NGUYÊN TẮC RA ĐỀ KIỂM TRA, ĐỀ THI DẠNG TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Chia sẻ bởi Trần Văn Cơ |
Ngày 02/05/2019 |
56
Chia sẻ tài liệu: NGUYÊN TẮC RA ĐỀ KIỂM TRA, ĐỀ THI DẠNG TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
NHỮNG CÂU HỎI CẦN KIỂM TRA ĐỐI VỚI
ĐỀ KIỂM TRA DẠNG TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Sau khi ra soạn thảo xong một đề thi (hoặc đề kiểm tra) trắc nghiệm khách quan, chúng ta cần kiểm tra lại xem đề thi đã ra có gì sai sót hay không. Các bạn nghiên cứu thêm 11 câu hỏi sau đây đối với các câu trắc nghiệm trong các đề kiểm tra mà bạn đã biên soạn. Nếu câu trả lời là “KHÔNG” đối với một hoặc nhiều câu hỏi, hãy xem xét lại đề kiểm tra. 1. Đề kiểm tra có đánh giá những nội dung quan trọng của mục tiêu chương trình giảng dạy? 2. Câu hỏi có phù hợp với tiêu chí đề kiểm tra về phương diện yêu cầu thực hiện, nội dung cần nhấn mạnh và số điểm cho từng câu hỏi hay không? 3. Đề kiểm tra có đưa ra những câu hỏi trực tiếp hay đặt ra các vấn đề cụ thể? 4. Các câu hỏi được đưa ra có dựa trên các lời diễn giải hơn là chỉ đơn thuần trích dẫn các từ ngữ/câu trong sách Giáo khoa hay không? 5. Cách diễn đạt và cấu trúc của câu hỏi có đơn giản dễ hiểu hay không? 6. Câu trả lời sai trong các lựa chọn có được diễn đạt hợp lý để ngay cả học sinh trung bình cũng không nhận thấy lựa chọn này vô lý rõ ràng hay không? 7. Mỗi lựa chọn sai dựa trên lỗi thông thường học sinh hay mắc phải hoặc dựa trên nhận thức/quan niệm sai? 8. Lựa chọn đúng của một câu hỏi có độc lập với lựa chọn đúng của các câu hỏi khác hay không? 9. Tất cả các lựa chọn có đồng nhất và phù hợp với nội dung của câu hỏi hay không? 10. Có tránh đưa ra phương án “Tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc “tất cả các đáp án đều sai” hay không? 11. Trong các phương án lựa chọn, chỉ có một đáp án đúng hoặc chính xác nhất? * Source: Adapted from Teacher’s Fuide to Better Classroom Testing: A Judgmental Approach (p.35) by A. J. Nitko and T-C Hsu, 1987. Pittsburgh. PA: Institute for Practice and Research in Education. School of Education. University of Pittsburgh. * Nội dung trên được Giáo sư A. J. Nitko trình bày tại một Hội nghị tại Cữa Lò – Nghệ An, năm 2006, trong khuôn khổ hoạt động của Dự án Phát triển Giáo dục THCS II.
ĐỀ KIỂM TRA DẠNG TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN
Sau khi ra soạn thảo xong một đề thi (hoặc đề kiểm tra) trắc nghiệm khách quan, chúng ta cần kiểm tra lại xem đề thi đã ra có gì sai sót hay không. Các bạn nghiên cứu thêm 11 câu hỏi sau đây đối với các câu trắc nghiệm trong các đề kiểm tra mà bạn đã biên soạn. Nếu câu trả lời là “KHÔNG” đối với một hoặc nhiều câu hỏi, hãy xem xét lại đề kiểm tra. 1. Đề kiểm tra có đánh giá những nội dung quan trọng của mục tiêu chương trình giảng dạy? 2. Câu hỏi có phù hợp với tiêu chí đề kiểm tra về phương diện yêu cầu thực hiện, nội dung cần nhấn mạnh và số điểm cho từng câu hỏi hay không? 3. Đề kiểm tra có đưa ra những câu hỏi trực tiếp hay đặt ra các vấn đề cụ thể? 4. Các câu hỏi được đưa ra có dựa trên các lời diễn giải hơn là chỉ đơn thuần trích dẫn các từ ngữ/câu trong sách Giáo khoa hay không? 5. Cách diễn đạt và cấu trúc của câu hỏi có đơn giản dễ hiểu hay không? 6. Câu trả lời sai trong các lựa chọn có được diễn đạt hợp lý để ngay cả học sinh trung bình cũng không nhận thấy lựa chọn này vô lý rõ ràng hay không? 7. Mỗi lựa chọn sai dựa trên lỗi thông thường học sinh hay mắc phải hoặc dựa trên nhận thức/quan niệm sai? 8. Lựa chọn đúng của một câu hỏi có độc lập với lựa chọn đúng của các câu hỏi khác hay không? 9. Tất cả các lựa chọn có đồng nhất và phù hợp với nội dung của câu hỏi hay không? 10. Có tránh đưa ra phương án “Tất cả các đáp án trên đều đúng” hoặc “tất cả các đáp án đều sai” hay không? 11. Trong các phương án lựa chọn, chỉ có một đáp án đúng hoặc chính xác nhất? * Source: Adapted from Teacher’s Fuide to Better Classroom Testing: A Judgmental Approach (p.35) by A. J. Nitko and T-C Hsu, 1987. Pittsburgh. PA: Institute for Practice and Research in Education. School of Education. University of Pittsburgh. * Nội dung trên được Giáo sư A. J. Nitko trình bày tại một Hội nghị tại Cữa Lò – Nghệ An, năm 2006, trong khuôn khổ hoạt động của Dự án Phát triển Giáo dục THCS II.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Văn Cơ
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)