Nguyệt Cầm-Xuân Diệu
Chia sẻ bởi Trần Minh Anh Thơ |
Ngày 21/10/2018 |
20
Chia sẻ tài liệu: Nguyệt Cầm-Xuân Diệu thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Nguyệt Cầm
Tổ 1- Lớp 11SN2
I.Tìm hiểu chung:
1/ Tác giả:
Nhà thơ Xuân Diệu (1916-1985)
Đại diện tiêu biểu cho phong trào Thơ mới, là thành viên của Tự lực văn đoàn
Trước Cách mạng, ông sáng tác theo khuynh hướng lãng mạn, trữ tình, chịu nhiều ảnh hưởng của văn học phương Đông và văn học Pháp.
2/ Tác phẩm:
Xuất xứ:
In trong tập “Gửi hương cho gió”
Gửi hương cho gió là tên một tập thơ được xuất bản năm 1945, cùng với Thơ thơ, cho đến nay vẫn là hai tác phẩm nổi bật nhất của Xuân Diệu.
b) Về tựa đề:
Nguyệt cầm: Một nhạc khí, loại đàn tròn, 2 dây (tên là văn và vũ) có âm thanh và hình dáng gần giống đàn tì bà.
Có thể hiểu tựa đề là:
+ là tiếng đàn trong đêm trăng
+ là bản đàn khúc nguyệt cầm
+ là cuộc giao duyên giữa trăng và đàn:
nguyệt (trăng): ánh sáng + cầm (đàn): âm thanh
cuộc đính ước giao duyên giữa âm thanh và ánh sáng
Nguyệt cầm là 1 thế giới bằng ánh sáng và âm thanh, nhạc của trăng, trăng của nhạc, sự tương giao và hòa điệu đầy chất trữ tình.
c) Về thể loại & bố cục:
Bài thơ viết theo thể thất ngôn, gồm 16 câu chia làm 4 khổ.
Bài thơ được phân tích theo 2 ý:
Ý 1: Một không gian thiên nhiên tràn ngập ánh trăng và tiếng đàn
Ý 2: Nỗi sầu cô đơn của thi nhân trong cảnh đàn trăng
II. Tìm hiểu văn bản:
1/ Một không gian tràn ngập ánh trăng và tiếng đàn:
“ Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh”
+ Cây đàn lúc đầu là phần xác, trăng nhập vào dây
cung mới có hồn đàn khoảnh khắc thăng hoa của
cảm xúc
+ Mỗi nốt đàn là sự kết hợp giữa âm thanh và ánh
sáng, mỗi nốt nhạc sẽ sinh thành từ sự giao duyên
kì bí của nguyệt và cầm
Khi 2/2/3:
“Trăng nhập/ vào dây/ cung nguyệt lạnh”
Khi 2/3/2:
“Trăng nhập/ vào dây cung/ nguyệt lạnh”
“cung” là sự giao thoa ngôn từ vừa thuộc đàn vừa thuộc trăng
+ Tiếng đàn trở thành tiếng vọng của cõi lòng đi tìm sự tri âm, đồng điệu
gam lạnh bao trùm lên cả bài thơ nhưng khung cảnh tràn ngập ánh trăng, tràn ngập tiếng đàn vẫn tạo ra một không gian lung linh và huyền ảo.
“Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần
Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm!”
Trăng của trời và trăng của nhạc, âm thanh và ánh sáng hòa lẫn vào nhau, đồng điệu trong nhau.
+ Nhịp 2/2/3: 1 chuỗi giai điệu nối tiếp nhau, nốt sau cao hơn, tha thiết hơn nốt trước, nhạc lan tỏa khắp không gian.
“Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân”
+ “giọt rơi tàn”: giọt ánh sáng, giọt âm thanh lan toả trong không gian, rơi tàn, loãng dần và tan dần
+ “lệ ngân”:
giọt đàn: âm thanh
giọt trăng: ánh sáng
Danh từ: bạc mỗi giọt đàn như một giọt lệ ánh bạc: màu sắc
Động từ tiếng ngân của giọt lệ: âm thanh
+ “ngân”:
Không gian dường như không có ranh giới giữa âm thanh và ánh sáng, một không gian tràn ngập âm thanh và ánh sáng, tiếng đàn rơi xuống như giọt lệ, giọt trăng cảm nhận tinh tế, khoảnh khắc kì diệu của tâm hồn thi nhân.
“Mây vắng, trời trong, đêm thuỷ tinh
Linh lung bóng sáng bỗng rung mình”
một đêm huyền diệu. Trong đêm vắng, không gian trong suốt, những giọt đàn rơi xuống xuyên qua màn đêm thuỷ tinh, rơi vào lòng người những nốt nhạc cô quạnh
+ “lung linh”: sự lay động, nhún nhảy, rung rinh của ánh sáng
cảm giác thuần tuý về thị giác
+ “linh lung”:
- cảm nhận được một khoảnh khắc phức hợp những cảm giác tinh vi nhất Xuân Diệu muốn chữ ấy làm sống dậy cả một luồng run rẩy gồm cảm giác, xúc giác và thị giác
- chỉ ánh sáng rợn lên tê tái, huyễn hoặc và đánh thức dậy cảm xúc trong lòng thi nhân
Diễn tả rung cảm của thi nhân trước âm thanh và ánh sáng, một không gian chỉ có ánh sáng, tiếng nhạc và tâm hồn nhà thơ rung lên theo tiết tấu của điệu luân vũ nhạc và trăng, cảm thấy mình như lạc vào một không gian huyền thoại xa xăm-không gian từ nỗi đau của đàn, nhạc và trăng
“ Vì nghe nương tử trong câu hát
Đã chết đêm rằm theo nước xanh”
+ “đã chết”: thể hiện sự hoang tàn, chết chóc, bơ vơ, buông xuôi, rã rời
nỗi buồn da diết, ai oán, có phần tăng thêm sự kì ảo, huyền hoặc cho khung cảnh
“ Thu lạnh, càng thêm nguyệt tỏ ngời,
Đàn ghê như nước, lạnh, trời ơi…”
+ Không gian nổi bật lên cái lạnh và cái sáng
+ Mùa thu và tiếng đàn đều lạnh:
Mùa thu lạnh: cái lạnh của thời tiết
Tiếng đàn lạnh: cái lạnh của cảm xúc và tâm hồn con người
+ “trời ơi”: than thở, tâm trạng thảng thốt, bàng hoàng khi nhận ra chính mình đang chìm đắm trong cõi lạnh lẽo, cô đơn của tiếng nhạc dẫn dắt.
“ Long lanh tiếng sỏi vang vang hận:
Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người.”
+ Có mối giao kết giữa 2 vế: nghe tiếng sỏi va xiết đang long lanh sáng và vang lên một mối hận dẫn dắt tới bến Tầm Dương, nghe nỗi lòng thổn thức cô đơn của người ca nữ đánh đàn rất hay.
“ Bốn bề ánh nhạc: biển pha lê”
+ Tiếng đàn và trăng hoà quyện, âm thanh của đàn mang theo ánh sáng của trăng: “ánh nhạc”
“Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề”
+ Nỗi cô đơn tuyệt đối, cái cô đơn rợn ngợp của thi nhân khao khát giao cảm.
+ Số từ "chiếc" đối với "bốn" như nhấn mạnh thêm nỗi niềm cô đơn, lẻ loi của thi nhân trước cuộc đời.
2/ Nỗi cô đơn của thi nhân:
Nhà thơ sáng tạo ra một thế giới của âm nhạc và trăng. Đằng sau thế giới ấy là tâm trạng thi nhân khao khát hoà nhập với thiên nhiên. Đàn và trăng có lúc hoà vào nhau làm một, có lúc tách bạch thành 2 thực thể.
