Nhân cách và các phẩm chất của nhân cách

Chia sẻ bởi Lê Đức Thời | Ngày 18/03/2024 | 6

Chia sẻ tài liệu: Nhân cách và các phẩm chất của nhân cách thuộc Giáo dục công dân

Nội dung tài liệu:

Nhóm 3
Nhân cách và các phẩm chất của nhân cách…
Bài thuyết trình:
1. Một số khái niệm về con người:

Khi nói về con người,chúng ta thường thường dùng rất nhiều thuật ngữ để chỉ những khía cạnh khác nhau của nó, đó là: con người, cá nhân, cá tính,chủ thể hoạt động và nhân cách. Gồm 2 khái niệm:
1.1 Bản chất của con người là gì ?
Một thực thể thống nhất, gồm 3 mặt: Sinh vật, xã hội và tâm lí. Các mặt này thống nhất với nhau và không tách rời nhau, chúng ảnh hưởng, chi phối lẫn nhau, tuy nhiên mỗi mặt lại có tính độc lập tương đối của mình.
- Về mặt sinh vật: con người là một sinh vật phát triển cao nhất trong thế giới động vật, là một thực thể tồn tại trong không gian,chiệu sự tác động của các qui luật tự nhiên, sinh học, vật lí…….
- Về mặt xã hội: con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội,với những vị trí,vai trò,trách nhiệm,quyền lợi nhất định trong tập thể, trong cộng đồng xã hội. Con người vừa là chủ thể vừa là khách thể của các mối quan hệ xã hội đó. Nó chịu sự tác động của các qui luật xã hội-kinh tế,tâm lí...và trong một chừng mực nào đó nó mang tính chất lịch sử.
- Về tâm lí: nhờ có ngôn ngữ,có lao động và sống thành xã hội,mà con người có mức độ phát triển tâm lí mới về chất so với động vật.đó là con người có tư duy trừu tượng, tuy duy khái quát,tư duy sáng tạo,con người có tình cảm,có ý chí,có ý thức và tự ý thức….tất cả những cái đó động vật không có được.
1.2 Khái niệm về nhân cách:

Nhân cách trước hết được hiểu là mặt xã hội của con người,là bộ mặt tinh thần,là tính người của con người.nhân cách nói lên giá trị con người trong xã hội.
Nhân cách là toàn bộ những đặc điểm tâm lí đã ổn định,bền vững của cá nhân tạo nên giá trị, phẩm giá của cá nhân đó.
2. Xu hướng 
2.1 Định nghĩa:
- Xu hướng là sự hướng tới một mục tiêu, một đối tượng nào đó.
- Xu hướng nhân cách là hệ thống động cơ thúc đẩy, quy định tính lựa chọn của các thái độ và tính tích cực của con người
2.2 Vai trò:
- Nó nói lên chiều hướng phát triển của nhân cách theo một mục tiêu nhất định.
- Xu hướng quy định nội dung giá trị đạo đức, giá trị xã hội của nhân cách.
2.3 Phân loại: có thể chia nhu cầu thành 2 loại nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Theo Tháp nhu cầu của A. Maslow nhu cầu được phân chia như sau:
 
 Trong thực tế con người có rất nhiều nhu cầu như muốn có một cuộc sống khá giả, có gia đình hạnh phúc, có địa vị trong xã hội,...
 2.4 Những mặt biểu hiện của xu hướng nhân cách:
a. Nhu cầu:
Định nghĩa: Nhu cầu là những đòi hỏi tất yếu mà cá nhân cảm thấy cần được thỏa mãn để tồn tại và phát triển.
Vai trò: thúc đẩy hoạt động của con người nhằm hướng tới một hoạt động nào đó.



   
Đặc điểm:
• Nhu cầu có tính chu kỳ
Ví dụ: đổi xe
• Nhu cầu có tính liên tục
    Ví dụ:dầu gội đầu, ăn uống...
b. Hứng thú

Định nghĩa: là thái độ có tính chất lựa chọn của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng đem lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động.
Đặc điểm: chủ thể ý thức được rõ ràng ý nghĩa quan trọng của đối tượng đối với cuộc sống.
Vai trò: nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng hiệu quả nhận thức, làm tăng sức lực hoạt động. 
c. Niềm tin
Định nghĩa: là một phẩm chất của thế giới quan, niềm tin là sự gắn bó mật thiết của các quan điểm, tri thức với rung cảm, ý chí mà được con người thể nghiệm. Những quan điểm tri thức đó trở thành chân lý bền vững trong mỗi cá nhân.
Vai trò: niềm tin tạo cho con người nghị lực, ý chí để hành động phù hợp với quan điểm đã chấp nhận
d. Thế giới quan

Định nghĩa: là hệ thống những quan điểm, những tri thức về tự nhiên, xã hội và con người được hình thành trong quá trình lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử, xã hội và trong quá trình tạo ra những kinh nghiệm bản thân.
Vai trò: xác định phương châm hành động, xu hướng đạo đức, chính trị và tư tưởng của con người. Thế giới quan nhất quán làm con người vững vàng trước cuộc sống. Thế giới quan mâu thuẫn làm con người hoang mang, dao động.
 
