Nguyễn Thi, Quang Sáng, Anh Đức
Chia sẻ bởi Minh Ly |
Ngày 21/10/2018 |
25
Chia sẻ tài liệu: Nguyễn Thi, Quang Sáng, Anh Đức thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Một số tác giả văn xuôi thời kỳ chống Mỹ
Tổ 2
Nội dung
Nhận xét về các nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Thi.
So sánh và nhận xét những nhân vật nữ trong cách xây dựng các nhân vật nữ của 3 tác giả: Nguyễn Thi, Anh Đức, Quang Sáng
Nhận xét về các đặc điểm phong cách nghệ thuật của 3 tác giả
Nhận xét về các nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Thi.
- Các nhân vật của Nguyễn Thi được khắc hoạ chân thực sống động qua ngòi bút hiện thực của ông. Những nhân vật mang tính sử thi không bị lí tưởng hoá gần gũi với đời sống hàng ngày.
- Nguyễn Thi viết về những tầng lớp người yêu nước và nhiều anh hùng khác nhau. Hệ thống nhân vật đa dạng từ em bé đến cụ già, từ thanh niên đến phụ nữ…Các nhân vật tác giả xây dựng lại đại diện cho tinh thần đấu tranh bất khuát của nhân dân miền Nam thể hiện được chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
Nguyễn Thi hay viết về người anh hùng, phẩm chất anh hùng. Có thể nói, luôn có mặt ở các mức độ khác nhau trong hầu hết tất cả các nhân vật chính diện trong tác phẩm của ông. Ở đó, cái anh hùng hòa lẫn với cái bình dị, sự thân thiện hiện ra dưới vẻ thân thuộc, gần gũi, chất phác, tự nhiên, bộc lộ ra qua những biểu hiện rất đỗi ngây thơ, ngộ nghĩnh.
Nhân vật của Nguyễn Thi đều có tên tuổi, cá tính cụ thể, song tính cách của họ được xây dựng dựa trên mối quan hệ mật thiết giữa các thành viên, các thế hệ của các gia đình mà họ thuộc về.
Tính cánh ấy được khẳng định, được cố kết bằng tất cả các thành viên trong gia đình và không ngừng được đổi mới qua từng thành viên của mỗi thế hệ - có thể gọi đó là “tính cách gia đình” như Việt trong tác phẩm “những đứa con trong gia đình”
+ Nhân vật Việt trong quan hệ với Chiến có nhiều nét tương đồng thú vị đáng yêu của lứa tuổi, đó là tâm lí muốn nhanh chóng lao vào thử thách và khẳng định mình, muốn lập công để trả thù cho cha mẹ.
+ Với chú Năm, người lưu giữ truyền thống và kí ức gia đình, Việt trở thành chàng trai đầy tinh thần trách nhiệm với những gì
mình đang làm để xứng đáng với truyền thống đáng tự hào đó.
+ Với ba má hay đúng hơn là với những kỉ niệm thân thương về họ, Việt lại bộc lộ phần nhạy cảm sâu sắc ẩn bên trong cái dáng vẻ thơ trẻ của mình.
Việt là đứa con ngoan trong gia đình và trong mối quan hệ với đồng đội. Cũng như chị Chiến, Việt rất thương cha mẹ, căm thù sâu sắc, cùng một ước nguyện được cầm súng đánh giặc trả thù cho ba, má. Tình cảm này thể hiện sâu sắc và cảm động nhất trong cái đêm chị em giành nhau nghe tên tòng quân, và sáng hôm sau, trước khi lên đường nhập ngũ, cùng khiêng bàn thờ má sang gửi bên nhà chú Năm
Cũng trong tác phẩm những đứa con trong gia đình Nguyễn Thi cũng thành công trong việc xây dựng hình tượng Chiến: Chiến có những nét rất giống mẹ. Cô có tính kiên trì, chịu khó. Cô cũng thừa hưởng ở mẹ tính gan góc và chăm chỉ. Giống ở tính đảm đang tháo vát, tuy vẫn có lúc rất “trẻ con” (tranh công bắt ếch…nhưng vẫn nhớ mình là chị). Và cũng là 1 cô gái điệu đà
Có thể khẳng định rằng Nguyễn Thi đã rất xuất sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật. Với tính cách rất đặc biệt, trong tác phẩm “những đứa con trong gia đình ” Việt là hình tượng xuất hiện nhiều nhất. Việt cũng chính là hiện thân của sức trẻ tiến công.
Nhân vật Nguyễn Thi xây dựng mang những phẩm chất hồn nhiên, bộc trực
gan góc có cá tính mạnh mẽ sẵn sàng hi sinh vì quê hương
- Nguyễn Thi rất có biệt tài dựng người, dựng cảnh. Vốn sống của ông phong phú khiến cho các chi tiết mà ông lẩy ra bao giờ cũng như giẫy trên trang sách, rất sinh động. Nhiều nhân vật chỉ xuất hiện thoáng qua trong truyện nhưng đã kịp để lại một ấn tượng khó quên, cả về hành động lẫn ngôn ngữ.
+ Chú Năm của Chiến, Việt thật dễ nhớ với "giọng hò đã đục và tức như gà gáy" ("Chú hay kể sự tích của gia đình và cuối câu chuyện, thế nào chú cũng hò lên mấy câu"). Giọng hò của người đàn ông trung niên này tuy không hay nhưng chứa đựng một cái gì đó thật tha thiết khiến cho chị em Chiến, Việt tuy thấy buồn cười nhưng vẫn rất cảm động. Theo như lời kể trong tác phẩm, ông ít nói, nhưng những câu nói của ông được hai chị em nhân vật chính khắc ghi trong tâm khảm. Nó tương tự như những châm ngôn kết tinh của cả một đời từng trải sông nước, lăn lộn với ruộng vườn và thuỷ chung một dạ với cách mạng. Bên cạnh nhân vật chú Năm, hình ảnh người má của chị em Chiến, Việt cũng hiện lên với những nét chạm khắc rạch ròi. Đó là người đàn bà xốc vác, gan dạ, giỏi thu xếp cả việc chung lẫn việc riêng.
- “chuyện xóm tôi” nhân vật chính là 2 đứa trẻ tên là Đực và Bính sống chung trong một xóm nhỏ vùng mỏ cày,bến tre. Cả 2 có chung mối thâm thù người cha bị tên ác ôn tổng phòng giết cùng một ngày và đều mong muốn trả thù cho cha.
Nguyễn Thi đã chọn được nhiều chi tiết thật tài tình để xây dựng chân dung con người ấy. Nào là chuyện bà đi đấu tranh về bị cà nông giặc bắn đuổi theo, một trái rơi bịch trước mặt, không nổ, "bà đén dòm dòm rồi bỏ luôn vào rổ, cắp về" ; nào chuyện bà bế con, dắt con đi đòi đầu chồng từ ấp trong tới ấp ngoài, vượt qua sông về tới quận ; nào chuyện bà tần tảo sớm hôm làm lụng nuôi con, miệng nói, tay làm, chưa dứt câu dặn con mà chân đã "đẩy xuồng ra tuôt giữa sông"... Đặc biệt, chi tiết bà đối mặt với quân thù hai bàn tay to bản "phủ lên đầu đàn con đang nép dưới chân" hoặc "dùa đàn con lại đàng sau tránh đạn" đã cho ta hình dung đặc biệt rõ nét hình ảnh một người mẹ nơi Thành đồng Tổ quốc những năm đánh Mĩ.
- Nhìn chung, trong khi xây dựng nhận vật, Nguyễn Thi rất quan tâm đến việc cá thể hoá. Nhân vật nao cũng có những nét riêng, độc đáo hiện lên mồn một trước mắt độc giả.
Truyện viết về cuộc đời và gương chiến đấu của chị Nguyễn Thị Út Tịch, anh hùng lực lượng vũ trang tỉnh Trà Vinh trong kháng chiến chống Mỹ. Từ một cô bé nghèo đi ở đợ, chị đã đượ cách mạng giác ngộ và trưởng thành, trở thành một chiến sĩ du kích dày dạn kinh nghiệm cùng đồng đội liên tiếp lập nhiều chiến công. Lý tưởng cách mạng cũng như quyết tâm diệt ngoại xâm của người mẹ năm con cầm súng này được thể hiện qua câu nói giản dị mà khẳng khái: “Còn cái lai quần cũng đánh”.
“Tại xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh có một người đàn bà đã sáu con tên là Nguyễn Thị út. Dáng người nhỏ gọn, chị có khuôn mặt tròn và đôi mắt to, sáng. Cô bác lớn tuổi quen gọi chị là con út Trầu, vì chị hay ăn trầu. Lại có người đặt danh chị là "Bà Hồng"(1) vì chị đánh giặc rất giỏi. Xóm giềng theo tục địa phương, ghép luôn tên chị với tên chồng, cứ kêu là út Tịch “
- “Người mẹ cầm súng” viết về nhân vật chị út tịch, chồng chị đã bị giặc Mĩ giết chị có lòng căm thù giặc sâu sắc chị là 1 chiến sĩ tham gia chiến đấu rất anh dũng
Có thể nói, nhân vật chị Út trong “Người mẹ cầm súng” là một nhân vật điển hình với những tính cách điển hình. Một tính cách phát triển lô gich có quá trình từ khi còn nhỏ đi ở đợ, đến lúc lớn khôn, có chồng, có con, tham gia đánh Pháp, tham gia đánh Mỹ. Trong cuộc đời làm mẹ và đánh giặc của chị, các mối quan hệ đều được nhà văn miêu tả hết sức sinh động với nhiều tình huống khác nhau, mâu thuẫn khác nhau: Mối quan hệ giữa chị Út và đàn con; chị Út với chồng; chị Út với đồng bào xã Tam Ngãi; chị Út với quân thù; chị Út với đồng chí, đồng đội;… Tính cách của nhân vật được mô tả như một tính cách đa dạng: Chị Út là một người mẹ, một người vợ và là một chiến sĩ cách mạng.
hình tượng của chị Út Tịch có sức hấp dẫn và sức sống mạnh mẽ trong lòng nhiều thế hệ người đọc…
Các sáng tác của Nguyễn Thi đã tái hiện được một loạt hình ảnh thuộc nhiều tầng lớp người xuất hiện và lớn lên trong cuộc chiến tranh chống Mĩ và tay sai ở miền nam tác giả dựa vào nguyên mẫu có thật ở ngoài. Đó là những em bé sinh ra và lớn lên được nuôi dưỡng trong không khí căm thù giặc, đó là những thanh niên nam nữ lớn lên trong cuộc kháng chiến quyết liệt. đó là những phụ nữ yêu nước.