Sự mâu thuẫn trong cảm nhận của nhà
thơ:
Đàn là đàn trăng, ánh sáng trăng là ánh
nhạc tưởng như đã hoà nhập nhưng cuối
cùng đàn vẫn là đàn, trăng vẫn là trăng.
Nền nhạc lặng, tiếng đàn cất lên trầm buồn, giai điệu chậm rãi
Không gian như rộng dần, buồn và lặng. Tiếng đàn trở thành tiếng vọng của cõi lòng đi tìm sự tri âm, đồng điệu.
Cung bậc giai điệu như lạnh lẽo, buốt giá hơn, đau xót hơn.
Trăng nhạc nhập nhoà và tiếng đàn đau khổ, não nề vang lên nhạc lòng nhà thơ
Cảm bình về tiếng đàn trong “Nguyệt Cầm”
Chất cổ điển và hiện đại
Chất cổ điển thể hiện qua các yếu tố:
Chủ đề cổ điển trong văn học phương Đông: mùa thu
Sự kết hợp các từ Hán-Việt và thuần Việt
Trăng và đàn lại là những hình mẫu của thơ cổ phương Đông
Chất hiện đại của thể hiện qua yếu tố:
Thi sĩ đã đem nội tâm của con người hòa cùng âm nhạc, ném vào vũ trụ hành tinh. Bềnh bồng ngoài thực tại, trong vị trí giao tiếp giữa không gian và vũ trụ, sự đối chất giữa Lý tưởng (Idéal) và Nỗi sầu (Spleen, Ennui) trong Baudelaire, đã truyền sang Xuân Diệu và cả một thế hệ thi nhân, biến thành nỗi sầu nhân thế, hoang mang, muôn đời buồn bã.
Tổ 1:
Trịnh Nguyễn Uyên Nhi (13)
Đinh Trần Thảo Như (14)
Bùi Đình Thế Phiệt (15)
Trần Minh Anh Thơ (18)
Phan Minh Trí (22)
Trần Đỗ Phương Uyên (24)
Tổ 1- Lớp 11SN2
I.Tìm hiểu chung:
1/ Tác giả:
Nhà thơ Xuân Diệu (1916-1985)
Đại diện tiêu biểu cho phong trào Thơ mới, là thành viên của Tự lực văn đoàn
Trước Cách mạng, ông sáng tác theo khuynh hướng lãng mạn, trữ tình, chịu nhiều ảnh hưởng của văn học phương Đông và văn học Pháp.
2/ Tác phẩm:
Xuất xứ:
In trong tập “Gửi hương cho gió”
Gửi hương cho gió là tên một tập thơ được xuất bản năm 1945, cùng với Thơ thơ, cho đến nay vẫn là hai tác phẩm nổi bật nhất của Xuân Diệu.
b) Về tựa đề:
Nguyệt cầm: Một nhạc khí, loại đàn tròn, 2 dây (tên là văn và vũ) có âm thanh và hình dáng gần giống đàn tì bà.
Có thể hiểu tựa đề là:
+ là tiếng đàn trong đêm trăng
+ là bản đàn khúc nguyệt cầm
+ là cuộc giao duyên giữa trăng và đàn:
nguyệt (trăng): ánh sáng + cầm (đàn): âm thanh
cuộc đính ước giao duyên giữa âm thanh và ánh sáng
Nguyệt cầm là 1 thế giới bằng ánh sáng và âm thanh, nhạc của trăng, trăng của nhạc, sự tương giao và hòa điệu đầy chất trữ tình.
c) Về thể loại & bố cục:
Bài thơ viết theo thể thất ngôn, gồm 16 câu chia làm 4 khổ.
