Nguyen Diem-CHUYEN DE.ppt 1
Chia sẻ bởi Nguyễn Anh Ngọc |
Ngày 28/04/2019 |
130
Chia sẻ tài liệu: Nguyen Diem-CHUYEN DE.ppt 1 thuộc Địa lí 7
Nội dung tài liệu:
KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ ĐẾN THAM DỰ CHUYÊN ĐỀ
TỔ : SỬ - ĐỊA – NHẠC - HOẠ
Nội Dung
I. LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ:
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHUYÊN ĐỀ:
1. Thuận lợi:
2. Khó khăn:
3. S? li?u th?ng kê:
III. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI:
1.Cơ sở lí luận
2. Nội dung biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:
2.1/ Phần ôn tập nội dung kiến thức cơ bản:
2.2/ Phần ôn tập thực hành - bài tập:
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN:
1.Đối với giáo viên:
2. Đối với học sinh:
3. Kết quả cụ thể:
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Kết luận:
2. Kiến nghị:
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
VIII. GIÁO ÁN TIẾT DẠY MINH HOẠ
I. LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ:
Thực hiện nghị quyết của Quốc hội khóa X và nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng Sản Việt Nam, từ năm học 2001-2002, Bộ giáo dục và đào tạo tiến hành triển khai thay sách giáo khoa thí điểm lớp 1 và lớp 6 trên một số tỉnh thành. Từ năm học 2002-2003 việc thay sách được tiến hành đại trà trong cả nước. Việc thay sách và đổi mới phương pháp là một chính sách có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp giáo dục trong cả nước nhằm từng bước tiếp cận phương pháp giáo dục hiện đại phù hợp với các nước trong khu vực và thế giới.
Trên cương vị của một người giáo viên đứng lớp giảng dạy, chúng tôi rất trăn trở với nền giáo dục nước nhà, với công việc của mình đang làm; làm thế nào cho công cuộc đổi mới của đất nước được thành công, làm thế nào không còn tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, chống ngồi nhầm lớp và vi phạm đạo đức nhà giáo, làm thế nào đưa ra một phương pháp thật đơn giản nhưng gần gũi học sinh, lại có hiệu quả với các em.
Đặc biệt bộ môn địa lí trong nhà trường THCS, trước nay đều bị coi là môn phụ, môn học dễ rơi vào tình trạng "đọc - chép". Mà tiết ôn tập là tiết chưa có một sách thiết kế, sách giáo viên, sách tham khảo nào quan tâm và đặt nhiều vấn đề về nó. Điều đó làm cho giáo viên giảng dạy gặp nhiều khó khăn nên dễ thờ ơ, dạy cho qua tiết học này.
Nhưng hiện nay, sau hơn 5 năm đổi mới sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy thì đã có rất nhiều sự thay đổi tích cực. Đóng góp vào sự thành công ấy không thể không kể đến việc áp dụng có hiệu quả nhiều phương pháp dạy học mới tích cực hơn, dạy địa lí không phải nhồi nhét kiến thức về khái niệm, về đặc điểm các sự vật hiện tượng mà cần phải có các phương pháp dạy học phù hợp.
Với hi vọng nâng cao hơn nữa chất lượng dạy- học môn địa lí, chúng tôi mạnh dạn đóng góp một số kinh nghiệm của mình qua chuyên đề:"Nâng cao hiệu quả của một tiết ôn tập địa lí ở trường THCS" để các thầy cô, các anh chị đi trước và các bạn đồng nghiệp tham khảo và đóng góp ý kiến.
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHUYÊN ĐỀ:
1. Thuận lợi:
- Nhà trường có tương đối đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy như bản đồ, lược đồ, sách giáo khoa,..
- Giáo viên được rút kinh nghiệm qua các tiết dự giờ và tham dự các chuyên đề.
- Giáo viên bộ môn đã được tiếp cận với SGK mới và phương pháp dạy học mới.
2. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi trên, trong quá trình giảng dạy giáo viên còn gặp một số khó khăn sau:
- Trang thiết bị tuy nhiều nhưng chưa đầy đủ: Một số bản đồ, tranh ảnh minh họa cho bài học chưa có. Sách giáo viên không hướng dẫn cách tiến hành cụ thể 1 tiết ôn tập địa lí.
- Nội dung kiến thức cho một bài ôn tập quá nhiều trong một tiết
- Một số học sinh còn cho đây là môn phụ, xem nhẹ tiết học.
-Một số tiết ôn tập đòi hỏi nặng về khái quát, tổng hợp nhiều kiến thức, giáo viên phải biết tiến hành các bước ngắn gọn, lôgic và nổi bật trọng tâm nên
việc chuẩn bị cho tiết ôn tập nhiều công phu và trở ngại
3. S? li?u th?ng kê:
III. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI:
1. Cơ sở lí luận:
Trong chương trình địa lí ở trường THCS tiết ôn tập tuy không phải là tiết được in ấn thành một bài cụ thể trong SGK hay sự huớng dẫn trong SGV và các sách tham khảo khác, nhưng nó có vai trò hết sức quan trọng:
- Giúp học sinh củng cố lại kiến thức, giải quyết những thắc mắc về tri thức của các em, hoàn thiện những kiến thức bị hỏng .
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng địa lí, thực hành với các dạng bài tập.
Đặc biệt với tiết ôn tập này các em có khả năng tư duy khái quát cao hơn, liên hệ thực tế tốt hơn, nắm vững trọng tâm của một chương một bài, một phần kiến thức đã học.
Cũng như các môn học khác ở nhà trường phổ thông, việc dạy học môn địa lí cũng phải tiến hành giảng dạy bài mới, bài thực hành, bài ôn tập. Đặc biệt tiết ôn tập rất quan trọng để củng cố, đánh giá, kiểm tra tri thức địa lí mà học sinh đã lĩnh hội và chuẩn bị cho tiết kiểm tra hay sang một giai đoạn kiến thức mới.
- Nhiệm vụ của tiết ôn tập: Củng cố kiến thức cho học sinh, giúp học sinh nắm những nội dung cơ bản của chương, của phần đã học. Qua đó giáo dục tư tưởng, tình cảm, nhân cách của học sinh; đồng thời rèn luyện các kĩ năng địa lí cho các em.
- Nguyên tắc xây dựng tiết ôn tập:
+ Nội dung tiết ôn tập phải gắn với nội dung chương trình SGK, phản ánh yêu cầu trình độ của học sinh.
+ Tiết ôn tập cần cơ bản trọng tâm, lôgic.
+ Tiết ôn tập phải rèn luyện kĩ năng địa lí cho học sinh.
2. Nội dung biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:
Để nâng cao hiệu quả của một tiết ôn tập địa lí, giáo viên cần thiết kế thật chu đáo. Kinh nghiệm mà nhóm chúng tôi rút ra được là nên hệ thống tiết ôn tập thành 2 phần:
- Phần ôn tập nội dung kiến thức cơ bản.
- Phần ôn tập thực hành - bài tập.
2.1/ Phần ôn tập nội dung kiến thức cơ bản:
Trong phần ôn tập nội dung kiến thức cơ bản cần lựa chọn các phương pháp dạy học tích cực phù hợp với bộ môn, mang lại hiệu quả cao. Chúng tôi xin được nêu một vài phương pháp rất cần thiết cho tiết ôn tập:
a. Phương pháp thảo luận nhóm:
Với phương pháp này sẽ phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của các em, trau dồi năng lực làm việc hợp tác, ý thức tự giác học tập vươn lên tự khẳng định mình và khả năng trình bày diễn đạt của các em.
Phương pháp này sẽ giải quyết được khối kiến thức nội dung ôn tập đặt ra.
Nội dung thảo luận cần xoáy mạnh trọng tâm kiến thức của tiết ôn tập -giải quyết những vấn đề có liên quan mà HS thắc mắc chưa hiểu.