Kết luận
So sánh và nhận xét những nhân vật nữ trong cách xây dựng các nhân vật nữ của 3 tác giả: Nguyễn Thi, Anh Đức, Quang Sáng
Vào những năm sau cuộc kháng chiến chống Mỹ nhiều cây bút văn xuôi vươn tới
sự khám phá, lí giả về cuộc chiến đấu và khí quất sự vận động lịch sử của cuộc
chiến tranh . Trong đó có những tác giả tiêu biểu như Nguyễn Thi, Anh Đức,
Quang Sáng.
Đặc điểm chung của ba tác giả trên đó là nội dung đề tài cũng như
nhân vật được các tác giả khai thác về khoảng thời gian trước những năm Đồng
Khởi - Thời kì đen tối khó khăn nhất của phong trào CM ở miền Nam. Các tác giả
thể hiện tập trung những mâu thuẫn dồn nén và sự bùng nổ đấu tranh như là
Con đường sống duy nhất của nhân dân miền Nam
Trong phong trào đấu tranh ấy biết bao anh hùng chiến sĩ chiến đấu và
hi sinh anh dũng…Nổi bật và thật sâu đậm trên từng trang viết đó là hình tượng
nhân vật nữ những người phụ nữ dũng cảm hiên ngang sẵn sàng hi sinh cho
sự nghiệp bảo vệ đất nước…Đó là hình ảnh chị Út Tịch, Chị Chiến, Chị Tư Hậu,
bé Thu, Các tác giả đã xây dựng thàh công nhân vật nữ chiến sĩ tiêu biểu cho khát
vọng và ý chí chiến đấu của cả dân tộc, cho phẩm
Chất của người phụ nữ Việt Nam
Các nhân vật nữ anh hùng thường được các tác giả xây dựng như
Những con người toàn diện trong các mối quan hệ chung và riêng, thuỷ chung
trọn vẹn với đất nước, que hương, cách mạng và cả trong tình nghĩa gia đình,
trong tình yêu: Chị Sứ (Hòn đất), Chị Út Tịch ( Người mẹ cầm súng),.
Các nhân vật cũng được đạt trong hoàn cảnh thử thách gay go,
tình huống căng thẳng trong chiến đấu để làm bộc lộ vẻ đẹp và những phẩm chất
Cao cả của họ
Trên cở sở xây dựng hình tượng nhân vật nữ như vậy nhưng mỗi cây bút
Lại khai thác tính cácauphamr chất các nhân vật khác nhau
Đó là cách khai thác tù cốt truyện kịch tích tình huống căng thẳng bất ngờ
để thể hiện phẩm chất nọi bật trong các nữ nhân vật : Đất, khói, con chị Lộc của
Anh Đức. Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng…Hay nhân vật chị Chiến trong
Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi nổi bật trong bức tranh sinh hoạt
thuờng ngày cũng như trong chiến đấu
Anh Đức
Người phụ nữ trong các tác phẩm của Anh Đức được tác giả tập trung làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn tình cảm của họ. Đó thường là những con người trong sáng, kết tinh của vẻ đẹp quê hương: Chị Sứ (Hòn đất), Quế ( Khói), Út Diệu ( Mùa gió)…Mỗi nhân vật của Anh Đức đều có tình yêu sâu nặng, gắn bó với quê hương
Trong số những nhân vật phụ nữ được nhà văn Anh Đức chăm sóc nhiều nhất phải kể trước hết là chị Sứ, nhân vật chính trong tiểu thuyết Hòn Đất của ông. Câu chuyện kể lại cuộc chiến đấu và chiến thắng của quân và dân vùng Hòn Đất. Tại đấy, trên một ngàn quân địch với những phương tiện đầy đủ đã bỏ cuộc sau ngót mười ngày đụng với mười một người của ta, trong đó có hai em bé 7 tuổi, 13 tuổi và ba phụ nữ… Chị là một trong ba người phụ nữ ấy, là con đẻ của đất Hòn và là “niềm hãnh diện của xóm làng”
Ở chị Sứ, tình yêu quê hương gắn liền với tình yêu thương những người thân, bà con hàng xóm láng giềng, yêu thương đồng chí, đồng bào. Nổi lên trên hết những phẩm chất tốt đẹp của chị là tấm lòng vị tha, sống vì người mình yêu thương
Dù rất yêu thương con, nhưng trước tình cảnh suy kiệt của anh em đồng chí bị thương, chị đã trút nửa ca nước cuối cùng dành riêng cho con để nấu cháo. Nhiều lần trong hang thiếu nước, chị đi ra suối Lươn để lấy. Bị địch bắt, không lúc nào mà chị không nghĩ đến anh em, đến con (Thúy). Địch định lợi dụng tình cảm của chị, đưa chị micro để chị gọi anh em trong hang ra hàng. Nhanh trí, chị đã dùng micro để dặn anh em trong hang đừng uống nước suối có thuốc độc, đừng đầu hàng giặc và hỏi tin con.
Vẻ đẹp bên ngoài và vẻ đẹp của đời sống tinh thần bên trong đã được nhà văn thể hiện một cách sinh động trong những trang miêu tả “suối tóc” của Sứ, “suối tóc của hai mươi bảy tuổi đời con gái, vừa mượt vừa dày, gồm muôn sợi bền chặt rủ từ đỉnh đầu bất khuất đó, rủ chấm xuống sát đôi gót chân bất khuất đó”. Suối tóc ấy luôn thoảng hương bưởi, gợi cho chị tình yêu của anh San, sự săn sóc của mẹ. Cũng suối tóc ấy, thằng Xăm chém ba nhát không đứt. Đó chính là biểu hiện sinh động sức mạnh tinh thần của người phụ nữ miền Nam, của người chiến sĩ trong “đội quân tóc dài” dám thách thức trước súng gươm của kẻ thù.
Nhân vật nữ trong truyện ngắn của Anh Đức không chỉ kiên cường trong đấu tranh cách mạng, mà còn dịu dàng , đôn hậu trong tình yêu. Quế trong truyện ngắn Khói là một cô gái mồ côi cả bố lẫn mẹ, sống với bà. Những năm bọn ác ôn lộng hành, du kích phải ở dưới hầm, gia đình nuôi Hựu ở hầm nhà. Quế đem cơm cho anh, vá áo cho anh. Tình yêu giữa hai người nảy nở. Một lần, Quế đang ở dưới hầm với người yêu, chĩa của địch từ trên hầm đâm xuống trúng vai. Quế bình tĩnh rút khăn sọc quàng cổ vuốt sạch máu nơi mũi chĩa, gan góc bặm chặt môi lại chịu đau đớn không hề khóc, dù máu ra chảy nóng cả ngực Hựu. Vậy mà, một lần khác , Quế đã khóc khi nhìn thấy người yêu sống cực khổ, chịu đựng.
Câu chuyện về cô gái sao lại mang tên là Khói ? Vì đây là khói đốt đồng của nhân dân che giấu anh em du kích không để máy bay địch phát hiện được họ, sau khi họ bắn đàn máy bay trực thăng vừa đổ bọn quân Mĩ xuống đồng. Chưa bao giờ anh em chiến sĩ ở Tháp Mười lại nhìn thấy một cảnh đốt đồng lớn như vậy, khói đốt đồng phủ dày đặc đến như vậy. Qua tác phẩm, nhà văn muốn nói lên sức mạnh đoàn kết chiến đấu của quân dân ta, không âm mưu nào của giặc phá nổi, dù đó là quốc sách ấp chiến lược hay chiến thuật trực thăng vận. Lồng chuyện tình yêu vào chuyện kháng chiến, tác giả khẳng định tình cảm của nhân dân với bộ đội chẳng khác gì tình cảm của Quế với Hựu vậy.
Ngoài vẻ đẹp của chị Sứ, tác giả còn xây dựng thành công một số hình ảnh phụ nữ khác như Má Sáu (mẹ của chị), Quyên (em gái chị), bà Cà Xợi (mẹ thằng trung úy Xăm), cô Cà Mỵ, chị Hai Thép, thím Ba Ú…Tất cả đều hiện lên những nét đẹp tương ứng với vai trò tích cực của họ trong tác phẩm.
