Nhà nước và pháp luật cv chính

Chia sẻ bởi Nguyễn Thế Cường | Ngày 09/05/2019 | 30

Chia sẻ tài liệu: nhà nước và pháp luật cv chính thuộc Lịch sử 12

Nội dung tài liệu:

Quy chế làm việc
của chính phủ và của Ủy ban nhân dân
Chương trình chuyên viên chính
2011
I. Quan niệm về quy chế làm việc của cơ quan nhà nước
1. Quy chế làm việc của cơ quan nhà nước là văn bản có tính quy phạm, quy định về sự phân công công tác, sự phối hợp hoạt động, giải quyết các công việc giữa các bộ phận trong cơ quan đó hoặc với các cơ quan với nhau và với công dân, nhằm thiết lập một trật tự làm việc khoa học, kỷ cương
2. Quy trình ban hành quy chế
- Có thể do cơ quan có thẩm quyền hoặc cá nhân được nhà nước trao quyền ban hành, đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chế đó thực hiện
VD. Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Đối tượng thực hiện là các ban quản lý các khu, các doanh nghiệp và cá nhân thuộc phạm vi thi hành
VD. UBND tỉnh ban hành quy chế tang chế, phúng viếng cán bộ, công chức từ trần
Bộ Giáo dục & đào tạo ban hành quy chế trường chuyên biệt, quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, quy chế trường đại học…
Các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của quy chế đó thi hành
- Có thể và thông thường do chính cơ quan tổ chức ban hành và thực hiện quy chế
VD.+ Chính phủ ban hành quy chế làm việc của chính phủ
+UBND ban hành quy chế làm việc của UBND
- Về hình thức ban hành có thể ban hành kèm theo một văn bản quy phạm pháp luật, nhưng cũng có thể ban hành kèm theo một văn bản cá biệt( Quyết định cá biệt)
3. Yêu cầu của quy chế
- Tuân thủ pháp luật, thẩm quyền theo quy định
- Tuân thủ hình thức, thể thức theo quy định
- Tuân thủ quy trình ban hành
- Không được trái luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên
II. QUY CHẾ LÀM VIỆC HIỆN HÀNH CỦA CHÍNH PHỦ
1. Căn cứ để ban hành quy chế
- Căn cứ Hiến pháp 1992; Luật tổ chức Chính phủ;
- Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 179/ 2007/ NĐ-CP ngày 03-12-2007 của Chính phủ
- Quy chế gồm 8 chương, 41 điều, quy định chế độ làm việc, phân công công tác, quy trình giải quyết công việc của chính phủ, các thành viên của Chính phủ
CPVN 7-2011: 27 thành viên
2. Các chương của quy chế
1. Những quy định chung
2. Trách nhiệm, phạm vi và cách thức giải quyết công việc
3. Chương trình công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
4. Trình tự, thủ tục giải quyết công việc thường xuyên
5. Phiên họp của Chính phủ, các cuộc hội nghị của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
6. Kiểm tra việc thực hiện văn bản và công việc được giao
7. Tiếp khách, đi công tác
8. Công tác thông tin, báo cáo
3. Nội dung cơ bản của quy chế
1. Hình thức làm việc và sự phân công công tác của Chính phủ
1.1.- Những vấn đề thuộc thẩm quyền Chính phủ: Phải được quyết định tập thể, biểu quyết theo đa số: Chương trình hoạt động; Chương trình xây dựng pháp luật: 1. Dự án Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết, Nghị định; 2. Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện các Nghị quyết của Đảng; 3. Các vấn đề quan trọng về KT, XH, AN, QP; 4. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và hàng năm;
