Nguyễn Thị Thắm (ĐH Văn Sử 43)

Chia sẻ bởi Hoàng Thị Mỹ Hạnh | Ngày 27/04/2019 | 51

Chia sẻ tài liệu: Nguyễn Thị Thắm (ĐH Văn Sử 43) thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Thái Nguyên, tháng 5 năm 2011
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GD - THCS
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
LIÊN MINH CÔNG – NÔNG TRONG PHONG TRÀO
XÔ VIẾT NGHỆ - TĨNH (1930 – 1931)
Giảng viên hướng dẫn: Th.s Hoàng Thị Mỹ Hạnh
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thắm
CẤU TRÚC
ĐỀ TÀI
PHẦN
MỞ
ĐẦU
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI
NGHIÊN CỨU
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
VÀ NGUỒN TÀI LIỆU
ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
- Đoàn kết là sức mạnh và vũ khí để chiến thắng mọi kẻ thù. Trong khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết công - nông được coi là gốc cách mạng.
- Tầm quan trọng của liên minh công - nông trong nhận thức của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo Đảng.
- Thực tế lịch sử đã chứng minh: Có xây dựng được khối liên minh công - nông vững chắc thì mới có sự ra đời và phát triển tới đỉnh cao của phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh.
- Xây dựng liên minh công - nông vững chắc trong phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh cho đến nay vẫn là cơ sở nền móng xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Cuốn Xô Viết Nghệ - Tĩnh của Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Tỉnh ủy Nghệ - Tĩnh, NXB Sự Thật, HN, 1981.
Cuốn Xô Viết Nghệ - Tĩnh của Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng trực thuộc BCH Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, NXB Sự Thật, HN, 1962.
Cuốn Kỷ yếu Hội thảo Khoa học 70 năm Xô Viết Nghệ - Tĩnh, Vinh, tháng 12/2001.
Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể về mối quan hệ công - nông trước 1930 cho đến khi hình thành phát triển khối liên minh công - nông vững chắc trong phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh.
3. ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng
- Khối liên minh công - nông trong phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh 1930 - 1931.
3.2 Nhiệm vụ
- Phân tích tình hình giai cấp công nhân, nông dân và mối quan hệ giữa hai giai cấp trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
- Tìm hiểu sự hình thành khối liên minh công - nông và sự ra đời của các Xô Viết.
- Tìm hiểu sự liên minh công - nông trong phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh.
3.3 Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: Trong hai năm 1930 - 1931.
- Không gian nghiên cứu: Trong hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu

4.1. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp lịch sử
- Phương pháp lôgic
- Phương pháp phân tích và tổng hợp
4.2. Nguồn tài liệu
Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh bàn về vấn đề nghiên cứu.
Các tập sách của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội, các nhà nghiên cứu lịch sử.
- Các văn kiện Đảng, Nhà nước, Xứ ủy Nam Kỳ, Đảng bộ Nghệ An và Hà Tĩnh.
- Các tài liệu liên quan khác như sách, báo, tạp chí...
5. Đóng góp của đề tài

- Làm nổi bật khối liên minh công – nông vững chắc trong phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh.

- Làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc học tập của Sinh viên có liên quan đến chuyên ngành lịch sử.
Bố
cục
đề
tài
Phần mở đầu
Chương 1
Chương 2
Phần kết luận
Tài liệu tham khảo
Phần phụ lục
PHẦN NỘI
DUNG
Chương 1: Giai cấp nông dân và
công nhân Việt Nam trước khi
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
Chương 2: Liên minh công – nông
trong phong trào
Xô Viết Nghệ - Tĩnh
Chương 1
1.1. Tình hình giai cấp nông dân và
công nhân trước khi Đảng Cộng sản
Việt Nam ra đời.
1.2. Mối quan hệ giữa giai cấp nông
dân và công nhân trước khi Đảng
sản Việt Nam ra đời.
1.1. Tình hình giai cấp nông dân và
Công nhân VN trước khi Đảng Cộng
Sản Việt Nam ra đời
1.1.1. Tình hình giai cấp nông
dân
1.1.2. Tình hình giai cấp công
nhân
1.1.1.1.

Giai cấp
nông dân
dưới
chế độ
phong kiến
1.1.1.2
Giai cấp
nông dân
từ khi thực
dân Pháp
xâm lược
đến năm
1929
1.1.2.1.