Bài thơ được phân tích theo 2 ý:
Ý 1: Một không gian thiên nhiên tràn ngập ánh trăng và tiếng đàn
Ý 2: Nỗi sầu cô đơn của thi nhân trong cảnh đàn trăng
II. Tìm hiểu văn bản:
1/ Một không gian tràn ngập ánh trăng và tiếng đàn:
“ Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh”
+ Cây đàn lúc đầu là phần xác, trăng nhập vào dây
cung mới có hồn đàn khoảnh khắc thăng hoa của
cảm xúc
+ Mỗi nốt đàn là sự kết hợp giữa âm thanh và ánh
sáng, mỗi nốt nhạc sẽ sinh thành từ sự giao duyên
kì bí của nguyệt và cầm
Khi 2/2/3:
“Trăng nhập/ vào dây/ cung nguyệt lạnh”
Khi 2/3/2:
“Trăng nhập/ vào dây cung/ nguyệt lạnh”
“cung” là sự giao thoa ngôn từ vừa thuộc đàn vừa thuộc trăng
+ Tiếng đàn trở thành tiếng vọng của cõi lòng đi tìm sự tri âm, đồng điệu
gam lạnh bao trùm lên cả bài thơ nhưng khung cảnh tràn ngập ánh trăng, tràn ngập tiếng đàn vẫn tạo ra một không gian lung linh và huyền ảo.
“Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần
Đàn buồn, đàn lặng, ôi đàn chậm!”
Trăng của trời và trăng của nhạc, âm thanh và ánh sáng hòa lẫn vào nhau, đồng điệu trong nhau.
+ Nhịp 2/2/3: 1 chuỗi giai điệu nối tiếp nhau, nốt sau cao hơn, tha thiết hơn nốt trước, nhạc lan tỏa khắp không gian.
“Mỗi giọt rơi tàn như lệ ngân”
+ “giọt rơi tàn”: giọt ánh sáng, giọt âm thanh lan toả trong không gian, rơi tàn, loãng dần và tan dần
+ “lệ ngân”:
giọt đàn: âm thanh
giọt trăng: ánh sáng
Danh từ: bạc mỗi giọt đàn như một giọt lệ ánh bạc: màu sắc
Động từ tiếng ngân của giọt lệ: âm thanh
+ “ngân”:
Không gian dường như không có ranh giới giữa âm thanh và ánh sáng, một không gian tràn ngập âm thanh và ánh sáng, tiếng đàn rơi xuống như giọt lệ, giọt trăng cảm nhận tinh tế, khoảnh khắc kì diệu của tâm hồn thi nhân.
“Mây vắng, trời trong, đêm thuỷ tinh
Linh lung bóng sáng bỗng rung mình”
một đêm huyền diệu. Trong đêm vắng, không gian trong suốt, những giọt đàn rơi xuống xuyên qua màn đêm thuỷ tinh, rơi vào lòng người những nốt nhạc cô quạnh
+ “lung linh”: sự lay động, nhún nhảy, rung rinh của ánh sáng
cảm giác thuần tuý về thị giác
+ “linh lung”:
- cảm nhận được một khoảnh khắc phức hợp những cảm giác tinh vi nhất Xuân Diệu muốn chữ ấy làm sống dậy cả một luồng run rẩy gồm cảm giác, xúc giác và thị giác
- chỉ ánh sáng rợn lên tê tái, huyễn hoặc và đánh thức dậy cảm xúc trong lòng thi nhân
Diễn tả rung cảm của thi nhân trước âm thanh và ánh sáng, một không gian chỉ có ánh sáng, tiếng nhạc và tâm hồn nhà thơ rung lên theo tiết tấu của điệu luân vũ nhạc và trăng, cảm thấy mình như lạc vào một không gian huyền thoại xa xăm-không gian từ nỗi đau của đàn, nhạc và trăng
“ Vì nghe nương tử trong câu hát
Đã chết đêm rằm theo nước xanh”
+ “đã chết”: thể hiện sự hoang tàn, chết chóc, bơ vơ, buông xuôi, rã rời
nỗi buồn da diết, ai oán, có phần tăng thêm sự kì ảo, huyền hoặc cho khung cảnh
“ Thu lạnh, càng thêm nguyệt tỏ ngời,
Đàn ghê như nước, lạnh, trời ơi…”
+ Không gian nổi bật lên cái lạnh và cái sáng
+ Mùa thu và tiếng đàn đều lạnh:
Mùa thu lạnh: cái lạnh của thời tiết
Tiếng đàn lạnh: cái lạnh của cảm xúc và tâm hồn con người
+ “trời ơi”: than thở, tâm trạng thảng thốt, bàng hoàng khi nhận ra chính mình đang chìm đắm trong cõi lạnh lẽo, cô đơn của tiếng nhạc dẫn dắt.
