NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN THỦNG TẦNG OZON

Chia sẻ bởi To Thi Hoa | Ngày 26/04/2019 | 51

Chia sẻ tài liệu: NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN THỦNG TẦNG OZON thuộc Khoa học 5

Nội dung tài liệu:

Nguyên nhân nào dẫn đến thủng tầng Ozon?
Tháng 10 năm 1985, các nhà khoa học Anh phát hiện thấy tầng khí ozon trên không trung Nam cực xuất hiện một "lỗ thủng" rất lớn, bằng diện tích nước Mỹ. Năm 1987, các nhà khoa học Ðức lại phát hiện tầng khí ozon ở vùng trời Bắc cực có hiện tượng mỏng dần, có nghĩa là chẳng bao lâu nữa tầng ozon ở Bắc cực cũng sẽ bị thủng. Tin này nhanh chóng được truyền khắp thế giới và làm chấn động dư luận.
Các nhà khoa học đều cho rằng, nguyên nhân này có liên quan tới việc sản xuất và sử dụng tủ lạnh trên thế giới. Sở dĩ tủ lạnh có thể làm lạnh và bảo quản thực phẩm được lâu là vì trong hệ thống ống dẫn khép kín phía sau tủ lạnh có chứa loại dung dịch freon thể lỏng (thường gọi là "gas"). Nhờ có dung dịch hoá học này tủ lạnh mới làm lạnh được. Dung dịch freon có thể bay hơi thành thể khí. Khi chuyển sang thể khí, freon bốc thẳng lên tầng ozon trong khí quyển Trái đất và phá vỡ kết cầu tầng này, làm giảm nồng độ khí ozon.
Không những tủ lạnh, máy lạnh cần dùng đến freon mà trong dung dịch giặt tẩy, bình cứu hoả cũng sử dụng freon và các chất thuộc dạng freon. Trong quá trình sản xuất và sử dụng các hoá chất đó không tránh khỏi thất thoát một lượng lớn hoát chất dạng freon bốc hơi bay lên phá huỷ tầng ozon. Qua đó chúng ta thấy rằng, tầng zon bị thủng chính là do các chất khí thuộc dạng freon gây ra, các hoá chất đó không tự có trong thiên nhiên mà do con người tạo ra. Rõ ràng, con người là thủ phạm làm thủng tầng ozon, đe doạ sức khoẻ của chính mình,
Sớm ngừng sản xuất và sử dụng các hoá chất dạng freon là biện pháp hữu hiệu nhất để cứu tầng ozon. Nhiều hội thảo quốc tế đã bàn tính các biện pháp khắc phục nguy cơ thủng rộng tầng ozon. 112 nước thuộc khối Cộng đồng Châu Âu (EEC) đã nhất trí đến cuối thế kỷ này sẽ chấm dứt sản xuất và sử dụng các hoá chất thuộc dạng freon. Vì vậy các nhà khoa học đang nghiên cứu sản xuất loại hoá chất khác thay thế các hoá chất ở dạng freon, đồng thời sẽ chuyển giao công nghệ sản xuất cho các nước đang phát triển. Có như vậy, việc ngừng sản xuất freon mới trở thành hiện thực. Muốn đạt được yêu cầu thiết thực này, không chỉ riêng một vài nước mà cả thế giới đều phải cố gắng thì mới có thể bảo vệ được tầng ozon của Trái đất.
Vì sao tầng ozon bị thủng
Trên các phương tiện  thông tin đại chúng, mọi  người thường được biết tới  hiện tượng: Bầu khí quyển trên trái đất ngày càng bị ô nhiễm, tầng ozon bị thủng, trái đất đang nóng dần lên.... Vậy tầng ozon bị thủng như thế nào? và nguyên nhân do đâu?... Bài viết sau đây sẽ trả lời câu hỏi này.
Trong khí quyển, ozon (O3) chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (~3. 10-6%) và chủ yếu (90%) được phân bố ở tầng bình lưu (stratosphere) với độ cao trong khoảng từ 15 đến 50 km tính từ mặt đất. Trong tầng bình lưu, oxy phân tử (O2) hấp thụ tia cực tínl (UV) ở dải sóng dài có bước sóng  0,18 - 0,21µm và tách thành hai nguyên tử oxy tự do, các nguyên tử oxy này sẽ kết hợp với oxy phân tử để tạo ra O3. Khí O3 tạo ra cũng hấp thụ năng lượng mặt trời và phân hủy tái tạo ra O2,
O3 hấp thụ năng lượng ở dải sóng λ = 0,20 - 0,32 µm. Việc hấp thụ như vậy ngoài việc sưởi ấm bầu không khí và tạo ra tầng bình lưu còn có tác dụng như một màng lọc tia UV có hại cho các sinh vật trên mặt đất. Để chỉ hiện tượng che chắn này người ta dùng khái niệm "chiếc ô ozon", có điều trong thời gian gần đây, chiếc ô bảo vệ này đang bị hủy hoại dần dần.
Vào đầu thế kỷ XX cho đến những năm 30 người ta vẫn cho rằng, trong chu trình "hình thành - phân hủy" của ozon chỉ có các dẫn suất của oxy (O, O2, O3) tham gia theo các phản ứng quang hóa. Đây là mô hình theo lý thuyết của Chapman.
Những thí nghiệm về động học phản ứng ở thập niên 1960 cho thấy tốc độ của các phản ứng quang hóa phân hủy ozon nhỏ hơn rất nhiều so với ta vẫn nghĩ. Như vậy, vịệc phân hủy ozon không chỉ diễn ra do phản ứng quang hóa mà còn bởi các phản ứng khác nữa. Lúc đầu các nhà khoa học giả thiết gốc tự do OH (do hơi nước trong khí quyển sinh ra) là tác nhân làm phân hủy ozon. Nhưng kết quả thí nghiệm cho thấy, việc phân hủy ozon theo cơ chế
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: To Thi Hoa
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)