Nguyễn Thị Hồng Quyên (Văn Sử K41)
Chia sẻ bởi Hoàng Thị Mỹ Hạnh |
Ngày 27/04/2019 |
45
Chia sẻ tài liệu: Nguyễn Thị Hồng Quyên (Văn Sử K41) thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
TRU?NG D?I H?C SU PH?M
KHOA DTGV - THCS
TÌM HIỂU CÔNG CUỘC XÂY DỰNG HẬU PHƯƠNG TRONG CHIẾN ĐẤU CHỐNG CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH CỤC BỘ”
CỦA ĐẾ QUỐC MỸ (1965 – 1968)
Thỏi Nguyờn, 05 - 2009
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
SINH VIÊN THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ HỒNG QUYÊN
Giáo viên hướng dẫn: Th.s Hoàng Thị Mỹ Hạnh
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
KẾT CẤU
CỦA ĐỀ TÀI
1. Lý do chọn đề tài
Hậu phương là nhân tố thường xuyên, quyết định đến thắng lợi của cuộc chiến tranh.
Đó là vấn đề cấp thiết không chỉ có ý nghĩa khoa học mà còn có giá trị thực tiễn đối với việc phát huy sức mạnh của toàn dân, trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.
Khi cuộc chiến tranh đã qua đi, đất nước bước vào thời kỳ hoà bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta càng có thời gian nhìn nhận và đánh giá lịch sử một cách chính xác và khách quan hơn.
MỞ ĐẦU
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề hậu phương tiêu biểu như:
Tác phẩm “Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945 - 1975, thắng lợi và bài học” (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000)
Tác phẩm “Miền Nam giữ vững thành đồng, Tập 4” của Giáo sư Trần Văn Giàu (NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1970)
Tác phẩm “Hậu phương lớn, tiền tuyến lớn trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954 - 1975” của Giáo sư, Tiến sĩ Phan Ngọc Liên (NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2005)
Tác phẩm “Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam 1945 - 1975” (NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1997)
Đến nay chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu vấn đề về công cuộc xây dựng hậu phương trong chiến đấu chống “Chiến lược chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ (1965-1968) trên các mặt: chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế... nhưng đây là nguồn tư liệu quý để chúng tôi tiếp tục hoàn thiện vấn đề nghiên cứu
3. Đối tượng, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
3.2. Nhiệm vụ
3.3. Phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
4.1. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgic.
4.2. Nguồn tài liệu
5. Kết cấu đề tài
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề xây dựng hậu phương trong chiến tranh
Chương 2: Công cuộc xây dựng và bảo vệ hậu phương trong chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ (1965 - 1968)
1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề xây dựng hậu phương trong chiến tranh
Khái niệm và nhận định về vấn đề xây dựng hậu phương
Theo “Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông” do Giáo sư Phan Ngọc Liên (chủ biên): Hậu phương là “vùng giải phóng trong nước có nhiệm vụ kết hợp chặt chẽ với mặt trận làm cơ sở để cung cấp sức mạnh vật chất - quân sự, cổ vũ tinh thần - chính trị cho cuộc chiến đấu” [16.212]
Những nhận định của Mác - Lênin và các Nhà nghiên cứu sử học. Nhận định của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước về vấn đề xây dựng hậu phương trong đường lối chiến tranh nhân dân
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ XÂY DỰNG
HẬU PHƯƠNG TRONG CHIẾN TRANH
NỘI DUNG
1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề xây dựng hậu phương trong chiến tranh
1.2.1. Công cuộc xây dựng hậu phương trước kháng chiến toàn quốc (tháng 9/1945 - tháng 12/1946)
1.2.2. Công cuộc xây dựng hậu phương trong kháng chiến
Hậu phương chiến tranh nhân dân phải được củng cố, xây dựng toàn diện trên tất cả các mặt: Chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế...
Về chính trị:
Có thể nói xây dựng hậu phương về chính trị là kết quả tổng hợp của các lĩnh vực công tác lớn của Đảng trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, giáo dục, y tế... Đó là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta quan tâm hơn bao giờ hết
Kinh tế
- Nông nghiệp
- Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
- Thương nghiệp
Về văn hoá, giáo dục, y tế...