“ Long lanh tiếng sỏi vang vang hận:
Trăng nhớ Tầm Dương, nhạc nhớ người.”
+ Có mối giao kết giữa 2 vế: nghe tiếng sỏi va xiết đang long lanh sáng và vang lên một mối hận dẫn dắt tới bến Tầm Dương, nghe nỗi lòng thổn thức cô đơn của người ca nữ đánh đàn rất hay.
“ Bốn bề ánh nhạc: biển pha lê”
+ Tiếng đàn và trăng hoà quyện, âm thanh của đàn mang theo ánh sáng của trăng: “ánh nhạc”
“Chiếc đảo hồn tôi rợn bốn bề”
+ Nỗi cô đơn tuyệt đối, cái cô đơn rợn ngợp của thi nhân khao khát giao cảm.
+ Số từ "chiếc" đối với "bốn" như nhấn mạnh thêm nỗi niềm cô đơn, lẻ loi của thi nhân trước cuộc đời.
2/ Nỗi cô đơn của thi nhân:
Nhà thơ sáng tạo ra một thế giới của âm nhạc và trăng. Đằng sau thế giới ấy là tâm trạng thi nhân khao khát hoà nhập với thiên nhiên. Đàn và trăng có lúc hoà vào nhau làm một, có lúc tách bạch thành 2 thực thể.
Sự mâu thuẫn trong cảm nhận của nhà
thơ:
Đàn là đàn trăng, ánh sáng trăng là ánh
nhạc tưởng như đã hoà nhập nhưng cuối
cùng đàn vẫn là đàn, trăng vẫn là trăng.
Nền nhạc lặng, tiếng đàn cất lên trầm buồn, giai điệu chậm rãi
Không gian như rộng dần, buồn và lặng. Tiếng đàn trở thành tiếng vọng của cõi lòng đi tìm sự tri âm, đồng điệu.
Cung bậc giai điệu như lạnh lẽo, buốt giá hơn, đau xót hơn.
Trăng nhạc nhập nhoà và tiếng đàn đau khổ, não nề vang lên nhạc lòng nhà thơ
Cảm bình về tiếng đàn trong “Nguyệt Cầm”
Chất cổ điển và hiện đại
Chất cổ điển thể hiện qua các yếu tố:
Chủ đề cổ điển trong văn học phương Đông: mùa thu
Sự kết hợp các từ Hán-Việt và thuần Việt
Trăng và đàn lại là những hình mẫu của thơ cổ phương Đông
Chất hiện đại của thể hiện qua yếu tố:
Thi sĩ đã đem nội tâm của con người hòa cùng âm nhạc, ném vào vũ trụ hành tinh. Bềnh bồng ngoài thực tại, trong vị trí giao tiếp giữa không gian và vũ trụ, sự đối chất giữa Lý tưởng (Idéal) và Nỗi sầu (Spleen, Ennui) trong Baudelaire, đã truyền sang Xuân Diệu và cả một thế hệ thi nhân, biến thành nỗi sầu nhân thế, hoang mang, muôn đời buồn bã.
Tổ 1:
Trịnh Nguyễn Uyên Nhi (13)
Đinh Trần Thảo Như (14)
Bùi Đình Thế Phiệt (15)
Trần Minh Anh Thơ (18)
Phan Minh Trí (22)
Trần Đỗ Phương Uyên (24)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Minh Anh Thơ
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)