Nha van anh duc

Chia sẻ bởi Lương Thị Thu Vân | Ngày 21/10/2018 | 23

Chia sẻ tài liệu: nha van anh duc thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Phong cách là cái dấu hiệu bên ngoài để nhận dạng một nhà văn khác biệt với nhà văn khác. Cùng là những nhà Thơ Mới, nhưng Xuân Diệu khác Huy Cận, Nguyễn Bính khác Hàn Mặc Tử,TTKH khác Bích Khê..Sự khác biệt giúp nhận dạng ấy là phong cách. Chỉ những nhà văn có cá tính sáng tạo riêng, có bản lĩnh sáng tạo mạnh mẽ mới có phong cách. Một nền văn học có bề dày khi có nhiều phong cách độc đáo. Văn chương Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 là một nền văn chương phong phú và đa dạng về phong cách.



Có thể có nhiều cấp độ phong cách: Phong cách ngôn ngữ, phong cách tác phẩm, phong cách tác giả, phong cách thời đại. Các cấp độ phong cách bao hàm lẫn nhau, xuyên thấm vào nhau, chuyển hoá lẫn nhau.Có khi một tác giả chỉ có phong cách ngôn ngữ. Có tác giả đa phong cách. Thí dụ Hồ Chí Minh có phong cách thơ chữ Hán, phong cách văn chính luận, có phong cách truyện ngắn. Không có một phong cách nghệ thuật chung trong sáng tác của Bác.Văn Nguyễn Thi ở Người Mẹ Cầm Súng có phong cách riêng khác với những tác phẩm khác. Ở Tố Hữu, từ Từ Ấy, Việt Bắc, Gió Lộng, Ra Trận là những phong cách tác phẩm khác nhau, và Tố Hữu có những đặc điểm xuyên suốt tất cả các tác phẩm làm nên phong cách tác giả. Các nhà phê bình đã chỉ ra những đặc điểm đó là : Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình-chính trị, có khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn, có giọng tâm tình thương mến, đậm đà tính dân tộc.
Anh Đức có phong cách nghệ thuật không? Nếu có , ở những cấp độ nào ? những đặc điểm của phong cách ấy là gì ?

Văn Anh Đức tạo bởi những kiểu ngôn ngữ sau đây : sự dày đặc những từ ngữ nói Nam Bộ , kiểu từ tạo hình, giàu nhạc điệu. Đặc điểm này không trở thành phong cách vì văn Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thi cũng dày đặc ngôn ngữ nói Nam Bộ.

Những đoạn tả cảnh thiên nhiên bằng ngôn ngữ mộc, chân chất, kiểu ngôn ngữ chất liệu chưa bị khúc xạ chủ quan của tác giả ( trong Một Truyện Chép Ở Bệnh Viện và Bức Thư Cà Mau).Ở đây Anh Đức có nét riêng.Những đoạn giàu suy tưởng trữ tình bằng câu văn trùng điệp (Miền Sóng Vỗ, Hòn Đất, Đứa Con Của Đất). Càng về sau, kiểu văn bút ký càng thâm nhập tiểu thuyết Anh Đức, trở thành kiểu ngôn ngữ chính của Anh Đức. Đây là đặc điểm có tính phong cách, người đọc nhận ra một Anh Đức thiên về lý tưởng , nhân hậu giàu tình cảm nhân đạo cộng sản chủ nghiã. Tuy nhiên, so với Nguyễn Tuân, “cái tôi” của Anh Đức không độc đáo bằn
Sự hoà trộn các kiểu ngôn ngữ trên là cách viết của anh Đức, có chất riêng, song chưa thực sự là một đặc điểm mạnh của phong cách. Văn Anh Đức giàu hình, giàu nhạc. Giọng văn là giọng kể điềm đạm, kiểu văn nói, giọng của chính tác giả, giọng trầm, yêu thương. Khác với giọng “riết róng của Nguyễn Khải, giọng “gắt củ kiệu” cuả Nguyễn Thi. Xin so sánh với văn Nguyễn Thi

