Nguyễn Tuân

Chia sẻ bởi Phung Cam Anh | Ngày 21/10/2018 | 48

Chia sẻ tài liệu: Nguyễn Tuân thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:




Mong các bạn sẽ trật tự lắng nghe bài nói của chúng tôi



Nguyễn Tuân

Sự nghiệp sáng tác
thơ văn của ông
Tổ 2
L?i m? d?u

M?i khi mu?n khen m?t nh� van cú t�i v� d?c dỏo, ngu?i ta thu?ng núi r?ng ụng ta cú nh?ng tu tu?ng riờng d? theo du?i v� d�o sõu, ụng ta bi?t "d? ra" nh?ng nhõn v?t cú kh? nang vu?t qua cỏi m?ng m?nh c?a trang gi?y d? tr� tr?n v�o dỏm ngu?i dang s?ng; ch?ng nh?ng th?, nhi?u khi cỏi tờn riờng du?c d?t cho cỏc nhõn v?t v?a du?c nh� van sỏng t?o tr? th�nh tờn chung dựng d? g?i nh?ng ngu?i d?i cú tớnh cỏch tuong t?.
Trong chừng mực nào đó, Nguyễn Tuân là một nhà văn ngay từ dăm bảy năm bắt đầu làm nghề tức là thuở tiền chiến đã đạt tới cái chuẩn đó của nghề nghiệp. Tư tưởng khinh bạc, chán đời, sớm thấm thía trong các tác phẩm đầu tay của ông và ngày càng được ông đẩy mãi lên. Còn như về mặt nhân vật, thì tuy tác giả không đưa ra được nhiều bộ mặt khác nhau như một Vũ Trọng Phụng, một Khái Hưng.. song nhân vật mang nhiều tính cách tự truyện của ông (dù được gọi là Nguyễn, là Bạch hay gì gì nữa), vẫn là một tính cách “trộn không lẫn”, nhắm mắt lại nhiều người vẫn hình dung ngay được cốt cách cái con người tài tả thường xuyên đi lại trên trang sách. Và nếu không xấu hổ, người ta phải mạnh dạn mà nói rằng, nhân vật Nguyễn không xa lạ với những người bình thường; trong mỗi chúng ta không ít thì nhiều, đều có những mày nét, những khía cạnh của chàng Nguyễn: nhiều ý tưởng nhiều cảm giác của chàng, là những điều chính chúng ta đôi lúc cũng cảm thấy, chẳng qua, ta lẩn tránh, không dám công nhận, càng không muốn trình ra trước mọi người rằng ta cũng nghĩ cũng cảm như thế.

Chân dung nhà văn Nguyễn Tuân
Phần 1 : Con người Nguyễn Tuân
I/ Tiểu sử:
Nguyễn Tuân quê ở xã Nhân Mục (tên nôm là Mọc), thôn Thượng Đình, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân,Hà Nội. Ông sinh trưởng trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn.
Năm 1929, khi học đến cuối trung học cơ sở, Nguyễn Tuân bị đuổi vì tham gia một cuộc bãi khóa phản đối mấy giáo viên Pháp nói xấu người Việt. Sau đó ít lâu, ông bị từ vì qua biên giới không có giấy phép.
Đầu những năm 1930, Nguyễn Tuân bắt đầu cầm bút nhưng đến năm 1938 ông mới nổi tiếngvới các tác phẩm tuỳ bút, bút kí có phong cách độc đáo như Vang bóng một thời, Một chuyến đi.
Năm1941, Nguyễn Tuân lại bị bắt giam một lần nữa vì giao du với những người hoạt động chính trị.

Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân nhiệt tình tham gia cách mạng và kháng chiến, trở thành một cây bút tiêu biểu của nền văn học mới.
Từ 1948 đến 1958, ông giữ chức tổng thư kí Hội Văn nghệ Việt Nam.
- Các tác phẩm chính sau cách mạng của Nguyễn Tuân là tập bút ký Sông Đà (1960), một số tập ký chống Mỹ (1965-1975) và nhiều bài tùy bút về cảnh sắc và hương vị đất nước.
- Năm 1987, Nguyễn Tuân mất để lại một sự nghiệp văn học phong phú với những trang viết độc đáo và đầy tài hoa. Năm 1996 ông được Nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I).






II / Con người, tính cách Nguyễn Tuân


Trong làng văn Việt Nam, Nguyễn Tuân có một tính cách hết sức độc đáo. Trước đám đông, ông ngang tàng, phóng túng, nhưng trong cuộc sống gia đình lại hết sức mực thước, ngăn nắp. Với chữ nghĩa, ông kỹ tính đến khe khắt. Cuộc đời ông có nhiều giai thoại thú vị mà một vài câu chuyện nhỏ do bạn văn Kim Lân kể lại trong cuốn sách của chúng tôi sẽ cho các bạn biết.


2) Con người, tính cách của Nguyễn Tuân
1. Con người:
NGUYỄN TUÂN
NHƯ MỘT CON NGƯỜI THỜI ĐẠI
Vương Trí Nhàn 
Định hướng vào hiện tại
Chủ nghĩa xê dịch
Sắc thái Phương đông ...
 …Và tinh thần văn hoá phương tây
 …Và tinh thần văn hoá phương tây
Dưới ánh sáng của văn hoá
 Cây bút, đời người
Vương Trí Nhàn 
Nguyễn Tuân, người nhập vai
2)Tính cách
Nguyễn Tuân, một nét tính cách

--- Phan Hoàng ---


Phần 2 : Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác thơ văn của Nguyễn Tuân
I/ Các loại văn sở trường của ông;
Tùy bút:
Một bộ phận trong văn nghiệp

Mỗi khi muốn khen một nhà văn có tài và độc đáo, người ta thường nói rằng ông ta có những tư tưởng riêng để theo đuổi và đào sâu, ông ta biết “đẻ ra” những nhân vật có khả năng vượt qua cái mỏng mảnh của trang giấy để trà trộn vào đám người đang sống; chẳng những thế, nhiều khi cái tên riêng được đặt cho các nhân vật vừa được nhà văn sáng tạo, trở thành tên chung dùng để gọi những người đời có tính cách tương tự.


Có thể nói Nguyễn Tuân đã đạt tới cái chuẩn đó của nghề nghiệp, hơn nữa, đạt tới rất sớm, ngay từ dăm bảy năm sau khi bắt đầu làm nghề. Tư tưởng khinh bạc, chán đời thấm thía trong các tác phẩm đầu tay của ông và ngày càng được ông đẩy mãi lên. Còn như về mặt nhân vật, thì tuy tác giả không đưa ra được nhiều bộ mặt khác nhau như một Khái Hưng, một Vũ Trọng Phụng... song nhân vật mang nhiều tính cách tự truyện của ông (dù được gọi là Nguyễn, là Bạch hay gì gì nữa), vẫn là một tính cách “trộn không lẫn”, nhắm mắt lại nhiều người vẫn hình dung ngay được cốt cách cái con người tài tử thường xuyên đi lại trên trang sách. Và nếu không xấu hổ, người ta phải mạnh dạn mà nói rằng nhân vật Nguyễn không xa lạ với những người bình thường; trong mỗi chúng ta không ít thì nhiều, đều có những mày nét, những khía cạnh của chàng Nguyễn: nhiều ý tưởng, nhiều cảm giác của chàng, là những điều chính chúng ta đôi lúc cũng cảm thấy, chẳng qua, ta lẩn tránh, không dám công nhận, càng không muốn trình ra trước mọi người rằng ta cũng nghĩ cũng cảm như thế.


Một phương diện nữa cho thấy sự chín đẹp của văn tài Nguyễn Tuân là những cống hiến của ông trên phương diện thể loại. Trước sau, Nguyễn Tuân sống chết với thể tùy bút.