Nét kiên nghị và dịu dàng của người phụ nữ miền Nam còn tìm thấy ở chị Lộc trong truyện ngắn Con chị Lộc. Chị là một tù nhân bị đánh đập nhiều, lại có thai sắp sinh, đang ở trên một chiếc tàu chở tù nhân chính trị từ Sài Gòn đi Côn Đảo. Được những bạn tù giúp đỡ, chị đã sinh con trong hoàn cảnh cực kì khó khăn và cùng anh em giữ được đứa bé, không để cho tên trung úy chỉ huy chiếc tàu ném cháu xuống biển. Hình ảnh tên trung úy bị bóp cổ đến chết và bọn địch còn lại trên tàu bị bắt trói trong sự phẫn nộ cao độ của anh em tù nhân, đã nói lên tinh thần đoàn kết, sức mạnh quật khởi của họ trước hành động tàn nhẫn, mất hết tính người của bọn ác ôn.
Còn chị Lộc, vợ người tỉnh ủy viên, thụ thai vừa được một tháng thì bị bắt. Trước những đòn tra tấn dã man của kẻ thù, chị vừa bảo vệ săn sóc đứa con trong bụng, vừa giữ vững phẩm chất cách mạng. Chị đã nêu một tấm gương đẹp về phẩm chất đạo đức của người chiến sĩ cách mạng kiên trung, về tình mẫu tử tuyệt vời bất chấp hoàn cảnh.
Nguyễn Thi
Nguyễn Thi tái hiện hình ảnh nhân vật nữ lớn lên trong cuộc kháng chiến quyết liệt tiếp tục sự nghiệp của các thế hệ đi trước: Hà ( Mùa xuân), Chiến ( những đứa con trong gia đình)…
Đó là những phụ nữ yêu nước gắn bó với CM, không đội trời chung với kẻ thù, quyết chiến đấu đến hơi thở cuối cùng
Họ mang những phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ: yêu chồng thương con, thông cảm với những người cùng cảnh ngộ: Chị Út Tịch, chị Hạnh…
Các nhân vật nữ được ông khắc hoạ rõ nét làm chủ vận mệnh bản thân, cầm súng trừng trị kẻ thù, đấu tranh cho hạnh phúc và được đồng tình ủng hộ
Nhân vật được trình bày trong những mối quan hệ phức tạp và trong sự vận động, phát triển
Với truyện ngắn Mẹ vắng nhà, tên tuổi Nguyễn Thi đã trở nên quen thuộc với đông đảo độc giả trong cả nước. Anh hùng Quân giải phóng miền Nam Nguyễn Thị Út - thường gọi là Út Tịch - là nhân vật chính trong tập truyện ký Người mẹ cầm súng tác phẩm được giải chính thức Giải thưởng văn học nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu (1960-1965) do Hội đồng Nghệ thuật của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam trao tặng. Tác phẩm là câu chuyện viết về mẹ con chị Út Tịch sống bên bờ sông Hậu ở miền Nam Việt Nam. Sự dịu dàng và sức mạnh của người mẹ đã in sâu trong trái tim và truyền cho các con sức mạnh ngay cả khi mẹ vắng nhà. Chính tình yêu của người mẹ đã thắp sáng ngọn lửa hi vọng trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Sự nổi tiếng của tác phẩm này, được nhân lên khi chuyển thể thành kịch bản phim Chị Út Tịch, đã làm rung động hàng triệu trái tim khán giả cả nước khi xem phim và cảm phục tấm gương của nữ anh hùng Út Tịch.
Chị Út đến với cách mạng, với kháng chiến thật đơn giản, như câu nỏi của chị “nó đánh mình, mình đánh nó…” (theo tác phẩm”Người Mẹ cầm súng” của Nguyễn Thi). Bên trong câu nói đơn giản đó là một ý thức giai cấp rạch ròi, là một ý chí chiến đấu không ngoan nhượng trước kẻ thù của chính chị, gia đình chị và của đồng bào chị. Chị dấn thân vào hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược với lòng đầy thanh thản, không sợ gian khổ, hy sinh. Khi cuộc chiến đến thời kỳ ác liệt, thế ta và địch không cân bằng, chị đã nói :”Còn cái lai quần cũng đánh!”. Lời nói đó như một lời thề.
Có gia đình nhưng chị vẫn tham gia công tác. Vừa đảm đang việc nhà, vừa đảm bảo công tác giao liên, trinh sát địch tình. Chị hoàn thành nhiệm vụ trao kế hoạch của chú Chín Luông cho cơ sở bí mật để tổ chức cứu một đồng chí lãnh đạo Ban binh vận tỉnh bị bắt, bí mật đưa vũ khí qua Cầu Kè cho anh em giết tên quận Hùm khét tiếng ác ôn lúc bấy giờ.
Đang lúc có thai bảy tháng, chị cùng đồng đội đánh bót Đường Trâu của xếp Mách. Đồng đội và bà con rất ái ngại, khuyên chị nghỉ dưỡng thai đợi ngày sinh nở. Chị trả lời thản nhiên: “Có ai đánh giặc mà chờ sinh xong mới đánh, còn gà mái là con gà giò. Cứ đánh!”. Gương đánh giặc của chị khiến cho đồng đội hết sức thương yêu và kính phục.
Viết về cuộc đời và gương chiến đấu của chị Nguyễn Thị Út Tịch, anh hùng lực lượng vũ trang tỉnh Trà Vinh trong kháng chiến chống Mỹ. Tác giả khắc hoạ cụ thể chị từ một cô bé nghèo đi ở đợ, chị đã đượ cách mạng giác ngộ và trưởng thành, trở thành một chiến sĩ du kích dày dạn kinh nghiệm cùng đồng đội liên tiếp lập nhiều chiến công. Lý tưởng cách mạng cũng như quyết tâm diệt ngoại xâm của người mẹ năm con cầm súng
Nhân vật Chiến: hiện lên qua hồi ức của cậu em
Biét lo toan, tính toán già dặn hơn tuổi 20, cô đóng vai trò người chị với lòng yêu thương, nhường nhịn; một người má với nỗi lo tính khôn ngoan mọi mặt, một người chiến sĩ khát khao chiến đấu trả thù
Cô có tinh thần chiến đấu cao ( như tên cô: Quyết Chiến). Câu nói điển hình của cô với em: “Nếu giặc còn thì tao mất” – và cô đã trở thành tiểu đội trưởng quân địa phương.
Nhân vật nữ trong các tác phẩm cảu Nguyễn Thi khắc hoạ cụ thể đồng nhất tính tình lời nói giống như những người phụ nữ thời kháng chiến phải đương đầu với hoàn cảnh thương đau, quyết liệt vươn lên mạnh mẽ với khẩu súng trong tay tìm đến hạnh phúc trong độc lập tự do dân tộc
Nguyễn Quang Sáng
Nhân vật nữ trong các tác phẩm của ông nổi bật qua tình huống truyện giàu kich tính thông qua lời kể mang nét giản dị.
Chiếc lược ngà (1966) truyện thể hiện tình cha con sâu sắc của ông Sáu và bé Thu. Bé Thu được tác giả miêu tả tỉ mỉ với các hành động trẻ con tự nhiên cũng đầy tình cảm hắm thiết với ông Sáu.
Nguyễn Quang Sáng khắc hoạ bé Thu trong sự trái ngược hái độ hành động với cha khi ông Sáu trở về nhà và lúc trở lại chiến khu. Tuy nhiên tác giả cũng cho thấy sự thống nhất, rõ ràng tình cảm và tính cách của nhân vật. Lúc trước, vì chưa nhận ra và không thừa nhận ông Sáu là cha nên bé Thu xa lánh, lạnh lùng, không gọi ba thậm chí khước từ mọi sự chăm sóc của ông. Đến khi nhận ra và tin ông Sáu là cha thì bé Thu biểu lộ tình cảm với cha rất mạnh mẽ, nồng nhiệt vì phải xa cha và còn cả sự hối hận vì những ngày trước đó đã đối xử không đúng với cha.
Qua biểu hiện tâm lí và hành động của bé Thu, tác giả đã làm nổi bật tính cách của nhân vật. Tình cảm đó ở em thtj sâu sắc, mạnh mẽ nhưng cũng thật dứt khoát rạch ròi. Ở Thu còn có nét cá tính cứng cỏi đến mức tưởng như ương ngạnh, nhưng Thu vẫn là một đứa trẻ với tất cả nét hôn nhiên, ngây thơ của con trẻ
Kết luận
Các tác giả khắc hoạ hình tượng nhân vật nữ tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam thời kì chống Mỹ và cho toàn dân tộc. Qua cách miêu tả cách kể người đọc được hình dung cụ thể cuộc sống cũng như sự phát triển tính cách các nhân vật, hiểu được nét đẹp trong nhân cách trọng họ. Đồng thời trân trọng khao khát hạnh phúc của bản thân họ đồng nhất với độc lập dân tộc. Đó là nét cao đẹp chung trong các nhân vật nữ mà các tác giả: Anh Đức, Nguyễn Thi, Quang Sáng đưa đến cho người đọc qua những trang viết chân thực nhất…
Nhận xét về các đặc điểm phong cách nghệ thuật
của 3 tác giả
Anh Đức
1. Là cây bút văn xuôi trữ tình đằm thắm
- Văn phong của Anh Đức được đánh giá là điềm đạm và thanh thoát. Từ những truyện ngắn đầu tay của ông, nhà văn Đoàn Giỏi từng dự đoán ông sẽ còn tiến xa trong văn nghiệp.
- Đó là những trang viết trong tác phẩm miêu tả cảnh vật thiên nhiên của Hòn Đất, những tâm sự của chị Sứ.
- Tác phẩm Vườn chim của ông lão vườn chim: miêu tả tình cảm của ông tư vườn chim, cô du kích.
2. Anh Đức thiên về xây dựng nhân vật, đặt nhân vật trước những thử thách để tê liệt tàn nhẫn của hoàn cảnh để từ đó có gì bộc lộ những phẩm chất cao đẹp của họ.