“Buổi chiều, những chiếc ghế đá không còn buốt lạnh nữa. Quanh bệnh viện cây lá đã hóng được ánh nắng mặt trời. Chiều nay là buổi chiều cuối cùng của tôi ở bệnh viện. Đáng lẽ ra khỏi nhà thương thì dễ chịu. Tôi thì vừa dễ chịu lại vừa ái ngại. Là vì tôi vừa khỏe lại thì cơn bệnh của người chị đồng hương tôi lại có phần tăng lên.
Chiều nay, cũng bên chiếc ghế đá cũ, chị Hậu ngồi xuống. Chị tựa lưng vào thành ghế một cách mệt nhọc.
Tay trái chị luôn luôn áp vào cổ. Cổ chị mấy ngày rày bị sưng lên. Hạch lao gì đó, đã tới lúc hành hạ chị nhiều hơn trước. Nó làm đầu chị luôn nhức nhối. Và mỗi lần ho là một lần chị đau đớn vất vả. Tôi mới ngồi xuống chưa kịp nói gì, thì chị đã ho rung lên một chập dài. Tôi thu hai tay vào lòng, miết mấy ngón tay lại như cố chận bớt tiếng ho kia. Cơn ho dịu rồi, mặt chị bừng đỏ, nước mắt trải giàn giụa. Chị lấy khăn chùi vội và đưa tay vuốt cổ. Qua một cơn ho vật vã như thế, sắc diện chị cũng không thay đổi mấy. Nhìn chung dáng vẻ chị vẫn gọn gàng. Từ nếp áo lụa trắng đến chiếc khăn quàng cổ, mọi cái vẫn tinh tươm thẳng thớm. Với lại, đôi con mắt vẫn ánh lên tia sáng dìu dịu. Hình như cảnh sắc và không khí mùa xuân đương về tới, làm chị yêu mến cuộc sống hơn. Lúc cơn bệnh trên đà đi tới, đối với cuộc sống và tạo vật chung quanh, chị càng lộ rõ vẻ tha thiết hơn.” (Một truyện Chép Ở bệnh Viện – chương 9
“Con Bé, con gái lớn của Út, đã tám tuổi. Nó Ốm nhách, mà nhanh, cha mẹ đi công tác, ba em ở nhà nó bao hết. Nó chạy đầu này ru đứa nhỏ ngủ, chạy đầu kia lôi đứa lớn đi tắm. Nhà hết gạo, nó dắt em sang ăn cơm bên hàng xóm. Những việc gì nó không làm nổi : sửa lại mái nhà dột, hoặc bện lại cặp dây võng, người mẹ về làm cho nó. Mỗi buổi mẹ về, nó lại biết thêm vài việc “(Nguyễn Thi. Truyện và Ký.nxb.Văn Học Giải Phóng .1975.tr.122)


Anh Đức sử dụng kiều câu dài, nhiều âm bằng và âm trầm ở cuối câu, dung nhiều từ biểu cảm. Nhân vật Tôi trực tiếp quan sát, miêu tả và bộc lộ suy nghĩ chủ quan về hiện thực đang diễn trước mặt, chất văn của bút ký. Trái lại Nguyễn Thi miêu tả khách quan, sử dụng câu ngắn, nhiều âm trắc ở cuối câu, tạo ra một mạch văn, giọng văn khác hẳn. Giọng văn của Anh Đức là một đặc điểm phong cách : giọng trầm.
Về nghệ thuật thể hiện, Anh Đức cũng có những đặc thù riêng ở nhiều phương diện.Anh Đức tập trung vào chủ đề ĐẤT với những khám phá tư tưởng. Đất chứa đựng được cả hiện thực , chủ đề và tư tưởng tác phẩm của Anh Đức. Nói đến Anh Đức là nói đến Đất. Nhân vật TÔI tác giả can dự trực tiếp vào tác phẩm với nhiều sắc thái thẩm mỹ, khi thì lộ diện trực tiếp trong Một Truyện Chép Ở Bệnh Viện và các truyện ngắn, khi thì ẩn náu một cách lộ liểu như trong Hòn Đất và Đưá Con Của Đất. Nhân vật tôi tạo ra chất ký trong tiểu thuyết Anh Đức.