2) Viết báo:


Bài báo 20 năm trước của Nguyễn Tuân
NHÌN THẲNG VÀO SỰ THẬT, NÓI ĐÚNG
SỰ THẬT SẼ CÓ NHIỀU TÁC PHẨM HAY NGUYỄN TUÂN 
Đại hội lần thứ VI của Đảng đề cao tinh thần phê bình, tự phê bình trong Đảng và kêu gọi nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật. Nhà văn, theo tôi, phải quán triệt tinh thần đó trong sáng tác văn học.
Đại hội Đảng lần này vạch rõ khuyết điểm trong xây dựng kinh tế của ta thời gian qua là chủ quan, duy ý chí. Trong văn học của ta vừa qua, cũng có cái lối duy ý chí đó, vậy nên cần phải đổi mới. Đảng khuyến khích nhà văn sáng tác theo chủ nghĩa hiện thực, tức là phải phản ánh hiện thực một cách trung thực như nó đang tồn tại chứ không phải như ta
Mong muốn. Nói như thế không phải là không có quyền lãng mạn. Khi cần lãng mạn thì cứ lãng mạn, thậm chí còn có thể dự báo và tưởng tượng để vạch ra một thế giới viễn tưởng như Guylơ Vécnơ đã làm. Nhưng đã theo phương pháp hiện thực thì trước hết hiện thực như thế nào, nhà văn phải phản ánh đúng bản chất của nó. Vừa qua nhiều tác phẩm văn học của ta chưa làm được điều đó. Người ta đề cập cái hiện thực một chiều, chứ không phải cái hiện thực như nó đang hiện có, tôi gọi những tác phẩm đó là theo một thứ hiện thực "ảo huyền". Tôi phải đề chữ "ảo huyền" trong hai ngoặc kép để phân biệt với cái réalisme magique (ta dịch là chủ nghĩa hiện thực huyền ảo) - một phong cách hiện thực độc đáo của tiểu thuyết Mỹ Latinh và gần đây đã phát triển trên nhiều nước. Cái hiện thực mà tôi muốn phê phán đây là một thứ hiện thực ảo, không đúng hiện thực phô (faux).
Xã hội đang đấu tranh để xây dựng chủ nghĩa xã hội, đã đấu tranh thì phải có người tốt đấu tranh với người xấu mới làm bật lên cái tốt được. Vậy mà thơ văn đều nói toàn người tốt. Tôi nghĩ ngay Xã hội đang đấu tranh để xây dựng chủ nghĩa xã hội, đã đấu tranh thì phải có người tốt đấu tranh với người xấu mới làm bật lên cái tốt được. Vậy mà thơ văn đều nói toàn người tốt. Tôi nghĩ ngay đến năm 2000 và xa hơn nữa, vẫn còn người chưa tốt. Cái bệnh của văn thơ của ta vừa qua là chỉ mô tả những người sẽ có những việc sẽ có còn những cái đang diễn ra trước mắt thì văn thơ lại né tránh. nên văn học chưa góp phần tích cực cải tạo xã hội, cải tạo thế giới được là vì thế.Tôi nghe nói trong Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô người ta có nói đến "quyền được sai lầm và trách nhiệm sửa chữa sai lầm" của các nhà khoa học. Trong văn học theo tôi, cũng phải cho nhà văn cái quyền được nói sự thật và chịu trách nhiệm về những điều mình phát hiện. Phải biết tin vào lương tri của nhà văn. Nhà văn phản ánh cái tiêu cực là nhằm lên án nó để hướng tới cái tích cực tốt đẹp hơn chứ không phải phê phán chỉ để phê phán, đả kích.
Ở ta, việc nói thật, nói đúng nhiều khi còn đụng đến những húy kỵ kỳ quặc lắm. Cái này đã có từ lâu đời. Ngày xưa đi thi mà nhỡ phạm húy thì tức là phạm trường quy, thí sinh không những bị đánh trượt mà có khi còn phải vào tù. Bây giờ theo tôi, cái đó cũng phải đổi mới đi. Tôi lấy ví dụ: nhân dịp Tết Trung thu vừa qua, tôi có đưa đăng báo một truyện ngắn viết cho thiếu nhi nói về sự tích trái bưởi đào, trong đó có mấy chữ Đại hội các loài chim, một cán bộ biên tập đã yêu cầu tôi bỏ mấy chữ đại hội đi vì sợ người ta liên hệ tới đại hội Đảng. Sự kiêng kỵ ấy thật kỳ quặc, và buồn cười. Tôi nghĩ nếu bài viết ấy có nội dung nhằm ám chỉ điều gì không đúng đắn thì phải bỏ cả bài đi, chứ đâu chỉ bỏ vài câu vài chữ mà một bài viết từ chỗ không trong sáng lại trở nên trong sáng được. Nhiều khi chỉ vì một vài sự húy kỵ không đâu ấy mà người biên tập làm cho nhà văn mất cả hứng thú sáng tác. Người biên tập cũng nên đổi mới lối suy nghĩ và phong cách làm việc ấy đi.