Sự hình
thành
của
giai cấp
công nhân
1.1.2.2.
Giai cấp
công nhân
VN trong
và sau
CTTG
thứ nhất
(1914-1929)
Chương 1
Giai cấp nông dân và công nhân Việt Nam trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
1.1.1.1. Nông dân dưới chế độ phong kiến
- Trong xã hội phong kiến nông dân là lực lượng nuôi sống xã hội nhưng quyền lợi và địa vị của họ vô cùng thấp kém.
- Thực tế lịch sử cho thấy dưới những triều đại thịnh trị thì nông dân hòa hợp với nhà nước phong kiến còn không thì ngược lại.
- Trong lịch sử phong kiến đã nổ ra rất nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân chống chế độ phong kiến. Tuy nhiên các cuộc khởi nghĩa đó đều thất bại vì nổ ra một cách tự phát, độc lập và còn vì giai cấp nông dân chưa có lực lượng đồng minh chống phong kiến.

1.1.1.2. Giai cấp nông dân từ khi thực dân Pháp xâm lược
đến năm 1929
- Nông dân dưới sự lãnh đạo của triều đình phong kiến tham gia chống Pháp hăng hái, nhưng sau triều đình suy yếu, nông dân vẫn tiếp tục nổi dậy.
- Dưới sự bóc lột nặng nề của thực dân Pháp và chế độ phong kiến đời sống nông dân vô cùng cực khổ. Bởi vậy họ sẵn sàng đi theo những phong trào đấu tranh vì độc lập, tự chủ và vì quyền lợi của họ.
- Nguyễn Ái Quốc là người đã tìm ra và nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của giai cấp nông dân trong phong trào giải phóng dân tộc và chính Người đã đưa ra những luận điểm để giải phóng triệt để giai cấp nông dân.
- Đầu thế kỷ XX, tư tưởng dân chủ tư sản và tư tưởng vô sản đã ít nhiều ảnh hưởng đến giai cấp nông dân. Các cuộc khởi nghĩa nổ ra nhưng vẫn mang yếu tố tự phát.


1.1.2.1. Sự hình thành của giai cấp công nhân Việt Nam.

- Trong công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất cùng với sự ra đời của các nhà máy, xí nghiệp xuất hiiện lớp người làm công ăn lương, đó chính là công nhân.
- Nguồn gốc xuất thân chủ yếu của giai cấp công nhân là từ nông dân. Đây là điều kiện hết sức thuận lợi cho việc xây dựng khối liên minh công – nông.



1.1.2.2. Giai cấp công nhân Việt Nam trong và sau
chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1929)

- Trong và sau CTTG thứ nhất số lượng công nhân tăng lên
nhanh chóng, nhưng đời sống của họ vô cùng cực khổ, điều kiện
làm việc, đời sống sinh hoat không đảm bảo, tiền lương rẻ mạt...
- Ở công nhân mối thù dân tộc và mối thù giai cấp kết hợp
thành một mối thù lớn. Cách mạng tháng Mười Nga, phong trào
Cộng sản và công nhân thế giới đã tác động đến giai cấp công nhân.
Họ đã đứng lên đấu tranh một cách mạnh mẽ. Các cuộc đấu tranh
đã có sự biến đổi về chất từ mục đích kinh tế sang mục đích chính
trị.
- Phong trào công nhân trở thành một trong ba yếu tố cấu
thành của Đảng Cộng sản Việt Nam.