Chị Tư Hậu, chị Sứ, ông lão vườn chim.
- Về truyện ngắn, ông được đánh giá là tuy không có những cốt truyện gay cấn, đặc sắc, nhưng cao tay trong cách dựng và sử dụng chữ, chi tiết đắt, tình huống hấp dẫn. Về bút ký, Anh Đức không bao giờ kể chuyện chay, những lời đại ngôn, mà bằng những chi tiết. Ngôn ngữ của ông được chọn lọc, khi sử dụng phương ngữ thường dùng những từ nêu bật nét đặc sắc của vùng đất. Trong Bức thư Cà Mau, những đoạn viết về cách đốt than, những chi tiết như người thợ đốt lò ngửi mùi xem than đã chín chưa hay vốc bụng nước U Minh đỏ ngầu như rượu vang... đều được đánh giá rất cao.
- Về mặt tiểu thuyết, nhắc tới Anh Đức, nhiều người nghĩ tới tác phẩm Hòn Đất. Hòn Đất được coi là một trong những tiểu thuyết viết về chiến tranh tiêu biểu thời bấy giờ với những nhân vật rất sống động sau này được lấy làm kịch bản cho phim truyện Chị Sứ.
3. Tác giả bám sát hiện thực nóng bỏng của cuộc chiến tranh để phản ánh kịp thời tinh thần dũng cảm của đồng bào miền nam và sức chịu đựng bền bỉ của họ trong cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc.
- Với đề tài chính của các nhà văn thời bấy giờ: cuộc Chiến tranh Việt Nam, Anh Đức được đánh giá là không thi vị hóa cuộc chiến mà tìm ra nét đẹp của con người trong hoàn cảnh tàn bạo nhất của chiến tranh. Ông cũng ca ngợi tình người, sự anh dũng của lực lượng kháng chiến ở miền Nam Việt Nam.
- Giai đoạn sau 1975, Anh Đức viết không nhiều và cũng cố gắng tìm tòi những cách thể hiện mới mẻ, phù hợp hơn, nhưng không thực sự thành công.
- Các tác phẩm Giấc mơ ông lão vườn chim, Hòn đất (trích đoạn) và Bức thư Cà Mau (trích đoạn) của ông từng được đưa vào giảng dạy ở chương trình văn học phổ thông.
Tóm lại: Tác phẩm của Anh Đức được mọi người yêu mến, qua những trang miêu tả cảnh và con người Nam Bộ.
Tác phẩm Hòn đất, “ Hòn đất” là hòn ngọc thật thỏa đáng, đúng như Hoài Thanh- Nhà phê bình văn học đã nhận định: “…Một chân lý nói lên chân lý lớn nhất, đáng phấn khởi nhất của thời đại và nói lên bằng một câu truyện hấp dẫn, bằng những hình ảnh tuyệt đẹp khó quên, khiến cho hang vạn chục người đang quần nhau với giặc mà vẫn đọc say sưa, nhiều chỗ cảm động đến rơi nước mắt và đọc xong thấy thêm lòng tin thêm sức mạnh để tiến lên tiêu diệt quân thù, một quyển sách như thế chưa phải là có giá trị văn học cao thì thế nào mới là giá trị văn học cao?”
Đọc Hòn Đất, chúng ta cảm thấy thích thú hơn cả vẫn là những sự việc xảy ra y như trong cuộc sống thực. Những cảnh, những người qua diễn biến của nó đã lôi cuốn người đọc từ phần này sang phần khác. Phải nói không chương nào là không có những đoạn văn hay, như những cụm hoa tươi, như những bong mát in trên đường dài; chính vì vậy mà Hòn Đất rất xứng đáng để cho chúng ta học tập và nghiên cứu.
Nguyễn Quang Sáng
1. Là nhà văn Nam Bộ rất am hiểu và gắn bó với mảnh đất quê hương ông, ông chủ yếu và chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong chiến tranh và sau hòa bình.
2. Truyện của ông có cốt truyện hấp dẫn, xoay quanh những tình huống khá bất ngờ nhưng tự nhiên và hợp lý.
3. Nghệ thuật kể chuyện, dẫn truyện của tác giả thường thỏa mái tự nhiên với giọng thân mật dân dã.
4. Ngôn ngữ trong truyện gần với khẩu ngữ và đậm màu sắc Nam Bộ.
5. Ngòi bút miêu tả tâm lý- đặc biệt là tâm lý trẻ em- tinh tế chính xác, thể hiện sự nhạy cảm và tấm lòng yêu thương, trân trọng của nhà văn với con người và tình người.
Ví dụ: Trong truyện “ Chiếc lược ngà” tác giả đã sử dụng nghệ thuật trần thuật là một trong những điểm tạo nên sức hấp dẫn của truyện nói chung và khá nhiều truyện của ông nói riêng. Ông xây dựng được một cốt truyện khá chặt chẽ, có những bất ngờ nhưng hợp lý: bé Thu không nhận ra cha khi ông Sáu về thăm nhà, rồi lại biểu lộ những tình cảm thật nồng nhiệt, đầy xúc động với người cha trước lúc chia tay. Sự bất ngờ càng gây đựơc hứng thú cho người đọc khi hiểu được tính hợp lý của các sự việc, hành động bề ngoài có vẻ mâu thuẫn. ở phần sau của truyện tác giả còn tạo them một bất ngờ nữa đó là cuộc gặp gỡ tình cờ của nhân vật người kể chuyện với Thu, bấy giờ đã thành một cô giao liên dũng cảm, trong một lần ông cùng đoàn cán bộ đi theo đường dây giao lien, vượt qua một quãng nguy hiểm ở Đồng Tháp Mười.
Một yếu tố nghệ thuật nữa góp phần tạo nên thành công của truyện ngắn là việc lựa chọn nhân vật kể chuyện thích hợp. Người kể chuyện trong vai một người bạn thân thiết của ông Sáu, không chỉ là người chứng kiến khách quan và kể lại mà còn bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ với các nhân vật. Đồng thời qua những ý nghĩ, cảm xúc của các nhân vật kể chuyện, các chi tiết, sự việc và nhân vật khác trong truyện bộc lộ rõ hơn, ý nghĩa tư tưởng của truyện them sức thuyết phục.
Truyện được trần thuật theo lời của người bạn ông Sáu, người đã chứng kiến những cảnh ngộ éo le của cha con ông. Cảnh ngộ ấy đã gợi lên bao nhiêu xúc động ở nhân vật kể chuyện: “Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra tự đáy long nó”. Lòng chắc ẩn sự thấu hiểu những hi sinh mà bạn mình phải chịu đựng khiến cho ông “bỗng thấy khó thở như có bàn tay nắm lấy trái tim”
Chọn nhân vật kể chuyện như vậy khiến cho câu chuyện trở nên đáng tin cậy. Người kể chuyện lại hoàn toàn chủ động điều khiển nhịp kể theo trạng thái cảm xúc của mình, chủ động xen vào những ý kiến bình luận, suy nghĩ để xét, bình luận của người kể chuyện. Ví dụ: “ Trong cuộc đời kháng chiến của tôi, tôi chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc chia tay, nhưng chưa bao giờ tôi bị xúc động như lần ấy”, “ Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh”.
Nguyễn Thi
Các sáng tác của Nguyễn Thi có một chủ đề bao quát giống như các nhà văn thời bấy giờ. Nhưng cái riêng của Nguyễn Thi là đã tái hiện một loại hình ảnh thuộc nhiều lớp người xuất hiện và lớn lên trong cuộc chiến tranh chống Mĩ và tay sai ở miền Nam, tác giả đã dựa vào những nguyên mẫu có thật ở ngoài đời.
+) Đó là những em bé lớn lên trong không khí căm thù giặc
+) Đó là những thanh niên lớn lên trong cuộc kháng chiến
+) Đó là những phụ nữ yêu nước gắn bó với cách mạng không đội trời chung với kẻ thù.
truyện và ký Nguyễn Thi cũng là một trong những thành tựu xuất sắc của nền văn học Cách mạng miền Nam. Trong đó, đặc biệt phải kể đến các tác phẩm: Chuyện xóm tôi (1964), Mùa xuân (1964), Những đứa con trong gia đình (1966)
Qua những tác phẩm của ông, người đọc dễ dàng nhận thấy ở Nguyễn Thi có sự kết hợp hài hoà giữa sống – chiến đấu – sáng tác. Ông đã tạo được sự hài hoà giữa chiều sâu của hiện thực với tầm cao của lý tưởng và thẩm mỹ. Nguyễn Thi đã hình thành được một phong cách nghệ thuật độc đáo: phong cách dân gian giàu tính hiện đại, sắc sảo mà vẫn rất trữ tình; nhân vật được trình bày trong những mối quan hệ phức tạp và trong sự vận động, phát triển; chi tiết chọn lọc hàm chứa chiều sâu triết lý; lối kể chuyện tự nhiên như chính cuộc sống vậy.
Bằng lao động nghệ thuật quên mình, trang viết Nguyễn Thi đã thể hiện được sức sống mãnh liệt, sức quật khởi phi thường của con người Việt Nam trước những thử thách sống còn của lịch sử; làm dấy lên niềm tin và lòng tự hào dân tộc, củng cố nhận thức, khẳng định tư thế chính nghĩa trong chiến đấu.
Nhà văn Nguyễn Thi tuy viết không nhiều, nhưng cuộc đời với sức vươn lên bằng sự khổ luyện và những tác phẩm của ông đã góp phần làm phong phú, rạng rỡ diện mạo văn học Việt Nam thời kỳ chống Mỹ, đồng thời đóng góp vào công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Tổ 2
Nội dung
Nhận xét về các nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Thi.