?Ví dụ: Khi dạy tiết 42 - địa lí 9 - tiết ôn tập "ôn tập 2 vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long".
Sau khi giáo viên gợi mở để HS nhớ lại ranh giới, ý nghĩa của 2 vùng kinh tế.
Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu thảo luận trong 5`.
Nội dung thảo luận:
Nhóm 1,2: So sánh điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên dân cư xã hội của 2 vùng kinh tế ?
Nhóm 3,4: So sánh đặc điểm các ngành kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, dịch
vụ) của 2 vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
Nhóm 5,6: Trình bày các trung tâm kinh tế, khó khăn hướng khắc phục của 2 vùng?
GV yêu cầu đại diện các nhóm 1,3,5 lần lượt trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung (nếu cần)
GV chuẩn xác kiến thức (đã ghi sẵn vào giấy rôki và dán lên bảng )
b. Phương pháp nêu vấn đề :
Bên cạnh phương pháp thảo luận nhóm thì phương pháp nêu vấn đề là phương pháp không thể thiếu trong tiết ôn tập, mục đích là đặt những câu hỏi nêu vấn đề để gợi mở học sinh nhớ lại kiến thức đã học hay vận dụng giải thích các sự vật hiện tượng địa lí.
?VD : Trong chương trình Địa lí 6_tiết 27: Ôn tập
GV phải đưa ra những câu hỏi nêu vấn đề trước khi hướng dẫn các em thảo luận nhóm:
CH1: Địa hình bề mặt trái đất gồm những dạng nào? Tại sao người ta lại xếp cao nguyên vào dạng địa hình miền núi ?
CH2: Khoáng sản là gì ? Trình bày sự phân loại khoáng sản theo công dụng.
CH3: Phân bịêt quá trình hình thành mỏ nội sinh và mỏ ngoại sinh ?
Sau khi HS tiến hành thảo luận nhóm, GV cũng đặt những câu hỏi nêu vấn đề như:
CH1: Tại sao khi đo nhiệt độ không khí, người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2m ?
CH2: Vai trò của lớp vỏ khí đối với đời sống trên Trái Đất ?
CH3:Tại sao về mùa hạ những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền; ngược lại về mùa đông, những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền?
CH4: Tại sao không khí trên mặt đất không nóng nhất vào lúc 12h trưa (lúc bức xạ mặt trời mạnh nhất ) mà lại chậm hơn tức là vào lúc 13h ?
c. Phương pháp trực quan :
+ Đây là phương pháp sử dụng các phương tiện dạy học như : Bản đồ, lược đồ.
+ Phương pháp này rèn luyện các kĩ năng địa lí cho HS qua đó củng cố kiến thức cho các em.
?VD: Khi dạy tiết 7-tiết ôn tập trong chương trình địa lí 8
GV phải sử dụng lược đồ tự nhiên châu Á, dân cư châu Á. Sau đó hướng dẫn học sinh rèn kĩ năng.
GV yêu cầu HS lên bảng xác định vị trí địa lí châu Á
HS lên xác định trên lược đồ
CH: Xác định các con sông lớn châu Á trên lược đồ tự nhiên châu Á?
HS lên xác định trên lược đồ
GV sử dụng lược đồ phân bố khí áp và hoàn lưu khí quyển.
CH: Xác định các trung tâm áp cao và áp thấp châu Á?
HS lên xác định trên lược đồ
CH: Xác định hướng gió chính theo từng khu vực về mùa hạ và mùa đông?
GV sử dụng lược đồ phân bố các chủng tộc ở châu Á.
CH:Hãy xác định các chủng tộc chính ở châu Á và khu vực phân bố chủ yếu?
HS lên xác định trên lược đồ
2.2/ Phần ôn tập thực hành - bài tập:
a. Bên cạnh sử dụng cho phần nội dung đã được nêu ở trên thì phương pháp sử dụng trực quan còn sử dụng chủ yếu trong khâu thực hành.