5. các công trình quan trọng quốc gia; 6. Dự toán ngân sách nhà nước, dự kiến phân bổ ngân sách Trung ương cho địa phương, tổng quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm trình Quốc hội; 7. Đề án về chính sách dân tộc, tôn giáo trình Quốc hội; 8. Đề án trình Quốc hội về cơ cấu Chính phủ, về địa giới hành chính cấp tỉnh; 9. Việc điều chỉnh địa giưới hành chính cấp dưới tỉnh; 10. Các báo cáo của Chính phủ; 11. Kiểm điểm việc điều hành và thực hiện quy chế; 12. Những vấn đề khác mà Pháp luật quy ddinhj thuộc thẩm quyền Chính phủ
1.2.- Phạm vi và cách thức giải quyết công việc của Thủ tướng Chính phủ
- Những vấn đề thuộc thẩm quyền Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật và vấn đề Chính phủ giao cho Thủ tướng; Những vấn đề thuộc thẩm quyền của các bộ, ngành nhưng còn có các ý kiến khác nhau; những vấn đề của UBND cấp tỉnh, của MTTQVN và các đoàn thể nhân dân đề nghị vượt quá thẩm quyền các bộ, ngành; những vấn đề đột xuất mới phát sinh, các sự cố nghiêm trọng vượt quá thẩm quyền của các bộ, ngành, địa phương như thiên tai, dịch bệnh; ký các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền
1.3.-- Quan hệ, phân công công các giữa TT các Phó TT.
- TT phân công cho mỗi phó TT phụ trách phần công việc cụ thể
- Phân công phó TT thường trực giúp TT phối hợp hoạt động và điều hành hoạt động của Chính phủ
1.4.- Quan hệ và chế độ giải quyết công việc giữa các bộ trưởng và TT cơ quan ngang bộ
- Bộ trưởng giải quyết theo thẩm quyền
- Những vấn đề có liên quan phải xin ý kiến bộ, ngành có liên quan, quy định thời gian phải trả lời
- Nếu vượt quá thẩm quyền thì phải xin ý kiến của TTCP
- Tham gia công việc chung của CP
1.6.- Văn phòng CP là đầu mối của sự phối hợp hoạt động của CP
2. Trình tự, thủ tục giải quyết công việc thường xuyên
- TTCP Phân công cho các Bộ chuẩn bị các đề án, các văn bản dự thảo pháp luật. Các bộ chủ trì, chủ động xin ý kiến các bộ có liên quan
-Văn phòng CP chủ trì phối hợp gửi VB xin ý kiến, trong vòng 5 ngày làm việc phải trả lời bằng văn bản, nếu mời họp phải cử người đi đúng thành phần
- Về tiếp nhận và giải quyết tờ trình, công văn
+ Phải có đủ hồ sơ, không quá 2 ngày VP chuyển HS đến cơ quan có đủ thẩm quyền GQ, thông báo cho nơi gửi biết, hoặc yêu cầu bổ sung HS
+ Nếu trình TT, phó TT: trong vòng 5 ngày VP cho ý kiến vào phiếu trình, trình lên TT, PTT.
Trường hợp cần bổ sung HS, VP chủ trì bổ sung, lấy ý kiến các bộ, ngành có liên quan. Trong vòng 20 ngày phải hoàn chỉnh phiếu trình.
+ TT, PTT trong vòng 3 ngày( kể từ ngày VP trình) cho ý kiến vào phiếu trình
+ VP làm văn bản để trình TT,hoặc PTT kí ban hành
- TT, phó TT Quyết định ngay trong trường hợp khẩn cấp sau đó mới hoàn chỉnh thủ tục
Đây là điểm mới của QC thể hiện tính quyết đoán, mệnh lệnh đơn phương trong giải quyết công việc mà không trái nguyên tắc: bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, vì nhân dân
III. Quy chế làm việc hiện hành của UBND
1. Về Quy chế làm việc của UBND
- UBND cấp tỉnh Ban hành Quyết định kèm theo quy chế làm việc được soạn thảo theo Quy chế làm việc Mẫu (Quyết định số 53/2006/QĐ-TTg ngày 08/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế làm việc mẫu của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc TW)

