mà bó bầu. Giữ bầu đủ ẩm. Cũng chỉ 3 tuần lễ sau là hạ bầu đi trồng được.
Giâm hom:
Giâm hom có tỷ lệ cây con cao, được nhiều. Nhưng không phải giống hoa hồng nào dâm cũng ra rễ được. Có nhiều giống hom giâm chỉ ra được trồi non và dùng dinh dưỡng trong cành nuôi chồi lớn lên, tới khi hết chất dự trữ, thì chết không thành cây được.
Cách giâm cành chỉ áp dụng với các giống hồng tầm xuân, hồng quế, hồng ta... Để làm gốc ghép cho các giống hồng quý.
Giâm hom:
Cũng dùng các cành bánh tẻ, cắt thành hom dài từ 15-17cm, chậu hom nên cắt vát cho có tiết diện tiếp xúc với đất nhiều, dễ sẽ ra nhiều hơn.
Hom cắt xong, đem giâm ngay vào nền đất đã làm kỹ, có bón nhiều phân thật hoai mục, tưới ẩm thường xuyên và làm giàn tre mưa nắng.
Thời vụ giâm tốt nhất là vào các mùa Xuân, Thu.
Giâm hom:
Khi giâm chú ý cắm cành nghiêng với mặt đất một góc 30-35oC, hom giâm được vùi một đoạn dài 10-12cm để chống mất nước nhiều mà gốc hom không bị vùi sâu, làm chúng khó ra dễ.
Mật độ giâm rộng 30x30cm, tạo khoảng cách cho cây con phát triển. Khi cây con cao 30-40cm, có đường kính thân 0,5-0,8cm thì ghép được. Trước đó nên tháo bỏ giàn che, giúp cho cây khỏe và quen chịu đựng nắng gió
Ghép
Các loại hom của các giống hoa hồng địa phương làm gốc ghép. Có thể dùng lối ghép mắt thông dụng và phải dùng kiểu chữ “T”
Cũng có thể dùng lối ghép nêm. Mùa ghép tốt nhất là mùa Xuân, Thu và cũng cần làm giàn che.
Ngoài ra ta còn có thể ghép áp
Tài liệu tham khảo
Nguyễn Ngọc Thạch - Hoàng Anh Tuyên - Đặng Linh Chi, 2003, Sổ tay Nghệ nhân cây cảnh, NXB Văn hóa Thông tin.
PGS.TS Nguyễn Duy Minh, 2004, Cẩm nang kỹ thuật nhân giống cây, NXB Nông nghiệp.
Trần Văn Hâu, 2005, Xử lí ra hoa, Đại học Cần Thơ.
TS Nguyễn Kim Thanh – Nguyễn Thuận Châu, 2005, Giáo trình Sinh lí thực vật, NXB Hà Nội
Tài liệu tham khảo
http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2008/04/3BA00F21/
http://www.bachkim.net
http://www.canhquanxanh.com.vn/?option=com_news&cat=2
http://caycanhvietnam.com/
http://www.sinhhocvietnam.com/forum/archive/index.php?t-1341.html
http://caycanhvietnam.com/?trungdu=view&id=1099
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Minh
Dung lượng: | Lượt tài: 7
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)