So sánh và nhận xét những nhân vật nữ trong cách xây dựng các nhân vật nữ của 3 tác giả: Nguyễn Thi, Anh Đức, Quang Sáng
Nhận xét về các đặc điểm phong cách nghệ thuật của 3 tác giả
Nhận xét về các nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Thi.
- Các nhân vật của Nguyễn Thi được khắc hoạ chân thực sống động qua ngòi bút hiện thực của ông. Những nhân vật mang tính sử thi không bị lí tưởng hoá gần gũi với đời sống hàng ngày.
- Nguyễn Thi viết về những tầng lớp người yêu nước và nhiều anh hùng khác nhau. Hệ thống nhân vật đa dạng từ em bé đến cụ già, từ thanh niên đến phụ nữ…Các nhân vật tác giả xây dựng lại đại diện cho tinh thần đấu tranh bất khuát của nhân dân miền Nam thể hiện được chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
Nguyễn Thi hay viết về người anh hùng, phẩm chất anh hùng. Có thể nói, luôn có mặt ở các mức độ khác nhau trong hầu hết tất cả các nhân vật chính diện trong tác phẩm của ông. Ở đó, cái anh hùng hòa lẫn với cái bình dị, sự thân thiện hiện ra dưới vẻ thân thuộc, gần gũi, chất phác, tự nhiên, bộc lộ ra qua những biểu hiện rất đỗi ngây thơ, ngộ nghĩnh.
Nhân vật của Nguyễn Thi đều có tên tuổi, cá tính cụ thể, song tính cách của họ được xây dựng dựa trên mối quan hệ mật thiết giữa các thành viên, các thế hệ của các gia đình mà họ thuộc về.
Tính cánh ấy được khẳng định, được cố kết bằng tất cả các thành viên trong gia đình và không ngừng được đổi mới qua từng thành viên của mỗi thế hệ - có thể gọi đó là “tính cách gia đình” như Việt trong tác phẩm “những đứa con trong gia đình”
+ Nhân vật Việt trong quan hệ với Chiến có nhiều nét tương đồng thú vị đáng yêu của lứa tuổi, đó là tâm lí muốn nhanh chóng lao vào thử thách và khẳng định mình, muốn lập công để trả thù cho cha mẹ.
+ Với chú Năm, người lưu giữ truyền thống và kí ức gia đình, Việt trở thành chàng trai đầy tinh thần trách nhiệm với những gì
mình đang làm để xứng đáng với truyền thống đáng tự hào đó.
+ Với ba má hay đúng hơn là với những kỉ niệm thân thương về họ, Việt lại bộc lộ phần nhạy cảm sâu sắc ẩn bên trong cái dáng vẻ thơ trẻ của mình.
Việt là đứa con ngoan trong gia đình và trong mối quan hệ với đồng đội. Cũng như chị Chiến, Việt rất thương cha mẹ, căm thù sâu sắc, cùng một ước nguyện được cầm súng đánh giặc trả thù cho ba, má. Tình cảm này thể hiện sâu sắc và cảm động nhất trong cái đêm chị em giành nhau nghe tên tòng quân, và sáng hôm sau, trước khi lên đường nhập ngũ, cùng khiêng bàn thờ má sang gửi bên nhà chú Năm
Cũng trong tác phẩm những đứa con trong gia đình Nguyễn Thi cũng thành công trong việc xây dựng hình tượng Chiến: Chiến có những nét rất giống mẹ. Cô có tính kiên trì, chịu khó. Cô cũng thừa hưởng ở mẹ tính gan góc và chăm chỉ. Giống ở tính đảm đang tháo vát, tuy vẫn có lúc rất “trẻ con” (tranh công bắt ếch…nhưng vẫn nhớ mình là chị). Và cũng là 1 cô gái điệu đà
Có thể khẳng định rằng Nguyễn Thi đã rất xuất sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật. Với tính cách rất đặc biệt, trong tác phẩm “những đứa con trong gia đình ” Việt là hình tượng xuất hiện nhiều nhất. Việt cũng chính là hiện thân của sức trẻ tiến công.
Nhân vật Nguyễn Thi xây dựng mang những phẩm chất hồn nhiên, bộc trực
gan góc có cá tính mạnh mẽ sẵn sàng hi sinh vì quê hương
- Nguyễn Thi rất có biệt tài dựng người, dựng cảnh. Vốn sống của ông phong phú khiến cho các chi tiết mà ông lẩy ra bao giờ cũng như giẫy trên trang sách, rất sinh động. Nhiều nhân vật chỉ xuất hiện thoáng qua trong truyện nhưng đã kịp để lại một ấn tượng khó quên, cả về hành động lẫn ngôn ngữ.
+ Chú Năm của Chiến, Việt thật dễ nhớ với "giọng hò đã đục và tức như gà gáy" ("Chú hay kể sự tích của gia đình và cuối câu chuyện, thế nào chú cũng hò lên mấy câu"). Giọng hò của người đàn ông trung niên này tuy không hay nhưng chứa đựng một cái gì đó thật tha thiết khiến cho chị em Chiến, Việt tuy thấy buồn cười nhưng vẫn rất cảm động. Theo như lời kể trong tác phẩm, ông ít nói, nhưng những câu nói của ông được hai chị em nhân vật chính khắc ghi trong tâm khảm. Nó tương tự như những châm ngôn kết tinh của cả một đời từng trải sông nước, lăn lộn với ruộng vườn và thuỷ chung một dạ với cách mạng. Bên cạnh nhân vật chú Năm, hình ảnh người má của chị em Chiến, Việt cũng hiện lên với những nét chạm khắc rạch ròi. Đó là người đàn bà xốc vác, gan dạ, giỏi thu xếp cả việc chung lẫn việc riêng.
- “chuyện xóm tôi” nhân vật chính là 2 đứa trẻ tên là Đực và Bính sống chung trong một xóm nhỏ vùng mỏ cày,bến tre. Cả 2 có chung mối thâm thù người cha bị tên ác ôn tổng phòng giết cùng một ngày và đều mong muốn trả thù cho cha.
Nguyễn Thi đã chọn được nhiều chi tiết thật tài tình để xây dựng chân dung con người ấy. Nào là chuyện bà đi đấu tranh về bị cà nông giặc bắn đuổi theo, một trái rơi bịch trước mặt, không nổ, "bà đén dòm dòm rồi bỏ luôn vào rổ, cắp về" ; nào chuyện bà bế con, dắt con đi đòi đầu chồng từ ấp trong tới ấp ngoài, vượt qua sông về tới quận ; nào chuyện bà tần tảo sớm hôm làm lụng nuôi con, miệng nói, tay làm, chưa dứt câu dặn con mà chân đã "đẩy xuồng ra tuôt giữa sông"... Đặc biệt, chi tiết bà đối mặt với quân thù hai bàn tay to bản "phủ lên đầu đàn con đang nép dưới chân" hoặc "dùa đàn con lại đàng sau tránh đạn" đã cho ta hình dung đặc biệt rõ nét hình ảnh một người mẹ nơi Thành đồng Tổ quốc những năm đánh Mĩ.
- Nhìn chung, trong khi xây dựng nhận vật, Nguyễn Thi rất quan tâm đến việc cá thể hoá. Nhân vật nao cũng có những nét riêng, độc đáo hiện lên mồn một trước mắt độc giả.
Truyện viết về cuộc đời và gương chiến đấu của chị Nguyễn Thị Út Tịch, anh hùng lực lượng vũ trang tỉnh Trà Vinh trong kháng chiến chống Mỹ. Từ một cô bé nghèo đi ở đợ, chị đã đượ cách mạng giác ngộ và trưởng thành, trở thành một chiến sĩ du kích dày dạn kinh nghiệm cùng đồng đội liên tiếp lập nhiều chiến công. Lý tưởng cách mạng cũng như quyết tâm diệt ngoại xâm của người mẹ năm con cầm súng này được thể hiện qua câu nói giản dị mà khẳng khái: “Còn cái lai quần cũng đánh”.
“Tại xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh có một người đàn bà đã sáu con tên là Nguyễn Thị út. Dáng người nhỏ gọn, chị có khuôn mặt tròn và đôi mắt to, sáng. Cô bác lớn tuổi quen gọi chị là con út Trầu, vì chị hay ăn trầu. Lại có người đặt danh chị là "Bà Hồng"(1) vì chị đánh giặc rất giỏi. Xóm giềng theo tục địa phương, ghép luôn tên chị với tên chồng, cứ kêu là út Tịch “
- “Người mẹ cầm súng” viết về nhân vật chị út tịch, chồng chị đã bị giặc Mĩ giết chị có lòng căm thù giặc sâu sắc chị là 1 chiến sĩ tham gia chiến đấu rất anh dũng
Có thể nói, nhân vật chị Út trong “Người mẹ cầm súng” là một nhân vật điển hình với những tính cách điển hình. Một tính cách phát triển lô gich có quá trình từ khi còn nhỏ đi ở đợ, đến lúc lớn khôn, có chồng, có con, tham gia đánh Pháp, tham gia đánh Mỹ. Trong cuộc đời làm mẹ và đánh giặc của chị, các mối quan hệ đều được nhà văn miêu tả hết sức sinh động với nhiều tình huống khác nhau, mâu thuẫn khác nhau: Mối quan hệ giữa chị Út và đàn con; chị Út với chồng; chị Út với đồng bào xã Tam Ngãi; chị Út với quân thù; chị Út với đồng chí, đồng đội;… Tính cách của nhân vật được mô tả như một tính cách đa dạng: Chị Út là một người mẹ, một người vợ và là một chiến sĩ cách mạng.
hình tượng của chị Út Tịch có sức hấp dẫn và sức sống mạnh mẽ trong lòng nhiều thế hệ người đọc…
Các sáng tác của Nguyễn Thi đã tái hiện được một loạt hình ảnh thuộc nhiều tầng lớp người xuất hiện và lớn lên trong cuộc chiến tranh chống Mĩ và tay sai ở miền nam tác giả dựa vào nguyên mẫu có thật ở ngoài. Đó là những em bé sinh ra và lớn lên được nuôi dưỡng trong không khí căm thù giặc, đó là những thanh niên nam nữ lớn lên trong cuộc kháng chiến quyết liệt. đó là những phụ nữ yêu nước.
