Nguyễn hoàng-mạc đĩnh chi

Chia sẻ bởi Luc Pham Quynh Nhi | Ngày 27/04/2019 | 46

Chia sẻ tài liệu: nguyễn hoàng-mạc đĩnh chi thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

LSTS, ngày 27/01/2010
Danh Nhân Đất Việt
Lớp 7A3

Nhóm:
Nguyễn Hoàng
Mạc Đĩnh Chi
Nguyễn Hoàng
Tiểu sử:
Tiên vương (còn gọi là chúa Tiên) Nguyễn Hoàng (1525 – 1613) là con trai thứ hai của An Thành Hầu Nguyễn Kim, ông sinh ra ở Thanh Hóa. Theo Phả hệ họ Nguyễn ở Gia Miêu, ông là hậu duệ của anh hùng dân tộc Nguyễn Bặc.
Trấn thủ Thuận Hóa:
Dưới triều nhà Hậu Lê, ông là một tướng tài lập nhiều công lớn, được vua Lê phong tước Thái úy Đoan Quốc Công. Năm 1558, lo sợ bị anh rể lúc đó đang kiểm soát binh quyền của nhà Hậu Lê sát hại và nghe lời khuyên của Trạng Trình, ông xin vào trấn thủ ở Thuận Hoá. Ông vẫn thường ra chầu vua Lê ở Thăng Long.
Năm 1593, ông đưa quân ra Bắc Hà giúp Trịnh Tùng đánh dẹp họ Mạc trong 8 năm trời rồi bị họ Trịnh lưu giữ lại. Năm 1599, nhân có vụ quân binh chống họ Trịnh, ông mới có cớ đưa quân sĩ trở về Thuận Hoá. Từ đó, ông lo phát triển cơ sở, mở mang bờ cõi, phòng bị quân Trịnh vào đánh phá.
Năm 1600 ông dời dinh sang phía đông Ái Tử, gọi là Dinh Cát. Năm 1601, cho xây chùa Thiên Mụ.
Mở mang bờ cõi
Để mở rộng bờ cõi, năm 1611 ông đã thực hiện cuộc Nam tiến đầu tiên sau khi trấn giữ Thuận Quảng, tiến chiếm đất từ đèo Cù Mông đến đèo Cả của vương quốc Chăm Pa khi đó đã suy yếu, lập thành phủ Phú Yên. cho tới khi ông mất, giang sơn họ Nguyễn trải dài từ đèo Ngang, Hoành Sơn (nam Hà Tĩnh) qua đèo Hải Vân tới núi Đá Bia (Thạch Bi Sơn), gần đèo Cả
Đèo Cả
Đèo Cù Mông
Đèo Hải Vân
Năm 1613, ông qua đời, hưởng thọ 86 tuổi, con trai thứ 6 là Nguyễn Phúc Nguyên lên kế vị.
Lăng mộ của ông hiện nay vẫn còn, gọi là Trường Cơ, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Sau, Gia Long hoàng đế nhà Nguyễn truy phong cho Nguyễn Hoàng miếu hiệu là Thái Tổ, thụy hiệu là Triệu Cơ Tùy Thống Khâm Minh Cung Úy Cần Nghĩa Đạt Lý Hiển Ứng Chiêu Hựu Diệu Linh Gia Dụ hoàng đế.
Nhận định
Trong suốt 55 năm cai trị Thuận-Quảng, ông là, một vị chúa khôn ngoan lại có lòng nhân đức, thu phục hào kiệt, vỗ về dân chúng và lo phát triển kinh tế, cho nên dân chúng Thuận Quảng cảm mến, gọi ông là Chúa Tiên. Ông có thể coi là người tiên phong trong việc mở rộng bờ cõi đất nước xuống phía nam, mở đầu cho việc hùng cứ phương nam của 9 chúa Nguyễn, tạo tiền đề cho việc thành lập vương triều nhà Nguyễn nhưng...
Mạc Đĩnh Chi
Tiểu Sử
Mạc Đĩnh Chi (1280-1346) tự Tiết Phu làm quan đời Trần Anh Tông. Ông được mệnh danh là lưỡng quốc Trạng nguyên.Mạc Đĩnh Chi là người làng Lũng Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. Ông có tướng mạo xấu xí nhưng trí tuệ thông minh.
Năm 1304 đời vua Trần Anh Tông niên hiệu Hưng Long thứ 12, triều đình mở khoa thi lấy 44 người đỗ Thái học sinh (tiến sĩ). Mạc Đĩnh Chi đỗ đầu, chiếm học vị trạng nguyên. Hôm ban mũ áo, do thấy ông có tướng mạo xấu xí nên nhà vua có ý không muốn dùng ông. Mạc Đĩnh Chi tức lắm…



