NGUYEN VAN VIET - GIAO AN NHAC LY

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Việt | Ngày 03/05/2019 | 52

Chia sẻ tài liệu: NGUYEN VAN VIET - GIAO AN NHAC LY thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Lý thuyết âm nhạc cơ bản
CHƯƠNG III :



QUÃNG
1. Quãng là gì?

Quãng trong âm nhạc là khoảng cách giữa hai nốt (hai âm thanh) nối tiếp hoặc cùng xuất hiện một lúc.

Quãng do hai nốt nối tiếp nhau gọi là quãng giai điệu.

Quãng do hai nốt xuất hiện, âm thanh phát ra đồng thời gọi là quãng hòa thanh (hòa âm).

Ví dụ:





Quãng giai điệu
Âm dưới của quãng gọi là âm gốc, âm trên gọi là âm ngọn.

Quãng hòa âm
2. Tên quãng
Tên quãng là do số bậc (nốt) nằm trong quãng, tính từ nốt gốc tới nốt ngọn (tức là nốt thấp đến nốt cao) quy định.

Ví dụ:
Quãng Đồ - Son có 5 bậc
Gọi là quãng 5
Quãng Mì - Rế có 7 bậc
gọi là quãng 7
3. Quãng đơn

Quãng đơn là khoảng cách từ nốt gốc tới nốt ngọn trong phạm vi một quãng tám. Có 8 loại quãng đơn.

Ví dụ:
1đ 2T 3T 4đ 5đ 6T 7T 8đ
4. Quãng cơ bản


Quãng một đúng = 0 cung
Quãng hai thứ = 1/2 cung
Quãng hai trưởng = 1 cung
Quãng ba thứ = 1+1/2 cung
Quãng ba trưởng = 2 cung
Quãng bốn đúng = 21/2 cung
Quãng bốn tăng = 3 cung


Quãng năm giảm = 3 cung
Quãng năm đúng = 31/2 cung
Quãng sáu thứ = 4 cung
Quãng sáu trưởng = 41/2 cung
Quãng bảy thứ = 5 cung
Quãng bảy trưởng = 51/2 cung
Quãng tám đúng = 6 cung
Giữa các bậc cơ bản của hàng âm (trong phạm vi quãng tám) hình thành những quãng sau đây:
4. Quãng cơ bản

Ví dụ:
Tất cả các quãng kể trên là quãng cơ bản (hay còn gọi là quãng đi-a-tô-nich) vì chúng nằm giữa các bậc của điệu trưởng tự nhiên và điệu thứ tự nhiên.
5. Quãng crô-ma-tich - quãng tăng, quãng giảm
Mỗi quãng đi-a-tô-nich (quãng cơ bản) đều có thể nâng cao hoặc hạ thấp nửa cung.
a. Quãng tăng


Ví dụ:




Do nâng cao nốt ngọn
Quãng tăng được tạo nên do nâng cao nốt ngọn hoặc hạ thấp nốt gốc của quãng đúng, quãng trưởng.
Do hạ thấp nốt gốc
b. Quãng giảm
Quãng giảm được tạo nên do nâng cao nốt gốc hoặc hạ thấp nốt ngọn của quãng đúng và quãng thứ.
Ví dụ:
Quãng một đúng là trường hợp ngoại lệ, không thể giảm được.
Quãng bốn tăng và năm giảm (quãng ba cung) là những quãng điatônic. Còn lại các quãng tăng, giảm trên gọi là quãng crômatic.
5. Quãng crô-ma-tich - quãng tăng, quãng giảm
6. Quãng trùng âm
Là các quãng có âm thanh vang lên giống nhau nhưng tên bậc khác nhau.

Ví dụ:
7. Cách tính các quãng đơn
Tên một quãng do số bậc chỉ rõ, nhưng mỗi quãng còn mang tính chất riêng của nó.

Có nhiều quãng khác nhau, do đó muốn tính nhanh quãng ta cần nhớ một số điểm cơ bản:

a. Các quãng 2 trưởng, 3 trưởng không có nửa cung nào nằm ở giữa (tính từ nốt gốc đến nốt ngọn).


Nếu có một nửa cung ở giữa thì trưởng thành thứ.
Ví dụ:
7. Cách tính các quãng đơn
b. Những quãng đúng (4,5,8) và các quãng trưởng (2,3,6,7) nếu có thêm một dấu thăng ở nốt ngọn hoặc một dấu giáng ở nốt gốc thì các quãng đúng hoặc trưởng đó sẽ trở thành quãng tăng.


Ngược lại, nếu có thêm dấu thăng ở nốt gốc hoặc có thêm dấu giáng ở nốt ngọn thì những quãng đúng sẽ thành những quãng giảm, trưởng thành thứ.
8. Quãng ghép – đảo quãng
a. Quãng ghép:

Quãng 8 hoặc (2,3 quãng 8) cộng thêm một quãng đơn nào đó gọi là quãng ghép.

Ví dụ:
Quãng 10 ghép
Quãng 12 ghép
8. Quãng ghép – đảo quãng
Muốn tính các quãng ghép, ta cộng quãng 8 và quãng đơn dôi thêm rồi trừ một.

Ví dụ:
Quãng 10 ghép
Quãng ghép trên gồm một quãng 8 (đồ - đố) và một quãng 3 (đố – mí). Ta cộng 8 với 3 rồi trừ đi 1 (8 + 3 – 1 = 10). Như vậy đó là quãng 10. Quãng ghép đó là trưởng, thứ, tăng hay giảm là do quãng đơn quyết định. Trong ví dụ trên, ta thấy quãng đơn là quãng trưởng. Vậy quãng 10 trên là quãng 10 trưởng.
b. Đảo quãng
Đảo quãng là sự chuyển vị trí của nốt gốc lên một quãng 8 hoặc chuyển nốt ngọn xuống một quãng 8. Do đảo quãng mà ta có quãng mới.
Ví dụ:
Chuyển âm gốc lên một quãng 8 Chuyển âm ngọn xuống một quãng 8
8. Quãng ghép – đảo quãng

Theo nguyên tắc, các quãng đảo có quan hệ với nhau như sau:

- Quãng 1 đảo thành quãng 8.
- Quãng 2 đảo thành quãng 7.
- Quãng 3 đảo thành quãng 6.
- Quãng 4 đảo thành quãng 5.
- Quãng đúng đảo thành đúng.
- Quãng thứ đảo thành trưởng.
- Quãng tăng đảo thành giảm.
- Quãng giảm đảo thành tăng.
Tổng số cung của các quãng đảo lẫn nhau bao giờ cũng là sáu cung.
9. Quãng thuận và quãng nghịch
Các quãng hòa thanh đi-a-tô-nich chia thành quãng thuận và quãng nghịch.

Khái niệm thuận trong âm nhạc có nghĩa là âm thanh vang lên hòa hợp êm tai. Khái niệm nghịch là âm thanh vang lên không hòa hợp mà gay gắt.
a. Quãng thuận
- Quãng một đúng
- Quãng tám đúng
- Quãng bốn đúng
- Quãng năm đúng
- Quãng ba thứ
- Quãng ba trưởng
- Quãng sáu thứ
- Quãng sáu trưởng
9. Quãng thuận và quãng nghịch
b. Quãng nghịch
- Quãng hai thứ
- Quãng hai trưởng
Quãng bốn tăng
- Quãng năm giảm
- Quãng bảy thứ
- Quãng bảy trưởng
9. Quãng thuận và quãng nghịch
* Câu hỏi ôn tập

* Bài tập về nhà
CẢM ƠN SỰ THEO DÕI CỦA CÁC BẠN
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Việt
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)