Kết luận
So sánh và nhận xét những nhân vật nữ trong cách xây dựng các nhân vật nữ của 3 tác giả: Nguyễn Thi, Anh Đức, Quang Sáng
Vào những năm sau cuộc kháng chiến chống Mỹ nhiều cây bút văn xuôi vươn tới
sự khám phá, lí giả về cuộc chiến đấu và khí quất sự vận động lịch sử của cuộc
chiến tranh . Trong đó có những tác giả tiêu biểu như Nguyễn Thi, Anh Đức,
Quang Sáng.
Đặc điểm chung của ba tác giả trên đó là nội dung đề tài cũng như
nhân vật được các tác giả khai thác về khoảng thời gian trước những năm Đồng
Khởi - Thời kì đen tối khó khăn nhất của phong trào CM ở miền Nam. Các tác giả
thể hiện tập trung những mâu thuẫn dồn nén và sự bùng nổ đấu tranh như là
Con đường sống duy nhất của nhân dân miền Nam
Trong phong trào đấu tranh ấy biết bao anh hùng chiến sĩ chiến đấu và
hi sinh anh dũng…Nổi bật và thật sâu đậm trên từng trang viết đó là hình tượng
nhân vật nữ những người phụ nữ dũng cảm hiên ngang sẵn sàng hi sinh cho
sự nghiệp bảo vệ đất nước…Đó là hình ảnh chị Út Tịch, Chị Chiến, Chị Tư Hậu,
bé Thu, Các tác giả đã xây dựng thàh công nhân vật nữ chiến sĩ tiêu biểu cho khát
vọng và ý chí chiến đấu của cả dân tộc, cho phẩm
Chất của người phụ nữ Việt Nam
Các nhân vật nữ anh hùng thường được các tác giả xây dựng như
Những con người toàn diện trong các mối quan hệ chung và riêng, thuỷ chung
trọn vẹn với đất nước, que hương, cách mạng và cả trong tình nghĩa gia đình,
trong tình yêu: Chị Sứ (Hòn đất), Chị Út Tịch ( Người mẹ cầm súng),.
Các nhân vật cũng được đạt trong hoàn cảnh thử thách gay go,
tình huống căng thẳng trong chiến đấu để làm bộc lộ vẻ đẹp và những phẩm chất
Cao cả của họ
Trên cở sở xây dựng hình tượng nhân vật nữ như vậy nhưng mỗi cây bút
Lại khai thác tính cácauphamr chất các nhân vật khác nhau
Đó là cách khai thác tù cốt truyện kịch tích tình huống căng thẳng bất ngờ
để thể hiện phẩm chất nọi bật trong các nữ nhân vật : Đất, khói, con chị Lộc của
Anh Đức. Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng…Hay nhân vật chị Chiến trong
Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi nổi bật trong bức tranh sinh hoạt
thuờng ngày cũng như trong chiến đấu
Anh Đức
Người phụ nữ trong các tác phẩm của Anh Đức được tác giả tập trung làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn tình cảm của họ. Đó thường là những con người trong sáng, kết tinh của vẻ đẹp quê hương: Chị Sứ (Hòn đất), Quế ( Khói), Út Diệu ( Mùa gió)…Mỗi nhân vật của Anh Đức đều có tình yêu sâu nặng, gắn bó với quê hương
Trong số những nhân vật phụ nữ được nhà văn Anh Đức chăm sóc nhiều nhất phải kể trước hết là chị Sứ, nhân vật chính trong tiểu thuyết Hòn Đất của ông. Câu chuyện kể lại cuộc chiến đấu và chiến thắng của quân và dân vùng Hòn Đất. Tại đấy, trên một ngàn quân địch với những phương tiện đầy đủ đã bỏ cuộc sau ngót mười ngày đụng với mười một người của ta, trong đó có hai em bé 7 tuổi, 13 tuổi và ba phụ nữ… Chị là một trong ba người phụ nữ ấy, là con đẻ của đất Hòn và là “niềm hãnh diện của xóm làng”
Ở chị Sứ, tình yêu quê hương gắn liền với tình yêu thương những người thân, bà con hàng xóm láng giềng, yêu thương đồng chí, đồng bào. Nổi lên trên hết những phẩm chất tốt đẹp của chị là tấm lòng vị tha, sống vì người mình yêu thương
Dù rất yêu thương con, nhưng trước tình cảnh suy kiệt của anh em đồng chí bị thương, chị đã trút nửa ca nước cuối cùng dành riêng cho con để nấu cháo. Nhiều lần trong hang thiếu nước, chị đi ra suối Lươn để lấy. Bị địch bắt, không lúc nào mà chị không nghĩ đến anh em, đến con (Thúy). Địch định lợi dụng tình cảm của chị, đưa chị micro để chị gọi anh em trong hang ra hàng. Nhanh trí, chị đã dùng micro để dặn anh em trong hang đừng uống nước suối có thuốc độc, đừng đầu hàng giặc và hỏi tin con.
Vẻ đẹp bên ngoài và vẻ đẹp của đời sống tinh thần bên trong đã được nhà văn thể hiện một cách sinh động trong những trang miêu tả “suối tóc” của Sứ, “suối tóc của hai mươi bảy tuổi đời con gái, vừa mượt vừa dày, gồm muôn sợi bền chặt rủ từ đỉnh đầu bất khuất đó, rủ chấm xuống sát đôi gót chân bất khuất đó”. Suối tóc ấy luôn thoảng hương bưởi, gợi cho chị tình yêu của anh San, sự săn sóc của mẹ. Cũng suối tóc ấy, thằng Xăm chém ba nhát không đứt. Đó chính là biểu hiện sinh động sức mạnh tinh thần của người phụ nữ miền Nam, của người chiến sĩ trong “đội quân tóc dài” dám thách thức trước súng gươm của kẻ thù.
Nhân vật nữ trong truyện ngắn của Anh Đức không chỉ kiên cường trong đấu tranh cách mạng, mà còn dịu dàng , đôn hậu trong tình yêu. Quế trong truyện ngắn Khói là một cô gái mồ côi cả bố lẫn mẹ, sống với bà. Những năm bọn ác ôn lộng hành, du kích phải ở dưới hầm, gia đình nuôi Hựu ở hầm nhà. Quế đem cơm cho anh, vá áo cho anh. Tình yêu giữa hai người nảy nở. Một lần, Quế đang ở dưới hầm với người yêu, chĩa của địch từ trên hầm đâm xuống trúng vai. Quế bình tĩnh rút khăn sọc quàng cổ vuốt sạch máu nơi mũi chĩa, gan góc bặm chặt môi lại chịu đau đớn không hề khóc, dù máu ra chảy nóng cả ngực Hựu. Vậy mà, một lần khác , Quế đã khóc khi nhìn thấy người yêu sống cực khổ, chịu đựng.
Câu chuyện về cô gái sao lại mang tên là Khói ? Vì đây là khói đốt đồng của nhân dân che giấu anh em du kích không để máy bay địch phát hiện được họ, sau khi họ bắn đàn máy bay trực thăng vừa đổ bọn quân Mĩ xuống đồng. Chưa bao giờ anh em chiến sĩ ở Tháp Mười lại nhìn thấy một cảnh đốt đồng lớn như vậy, khói đốt đồng phủ dày đặc đến như vậy. Qua tác phẩm, nhà văn muốn nói lên sức mạnh đoàn kết chiến đấu của quân dân ta, không âm mưu nào của giặc phá nổi, dù đó là quốc sách ấp chiến lược hay chiến thuật trực thăng vận. Lồng chuyện tình yêu vào chuyện kháng chiến, tác giả khẳng định tình cảm của nhân dân với bộ đội chẳng khác gì tình cảm của Quế với Hựu vậy.
Ngoài vẻ đẹp của chị Sứ, tác giả còn xây dựng thành công một số hình ảnh phụ nữ khác như Má Sáu (mẹ của chị), Quyên (em gái chị), bà Cà Xợi (mẹ thằng trung úy Xăm), cô Cà Mỵ, chị Hai Thép, thím Ba Ú…Tất cả đều hiện lên những nét đẹp tương ứng với vai trò tích cực của họ trong tác phẩm.
Nét kiên nghị và dịu dàng của người phụ nữ miền Nam còn tìm thấy ở chị Lộc trong truyện ngắn Con chị Lộc. Chị là một tù nhân bị đánh đập nhiều, lại có thai sắp sinh, đang ở trên một chiếc tàu chở tù nhân chính trị từ Sài Gòn đi Côn Đảo. Được những bạn tù giúp đỡ, chị đã sinh con trong hoàn cảnh cực kì khó khăn và cùng anh em giữ được đứa bé, không để cho tên trung úy chỉ huy chiếc tàu ném cháu xuống biển. Hình ảnh tên trung úy bị bóp cổ đến chết và bọn địch còn lại trên tàu bị bắt trói trong sự phẫn nộ cao độ của anh em tù nhân, đã nói lên tinh thần đoàn kết, sức mạnh quật khởi của họ trước hành động tàn nhẫn, mất hết tính người của bọn ác ôn.