- UBND Cấp huyện ban hành Quyết định kèm theo quy chế làm việc được soạn thảo theo Quy chế làm việc mẫu ( Quyết định số 75/2006/ QĐ-TTg ngày 12/4/2006 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Quy chế làm việc Mẫu của UBND Quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh).
- UBND xã, phường, thị trấn ban hành Quyết định kèm theo Quy chế làm việc được soạn thảo theo Quy chế làm việc mẫu( Quyết định số 77/2006/QĐ-TTg ngày 13-4-2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế làm việc mẫu của UBND xã, phường, thị trấn)
2. Quy chế làm việc của UBND tỉnh Cà Mau
2.1. Ban hành Quy chế
- QC được ban hành ngày 27-10-2006 kèm theo QĐ số 35/ 2006/ QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau
2.2. Tổng quan QC
- QC gồm XI chương 45 điều
- Các chương gồm:
1. Những quy định chung
2. Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc và quan hệ công tác
3. Chương trình công tác của UBND
4. Phiên họp UBND
5. Giải quyết công việc thường xuyên của CT, phó CT UBND
6. Thủ tục trình, ban hành văn bản
7. Kiểm tra việc thi hành văn bản
8. Tiếp khách đi công tác
9. Thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tổ chức tiếp công dân’
10. Công tác thông tin, báo cáo
11. Điều khoản thi hành
2.3. Chú ý chương V và chương VI: Giải quyết công việc thường xuyên và thủ tục trình, ban hành văn bản
2.3.1. Về giải quyết công việc thường xuyên của CT, phó CT UBND
- Các cơ quan, địa phương trình CT, phó CT: Tờ trình; Báo cáo thẩm định của cơ quan chức năng( nếu có); ý kiến của các cơ quan liên quan đến vấn đề trình; Bản tổng hợp và giải trình về nội dung văn bản dự thảo; các tài liệu khác có liên quan
- Hồ sơ gửi đến VP UBND
- VP kiểm tra về thủ tục, thể thức, hình thức VB và lập phiếu trình. Mỗi phiếu trình chỉ gửi đích danh 01 lãnh đạo UBND.
+ Thẩm tra về thủ tục: Nếu hồ sơ không đúng quy định, trong 2 ngày làm việc VP trả lại cơ quan trình, yêu cầu bổ sung cho đủ
+ Thẩm tra về thể thức, hình thức, nếu chưa đúng VP phối hợp với cơ quan chủ trì dự thảo hoàn chỉnh lại
+ Thẩm tra về nội dung, nếu chưa đúng, VP phối hợp với cơ quan dự thảo nội dung chỉnh sửa.
- Chậm nhất 7 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, VP phải hoàn chỉnh phiếu trình và hồ sơ trình CT hoặc phó CT
- CT, PCT giải quyết công việc thường xuyên chủ yếu trên cơ sở phiếu trình
- Chậm nhất 5 ngày CT, PCT cho ý kiến vào phiếu trình( Đối với những nội dung phức tạp, CT, PCT yêu cầu chuẩn bị thêm hoặc trình ra phiên họp của UBND)
- Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ khi có ý kiến chỉ đạo của CT, PCT, VP thông báo cho TT cơ quan trình
- Trong vòng 5 ngày VP phối hợp với cơ quan trình hoàn chỉnh các nội dung cần thiết để trình CT, PCT ký ban hành
- Trong 20 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, nếu CT, PCT chua có ý kiến thì VP phải xin ý kiến của CT, PCT và thông báo cho cơ quan trình biết rõ lý do
2.3.2. Về thủ tục trình
- CV, TTr trình GQ công việc phải là VB chính và chỉ gửi đến 01 địa chỉ có thẩm quyền xử lý. Nếu cần gửi đến các cơ quan có liên quan để báo cáo hoặc phối hợp thì chỉ ghi tên cơ quan đó ở phần nơi nhận văn bản
- CV gửi từ trên xuống thì gửi đến tất cả các cơ quan, đơn vị tổ chức htuwcj hiện nội dung công văn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thế Cường
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)