Nguyên tắc dạy học

Chia sẻ bởi Ánh Nguyến Hyunie | Ngày 27/04/2019 | 239

Chia sẻ tài liệu: Nguyên tắc dạy học thuộc Giáo dục tiểu học

Nội dung tài liệu:



































Danh sách thành viên trong nhóm:
Nguyễn Ngọc Ánh
Lê Thúy Hằng
Phạm Thi Thanh Tuyền
Phạm Thị Kim Khánh
Trịnh Hoàng Lan Phương
Nguyễn Huỳnh Như
Nguyễn Thị Thủy









CHUYÊN ĐỀ 2: CÁC NGUYÊN TẮC DẠY HỌC (7, 8, 9). MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC NGUYÊN TẮC DẠY HỌC.

MỞ ĐẦU:
Kiểm tra bài cũ
Câu 1: Điền vào chỗ trống:
Nguyên tắc dạy học là …….. xác định những yêu cầu cơ bản, có tính chất xuất phát để chỉ đạo việc xác định và lựa chọn nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phù hợp với ……. giáo dục, với …… dạy học và với những tính quy luật của quá trình dạy học.
Hệ thống, mục đích, nhiệm vụ
Cơ sở, nhiệm vụ, mục đích
Hệ thống, nhiệm vụ, mục đích
Cơ sở, mục đích, nhiệm vụ
Đáp án: A
Câu 2: Nguyên tắc nào đã được J.A Comenski (1592 – 1670) lần đầu tiên đề ra và được gọi là nguyên tắc vàng ngọc?
Nguyên tắc thứ hai
Nguyên tắc thứ ba
Nguyên tắc thứ tư
Nguyên tắc thứ năm
Đáp án: D
Câu 3: Cho một ví dụ ứng với nguyên tắc thứ 2: Đảm bảo sự thống nhất giữa lí luận và thực tiễn, học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với đời sống, với những nhiệm vụ phát triển của đất nước?

BÀI MỚI
II. Nguyên tắc dạy học
Khái niệm về nguyên tắc dạy học
Hệ thống các nguyên tắc dạy học
Nguyên tắc thứ bảy: Đảm bảo tính vừa sức và chú ý tới những đặc điểm lứa tuổi, đặc điểm cá biệt và tính tập thể của việc dạy học.






Nguyên tắc thứ tám: Đảm bảo tính cảm xúc tích cực của dạy học.
Mục tiêu của nguyên tắc:
* Kiến thức: - Trình bày nội dung và ý nghĩa của nguyên tắc dạy học đảm bảo tính cảm xúc tích cực của dạy học. - Trình bày cơ sở khoa học của việc đề xuất nguyên tắc trên. - Trình bày các biện pháp đảm bảo nguyên tắc trong quá trình dạy học.
* Kỹ năng: - Vận dụng nguyên tắc trên trong quá trình dạy học. - Giải quyết các tình huống dạy học trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc. * Thái độ: - Tích cực tham gia vào bài học. - Nghiêm túc quán triệt nguyên tắc trên trong quá trình dạy học.
Câu trúc của nguyên tắc:
1. Nội dung nguyên tắc đảm bảo tính cảm xúc tích cực của dạy học.
2. Cơ sở khoa học của việc đề xuất nguyên tắc.
3. Biện pháp đảm bảo thực hiện nguyên tắc.

1. Nội dung của nguyên tắc đảm bảo tính cảm xúc tích cực của dạy học:
- Nguyên tắc đòi hỏi trong quá trình dạy học phải gây cho người học sự hấpdẫn, hứng thú, lòng ham hiểu biết và có tác động mạnh mẽ đến tình cảm của họ.


//

- Như vậy, tình cảm có vai trò quan trọng đối với hoạt động của con người. Tình cảm có tác dụng thôi thúc con người hành động, thậm chí đến mức xả thân mình cho sự nghiệp, những tấm gương của các nhà khoa học trước đây cũng như hiện nay đã khẳng định điều đó. Thực tế cũng đã chứng minh, công việc hấp dẫn thì sẽ được thực hiện nhanh chóng và có hiệu quả, lại ít tốn sức. Nếu ngược lại thì không những không động viên được sức lực mà còn khiến cho chủ thể bị ức chế và công việc không đạt hiệu quả cao. Học tập của học sinh cũng hoàn toàn như vậy. V. I. Lê nin cũng đã khẳng định nếu thiếu tình cảm con người thì không bao giờ có sự tìm tới chân lý. Về vấn đề này, Paxcan cũng đã nói: “ Ta hiểu được chân lý chẳng phải chỉ nhờ bộ óc mà còn nhờ con tim nữa”.
Ví dụ: Nhờ đâu mà các nhà khoa học lại có thể phát minh, tìm tòi ra những điều mới mẻ như thế?
Đó không hẳn phải nhờ bộ óc thiên tài của họ, mà chính nhờ sự đam mê, lòng thôi thúc, sự hăng say với công việc mà khiên họ ngày đêm miệt mài, quên ăn quên ngủ để làm việc nghiên cứu. Như Newton mất gần mười chín năm để nghiên cứu ra định luật vạn vật hấp dẫn, còn Darwin bắt đầu thực sự nghiên cứu từ năm 1831 mãi đến năm 1859 cho ra quyển sách “ Nguồn gốc muôn loài” nói về sự tiến hóa của vạn vật, để cho ra được cuốn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ánh Nguyến Hyunie
Dung lượng: | Lượt tài: 4
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)