Còn chị Lộc, vợ người tỉnh ủy viên, thụ thai vừa được một tháng thì bị bắt. Trước những đòn tra tấn dã man của kẻ thù, chị vừa bảo vệ săn sóc đứa con trong bụng, vừa giữ vững phẩm chất cách mạng. Chị đã nêu một tấm gương đẹp về phẩm chất đạo đức của người chiến sĩ cách mạng kiên trung, về tình mẫu tử tuyệt vời bất chấp hoàn cảnh.
Nguyễn Thi
Nguyễn Thi tái hiện hình ảnh nhân vật nữ lớn lên trong cuộc kháng chiến quyết liệt tiếp tục sự nghiệp của các thế hệ đi trước: Hà ( Mùa xuân), Chiến ( những đứa con trong gia đình)…
Đó là những phụ nữ yêu nước gắn bó với CM, không đội trời chung với kẻ thù, quyết chiến đấu đến hơi thở cuối cùng
Họ mang những phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ: yêu chồng thương con, thông cảm với những người cùng cảnh ngộ: Chị Út Tịch, chị Hạnh…
Các nhân vật nữ được ông khắc hoạ rõ nét làm chủ vận mệnh bản thân, cầm súng trừng trị kẻ thù, đấu tranh cho hạnh phúc và được đồng tình ủng hộ
Nhân vật được trình bày trong những mối quan hệ phức tạp và trong sự vận động, phát triển
Với truyện ngắn Mẹ vắng nhà, tên tuổi Nguyễn Thi đã trở nên quen thuộc với đông đảo độc giả trong cả nước. Anh hùng Quân giải phóng miền Nam Nguyễn Thị Út - thường gọi là Út Tịch - là nhân vật chính trong tập truyện ký Người mẹ cầm súng tác phẩm được giải chính thức Giải thưởng văn học nghệ thuật Nguyễn Đình Chiểu (1960-1965) do Hội đồng Nghệ thuật của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam trao tặng. Tác phẩm là câu chuyện viết về mẹ con chị Út Tịch sống bên bờ sông Hậu ở miền Nam Việt Nam. Sự dịu dàng và sức mạnh của người mẹ đã in sâu trong trái tim và truyền cho các con sức mạnh ngay cả khi mẹ vắng nhà. Chính tình yêu của người mẹ đã thắp sáng ngọn lửa hi vọng trong lòng mỗi người dân Việt Nam. Sự nổi tiếng của tác phẩm này, được nhân lên khi chuyển thể thành kịch bản phim Chị Út Tịch, đã làm rung động hàng triệu trái tim khán giả cả nước khi xem phim và cảm phục tấm gương của nữ anh hùng Út Tịch.
Chị Út đến với cách mạng, với kháng chiến thật đơn giản, như câu nỏi của chị “nó đánh mình, mình đánh nó…” (theo tác phẩm”Người Mẹ cầm súng” của Nguyễn Thi). Bên trong câu nói đơn giản đó là một ý thức giai cấp rạch ròi, là một ý chí chiến đấu không ngoan nhượng trước kẻ thù của chính chị, gia đình chị và của đồng bào chị. Chị dấn thân vào hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược với lòng đầy thanh thản, không sợ gian khổ, hy sinh. Khi cuộc chiến đến thời kỳ ác liệt, thế ta và địch không cân bằng, chị đã nói :”Còn cái lai quần cũng đánh!”. Lời nói đó như một lời thề.
Có gia đình nhưng chị vẫn tham gia công tác. Vừa đảm đang việc nhà, vừa đảm bảo công tác giao liên, trinh sát địch tình. Chị hoàn thành nhiệm vụ trao kế hoạch của chú Chín Luông cho cơ sở bí mật để tổ chức cứu một đồng chí lãnh đạo Ban binh vận tỉnh bị bắt, bí mật đưa vũ khí qua Cầu Kè cho anh em giết tên quận Hùm khét tiếng ác ôn lúc bấy giờ.
Đang lúc có thai bảy tháng, chị cùng đồng đội đánh bót Đường Trâu của xếp Mách. Đồng đội và bà con rất ái ngại, khuyên chị nghỉ dưỡng thai đợi ngày sinh nở. Chị trả lời thản nhiên: “Có ai đánh giặc mà chờ sinh xong mới đánh, còn gà mái là con gà giò. Cứ đánh!”. Gương đánh giặc của chị khiến cho đồng đội hết sức thương yêu và kính phục.
Viết về cuộc đời và gương chiến đấu của chị Nguyễn Thị Út Tịch, anh hùng lực lượng vũ trang tỉnh Trà Vinh trong kháng chiến chống Mỹ. Tác giả khắc hoạ cụ thể chị từ một cô bé nghèo đi ở đợ, chị đã đượ cách mạng giác ngộ và trưởng thành, trở thành một chiến sĩ du kích dày dạn kinh nghiệm cùng đồng đội liên tiếp lập nhiều chiến công. Lý tưởng cách mạng cũng như quyết tâm diệt ngoại xâm của người mẹ năm con cầm súng
Nhân vật Chiến: hiện lên qua hồi ức của cậu em
Biét lo toan, tính toán già dặn hơn tuổi 20, cô đóng vai trò người chị với lòng yêu thương, nhường nhịn; một người má với nỗi lo tính khôn ngoan mọi mặt, một người chiến sĩ khát khao chiến đấu trả thù
Cô có tinh thần chiến đấu cao ( như tên cô: Quyết Chiến). Câu nói điển hình của cô với em: “Nếu giặc còn thì tao mất” – và cô đã trở thành tiểu đội trưởng quân địa phương.
Nhân vật nữ trong các tác phẩm cảu Nguyễn Thi khắc hoạ cụ thể đồng nhất tính tình lời nói giống như những người phụ nữ thời kháng chiến phải đương đầu với hoàn cảnh thương đau, quyết liệt vươn lên mạnh mẽ với khẩu súng trong tay tìm đến hạnh phúc trong độc lập tự do dân tộc
Nguyễn Quang Sáng
Nhân vật nữ trong các tác phẩm của ông nổi bật qua tình huống truyện giàu kich tính thông qua lời kể mang nét giản dị.
Chiếc lược ngà (1966) truyện thể hiện tình cha con sâu sắc của ông Sáu và bé Thu. Bé Thu được tác giả miêu tả tỉ mỉ với các hành động trẻ con tự nhiên cũng đầy tình cảm hắm thiết với ông Sáu.
Nguyễn Quang Sáng khắc hoạ bé Thu trong sự trái ngược hái độ hành động với cha khi ông Sáu trở về nhà và lúc trở lại chiến khu. Tuy nhiên tác giả cũng cho thấy sự thống nhất, rõ ràng tình cảm và tính cách của nhân vật. Lúc trước, vì chưa nhận ra và không thừa nhận ông Sáu là cha nên bé Thu xa lánh, lạnh lùng, không gọi ba thậm chí khước từ mọi sự chăm sóc của ông. Đến khi nhận ra và tin ông Sáu là cha thì bé Thu biểu lộ tình cảm với cha rất mạnh mẽ, nồng nhiệt vì phải xa cha và còn cả sự hối hận vì những ngày trước đó đã đối xử không đúng với cha.
Qua biểu hiện tâm lí và hành động của bé Thu, tác giả đã làm nổi bật tính cách của nhân vật. Tình cảm đó ở em thtj sâu sắc, mạnh mẽ nhưng cũng thật dứt khoát rạch ròi. Ở Thu còn có nét cá tính cứng cỏi đến mức tưởng như ương ngạnh, nhưng Thu vẫn là một đứa trẻ với tất cả nét hôn nhiên, ngây thơ của con trẻ
Kết luận
Các tác giả khắc hoạ hình tượng nhân vật nữ tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam thời kì chống Mỹ và cho toàn dân tộc. Qua cách miêu tả cách kể người đọc được hình dung cụ thể cuộc sống cũng như sự phát triển tính cách các nhân vật, hiểu được nét đẹp trong nhân cách trọng họ. Đồng thời trân trọng khao khát hạnh phúc của bản thân họ đồng nhất với độc lập dân tộc. Đó là nét cao đẹp chung trong các nhân vật nữ mà các tác giả: Anh Đức, Nguyễn Thi, Quang Sáng đưa đến cho người đọc qua những trang viết chân thực nhất…
Nhận xét về các đặc điểm phong cách nghệ thuật
của 3 tác giả
Anh Đức
1. Là cây bút văn xuôi trữ tình đằm thắm
- Văn phong của Anh Đức được đánh giá là điềm đạm và thanh thoát. Từ những truyện ngắn đầu tay của ông, nhà văn Đoàn Giỏi từng dự đoán ông sẽ còn tiến xa trong văn nghiệp.
- Đó là những trang viết trong tác phẩm miêu tả cảnh vật thiên nhiên của Hòn Đất, những tâm sự của chị Sứ.
- Tác phẩm Vườn chim của ông lão vườn chim: miêu tả tình cảm của ông tư vườn chim, cô du kích.
2. Anh Đức thiên về xây dựng nhân vật, đặt nhân vật trước những thử thách để tê liệt tàn nhẫn của hoàn cảnh để từ đó có gì bộc lộ những phẩm chất cao đẹp của họ.
Chị Tư Hậu, chị Sứ, ông lão vườn chim.