Đổi mới trong văn học theo tôi phải gọi sự vật đúng với cái tên của no, phải phản ánh hiện thực trong cái vẻ toàn diện, nhiều chiều, nhiều mặt của nó chứ không chỉ một chiều. Tôi phải nói ngay rằng nói đúng sự thật không phải là dễ. Vừa qua ta phản ánh vào văn học, nói về cái hay của ta thì ta cũng chưa nói được hết, còn về cái dở thì ta lại quá kiêng kỵ, nói vòng vo bên rìa cho


c) Ký
Trong văn học Việt Nam hiện đại, Nguyễn Tuân là một nhà văn có tài năng và phong cách thật độc đáo, hiếm có. Nguyễn Tuân sở trường nhất là ở thể tùy bút, bút kí. Trong thể văn này, ngòi bút Nguyễn Tuân như được tung hoành phóng túng và bộc lộ đầy đủ tài hoa và sự uyên bác cũng như cái “ngông” của mình, tức là in đậm nét phong cách nghệ thuật của nhà văn.


  
Nguyễn Tuân là người có ý thức sâu sắc về bản ngã. Văn ông in đậm chất tài hoa tài tử của con người ông. Nguyễn Tuân cũng được xem là nhà văn của giang hồ xê dịch, ông thường viết về những chuyến đi, về sông nước tàu xe, đường sá và những kẻ có máu giang hồ.
Bài kí Nam Dao của Nguyễn Tuân.

d) Truyện ngắn:
Nguyễn Tuân có nhiều truyện ngắn như Vang bóng một thời, chừa đàn, thiếu quê hương,… tất cả dều đặc sắc và tạo cho Nguyễn Tuân một tên tuổi trong thơ văn Việt Nam.
e) Phê bình văn học :
Nói đến Nguyễn Tuân, người ta thường nghĩ ngay đến một cái "tôi" đặc biệt tài hoa, nhưng cũng hết sức tài tử. Trong lĩnh vực phê bình văn học lại càng như vậy. Nghĩa là chỉ viết những gì mình thích, mình suy ngẫm. ấn tượng chung về cây bút này là chỉ bình chứ không phê, vừa bình vừa tán, luôn luôn tô đậm cá tính độc đáo của mình trên từng câu chữ... Kể ra những cây bút sáng tác viết phê bình ít nhiều đều như thế cả, nhưng Nguyễn Tuân vẫn thể hiện rõ nhất, đậm nét nhất.



Bài nói của chúng tôi đến đây là kết thúc. Mong các bạn có ý kiến bổ sung thêm để cuốn sưu tầm của chúng tôi thêm đầy đủ.


 The End  

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phung Cam Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)