Nguyễn Khoa Điềm và bài thơ Đất nước

Chia sẻ bởi Phuong Dung | Ngày 21/10/2018 | 137

Chia sẻ tài liệu: Nguyễn Khoa Điềm và bài thơ Đất nước thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THPT CHUYÊN TRẦN ĐẠI NGHĨA
LỚP : 12A5
NĂM HỌC : 2007-2008
Nguyễn Khoa Điềm
ĐẤT NƯỚC
Thành
Viên
Nhóm
Nguyễn Tấn Cường
Nguyễn Quốc Hòa
Dương Diệu Phương
Hồ Anh Tú
Huỳnh Hoàng Tú
Tạ Ngọc Thanh Thanh
Bùi Thanh Tùng
Mục lục
Tiểu sử nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm
Bài Thơ “Đất nước”
Hoàn cảnh sáng tác-Chủ đề
Bố cục bài thơ
Nghệ thuật chung
Nội dung chung
Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943, tại Thừa Thiên -Huế trong gia đình trí thức cách mạng.
Tốt nghiệp đại học sư phạm năm 1964, ông về miền Nam tham gia kháng chiến chống Mỹ, từng bị địch bắt giam và được giải thoát trong cuộc tổng tiến công 1968.
Ông bắt đầu làm thơ từ thời kì này, là một trong những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ thơ trẻ những năm kháng chiến chống Mĩ.
Sau 1975, ông tiếp tục hoạt động văn nghệ và công tác chính trị. Hiện nay, ông là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương.
Tác phẩm chính: Đất ngoại ô (tập thơ 1972), Mặt đường khát vọng (trường ca, 1974)
Thơ Nguyễn Khoa Điềm giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén, thể hiện tâm tư của người trí thức tham gia tích cực vào cuộc chiến của nhân dân.
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng…
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông …
(Đỗ Trung Quân)
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu
(Nguyễn Đình Thi)
Bài “Đất nước” trích phần đầu chương V của trường ca “Mặt đường khát vọng”- Bản trường ca viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ các thành thị vùng tạm chiếm miền Nam , nhận rõ bộ mặt xâm lược của đế quốc Mĩ, hướng về nhân dân đất nước, ý thức được sứ mệnh của thế hệ mình, đứng dậy xuống đường đấu tranh hòa nhịp với cuộc chiến đấu của toàn dân tộc.
Trường ca Mặt đường khát vọng được hoàn thành ở chiến khu Trị-Thiên năm 1971,in lần đâù năm 1974
CHỦ ĐỀ : Bài thơ nói về cội nguồn đất nước theo chiều dài lịch sử đằng đẵng và không gian địa lý mênh mông. Hình tượng Núi Sông gắn liền với tâm hồn và chí khí của Nhân dân, những con người làm ra Đất nước. Đất nước trường tồn hứa hẹn một ngày mai đẹp tươi và hát ca.
Đoạn 1 : “ Khi ta lớn lên … Làm nên Đất Nước muôn đời ” :
 Định nghĩa về Đất Nước ( theo cách cảm nhận của tác giả )

Đoạn 2 : “ Những người vợ nhớ chồng … trên trăm dáng sông xuôi ” :
 Tác giả tập trung làm nổi bật tư tưởng : Đất Nước là của nhân dân , chính nhân dân là người sáng tạo ra đất nước
     - Thơ trữ tình – chính luận vừa dồi dào cảm xúc, vừa sâu lắng suy tư.
     - Tạo ra được một giọng điệu, không khí, không gian nghệ thuật riêng có tác dụng đưa người đọc vào thế giới bay bổng của văn học dân gian nhưng lại mới mẻ và hiện đại tạo nên sự thống nhất tư – tưởng, nghệ thuật
-Thể thơ tự do….nhạc điệu đa dạng,phong phú
-Hình thức trường ca…Bản giao hưởng ngôn ngữ
    -ĐN cuả Nhân Dân
-ĐN được hình thành từ những điều nhỏ bé giản dị,thân thương
ĐN thật thiêng liêng,sâu xa và lớn lao
SÁCH VĂN HỌC LỚP 12
www.thovn.net
www.google.com.vn
fotovietnam.com
www.fahasasg.com.vn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phuong Dung
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)