Nhận diện chính mình
Chia sẻ bởi Nguyễn Tiến Long |
Ngày 27/04/2019 |
52
Chia sẻ tài liệu: Nhận diện chính mình thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Định vị Việt Nam trong thế giới của thập kỷ mới
Tác giả: NGUYễN TRUNG
Bài đã được xuất bản.: 28/12/2009 06:00 GMT+7
TRONG MỤC NÀY
"đốm lửa" của showbiz Việt
ổn định giả tạo nhờ giá đỡ phát
trình 10 điểm để Việt Nam phát triển khác Trung Quốc (Phần 2
Đọc thêm
Việt Nam bước vào thập kỷ mới của thế kỷ 21 đúng vào lúc thế giới đang có những thay đổi bước ngoặt. Định vị Việt Nam trong thế giới ấy, nhận diện những thách thức nội tại để tìm hướng bứt phá phát triển sẽ được bàn luận trong loạt bài của Nguyễn Trung.
LTS: Đánh giá một cách toàn diện cục diện thế giới và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam liên quan đến con đường phát triển, ứng xử đối ngoại... là câu chuyện có tính chiến lược đối với sự phát triển của đất nước. Không tham vọng giải quyết trọn vẹn bài toán này, song loạt bài của Nguyễn Trung hy vọng sẽ cung cấp cho độc giả một góc nhìn, một tư liệu cần tham khảo.
Bài viết dưới đây thể hiện quan điểm riêng của tác giả. Mời độc giả cùng tranh luận.
Phần 1: Nhận diện thế giới mới
Việt Nam, kể từ 1986, sau một phần tư thế kỷ thực hiện sự thay đổi căn bản mang tên là đổi mới, đã kết thúc thời kỳ phát triển theo chiều rộng với nhiều thành tựu to lớn có tính bước ngoặt, thay đổi bộ mặt đất nước và được thế giới ghi nhận.
Mặt khác cũng phải tỉnh táo nhận thấy, so ta với chính ta trước kia, những thành tựu đạt được trong 25 năm qua là rất to lớn; nhưng nếu so với chặng đường 25 năm đầu tiên trên con đường trở thành NIC (nước mới công nghiệp hóa) của Hàn Quốc, Brazil... nước ta phát triển như thế là chậm, so với những thách thức hiện tại và phía trước nước ta phải đối mặt lại càng chậm. Nên có cái nhìn nhiều chiều như vậy để định liệu công việc của mình, và nhờ đó có thể "đỡ" rơi vào cái bệnh "mẹ hát con khen hay"!
Việt Nam bước vào thập kỷ 2020 đúng vào lúc kinh tế thế giới - trước hết là những nền kinh tế lớn mà đầu tầu là kinh tế Mỹ - đang tìm cách ra khỏi cuộc khủng hoảng mang tính hệ thống hiện nay để tìm đường chuyển sang một thời kỳ phát triển mới. Trong khi đó Trung Quốc đang dấn bước vào thập kỷ 2020 với mọi nỗ lực quyết liệt nhất để đi nhanh hơn nữa trên con đường trở thành siêu cường vào giữa thế kỷ này; giới nghiên cứu trên thế giới hầu như chia sẻ nhận định chung: Thập kỷ 2010 đánh dấu bước ngoặt mang tính thời đại của Trung Quốc trên con đường đi tới siêu cường, thập kỷ 2020 hiện tượng Trung Quốc sẽ còn nóng bỏng hơn nữa trên trường quốc tế. [i]
Thế giới đang thay đổi lớn
Cục diện thế giới đang có thay đổi lớn cả về kinh tế và chính trị, không náo nhiệt như khi chiến tranh Lạnh kết thúc, song hầu như tác động sâu sắc hơn nhiều đến mọi quốc gia. Thậm chí tại nhiều nước cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay tác động trực tiếp đến từng gia đình.
Cuộc đại khủng khoảng kinh tế thế giới đang diễn ra là vô tiền khoáng hậu. Sau một năm ròng rã (09-2008 tới 09-2009) đánh vật với cuộc khủng hoảng này, các nền kinh tế lớn đã phải bỏ ra tổng cộng ước khoảng trên 10 nghìn tỷ USD (tương đương với 2/3 GDP của cả nước Mỹ và với 1/6 GDP toàn thế giới), đồng thời phải tiến hành nhiều liệu pháp đau đớn mang tính điều chỉnh vĩ mô và hệ thống để cứu chữa. Hiện nay cuộc khủng hoảng này được xem là đã chạm đáy, nhưng lối ra có lẽ vẫn chưa xác định được.
Khủng hoảng kinh tế
Chưa ai dám nói bao giờ và như thế nào kinh tế thế giới sẽ phục hồi và lấy lại được sự phát triển năng động đã có như trong một hai thập kỷ vừa qua. Tuy nhiên, có khá nhiều người trong giới nghiên cứu chia sẻ ý kiến:
1- Kinh tế thế giới hiện nay vừa phải khắc phục sự đổ vỡ của nền kinh tế bong bóng của hệ thống tài chính tiền tệ thế giới, đồng thời về nhiều mặt đang phải đối phó với một cuộc khủng hoảng thừa rất sâu sắc có những thuộc tính cơ cấuiicòn nhiều vấn đề nan giải chưa lường hết được; một khi kinh tế thế giới ra khỏi cuộc khủng hoảng này, nó có lẽ sẽ không thể giữ nguyên cấu trúc, hình dạng và sự vận hành như trước nữa - nói cụ thể hơn: trong và sau cuộc khủng hoảng này của kinh tế thế giới, các quốc gia sẽ không thể giữ nguyên cách làm ăn như
Tác giả: NGUYễN TRUNG
Bài đã được xuất bản.: 28/12/2009 06:00 GMT+7
TRONG MỤC NÀY
"đốm lửa" của showbiz Việt
ổn định giả tạo nhờ giá đỡ phát
trình 10 điểm để Việt Nam phát triển khác Trung Quốc (Phần 2
Đọc thêm
Việt Nam bước vào thập kỷ mới của thế kỷ 21 đúng vào lúc thế giới đang có những thay đổi bước ngoặt. Định vị Việt Nam trong thế giới ấy, nhận diện những thách thức nội tại để tìm hướng bứt phá phát triển sẽ được bàn luận trong loạt bài của Nguyễn Trung.