Anh Đức thường viết những “đoạn dư âm”, mường tượng lại nhân vật chính, để khắc sâu chủ đề, và trực tiếp bộc lộ suy nghĩ cảm xúc của mình. Những đoạn dư âm này tạo ra nhiều màu sắc thẩm mỹ. Cách miêu tả nhân vật cũng có kỹ thuật riêng : miêu tả tâm lý vận động liên tục qua các hồi ức, kết hợp tạo dáng và dựng những hành động đột ngột, táo bạo. ( thực ra kỹ thuật này không có gì mới và chưa được đẩy lên thành đặc điểm cực đoan để tạo phong cách. Nam Cao đã sử dụng kỹ thuật này từ trước khá lâu).Có khác chăng là nhân vật của Anh Đức luôn vươn về phía lý tưởng, phía ánh sáng và vươn tới tầm vóc anh hùng. Những cảnh sinh hoạt đời thường làm nền cho tác phẩm cũng tạo nên những giá trị thẩm mỹ riêng. Xu thế lý tưởng hoá là xu thế chung của văn chương Anh Đức.kết thúc truyện của Anh Đức thường là kết thúc có hậu. Có sự hoà hợp tốt đẹp giữa nguyên mẫu và nhân vật văn học. ( khác cới nguyên mẫu cuả Nam Cao, hoặc Tuy Kiền của Nguyễn Khải)(12)

Những đặc điểm nêu trên, đặc điểm nào là chủ đạo tạo nên chân dung nhà văn Anh Đức ?

Tuy Anh Đức có những đặc điễm về nghệ thuật thể hiện, song chưa thực sự độc đáo, để tạo nên một phong cách. Những đặc điểm ấy mới chỉ dừng lại ở cấp độ kỹ thuật, chưa là một độc đáo thẩm mỹ ( chẳng hạn tư duy ngôn ngữ độc đáo cuả Hồ Xuân Hương, chất tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân, chất tâm - lý triết lý ở Nam Cao, chất “chân quê” ở Nguyễn Bính, chất “hài” trong Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng. Cái đọng lại rõ nhất trong lòng người đọc về Anh Đức là trong tất cả các tác phẩm của ông, luôn có hình ảnh một con người chân thực, nhân hậu, giác ngộ sâu sắc lý tưởng cộng sản chủ nghiã và lý tưởng nhân đạo cộng sản chủ nghiã, con người đó đối thoại với độc giả. Đó là một nhà văn cộng sản, nhân hậu.Chất cộng sản nhân hậu trở thành một đặc điểm thẩm mỹ trổi bật trong trang văn Anh Đức, không nên lầm lẫn với chất chính trị xã hội ngoài trang văn.


Ta có thể tìm hiểu sâu hơn con người nhà văn Anh Đức qua trang văn (cấp độ phongcách tác giả). Đó là một nhà văn dễ xúc động, hay mường tượng, hình dung, suy gẫm, luôn săm soi, tra hỏi, tự vấn (Những nhân vật chính của Anh Đức đều có đặc điểm ấy). Anh Đức quan tâm đặc biệt đến vấn đề ân nghĩa cách mạng. Tính trữ tình lãng mạn, tính nhân ái và tính lý tưởng là những tính chất nổi bật thể hiện trong cách nhìn hiện thực, cách xây dựng nhân vật, cách giải quyết vấn đề của Anh Đức. Sự chân thật, đôn hậu bao trùm tất cả trang văn, trong tính cách nhân vật, trong giọng kể, trong cách dựng truyện có hậu. Lòng tin yêu CON NGƯỜI của Anh Đức chi phối rất rõ nghệ thuật thể hiện của ông. Anh Đức tin rằng cách mạng có khả năng cảm hoá con người ( nhân vật bà Cà Xợi, nhân vật lính nguỵ).
Anh Đức luôn đề cao đạo đức cách mạng, luôn mong đạt đến một xã hội mà con người quan hệ với nhau tốt đẹp theo những chuẩn mực của đạo đức cách mạng.( Vấn đề đạo đức cách mạng được đặt ra, như một mạch ngầm, trong tất cả các tác phẩm của Anh Đức).Thái độ của anh Đức luôn là thái độ thẳng thắn, sáng tỏ,yêu thương, chân tình ( nhân vật Tôi). Người đọc có thể nhận ra con người Anh Đức rất rõ qua mỗi trang văn. Đúng như Anh Đức xác nhận :”Câu nói văn tức là người đến nay vẫn đúng. Người viết tính nết ra sao, văn cũng ra y như vậy”
 

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lương Thị Thu Vân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)