Nguyên phân, giảm phân

Chia sẻ bởi Phan Hồ Anh Phương | Ngày 24/10/2018 | 68

Chia sẻ tài liệu: nguyên phân, giảm phân thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:












TÌM HIỂU VỀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN VÀ QUÁ TRÌNH GIẢM PHÂN
I. Chu kỳ tế bào.
II. Quá trình nguyên phân.
1. Kỳ đầu ( prophase)
2. Kỳ giữa ( metaphase)
3. Kỳ sau (anaphase)
4. Kỳ cuối ( telophase)

CÁC THÀNH PHẦN THAM GIA
Trung tử 2. Màng nhân
3. Tơ vô sắc 4. Nhiễm sắc thể
1
2
3
4
5
1

2
3

4
1.Tiền kỳ
- NST dày hơn và co ngắn cho đến khi nó chỉ dài khoảng 2-5 micromet.
- Cuối kì này, nhân trở nên mờ nhạt và biến mất.
- Kì đầu này cũng có những điểm đặc trưng với quá trình tạo ống siêu vi, sắp xếp chúng thành một cấu trúc mà ta vẫn gọi là thoi phân bào.
- Có quá trình tạo các vi ống tubilin, các vi ống sắp xếp quanh các trung tử tạo thành một cấu trúc gọi là thoi phân bào.
- Có hai loại vi ống là vi ống cực và vi ống tâm động.
2.Trung kỳ:
- Tâm động của mỗi NST đôi gắn với thoi vô sắc và xếp ở mặt phẳng xích đạo của tế bào.
- Số NST tăng lên.
3. Hậu kỳ
- Hai nhiễm sắc thể đơn moi tách nhau chuyển động mỗi cái về một cực tế bào.
- Các sợi vô sắc co ngắn lại kéo các nhiễm sắc thể.
- Sự phân chia tế bào chất thường bắt đầu ở kì này.
5. Kỳ cuối hay mạt kì

- Pha này bắt đầu bởi sự dừng di chuyển của NST.
- Các NST đạt đến các cực, màng nhân và hạch nhân lại hình thành, sự chia tế bào chất thực hiện xong, các NST dài ra, mảnh dần và trở nên mờ nhạt.
- Thoi bị giảm sự trùng hợp và biến mất.
- Nhân mới dần dần xuất hiện khi gen riboxome trở nên hoạt động và tạo ra cấu trúc siêu phân tử riboxome.

Sự phân chia tế bào chất ( Cytokinesis):
- Sự phân chia tế bào chất ở thực vật giống với động vật nhưng chi tiết khác nhau.
+ Ở tế bào động vật, sự chia tế bào chất bắt đầu bằng nếp nhăn phân cách bao vòng tế bào và mọc sâu dần đến khi chia tế bào thành hai.
+ Ở thực vật, tấm tế bào hình thành ở trung tâm tế bào chất và lan rộng dần xuyên qua tế bào và kéo dài thành một vách cứng trên tất cả các phía.Vách tế bào bắt đầu xuất hiện trong tấm tế bào.


SỰ PHÂN CHIA TẾ BÀO CHẤT CỦA QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN Ở TẾ BÀO THỰC VẬT
Ý NGHĨA CỦA QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN
Quá trình lớn lên của cơ thể và sự ổn định của bộ NST trong quá trình này là nhờ
nguyên phân.
- Các phương pháp giâm chiết, ghép cành, nuôi cấy mô và tế bào thực vật đều dựa trên cơ sở nguyên phân.


Quá trình nguyên phân của tế bào động vật trên kính hiển vi điện tử
III. QUÁ TRÌNH GIẢM PHÂN
1. Kỳ đầu I ( prophase I).
2. Kỳ giữa I ( metaphase I).
3. Kỳ sau I ( anaphase I).
4. Kỳ cuối I ( telophase I).
5. Kỳ đầu II ( prophase II).
6. Kỳ giữa II ( metaphase II).
7. Kỳ sau II ( anaphase II).
8. Kỳ cuối II ( telophase II).
Giảm phân là quá trình phân bào chuyên biệt trong đó số lượng NST giảm đi một nửa, nhưng đủ bộ n, xảy ra ở tế bào sinh dục.
Phân bào giảm nhiễm xảy ra trong sự hình thành các tế bào sinh sản: giao tử ở động vật hoặc ở một số tảo và nấm; bào tử ở thực vbật, một số loài tảo và nấm khác. Ở thực vật có hạt, phân bào giảm nhiễm chỉ xảy ra ở nhị và bầu nhụy.
Kỳ đầu 1
- Các sự kiện xảy ra giống kì trước của phân bào nguyên nhiễm.
- Có thêm những tác động đặc biệt khác của NST xảy ra đáng chú ý ở tiền kì I tương phản với phân chia nguyên nhiễm vì kỳ đầu I được chia thành 5 giai đoạn:
+ Leptotene: NST dày lên,trở nên phân biệt rõ ràng.
+ Zygotene: mỗi NST của một cặp có NST tương đồng của bộ khác, cặp này là tiếp hợp.

+ pachytene: NST tiếp tục dày lên và trở nên ngắn hơn. Sự tiếp hợp bao gồm sự trao đổi chéo.
+ diplotene: NST tương đồng bắt đầu tách khỏi cặp khác, nhưng vẫn được giữ với nhau ở cặp tâm động và chúng bắt chéo với nhau tại những điểm chiasmata.
+ diakinesis: là giai đoạn cuối cùng. Những NST tương đồng trở nên duỗi xoắn và được kết cặp tại tâm động.
Tiền kì I là giai đoạn phức tạp nhất của phân chia giảm phân, nhưng giai đoạn còn lại là đơn giản và hoàn toàn giống với phân bào nguyên nhiễm.
2. Kỳ giữa 1:
Hai NST của một cặp NST tương đồng gắn với cùng một sợi thoi vô sắc trên mặt phẳng xích đạo cảu tế bào. Các tâm động không tách ra.
3. Kỳ sau 1:
Hai NST tách đôi của mỗi cặp tiếp hợ chuyển động về hai đối cực.
Tâm động không phân chia và mỗi NST tiếp tục bao gồm 2 NST.
4. Kỳ cuối 1:
Hai nhân mới được hình thành, mỗi cái với nửa bộ NST (n) có ở tế bào mẹ. Các nhân con với số lượng NST bằng nhau, nhưng không tương tự nhau.
5. Kỳ đầu 2
6. Kỳ giữa 2
7. Kỳ sau 2
8. Kỳ cuối 2

Ý NGHĨA CỦA QUÁ TRÌNH GIẢM PHÂN

- Nhờ giảm phân mà giao tử tạo thành là đơn bội, qua thụ tinh sẽ tạo thành hợp tử lưỡng bội.
- Giảm phân góp phần duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài sinh sản hữu tính.

- Sự kết hợp và trao đổi chéo của các cặp nhiễm sắc thể tương đồng đã taọ nhiều loại giao tử khác nhau, từ đó tạo các hợp tử khác nhau. Là cơ sở tế bào học giải thích sự đa dạng về kiểu gen, kiểu hình của các sinh vật sinh sản hữu tính.

- Tạo biến dị là nguồn nguyên liệu quan trọng cho quá trình tiến hoá và chọn giống.
- Dùng phương pháp lai hữu tính tạo biến dị tổ hợp cho công tác chọn giống.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Hồ Anh Phương
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)