Có những bước phát triển mạnh mẽ góp phần đắc lực vào sự nghiệp kháng chiến.
Như vậy, công cuộc xây dựng và củng cố hậu phương kháng chiến trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế... đã góp phần cung cấp sức người sức của, nhân tài vật lực phục vụ đắc lực cho tiền tuyến chiến đấu và chiến thắng. Hậu phương kháng chiến vững mạnh còn thể hiện tài năng lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, đồng thời là kết tinh của lòng yêu nước, trí thông minh, sức mạnh đoàn kết của toàn quân, toàn dân ta - đó là sức mạnh vô địch đánh bại mọi kẻ thù xâm lược.
2.1. Miền Bắc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của Mĩ, tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội và làm tròn nghĩa vụ hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn miền Nam (1965 - 1968)
2.1.1. Miền Bắc chiến đấu chống “Chiến tranh phá hoại” lần thứ nhất của Mĩ
2.1.2. Miền Bắc tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội và làm tròn nghĩa vụ hậu phương lớn (1965 - 1968)
Chương 2:
CUỘC XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ HẬU PHƯƠNG TRONG CHIẾN ĐẤU
CHỐNG CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH CỤC BỘ” CỦA ĐẾ QUỐC MĨ (1965 – 1968)
2.1.2.1. Về chính trị
Nhờ tiến hành công tác giáo dục chính trị cho nhân dân có hiệu quả, Đảng và Nhà nước ta đã xây dựng và củng cố được hệ thống chính trị vững mạnh trong xã hội miền Bắc.
2.1.2.2. Về kinh tế
Nông nghiệp:
Với khẩu hiệu “Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” “Tất cả cho tiền tuyến” “Tất cả vì miền Nam ruột thịt ” miền Bắc quyết tâm hoàn thành sứ mệnh hậu phương lớn của mình. Ngành nông nghiệp đã đạt được những thành tựu đáng kể
Về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp
Trong công nghiệp, sản xuất căn bản được giữ vững. Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp đã tạo điều kiện cho ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển mạnh theo phương châm “Tích cực bảo vệ và duy trì sản xuất”.
Trên cơ sở các ngành nông nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp phát triển mà các ngành kinh tế khác như thương nghiệp, tài chính, ngân hàng, giao thông vận tải... cũng được tạo đà phát triển. Qua đó đảm bảo cuộc sống, chiến đấu cho nhân dân miền Bắc và chi viện cho chiến trường miền Nam.
2.1.2.3. Về văn hoá, giáo dục, y tế.
Ngành văn hoá, văn nghệ thời kỳ này hoạt động sôi nổi phục vụ đắc lực cho sự nghiệp kháng chiến chống Mĩ, đáp ứng nhu cầu tinh thần, văn hoá của cán bộ và dân ta.
Miền Bắc - hậu phương không những đứng vững trước thử thách ác liệt mà còn vươn lên đáp ứng mọi yêu cầu của cuộc kháng chiến.
2.1.3. Hậu phương lớn miền Bắc chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ (1965 - 1968)
Thắng lợi to lớn của quân dân miền Nam trong chiến đấu, chiến thắng chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ (1965 - 1968) không thể không nhắc tới hậu phương miền Bắc. Miền Bắc đã dốc vào chiến tranh cứu nước và giữ nước toàn bộ sức mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa và làm tròn một cách xuất sắc nghĩa vụ hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn miền Nam.
2.2. Công cuộc xây dựng và củng cố hậu phương ở miền Nam, trực tiếp chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ”của đế quốc Mĩ ( 1965 - 1968)
2.2.1. Khái quát về chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ và chủ trương của Đảng ta trong giai đoạn mới
2.2.2. Công cuộc xây dựng và củng cố hậu phương ở miền Nam trực tiếp chống “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mĩ (1965 - 1968)
Về kinh tế
Trong điều kiện cuộc chiến tranh diễn ra ác liệt, Mĩ - Ngụy luôn tìm cách phá hoại kinh tế, phá hoại vùng giải phóng và ngăn chặn sự chi viện của hậu phương miền Bắc, thì việc duy trì và đẩy mạnh sản xuất, xây dựng vùng kinh tế miền Nam là cuộc chiến tranh quyết liệt.