LTS: Đánh giá một cách toàn diện cục diện thế giới và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam liên quan đến con đường phát triển, ứng xử đối ngoại... là câu chuyện có tính chiến lược đối với sự phát triển của đất nước. Không tham vọng giải quyết trọn vẹn bài toán này, song loạt bài của Nguyễn Trung hy vọng sẽ cung cấp cho độc giả một góc nhìn, một tư liệu cần tham khảo.
Bài viết dưới đây thể hiện quan điểm riêng của tác giả. Mời độc giả cùng tranh luận.
Phần 1: Nhận diện thế giới mới
Việt Nam, kể từ 1986, sau một phần tư thế kỷ thực hiện sự thay đổi căn bản mang tên là đổi mới, đã kết thúc thời kỳ phát triển theo chiều rộng với nhiều thành tựu to lớn có tính bước ngoặt, thay đổi bộ mặt đất nước và được thế giới ghi nhận.
Mặt khác cũng phải tỉnh táo nhận thấy, so ta với chính ta trước kia, những thành tựu đạt được trong 25 năm qua là rất to lớn; nhưng nếu so với chặng đường 25 năm đầu tiên trên con đường trở thành NIC (nước mới công nghiệp hóa) của Hàn Quốc, Brazil... nước ta phát triển như thế là chậm, so với những thách thức hiện tại và phía trước nước ta phải đối mặt lại càng chậm. Nên có cái nhìn nhiều chiều như vậy để định liệu công việc của mình, và nhờ đó có thể "đỡ" rơi vào cái bệnh "mẹ hát con khen hay"!
Việt Nam bước vào thập kỷ 2020 đúng vào lúc kinh tế thế giới - trước hết là những nền kinh tế lớn mà đầu tầu là kinh tế Mỹ - đang tìm cách ra khỏi cuộc khủng hoảng mang tính hệ thống hiện nay để tìm đường chuyển sang một thời kỳ phát triển mới. Trong khi đó Trung Quốc đang dấn bước vào thập kỷ 2020 với mọi nỗ lực quyết liệt nhất để đi nhanh hơn nữa trên con đường trở thành siêu cường vào giữa thế kỷ này; giới nghiên cứu trên thế giới hầu như chia sẻ nhận định chung: Thập kỷ 2010 đánh dấu bước ngoặt mang tính thời đại của Trung Quốc trên con đường đi tới siêu cường, thập kỷ 2020 hiện tượng Trung Quốc sẽ còn nóng bỏng hơn nữa trên trường quốc tế. [i]
Thế giới đang thay đổi lớn
Cục diện thế giới đang có thay đổi lớn cả về kinh tế và chính trị, không náo nhiệt như khi chiến tranh Lạnh kết thúc, song hầu như tác động sâu sắc hơn nhiều đến mọi quốc gia. Thậm chí tại nhiều nước cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới hiện nay tác động trực tiếp đến từng gia đình.
Cuộc đại khủng khoảng kinh tế thế giới đang diễn ra là vô tiền khoáng hậu. Sau một năm ròng rã (09-2008 tới 09-2009) đánh vật với cuộc khủng hoảng này, các nền kinh tế lớn đã phải bỏ ra tổng cộng ước khoảng trên 10 nghìn tỷ USD (tương đương với 2/3 GDP của cả nước Mỹ và với 1/6 GDP toàn thế giới), đồng thời phải tiến hành nhiều liệu pháp đau đớn mang tính điều chỉnh vĩ mô và hệ thống để cứu chữa. Hiện nay cuộc khủng hoảng này được xem là đã chạm đáy, nhưng lối ra có lẽ vẫn chưa xác định được.
Khủng hoảng kinh tế
Chưa ai dám nói bao giờ và như thế nào kinh tế thế giới sẽ phục hồi và lấy lại được sự phát triển năng động đã có như trong một hai thập kỷ vừa qua. Tuy nhiên, có khá nhiều người trong giới nghiên cứu chia sẻ ý kiến:
1- Kinh tế thế giới hiện nay vừa phải khắc phục sự đổ vỡ của nền kinh tế bong bóng của hệ thống tài chính tiền tệ thế giới, đồng thời về nhiều mặt đang phải đối phó với một cuộc khủng hoảng thừa rất sâu sắc có những thuộc tính cơ cấuiicòn nhiều vấn đề nan giải chưa lường hết được; một khi kinh tế thế giới ra khỏi cuộc khủng hoảng này, nó có lẽ sẽ không thể giữ nguyên cấu trúc, hình dạng và sự vận hành như trước nữa - nói cụ thể hơn: trong và sau cuộc khủng hoảng này của kinh tế thế giới, các quốc gia sẽ không thể giữ nguyên cách làm ăn như
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Tiến Long
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)