3. Năng lực
3.1 Năng lực là gì?
Năng lực là tổ hợp những thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động, nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt được kết quả cao.

3.2 Phân loại năng lực

a. Xét về trình độ phát triển:
- Năng lực tái tạo
- Năng lực sáng tạo

b. Xét về chức năng:
- Năng lực chung
- Năng lực riêng
3.4 Các mức độ của năng lực:
Năng lực được chia làm 3 mức độ cao thấp khác nhau:
- Năng lực
- Tài năng
- Thiên tài

4. Tính cách
4.1 Định nghĩa: Tính cách hay còn gọi là tính chất của con người, được thể hiện qua đặc điểm về nội tâm của con người qua những hành vi, cư xử, lời ăn, tiếng nói của họ.
Về mặt cấu trúc, tính cách có hai mặt: mặt nội dung và mặt hình thức:
- Nội dung của tính cách là thái độ của con người đối với thiên nhiên, đối với xã hội, đối với lao động và đối với bản thân.
- Hình thức của tính cách: là sự thể hiện ra bên ngoài của tính cách, là hành vi cử chỉ, cách nói năng… của con người.
Ví dụ: Trước hiện thực khách quan là bị người yêu bỏ.
Phản ứng với hiện thực khách quan đó.
B.NGƯỜI CÓ TÍNH BI QUAN
A.NGƯỜI CÓ TÍNH NÔNG NỔI
C.NGƯỜI CÓ TÍNH LẠC QUAN
Một vài tính chất thể hiện tính cách của con người, bao gồm : tính tốt và tính xấu.

Tính tốt : người tốt thường có nhiều tính tốt và đầy đủ các tính tốt chủ yếu, làm cho những người xung quanh ta cảm thấy dễ chịu, hài lòng, nhiều khi mến phục và yêu quý ta.
Ví dụ : khiêm tốn, trung thành, thật thà, siêng năng, vị tha, khoan dung, hòa đồng, vui vẻ…..
- Tính xấu : là trái ngược với tính tốt.Tính xấu thường gây ra những tai hại hay bực bội cho người khác nên bị ghét và lên án. Mọi tính xấu trên đời này đều bắt nguồn từ sự ích kỉ.

Ví dụ : phản bội, giả dối, khoe khoang, ba hoa, vụ lợi, nhẫn tâm, lố bịch, gian trá, ngược đãi trẻ em….
Dựa vào mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của tính cách, người ta chia thành 4 kiểu :

Kiểu 1 : Nội dung tốt- hính thức tốt : là người toàn diện, vừa có bản chất tốt, thái độ tốt, vừa có hành vi, cư xử, cách ăn nói cũng tốt.
Kiểu 2 : Nội dung tốt- hình thức chưa tốt : là người có bản chất tốt, nhưng chưa từng trải, chưa biết thể hiện cái tốt bên ngoài, trong hành vi và hành động.
Kiểu 3 : Nội dung xấu- hình thức tốt : là nhưng người cơ hội, thủ đoạn, thiếu trung thực, đây là nhưng người lọc lỏi hiểu đời, nhưng bản chất không tốt.
Kiểu 4 : Nội dung xấu- hình thức xấu : là người xấu toàn diện, xấu cả bản chất, thái độ, mà hành vi, cử chỉ, nói năng cũng xấu.
Như vậy việc tìm hiểu tính cách của con người rất phức tạp, nếu chỉ quan sát hời hợt bên ngoài thì có thể nhầm lẫn giữa người tốt và người xấu, gây hậu quả không tốt, thậm chí nghiêm trọng trong hoạt động kinh doanh. Vì vậy để đánh giá chính xác tính cách con người, thậm chí chúng ta có thể phải dùng những tình huống khác nhau để thử....
4.1. Khái niệm
4. Khí chất
Khí chất là sự biểu hiện về mặt cường độ, tốc độ và nhịp độ của các hoạt động tâm lý trong những hành vi cử chỉ, lời nói của con người.
4.2. Đặc điểm
Thể hiện ở bề ngoài của hành vi, cử chỉ như sự năng nổ, hoạt bát, vội vàng, nóng nảy, trầm tĩnh hay sôi động….
Liên quan mật thiết đến tích cách, xu hướng, năng lực
Nó tạo nên những thuộc tính tâm lý
Ảnh hưởng nhiều đến sự cư xử của con người, đến hiệu quả của hành động
NHỮNG KIỂU KHÍ CHẤT CƠ BẢN CỦA CÁ NHÂN
Gồm 4 kiểu:
Kiểu 1: Khí chất linh hoạt
Kiểu 2: Khí chất điềm tĩnh
Kiểu 3: Khí chất nóng
Kiểu 4: Khí chất ưu tư
Nhược điểm:
- Tình cảm không bền vững dễ thay đổi
- Nhưng hời hợt, chủ quan

