Nguyên nhân mất nước của triều Nguyễn

Chia sẻ bởi Nguyễn Ngọc Hòa | Ngày 26/04/2019 | 69

Chia sẻ tài liệu: Nguyên nhân mất nước của triều Nguyễn thuộc Lịch sử

Nội dung tài liệu:

Sự đánh giá triều Nguyễn đã diễn ra từ giữa thế kỉ XIX, ngay lúc triều đình này suy yếu, với những nhân vật đương thời như: Cao Bá Quát, Đoàn Trưng, Nguyễn Trường Tộ, Phan Thanh Giản, Trần Tiễn Thành, Phạm Phú Thứ, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh v.v…, hoặc là toàn diện, hoặc là trên một vài phương diện. Chỉ giới hạn trong giai đoạn từ thế kỉ XX cho đến nay, tựu trong có hai xu hướng: - Hoặc là chối bỏ sạch trơn những thành tựu và đóng góp của triều Nguyễn, quy Gia Long là cõng rắn cắn gà nhà, là bán nước, các vua khác là chuyên chế, bảo thủ, lạc hậu, bất lực…mà người đọc thường thấy trong sách báo cho đến năm 1985. - Hoặc là ca ngợi, nhìn thấy sự cống hiến trên nhiều lãnh vực của các vua Nguyễn trên sách báo từ 1985 trở lại đây. Hai xu hướng đó đã rơi vào cực đoan, có thể vì nhiều lí do, nhưng cái chính là chưa phân lập nhiều yếu tố khi đánh giá triều Nguyễn. Theo thiển kiến, để có thể bình giá với tiệm cận sự thực lịch sử, cần phân lập mấy yếu tố: - Tư cách đạo đức của giới cầm quyền. - Năng lực hành động, quản lý nhà nước trong tình huống bình thường - Năng lực hành động, quản lý nhà nước trong tình huống thử thách. Về yếu tố 1, ít nhiều dư luận có chỉ trích về tính bội ơn của Gia Long: quên ơn công thần như vụ Nguyễn Văn Thành, tính trả thù của Minh Mạng trong vụ xử án Lê Văn Duyệt, Lê Chất khi hai ông này đã chết, tính tàn nhẫn của Tự Đức khi xử vụ âm mưu của anh ruột là Hồng Bảo và các cháu như Ưng Đạo. Tuy thế, phải thừa nhận rằng các vua Nguyễn, đặc biệt là các vua đầu, như Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức đều thấm nhuần các tín điều Nho giáo: kinh thiên, pháp tổ cần chính, ái dân. Đều không phải là hạng vua lười biếng việc nước, hưởng lạc sa đọa, mất tư cách, quên trách nhiệm. Không phải là căn cứ vào lời tự tuyên bố của các vua này, mà có thể thể thấy rõ trong hành động cụ thể của các vua. Về yếu tố 2, vua quan nhà Nguyễn tỏ rõ khả năng cầm quyền trị nước trong diễn tiến hòa bình. Dù nhiều lúc ở nơi này, nơi khác diễn ra phong trào chống đối, nhưng vương triều vẫn có thể vãn hồi trật tự, ổn định đời sống nhân dân. Và nhất là đã chấm dứt được xu hướng phân liệt, phân tranh cát cứ của nhiều lực lượng. Nhìn chung, qua 2 yếu tố này, vua quan nhà Nguyễn đã thể hiện phẩm chất, tư cách, năng lực của giới cầm quyền. Điều đó đã tạo ra một chuyển biến thực sự theo chiều hướng đi lên của đất nước trên các lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chính trị, đem lại một vị thế xứng đáng cho nước Việt Nam vào nữa đầu thế kỉ XIX Thế nhưng, tại sao cũng vào giữa thế kỉ XIX, sau chưa đầy 10 năm lên kế vị của vua Tự Đức, tình hình đất nước lại dễ dàng suy thoái, đưa đến sự thất bại? Điều đó xuất phát từ một tình huống mới: sự xâm lược của thực dân Pháp, tiêu biểu cho một phương thức sản xuất mới, làm bộc lộ những nhược điểm của phương thức sản xuất cũ của Việt Nam và các nước khác trong vùng. Đó là một thử thách quyết liệt, không cân sức. Muốn chế ngự được, giới cầm quyền Việt Nam phải chuyển đổi toàn diện kịp thời, như Nhật Bản thời Minh Trị Thiên Hoàng.  Mong ước đổi mới, mong ước canh tân là điều mà vua Tự Đức, cũng như các quan lớn, đặt biệt là các quan Cơ Mật viện đều trăn trở. Tâm niệm này có thể thấy rõ qua lời phê bình của vua Tự Đức trên các văn bản của triều thần như Trần Tiễn Thành, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Văn Tường v.v…Thế mà mong ước đó, tâm nguyện đó vẫn không thành tựu. Nguyên nhân vì sao? Theo chúng tôi, là do một nguyên nhân căn bản: nguyên nhân tư tưởng. Đó là một nguyên nhân nền tảng tạo ra sự suy yếu của đất nước trong khúc quanh lịch sử đầy thử thách vào giữa thế kỉ XIX. Nguyên nhân này đã tồn tại từ trong gốc rể của triều Nguyễn, kể từ vị vua sáng lập trở đi, hằn sâu trong vương triều Minh Mạng, và đến triều Tự Đức thì bộc lộ rõ trong cuộc đối đầu lịch sử giữa ta và thực dân Pháp. Có thể tạm chia nguyên nhân tư tưởng này( cũng có thể gọi là nguyên nhân tư tưởng – triết học), ra nhiều bình diện, mà đáng kể là: tư tưởng giáo dục, tư tưởng chính trị,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Ngọc Hòa
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)