Trở về ông viết bài “Ngọc tỉnh Liên” (hoa sen trong giếng ngọc” và dâng cho vua ngự lãm.
“Mạc Trạng nguyên quả là bậc nhân tài, có tiết tháo”
Một vị quan thanh liêm
Mạc Đĩnh Chi là người liêm khiết, thẳng thắng, được tiền không lấy làm của riêng, được nhân dân khắp nơi ca tụng. Nhà vua quyết định thử lòng ông.Câu chuyện túi tiền
“Nhà ngươi yên tâm giữ lấy mà dùng, tiền thưởng cho lòng chính trực, liêm khiết của nhà ngươi đấy”
Câu đối ở quan ải
Năm 1308, Mạc Đĩnh Chi nhận chiếu chỉ vua Anh Tông đi sứ nhà Nguyên. Do đường trơn nên đoàn đi sứ đến trê hai ngày, quan coi ải lấy đó mà không cho qua. Mạc Đĩnh Chi bực lắm. Quan coi ải nói nếu đối lại được câu đối của ông thì sẽ cho qua
“Quá Quan trì, quan quan bể, át quá khách quá nan”
(đến của ải chậm, người coi của đóng của không cho khách qua)
“Xuất đối dị, dối dối nan, thỉnh tiên sinh đối trước”
(Ra đối thì dễ, đối lại thì khó, mời tiên sinh đối trước)
Giải oan
Ông đã giúp cho oan hồn một chàng thư sinh được ngậm ngùi nơi chín suối…
“Ngân bình, kiên thượng tị”
(Bình ngọc, mũi trên vai. Ý nói cái vòi trên cổ ấm)
“Kim tỏa, phúc trung tu”
(Khóa vàng, râu trong bụng.Ý nói cái tua khóa trong ruột khóa)
Tiếng sấm đất
“Có gì đâu mà các ngài cười? TÔ biết lắm, mùa này làm gì có sấm đất. Có tiếng động lạ, tôi cho ngụa quỳ xuống để lắng tai nghe có sấm đất chăng?”
“An Nam Trạng nguyên quả là nhanh trí”
Bài thơ đề quạt
“Lúc trời oi ả như lò lửa
Ngươi tụa Y, Chu bậc cự nho
Khi mùa đông đến trời băng giá
Ngươi hệt Di, Tề rét co ro
Ôi!
Lúc dùng chuyên tay, khi xếp xó
Ta với ngươi đều như thế đó”
Vua đọc mà cứ tấm tắc khen mãi, cuối cùng phong ông làm lưỡng quốc trạng nguyên
Chuyện ở phủ Tể Tướng
… Mạc Đĩnh Chi chạy đến, xé toạc bức trướng rách toang làm tể tướng tức lắm
Mạc Đĩnh Chi sang sứ đúng vào dịp người hậu phi của vua Nguyên mất. Lúc tế lễ, người Nguyên đưa cho Chánh sứ An Nam bài điếu văn viết sẵn, bảo đọc. Khi Mạc Đĩnh Chi mở giấy ra thì chỉ thấy viết có 4 chữ "Nhất" Ông chẳng hề lúng túng, vừa nghĩ vừa đọc thành bài điếu văn:
BÀI ĐIẾU VĂN
“Thanh thiên nhất đóa vân
(Một đám mây giữa trời xanh)
Hồng lô nhất điểm tuyết

(Một bông tuyết trong lò lửa)
Ngọc uyển nhất chi hoa
(Một bông hoa giữa vườn thượng uyển)
Dao trì nhất phiến nguyệt
(Một vầng trăng trên mặt nước hồ)
Y! Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết
(Ôi! mây tản, tuyết tan, hoa tàn, trăng khuyết!)
Quỳnh Nhi
Tú Uyên
Ngọc Trâm
Khánh Linh
Hoàng Anh
THANK YOU!!!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Luc Pham Quynh Nhi
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)