Kiểu 1: Khí chất linh hoạt:
Ưu điểm:
- Nhận thức nhanh
- Họ là những ngườ hoạt bát, giao tiếp rộng, dễ thích nghi với mọi điều kiện
- Họ nhiệt tình, tích cực nhưng chóng chán
Nhược điểm:
- Họ thường nhận thức hơi chậm, nhưng sâu sắc, chín chắc
- Hơi kín đáo và tỏ ra thờ ơ, thiếu nhiệt tình với những người xung quanh


Kiểu 2: Khí chất điềm tĩnh
Ưu điểm:
- Thường tỏ ra ung dung, bình thản
- Họ có thể kiềm chế được cảm xúc và những cơn xúc động
- Trong quan hệ thường đúng mực
- Họ là những người bình tĩnh, chín chắn và thận trọng
Kiểu 3: Khí chất nóng
Ưu điểm:
- Hệ thần kinh mạnh mẽ, linh hoạt, nhanh nhẹn, muốn hoạt động thường xuyên với khát vọng lớn và nhiều nghị lực trong hành động
- Họ là người tỏ ra có sức sống dồi dào, các hoạt động tâm lí bộc lộ mạnh mẽ
- Họ thường nhanh chóng say sưa với công việc nhưng cũng nhanh xẹp
Nhược điểm:
- Họ thường vội vàng, hấp tấp và dễ bị kích thích
- Họ thường là những người bộc trực
- Họ ít có khả năng làm chủ bản thân trong các trường hợp bất thường,ít có khả năng đánh giá hành động của người khác một cách khách quan

Nhược điểm:
- Thể hiện tính tích cực tâm lý thấp, phản ứng với ngoại giới chậm chạp, nói năng dè dặt, ngại giao tiếp, hay lo lắng bi quan
- Ít biểu hiện ra bên ngoài


Kiểu 4: Khí chất ưu tư
Ưu điểm:
- Tâm lý của họ bền vững
- Họ nhận thức sâu sắc, rất nhạy cảm, có tình cảm bền vững và sâu sắc nhưng
- Họ thường là những người tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, ý thức tổ chức, kỷ luật cao
Một số quan điểm về cơ sở sinh lý của khí chất:
Quan điểm của Hipocrat(Hy-lạp)(460-356 T.C).
Quan điểm của nhà tâm thần học Krechme (Đức).
Quan điểm của I.P. Pavlov.
Quan điểm của Hipocrat (Hy-lạp) (460-356 T.C): Cơ sở sinh lý của khí chất là sự pha trộn bốn chất lỏng có trong cơ thể theo một tỉ lệ nhất định.
Quan điểm của nhà tâm thần học Krechme (Đức). Cơ sở sinh lý của khí chất là do kiểu cấu trúc cơ thể quy định như:
Người gầy, cao, nhẹ
Kiểu khí chất ưu tư
Người béo, thấp, bụng to
Kiểu người tốt bụng
Người lực lưỡng
Kiểu người hăng hái sôi nổi
Quan điểm của I.P. Pavlov. Tuỳ thuộc vào sự kết hợp giữa cường độ, tính cân bằng và tính linh hoạt của các quá trình hưng phấn và ức chế, mà có 4 kiểu hoạt động.
4 kiểu hoạt động thần kinh cơ bản theo Pavlov.
Kiểu khí chất tương ứng với 4 kiểu hoạt động.
Các thuộc tính của khí chất: là những thuộc tính tự nhiên, vốn sẵn có ở mỗi người, nó xác định mặt diễn biến tâm lý con người như: Cường độ, tốc độ, nhịp độ, hướng tâm lý. Có 7 thuộc tính sau:
Tính nhạy cảm
Tính phản ứng.
Tính tích cực.
Nhịp độ phản ứng
Tính mềm dẻo và tính cứng nhắc.
Tính hướng nội và tính hướng ngoại
Tính dễ cảm xúc.
Bài thuyết trình của nhóm 3 xin được kết thúc tại đây. Cảm ơn các bạn và cô đã lắng nghe
*******
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Đức Thời
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)