- Về truyện ngắn, ông được đánh giá là tuy không có những cốt truyện gay cấn, đặc sắc, nhưng cao tay trong cách dựng và sử dụng chữ, chi tiết đắt, tình huống hấp dẫn. Về bút ký, Anh Đức không bao giờ kể chuyện chay, những lời đại ngôn, mà bằng những chi tiết. Ngôn ngữ của ông được chọn lọc, khi sử dụng phương ngữ thường dùng những từ nêu bật nét đặc sắc của vùng đất. Trong Bức thư Cà Mau, những đoạn viết về cách đốt than, những chi tiết như người thợ đốt lò ngửi mùi xem than đã chín chưa hay vốc bụng nước U Minh đỏ ngầu như rượu vang... đều được đánh giá rất cao.
- Về mặt tiểu thuyết, nhắc tới Anh Đức, nhiều người nghĩ tới tác phẩm Hòn Đất. Hòn Đất được coi là một trong những tiểu thuyết viết về chiến tranh tiêu biểu thời bấy giờ với những nhân vật rất sống động sau này được lấy làm kịch bản cho phim truyện Chị Sứ.
3. Tác giả bám sát hiện thực nóng bỏng của cuộc chiến tranh để phản ánh kịp thời tinh thần dũng cảm của đồng bào miền nam và sức chịu đựng bền bỉ của họ trong cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc.
- Với đề tài chính của các nhà văn thời bấy giờ: cuộc Chiến tranh Việt Nam, Anh Đức được đánh giá là không thi vị hóa cuộc chiến mà tìm ra nét đẹp của con người trong hoàn cảnh tàn bạo nhất của chiến tranh. Ông cũng ca ngợi tình người, sự anh dũng của lực lượng kháng chiến ở miền Nam Việt Nam.
- Giai đoạn sau 1975, Anh Đức viết không nhiều và cũng cố gắng tìm tòi những cách thể hiện mới mẻ, phù hợp hơn, nhưng không thực sự thành công.
- Các tác phẩm Giấc mơ ông lão vườn chim, Hòn đất (trích đoạn) và Bức thư Cà Mau (trích đoạn) của ông từng được đưa vào giảng dạy ở chương trình văn học phổ thông.
Tóm lại: Tác phẩm của Anh Đức được mọi người yêu mến, qua những trang miêu tả cảnh và con người Nam Bộ.
Tác phẩm Hòn đất, “ Hòn đất” là hòn ngọc thật thỏa đáng, đúng như Hoài Thanh- Nhà phê bình văn học đã nhận định: “…Một chân lý nói lên chân lý lớn nhất, đáng phấn khởi nhất của thời đại và nói lên bằng một câu truyện hấp dẫn, bằng những hình ảnh tuyệt đẹp khó quên, khiến cho hang vạn chục người đang quần nhau với giặc mà vẫn đọc say sưa, nhiều chỗ cảm động đến rơi nước mắt và đọc xong thấy thêm lòng tin thêm sức mạnh để tiến lên tiêu diệt quân thù, một quyển sách như thế chưa phải là có giá trị văn học cao thì thế nào mới là giá trị văn học cao?”
Đọc Hòn Đất, chúng ta cảm thấy thích thú hơn cả vẫn là những sự việc xảy ra y như trong cuộc sống thực. Những cảnh, những người qua diễn biến của nó đã lôi cuốn người đọc từ phần này sang phần khác. Phải nói không chương nào là không có những đoạn văn hay, như những cụm hoa tươi, như những bong mát in trên đường dài; chính vì vậy mà Hòn Đất rất xứng đáng để cho chúng ta học tập và nghiên cứu.
Nguyễn Quang Sáng
1. Là nhà văn Nam Bộ rất am hiểu và gắn bó với mảnh đất quê hương ông, ông chủ yếu và chỉ viết về cuộc sống và con người Nam Bộ trong chiến tranh và sau hòa bình.
2. Truyện của ông có cốt truyện hấp dẫn, xoay quanh những tình huống khá bất ngờ nhưng tự nhiên và hợp lý.
3. Nghệ thuật kể chuyện, dẫn truyện của tác giả thường thỏa mái tự nhiên với giọng thân mật dân dã.
4. Ngôn ngữ trong truyện gần với khẩu ngữ và đậm màu sắc Nam Bộ.
5. Ngòi bút miêu tả tâm lý- đặc biệt là tâm lý trẻ em- tinh tế chính xác, thể hiện sự nhạy cảm và tấm lòng yêu thương, trân trọng của nhà văn với con người và tình người.
Ví dụ: Trong truyện “ Chiếc lược ngà” tác giả đã sử dụng nghệ thuật trần thuật là một trong những điểm tạo nên sức hấp dẫn của truyện nói chung và khá nhiều truyện của ông nói riêng. Ông xây dựng được một cốt truyện khá chặt chẽ, có những bất ngờ nhưng hợp lý: bé Thu không nhận ra cha khi ông Sáu về thăm nhà, rồi lại biểu lộ những tình cảm thật nồng nhiệt, đầy xúc động với người cha trước lúc chia tay. Sự bất ngờ càng gây đựơc hứng thú cho người đọc khi hiểu được tính hợp lý của các sự việc, hành động bề ngoài có vẻ mâu thuẫn. ở phần sau của truyện tác giả còn tạo them một bất ngờ nữa đó là cuộc gặp gỡ tình cờ của nhân vật người kể chuyện với Thu, bấy giờ đã thành một cô giao liên dũng cảm, trong một lần ông cùng đoàn cán bộ đi theo đường dây giao lien, vượt qua một quãng nguy hiểm ở Đồng Tháp Mười.
Một yếu tố nghệ thuật nữa góp phần tạo nên thành công của truyện ngắn là việc lựa chọn nhân vật kể chuyện thích hợp. Người kể chuyện trong vai một người bạn thân thiết của ông Sáu, không chỉ là người chứng kiến khách quan và kể lại mà còn bày tỏ sự đồng cảm, chia sẻ với các nhân vật. Đồng thời qua những ý nghĩ, cảm xúc của các nhân vật kể chuyện, các chi tiết, sự việc và nhân vật khác trong truyện bộc lộ rõ hơn, ý nghĩa tư tưởng của truyện them sức thuyết phục.
Truyện được trần thuật theo lời của người bạn ông Sáu, người đã chứng kiến những cảnh ngộ éo le của cha con ông. Cảnh ngộ ấy đã gợi lên bao nhiêu xúc động ở nhân vật kể chuyện: “Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba” mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra tự đáy long nó”. Lòng chắc ẩn sự thấu hiểu những hi sinh mà bạn mình phải chịu đựng khiến cho ông “bỗng thấy khó thở như có bàn tay nắm lấy trái tim”
Chọn nhân vật kể chuyện như vậy khiến cho câu chuyện trở nên đáng tin cậy. Người kể chuyện lại hoàn toàn chủ động điều khiển nhịp kể theo trạng thái cảm xúc của mình, chủ động xen vào những ý kiến bình luận, suy nghĩ để xét, bình luận của người kể chuyện. Ví dụ: “ Trong cuộc đời kháng chiến của tôi, tôi chứng kiến không biết bao nhiêu cuộc chia tay, nhưng chưa bao giờ tôi bị xúc động như lần ấy”, “ Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh”.
Nguyễn Thi
Các sáng tác của Nguyễn Thi có một chủ đề bao quát giống như các nhà văn thời bấy giờ. Nhưng cái riêng của Nguyễn Thi là đã tái hiện một loại hình ảnh thuộc nhiều lớp người xuất hiện và lớn lên trong cuộc chiến tranh chống Mĩ và tay sai ở miền Nam, tác giả đã dựa vào những nguyên mẫu có thật ở ngoài đời.
+) Đó là những em bé lớn lên trong không khí căm thù giặc
+) Đó là những thanh niên lớn lên trong cuộc kháng chiến
+) Đó là những phụ nữ yêu nước gắn bó với cách mạng không đội trời chung với kẻ thù.
truyện và ký Nguyễn Thi cũng là một trong những thành tựu xuất sắc của nền văn học Cách mạng miền Nam. Trong đó, đặc biệt phải kể đến các tác phẩm: Chuyện xóm tôi (1964), Mùa xuân (1964), Những đứa con trong gia đình (1966)
Qua những tác phẩm của ông, người đọc dễ dàng nhận thấy ở Nguyễn Thi có sự kết hợp hài hoà giữa sống – chiến đấu – sáng tác. Ông đã tạo được sự hài hoà giữa chiều sâu của hiện thực với tầm cao của lý tưởng và thẩm mỹ. Nguyễn Thi đã hình thành được một phong cách nghệ thuật độc đáo: phong cách dân gian giàu tính hiện đại, sắc sảo mà vẫn rất trữ tình; nhân vật được trình bày trong những mối quan hệ phức tạp và trong sự vận động, phát triển; chi tiết chọn lọc hàm chứa chiều sâu triết lý; lối kể chuyện tự nhiên như chính cuộc sống vậy.
Bằng lao động nghệ thuật quên mình, trang viết Nguyễn Thi đã thể hiện được sức sống mãnh liệt, sức quật khởi phi thường của con người Việt Nam trước những thử thách sống còn của lịch sử; làm dấy lên niềm tin và lòng tự hào dân tộc, củng cố nhận thức, khẳng định tư thế chính nghĩa trong chiến đấu.
Nhà văn Nguyễn Thi tuy viết không nhiều, nhưng cuộc đời với sức vươn lên bằng sự khổ luyện và những tác phẩm của ông đã góp phần làm phong phú, rạng rỡ diện mạo văn học Việt Nam thời kỳ chống Mỹ, đồng thời đóng góp vào công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Minh Ly
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)