1.2. Mối quan hệ giữa giai cấp nông dân và công nhân trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

- Nguồn gốc xuất thân của giai cấp công nhân chủ yếu từ nông dân nên mối quan hệ giữa họ là mối quan hệ tự nhiên, thân thiết, gần gũi.
- Thế kỷ XX, Chủ nghĩa Mác - Lênin vào Việt Nam đã thức tỉnh các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là giai cấp nông dân. Họ đã nhận thức được vai trào lãnh đạo của giai cấp công nhân cho nên trong phong trào đấu tranh những năm 20 nông dân và công nhân đã có sự ủng hộ, giúp đỡ lẫn nhau.
- Tuy nhiên, cho đến trước khi thành lập Đảng thì mối quan hệ giữa giai cấp nông dân và công nhân mới chỉ là mối quan hệ tự nhiên và hữu ái giai cấp.
Chương 2:
2.1. Sự ra đời các Xô Viết
Nghệ - Tĩnh
2.2. Khối liên minh công – nông
Vững chắc trong phong trào Xô
Viết Nghệ - Tĩnh (1930 - 1931 )
2.1. Sự ra đời các Xô Viết Nghệ - Tĩnh
- Nghệ - Tĩnh là thuộc các tỉnh nghèo khổ nhất nước ta. Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt lại thêm sự bóc lột của đế quốc và phong kiến khiến cho đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.
- Các thành phố lớn của Nghệ - Tĩnh là nơi tập trung nhiều công nhân. Đời sống của họ thấp kém vì thời gian làm việc nhiều, lương thấp lại còn bị cúp phạt đủ thứ.
- Nghệ - Tĩnh là nơi có truyền thống cách mạng, có cơ sở Đảng phát triển mạnh, có công nhân tập trung đông đúc, đời sống của cả công nhân và nông dân đều cực khổ nên phong trào ở đây diễn ra mạnh mẽ.
- Phong trào đấu tranh vượt ra khỏi tầm dự kiến của Đảng. Các Xô Viết được lập ra và thu hút được tuyệt đại đa số nông dân.
- Xô Viết vừa là cơ quan lập pháp vừa là cơ quan hành chính.
2.2.
Khối liên
minh công –
nông vững
chắc trong
phong trào
Xô Viết
Nghệ - Tĩnh
2.2.1. Sự liên minh công – nông trên
mặt trận chính trị
2.2.2. Sự liên minh công – nông trên
mặt trận kinh tế
2.2.3. Sự liên minh công – nông trên
Mặt trận văn hóa – xã hội
2.2.1. Sự liên minh công – nông trên mặt trận chính trị
- Khẩu hiệu đấu tranh đưa ra đòi quyền lợi cho cả công nhân, nông dân và toàn thể dân tộc.
- Hình thức đấu tranh chủ yếu là bãi công, biểu tình. Nhưng các cuộc bãi công, biểu tình của công nhân và nông dân luôn có sự gắn bó chặt chẽ, giúp đỡ, ủng hộ, thúc đẩy lẫn nhau.
- Về phương pháp đấu tranh: Cả nông dân và công nhân đều sử dụng phương pháp đấu tranh chính trị kết hợp đấu tranh vũ trang và có sự liên hệ mật thiết với nhau.
- Từ khi các Xô Viết ra đời sự liên minh ấy càng thêm chặt chẽ, công nhân và nông dân đã hợp thành một đội quân hùng hậu.
2.2.2 Sự liên minh trên mặt trận kinh tế
- Đời sống kinh tế của cả nông dân và công nhân Nghệ - Tĩnh đều hết sức cực khổ. Họ phải chịu ách áp bức của cả đế quốc và phong kiến cho nên có chung mục tiêu là đòi quyền lợi về kinh tế cho mình.
- Khẩu hiệu đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế trong phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh đã đáp ứng nguyện vọng của cả công nhân và nông dân làm cho họ gắn kết với nhau hơn.
- Khi Xô Viết ra đời nông dân và công nhân đều được xóa bỏ các thứ thuế vô lí.
- Trong quá trình đấu tranh nông dân đã hăng hái ủng hộ công nhân bằng cách quyên tiền, góp lương thực để công nhân tiếp tục đấu tranh tới thắng lợi.
2.2.3. Sự liên của minh công – nông trên mặt trận văn hóa – xã hội
- Trong các bài ca, vè của nông dân, công nhân và của các chiến sĩ cộng sản thể hiện rõ nét sự liên minh công – nông.
- Khi các Xô Viết ra đời, đời sống văn hóa được đổi mới: Cả công nhân và nông dân đều được học chữ Quốc ngữ, thực hiện nếp sống mới.
KẾT LUẬN
- Dưới chế độ phong kiến và thuộc địa nửa phong kiến đời sống nông dân vô cùng khổ cực, công nhân dưới chế độ thuộc địa nửa phong kiến cũng có cảnh ngộ tương tự. Họ nổi dậy đấu tranh nhưng đều thất bại vì nổ ra lẻ tẻ, rời rạc.
- Xô Viết Nghệ - Tĩnh ra đời đã xây dựng được khối liên minh công – nông vững chắc.
- Xây dựng khối liên minh công – nông vững chắc làm nền tảng cho khối đại đoàn kết toàn dân là bài học kinh nghiệm trong phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh (1930 – 1931).
Xin chân thành cảm ơn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Thị Mỹ Hạnh
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)