?VD: Tiết 52 - tiết ôn tập trong chương trình địa lí 7
Sau khi GV ôn tập cho HS phần nội dung kiến thức cơ bản thì chuyển sang phần thực hành - bài tập.
GV sử dụng lược đồ các khu vực châu Phi, lược đồ tự nhiên châu Mĩ, dân cư -xã hội châu Mĩ để rèn luyện kĩ năng thực hành cho HS
GV yêu cầu HS lên bảng xác định các khu vực châu Phi.
CH: Xác định vị trí châu Mĩ, Bắc Mĩ, Trung và Nam Mĩ ?
HS lên xác định trên lược đồ
CH: Xác định các miền địa hình, các đới khí hậu ở Bắc Mĩ, Trung và Nam Mĩ ?
HS lên xác định trên lược đồ
CH: Xác định các luồng nhập cư, đô thị ở Bắc Mĩ, Trung và Nam Mĩ ?
HS lên xác định trên lược đồ
b. Trong phần này giáo viên cũng cần đưa ra các dạng bài tập trắc nghiệm để rèn luyện tính nhạy bén, óc phán đoán, tư duy của học sinh góp phần củng cố thêm kiến thức cho các em.
Có một số dạng bài tập trắc nghiệm như sau:
- Trắc nghiệm đúng sai.
- Trắc nghiệm chọn ý đúng nhất.
- Trắc nghiệm điền thế.
- Trắc nghiệm cặp đôi.
?Trắc nghiệm đúng sai:
Đây là câu hỏi gồm hai lựa chọn ( đúng hoặc sai) là loại trắc nghiệm đơn giản nhất vì đây là loại câu hỏi soạn thảo ít đầu tư công sức, học sinh có thể trả lời nhiều câu hỏi trong một thời gian nhất định và cũng có khả năng áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên loại trắc nghiệm này rất khó để phân biệt học sinh khá giỏi.
?VD: Địa lí 6 -tiết 27: Ôn tập
Ví dụ 1: Cao nguyên là dạng địa hình tương đối bằng phẳng, nhưng có sườn dốc và độ cao tuyệt đối từ 500m trở lên. Đúng hay sai?
Học sinh trả lời bằng cách khoanh tròn hoặc đánh dấu X vào chữ đúng hoặc sai.
Khi soạn thảo câu hỏi này, giáo viên cần chú ý những câu xác định tính đúng sai phải chắc chắn, không theo quan niệm riêng của từng người. Tránh đưa ra câu hỏi quá phức tạp, quá nhiều chi tiết, tránh đưa những câu phủ định
Ví dụ 2: Giữa miền núi và bình nguyên thường có một vùng chuyển tiếp, gọi là trung du. Vùng này có nhiều đồi, đồi là một dạng địa hình nhô cao, có đỉnh tròn, sườn thoải, nhưng độ cao tương đối của nó thường không quá 200m. Đồi ít khi đứng riêng lẻ mà thường tập trung thành từng vùng, như vùng đồi ở các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên. Câu này quá phức tạp và nhiều chi tiết, phần nhiều là nêu đặc điểm và miêu tả khó xác định đúng hoặc sai.
?Trắc nghiệm chọn ý đúng nhất:
Loại trắc nghiệm này có thể sử dụng rộng rãi và cũng là loại có khả năng phân biệt học sinh giỏi với học sinh yếu kém. Loại này tương đối khó soạn vì mỗi câu hỏi phải kèm theo nhiều câu trả lời, tất cả câu trả lời đều hấp dẫn như nhau nhưng trong đó có một câu
đúng nhất. Giáo viên phải khéo léo làm sao để ngoài câu lựa chọn đúng nhất, thì các câu còn lại giống như mồi nhử, nếu học sinh chưa học kỹ, hoặc chưa hiểu kĩ rất khó lựa chọn.
