Nhà văn Tô Hoài

Chia sẻ bởi Lê Thị Tuyết | Ngày 21/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: Nhà văn Tô Hoài thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Nhà văn Tô Hoài
Chân dung nhà văn Tô Hoài
Tô Hoài, tên khai sinh là Nguyễn Sen, sinh ngày 7 tháng năm 1920.
Quê ngoại tại làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội) trong một gia đình thợ thủ công. Tuy nhiên ông lớn lên ở quê nội là Thanh Oai, Hà Tây.
- Bước vào tuổi thanh niên, ông đã phải làm nhiều nghề để kiếm sống: dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn,... và nhiều khi thất nghiêp.
- Đến với văn chương ông nhanh chóng được người đọc chú ý, nhất là với truyện Dế mèn phiêu lư ký. (1943), Tô Hoài gia nhập Hội văn hóa cứu quốc. Trong kháng chiến chống Pháp, ông chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực báo chí, nhưng vẫn có một số thành tựu quan trọng như Truyện Tây Bắc.
Nhà văn Tô Hoài
Tiểu sử
- Từ năm 1954 trở đi, ông có điều kiện tập trung vào sáng tác. Tính đến nay, sau hơn sáu mươi năm lao đông nghệ thuật, ông đã có hơn 100 tác phẩm thuộc nhiều thể loại khác nhau: truện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký, kịch bản phim, tiểu luận và kinh nghiệm sáng tác.
- Các bút danh của ông: Tô Hoài, Mai Trang, Mắt Biển, Thái Yên, Vũ Đột Kích, Hồng Hoa.
Sự nghiệp sáng tác:
Trước cách mạng tháng tám:
Tham gia hội ái hữu công nhân và hội văn hóa cứu quốc.
Các tác phẩm tiêu biểu:
- Nhà nghèo (tập truyện ngắn, 1944)
- Giăng thề (truyện, 1943)
- Cỏ dại (hồi ký, 1944)
- Xóm giềng ngày xưa (truyện, 1944)
- O chuột (truyện, 1942)
- Dế mèn phiêu lưu ký (truyện dài, 1942)
- Quê người (tiểu thuyết, 1943)
Sau cách mạng tháng tám:

Từ 1945 - 1958 làm phóng viên rồi Chủ nhiệm báo Cứu quốc Việt Bắc.
Từ 1957 - 1958 Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam.
Từ 1958 - 1980 Phó Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam.
Từ 1986 - 1996 Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội.
Các tác phẩm tiêu biểu:
- Truyện Tây Bắc (tiểu thuyết, 1954 tái bản nhiều lần)
- Miền Tây (tiểu thuyết, 1960, tái bản nhiều lần)
- Tự truyện (hồi ký, 1965, tái bản nhiều lần)
- Quê nhà (tiểu thuyết, 1970)
- Cát bụi chân ai (hồi ký, 1991, tái bản nhiều lần)
- Tuyển tập Tô Hoài (3 tập, 1993)
- Tuyển tập truyện viết cho thiếu nhi (2 tập, 1994).
- Ba người khách (2006)


Nhà văn đã được nhận giải thưởng:

- Giải nhất Tiểu thuyết của Hội Văn nghệ Việt Nam 1956 (Truyện Tây bắc) ;
- Giải A Giải thưởng Hội Văn nghệ Hà Nội 1970 (tiểu thuyết Quê nhà);
- Giải thưởng của Hội Nhà văn Á-Phi năm 1970 (tiểu thuyết Miền Tây);
- Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật (đợt 1 – 1996).
Phong cách sáng tác:

Tô Hoài là cây đại thụ trong khu rừng văn học hiện đại Việt Nam, nói cho đúng hơn thì thế giới nghệ thuật của ông cũng là cả một cánh rừng với bao nhiêu loài thảo mộc lớn nhỏ, đa dạng về chủng loại. Những trang viết của ông dù là hồi ký, tiểu thuyết hay truyện vừa, truyện ngắn, tản văn… đều phô diễn một nghệ thuật miêu tả cụ thể, sinh động và khá hóm hỉnh.
Riêng ở thể hồi kí, ông cũng đã khẳng định được tài năng và sức sáng tạo mãnh liệt của mình. Tìm hiểu năm tập hồi kí: Cỏ dại, Tự truyện, Những gương mặt – chân dung văn học, Cát bụi chân ai, Chiều chiều, ta thấy hồi kí Tô Hoài có những đặc trưng về cảm quan nhân bản, về con người và sự kiện được nhớ lại và cả về nghệ thuật trần thuật.
Tiểu thuyết Tô Hoài thường có cốt truyện không phức tạp, cũng ít những sự kiện, biến cố quan trọng nhưng đó là kho bách khoa về đời sống, cả hiện tại và xa xưa, ở nhiều vùng từ gần gũi đến xa xôi…
Tô Hoài không hấp dẫn độc giả bằng các thủ pháp mới lạ trong cách viết, trong nghệ thuật kết cấu tác phẩm. Nhà văn cứ để dòng đời trên trang sách trôi chảy tự nhiên, nhiều khi khá lặng lẽ, với nhiều quãng dừng, mạch rẽ ở những chỗ miêu tả sinh hoạt, phong tục thiên nhiên.
Đề tài:
Các sáng tác được Tô Hoài chia làm 3 đề tài:
Truyện thiếu nhi
Các phong tục tập quán
Miền núi
Đề tài thiếu nhi từ nhan đề đến nội dung, thấy rõ tình yêu thiên nhiên, loài vật, trẻ thơ, lòng nhân hậu của Tô Hoài. Ông yêu thiên nhiên đến mức đưa con vật nhỏ bé thành nhân vật. Tô Hoài đã “phiêu lưu” nhiều hơn hành trình của chú Dế để đời, với những hóa thân xuất sắc: Nhà Chử, Hai đứa trẻ đợi đi, Người đi săn và con nai, Chim chích lạc rừng, Hổ và gấu đi cày, Voi biết bay.
“Dế mèn phiêu lưu ký” là tác phẩm văn xuôi đặc sắc và nổi tiếng nhất của Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Kể từ ngày ra mắt bạn đọc năm 1941 ở Hà Nội, Dế mèn phiêu lưu ký là một trong những sáng tác tâm đắc nhất của nhà văn Tô Hoài, tác phẩm đã được tái bản nhiều lần và dịch ra hơn 20 thứ tiếng trên thế giới và luôn được các thế hệ độc giả nhỏ tuổi chào đón.
Truyện Dế mèn phiêu lưu ký là trí tưởng tượng sáng tạo dựa trên công phu quan sát nghiên cứu tỷ mỷ thế giới sinh vật nhỏ bé quen thuộc với tuổi thơ.
Qua cuộc phiêu lưu của Dế Mèn, tác giả đã mượn chuyện thế giới sinh vật nhỏ bé quanh ta để nói nhiều điều bổ ích về cách sống đẹp của tuổi trẻ nói riêng và con người nói chung. Sống phải biết tự lập, khao khát cuộc sống rộng lớn, không bằng lòng với cuộc sống tầm thường chật hẹp; Biết nhận ra cái sai và sửa chữa cho tốt đẹp hơn; phải có mục đích sống đúng đắn, không tham danh vọng, địa vị….
Truyện DMPLK còn vẽ ra hình ảnh đẹp về tình bạn giữa Dế Mèn, Dế Trũi và các bạn đường lặn lội đi khắp nơi thực hiện chí lớn.


Tô Hoài vẫn được coi là nhà văn của những “chuyện thường, người thường, đời thường” . Chất phong tục – thế sự đậm đà trong văn xuôi Tô Hoài không chỉ tập chung ở đất nước ta mà còn trên những nẻo đường ông đi qua như vùng Xamackhan, vùng Trung Cận Đông hoặc lưu vực Lưỡng Hà…Đọc văn Tô Hoài, người đọc được tiếp xúc với vô số phong tục, tập tục từ sinh hoạt trong gia đình, trong nhà, đến những sinh hoạt cộng đồng, lễ hội, ma chay, cưới hỏi..., ở rất nhiều vùng, miền. Càng về sau này, các tác phẩm của Tô Hoài càng chứng tỏ ông là người trải nghiệm và am hiểu phong tục tập quán của các vùng miền hơn ai hết. Đạt đến độ chín về tài năng, có độ dài thời gian lùi lại để chiêm nghiệm cộng với một trí tuệ mẫn tiệp, Tô Hoài làm kinh ngạc mọi lứa tuổi vì sự thật trong hồi ức của ông.
Miền núi, nhất là Tây Bắc, đã trở thành một đề tài gắn bó lâu dài và nặng tình, nặng nghĩa với Tô Hoài sau nhiều tập truyện ngắn, bút ký rất thành công về miền núi. Truyện Tây Bắc (1954) là một tập gồm 3 truyện: Mường Giơn, Cứu đất cứu mường, Vợ chồng A Phủ. Cả ba truyện hợp lại là hình ảnh của dân tộc Tây Bắc (chủ yếu là Thái, Mường, H’mông) đã chịu cực khổ trong mấy năm giặc chiếm, lòng luôn hướng về kháng chiến, quật cường chiến đấu cho tới ngày giải phóng hoàn toàn…
Năm 1967 Tô Hoài mới cho in tiểu thuyết Miền Tây Tô Hoài đã trình bày những bức tranh đối lập của hai thời kỳ xưa và nay trong cuộc sống và số phận những con người miền núi ở một vùng xa xôi. Họ Dàng ở Phìn Sa như là sự tiếp nối và mở rộng chủ đề của Miền Tây qua câu chuyện về lịch sử một dòng họ ở vùng đất ấy. Tiểu thuyết Nhớ Mai Châu đưa người đọc trở về với thời kỳ đầu cách mạng và kháng chiến hết sức căng thẳng, rối ren, phức tạp ở trung tâm xứ sở của người Mường…
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Tuyết
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)