* Nông nghiệp
Cùng với việc thực hiện các chính sách khuyến khích sản xuất, các cấp Uỷ đảng và chính quyền cách mạng đã lãnh đạo và tổ chức nhân dân bám đất, giữ làng, đấu tranh chống địch lấn chiếm và chống địch phá hoại kinh tế.
Nhờ vào những chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp của Đảng và Mặt trận, cùng với tinh thần lạc quan, chăm chỉ cần cù, vừa anh hùng trong kháng chiến, vừa anh dũng trong lao động nhân dân ta đã góp phần làm cho bộ mặt đời sống kinh tế vùng giải phóng được cải thiện.
* Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các ngành khác
Nhờ có sự phát triển của các ngành nông nghiệp và sản xuất mà công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp cũng có những bước chuyển biến mạnh mẽ.
Về chính trị
Xây dựng hậu phương vững mạnh về chính trị còn là kết quả tổng hợp của các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá... Thắng lợi của công cuộc xây dựng hậu phương về chính trị còn là kết quả của tinh thần chiến đấu ngoan cường dũng cảm, thông minh sáng tạo, dám xả thân vì nước của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên khắp chiến trường. Điều đó đã tạo nên sức mạnh áp đảo kẻ thù để giành thắng lợi về mình.
Về văn hoá, giáo dục, y tế
Sự nghiệp văn hoá giáo dục, y tế... được Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam quan tâm và chú trọng hơn bao giờ hết.
Thắng lợi có ý nghĩa to lớn của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (30 và 31/1/1968) đã khẳng định vị trí to lớn của công cuộc xây dựng và củng cố hậu phương trong chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của quân và dân ta. Đó là một hậu phương được tổ chức chặt chẽ theo một đường lối đúng đắn, sáng tạo và bằng những biện pháp có hiệu quả. Vì thế trong những năm (1965 - 1968) ta càng đánh càng mạnh và càng thắng lớn, hậu phương kháng chiến của ta được củng cố, xây dựng và bảo vệ ngày càng vững chắc, toàn diện. Nó góp phần to lớn quyết định vào thắng lợi chung của toàn dân tộc.
KẾT LUẬN
Xuất phát từ hoàn cảnh thực tiễn đất nước, tiếp thu lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về nghệ thuật quân sự và chiến tranh cách mạng, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí minh hết sức coi trọng công cuộc xây dựng và củng cố hậu phương trong kháng chiến.
Dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh quân dân miền Bắc kiên cường, hăng hái thi đua vừa chiến đấu vừa sản xuất làm tròn nghĩa vụ hậu phương lớn, góp phần cùng quân dân miền Nam làm phá sản hoàn toàn chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
Hậu phương miền Nam có vai trò quyết định lớn tới thắng lợi trên chiến trường. Đảng và Mặt trận giải phóng không ngừng củng cố và xây dựng hậu phương tại chỗ ngày càng vững mạnh, toàn diện.
Đảng ta còn hết sức quan tâm phát triển về kinh tế kháng chiến xây dựng một nền kinh tế vững mạnh, cân đối.
Củng cố và xây dựng hậu phương trên các mặt giáo dục, văn hoá, y tế... cũng được Đảng ta hết sức chăm lo coi trọng. Nó góp phần nâng cao dân trí, nâng cao sức khoẻ, đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân. Một hậu phương có nền văn hoá tiên tiến, lành mạnh, văn minh cũng chính là yếu tố làm cho hậu phương ngày càng vững mạnh.
Như vậy, vai trò của hậu phương là vô cùng quan trọng không chỉ trong kháng chiến mà còn có ý nghĩa trong sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay.
Em xin chân thành cảm ơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng Thị Mỹ Hạnh
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)