?VD: Địa lí 7 -Tiết 27: Ôn tập
GV yêu cầu HS làm bài tập sau :
(Khoanh tròn chữ cái đầu câu của đáp án đúng nhất)
CH1: Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của đới ôn hoà
a.Cà phê, cao su, lúa gạo, chè.
b.Lúa mì, lúa mạch, khoai tây, củ cải đường.
c. Chè, cao su, lúa mì, củ cải đường.
d. Lúa mì, ôliu, lúa gạo, chè.
( HS sẽ lựa chọn đáp án b)
CH2: Hiện nay dân cư ở đới ôn hoà sống trong các đô thị chiếm tới:
2/4 dân số. b. 4/5 dân số.
3/4 dân số. d. 3/5 dân số.
(Đáp án của câu 2 là c)
?Trắc nghiệm điền thế:
Khi thành lập loại câu trắc nghiệm điền thế cần chú ý đến những vấn đề sau:
+ Câu điền vào chổ trống phải gợi được ý nghĩa của chữ phải điền.
+ Câu hỏi phải ngắn gọn, tránh câu quá dài, ý tứ rườm rà.
+ Tránh đưa ra câu hỏi có thể trả lời bằng nhiều cách
?VD1: Địa lí 7 - tiết ôn tập -tiết 13
Điền từ ngữ thích hợp vào (.)để hoàn thành định nghĩa về mật độ dân số:
"Mật độ dân số là .(1).sinh sống trên một đơn vị.(2)."
(Từ phải điền la (1): Số cư dân trung bình.(2): Diện tích lãnh thổ)
?VD2: Địa lí 6 - tiết ôn tập -tiết 17
Điền từ ngữ thích hợp vào (.) để hoàn thành khái niệm về núi:
" Núi là một dạng..(1).. nhô cao rõ rệt trên mặt đất, thường có độ cao trên 500m so với.(2).."
(Từ cần điền lần lượt là(1): Địa hình, (2): Mực nước biển)
?Trắc nghiệm đối chiếu cặp đôi:
Loại trắc ngiệm này thường gồm 3 phần:
+ Phần chỉ dẫn cách trả lời.
+ Phần gốc: Gồm những câu xác định, câu bỏ lửng.
+ Phần lựa chọn: Gồm những chữ, câu ngắn hay con số.
Ví dụ 1: Địa lí 7 -tiết 13: Ôn tập
Hãy nối các chủng tộc chính trên thế giới ở cột A và nơi sinh sống chủ yếu ở cột B sao cho phù hợp:
Học sinh đọc kĩ câu hỏi lựa chọn: 1-b; 2-c; 3-a.
Ví dụ 2: Địa lí 7 -tiết 67: Ôn tập
Hãy nối thời gian ở cột A và các sự kiện ở cột B sao cho phù hợp:
Học sinh suy nghĩ và trả lời: 1-b; 2-a; 3-d; 4-c
c. Bên cạnh các bài tập trắc nghiệm được đưa vào sử dụng thì trong tiết ôn tập cũng còn rèn luyện cho học sinh kĩ năng vẽ biểu đồ. Đặc biệt với học sinh khối lớp 9.
Các bước tiến hành vẽ biểu đồ:
+Bước 1: Đọc kĩ yêu cầu của bài thực hành để tìm hiểu mục đích thực hiện trên biểu đồ.
+Bước 2: Phân tích số liệu
Nếu bài thực hành yêu cầu thể hiện sự so sánh, tỉ lệ hay cơ cấu mà bảng số liệu tuyệt đối thì cần tính và chuyển sang số liệu dạng %
+Bước 3: Chọn dạng biều đồ thích hợp
+Buớc 4: Tiến hành vẽ biểu đồ
+Buớc 5: Chú thích cho các đối tượng đã thể hiện trong biểu đồ.
+Buớc 6: Xác định và ghi tên của biểu đồ bằng chữ in hoa ( dựa vào yêu cầu của bài thực hành)
+Buớc 7: Nhận xét và giải thích nguyên nhân ( nếu có yêu cầu của đề bài)
?VD: Địa lí 9 -tiết 42: Ôn tập
GV yêu cầu HS làm bài tập 3 /SGK/133
-GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập: "Dựa vào bảng 36.3 sản lượng thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long ( nghìn tấn)
* Vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Nêu nhận xét."
