Nhận biết cái bát, cái thìa, cái dĩa 24-36th

Chia sẻ bởi Thanh Hằng | Ngày 05/10/2018 | 37

Chia sẻ tài liệu: nhận biết cái bát, cái thìa, cái dĩa 24-36th thuộc Lớp 3 tuổi

Nội dung tài liệu:

GIÁO ÁN
LĨNH VỰC: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
CHỦ ĐỀ: MẸ VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN CỦA BÉ
CHỦ ĐỀ NHÁNH: ĐỒ DÙNG, ĐỒ CHƠI TRONG GIA ĐÌNH
Hoạt động có chủ định: Nhận biết
Đề tài: Một số đồ dùng trong gia đình bé
(Cái bát, cái thìa, cái dĩa)
Độ tuổi: 24 – 36 tháng tuổi
Người dạy: Võ Thị Thanh Hằng
Mục đích – yêu cầu:
Kiến thức.
Trẻ nhận biết và gọi tên được một số đồ dùng.
Trẻ biết được lợi ích và công dụng của đồ dùng.
Kỹ năng.
Trẻ có kỹ năng phân biệt được các đồ dùng đó.
Phát triển ngôn ngữ mạch lac cho trẻ.
Thái độ.
Trẻ có ý thức sử dụng và sử dụng đồ trong gia đình.
Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động.
Chuẩn bị:
Tranh vẽ cái bát,tranh vẽ cái thìa, tranh vẽ cái dĩa.
Slide cái bát, cái thìa, cái dĩa.
Tranh lô tô: cái bát, cái thìa, cái dĩa.(mỗi trẻ một bộ).
Hộp đựng quà cái bát , cái thìa, cái dĩa.
Băng đĩa nhạc.
Cách tiến hành:


Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ

* Hoạt động 1: Ôn định tạo hứng thú:
- Cho cả lớp hát bài: “Giờ ăn đến rồi”.
- Trò chuyện:
+ Trong bữa ăn hằng ngày ở gia đình, các con thường thấy những gì để đựng thức ăn?
+ Hôm nay cô và các con cùng tìm hiểu những đồ dùng đó nhé!.
*Hoạt động 2: Tiến hành hoạt động:
1/ Cung cấp kiến thức.
* Cái bát:
- “Trời tối” “Trời sáng".
- Cô giới thiệu: Hôm nay bạn búp bê có tặng lớp chúng ta một món quà. Cô và các con cùng mở ra xem nhé!.
- Cô đưa cái bát thật ra.
+ Hỏi trẻ đây là cái gì?
Cho cả lớp, tổ nhóm, cá nhân cùng đọc (Cái bát).
+ Cái bát này dùng để làm gì?
+ Miệng bát có dạng hình gì?
+ Cái bát này có màu gì?
*Cô chốt: Đây là cái bát, miệng bát có dạng hình tròn. Nó có màu trắng, dùng để đựng cơm. Được làm bằng sứ rất dể vỡ khi sử dụng các con phải nhớ phải cẩn thận.
* Cái thìa:
- “Nhìn xem” “Nhìn xem”.
- Cô đưa cái thìa (vật thật) cho trẻ xem.
+ Hỏi trẻ đây là cái gì?.
Cho cả lớp, nhóm, tổ, cá nhân trẻ đọc (Cái thìa).
Cái thìa dùng để làm gì?
Khi xúc cơm các con xúc cơm bằng tay nào? (Cho cả lớp cùng đưa tay phải lên).
*Cô chốt: Đây là cái thìa được làm bằng inox, dùng để xúc cơm và thức ăn.
* Cái dĩa:
- Ở nhà mẹ các con đựng thức ăn bằng gì?.
+ Đây là cái gì?.
Cho cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân trẻ đọc (Cái dĩa).
+ Cái dĩa dùng để làm gì?.
+ Cái dĩa có dạng hình gì?
+ Cái dĩa này có màu gì?
*Cô chốt: Đây là cái dĩa, nó có màu trắng được làm bằng sứ, dùng để đựng thức ăn. Nó rất dể vỡ nên khi dùng các con cũng phải cẩn thận.
So sánh cái bát và cái dĩa.
*Giống nhau:
- Đều để dùng trong gia đình
- Đều được làm bằng sứ.
*Khác nhau:
- Cái bát dùng để đựng cơm
- Cái dĩa dùng để đựng thức ăn.
2/ Luyện tập củng cố.
Cô đọc câu đố:
“Miệng tròn lòng trắng phau phau
Đựng cơm, đựng thịt, đựng rau hằng ngày”
Cô hỏi tiếp: Cái gì dùng để xúc ăn?
Cái gì đựng thịt, cá hằng ngày?
Cô đọc câu đố trẻ lắng nghe và chọn lô tô thích hợp đưa lên cô kiểm tra.
3/ Trò chơi.
*Trò chơi 1: “Vật gì biến mất”
Trên màn hình cô xuất hiện cái bát, cái thìa, cái dĩa. Lần lượt cho từng đồ dùng biến mất và cho trẻ trả lời.
*Trò chơi 2: “Tìm đúng nhà”
Cô chuẩn bị 3 bức tranh:
Bức tranh 1: vẽ hình cái bát
Bức tranh 2: vẽ hình cái thìa
Bức tranh 3: vẽ hình cái dĩa
Cô phát cho mỗi trẻ 1 lô tô tương ứng với 3 bức tranh trên. Cho trẻ vừa đi vừa hát, khi kết thúc lời bài hát cô nói: “Tìm đúng nhà” thì trẻ cầm lô tô nào thì về bức tranh đó.
Cô hướng dẩn trẻ chơi từ 2
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thanh Hằng
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)