-GV hướng dẫn cách vẽ:
+Với số liệu đã cho ta sẽ qui ước 1cm trên biểu đồ bằng 500 nghìn tấn.
+Vẽ biểu đồ hình cột (Hệ trục toạ độ gồm 1 trục tung thể hiện sản lượng thuỷ sản ( nghìn tấn), 1 trục hoành thể hiện thời gian (năm)).
+ Cần chú thích cho sản lượng thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long, cả nước.
+ Xác định và ghi tên của biểu đồ bằng chữ in hoa là: "Biểu đồ thể hiện sản lượng thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước".
+ Qua biểu đồ đã vẽ kết hợp với kiến thức đã học hãy giải thích nguyên nhân.
-HS nghe hướng dẫn cách vẽ và làm bài tập trong giấy khổ to (A3 hoặc A4)
-GV yêu cầu 1 HS trình bày bài làm lên bảng
-GV yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung (nếu cần)
* Như vậy để một tiết ôn tập có hiệu quả GV cần có sự chuẩn bị chu đáo, lựa chọn phương pháp tích cực phù hợp với nội dung của chương, của phần trong chương trình học.
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN:
1. Đối với giáo viên:
Tiết kiểm tra sẽ thành công bao nhiêu, kiến thức cũ vững vàng bao nhiêu để vận dụng chuyển sang một giai đoạn mới một phần là nhờ tiết ôn tập. Kinh nghiệm cho thấy nếu biết vận dụng tốt, chuẩn bị kĩ lưỡng, thì tiết ôn tập sẽ đạt kết quả hơn mong đợi và giáo viên sẽ không lúng túng khi gặp tiết ôn tập. Đặc biệt nếu biết lựa chọn các phương pháp thích hợp sẽ gây hứng thú nhiều hơn với học sinh, bên cạnh đó giáo viên sẽ chủ động về mặt kiến thức, thời gian và đảm bảo về đồ dùng dạy học.
2. Đối với học sinh:
- Giúp học sinh củng cố lại kiến thức, rèn kĩ năng thực hành, kĩ năng phân tích tổng hợp sử dụng bản đổ, lược đồ địa lí.
- HS biết vận dụng suy luận phát triển tư duy với nhiều bài tập ôn tập.
- HS nắm được trọng tâm của chương trình học và có kết quả cao trong các tiết kiểm tra sau đó. Trước đây do lơ là để HS tự ôn tập, kiến thức lan man, chưa chặt chẽ, logíc
3. Kết quả cụ thể:
Việc áp dụng chuyên đề này qua một số năm đã mang lại kết quả hết sức khả quan cụ thể như sau:
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Sau khi thực hiện chuyên đề này, chúng tôi rút ra những bài học kinh nghiệm như sau:
-Muốn giảng dạy tốt bộ môn địa lý và đạt kết quả cao, ngoài việc nắm vững kiến thức chuyên môn, người giáo viên phải không ngừng học tập để nâng cao kiến thức về mọi mặt. Bên cạnh đó phải thường xuyên nghiên cứu tài liệu, nắm bắt các thông tin kịp thời.
- Phải thực sự yêu quý học sinh, gắn bó tâm huyết với nghề nghiệp.
- Thường xuyên nghiên cứu để kết hợp các phuơng pháp cho phù hợp và hiệu quả trong quá trình giảng dạy. Đặc biệt là dạng bài ôn tập.
- Ngoài ra bản thân là người giáo viên phải không được xem nhẹ bất cứ tiết học nào và giao nhiệm vụ hợp lí buộc học sinh phải có tinh thần học tập.
Không ai nghĩ rằng có thể đạt kết quả cao trong thời gian ngắn, mà giáo viên cần phải từng bước rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ để góp phần nâng cao chất lượng phân môn của mình trong nhà trường.
VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN:
Tiết ôn tập là một tiết học quan trọng, GV cần có sự lựa chọn để kết hợp đúng có hiệu quả các phương pháp, cần có tiến trình căn bản cho tiết ôn tập, vừa đủ thời lượng của tiết học nhưng củng cố hết kiến thức cần ôn tập của phần của chương, sử dụng các phương tiện dạy học .lấy học sinh làm trung tâm. Có như vậy con đường đổi mới mạnh mẽ, toàn diện giáo dục - đào tạo và phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao gắn liền với nền kinh tế tri thức ..mà mục tiêu chương trình hành động Nghị Quyết ĐH X đã đề ra.
Thực tế dạy học cho thấy không có phương pháp nào là vạn năng, cũng như không phải bài học nào cũng cần sử dụng hết mọi phương pháp, cách thức, phương tiện như nhau. Như vậy phương pháp dạy học là một khoa học đồng thời cũng là một nghệ thuật. Điều quan trọng là người giáo viên phải thể hiện nghệ thuật đó như thế nào?
2. KIẾN NGHỊ:
?Đối với nhà trường :
- Cần tham mưu hỗ trợ các trang thiết bị chủ yếu cho môn học.
- Cùng với tổ đề ra những mô hình học nhân rộng trong giáo viên.
- Kết hợp các hội thảo chuyên đề có sự quán triệt chung về mô hình một tiết ôn tập địa lí cụ thể dùng chung trong trường .
?Đối với giáo viên:
Cần chuẩn bị kĩ lưỡng cho tiết ôn tập, lựa chọn các phương pháp mới phù hợp trọng tâm rõ ràng.
?Đối với học sinh :
- Phải coi trọng tiết ôn tập, không có thái độ lơ là tiết ôn tập .
- Chuẩn bị nội dung ôn tập, xem lại bài trước ở nhà để cho tiết ôn tập diễn ra nhẹ nhàng, dễ nắm bắt nhiêm vụ giáo viên giao phó.
- Chúng tôi mong chuyên đề này mở ra một hướng đi mới đầy tiến bộ. Để đạt được điều đó chúng tôi rất cần sự đóng góp nhận xét chân thành của quí thầy cô giáo, quí đồng nghiệp ....chúng tôi xin chân thành cảm ơn .
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Sách giáo khoa địa lí khối 6, 7, 8, 9 của NXB Giáo Dục
Sách giáo viên địa lí khối 6, 7. 8. 9 của NXB Giáo Dục
Sách bài tập địa lí 6, 7, 8, 9 của NXB Giáo Dục
Giáo trình: Lí luận dạy học địa lí của Nguyễn Dược, Nguyễn Đức Vũ.
Giáo trình: Phương pháp giảng dạy địa lí ở trường phổ thông của PGS-TS Nguyễn Đức Vũ- NXB Giáo Dục năm 2002
Giáo trình: Phương pháp sử dụng các phương tiện dạy học của PGS-TS Nguyễn Trọng Phúc- NXB Huế năm 2004
Bản đồ học của Lê Huỳnh - Nhà xuất bản Đà Nẵng.
La Ngà, ngày 10 tháng 3 năm 2008
TỔ SỬ - ĐỊA - NHẠC - HOẠ
TỔ : SỬ - ĐỊA – NHẠC - HOẠ
Nội Dung
I. LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ:
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHUYÊN ĐỀ:
1. Thuận lợi:
2. Khó khăn:
3. S? li?u th?ng kê:
III. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI:
1.Cơ sở lí luận
2. Nội dung biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:
2.1/ Phần ôn tập nội dung kiến thức cơ bản:
2.2/ Phần ôn tập thực hành - bài tập:
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN:
1.Đối với giáo viên:
2. Đối với học sinh:
3. Kết quả cụ thể:
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Kết luận:
2. Kiến nghị:
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
VIII. GIÁO ÁN TIẾT DẠY MINH HOẠ
I. LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ:
Thực hiện nghị quyết của Quốc hội khóa X và nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng Sản Việt Nam, từ năm học 2001-2002, Bộ giáo dục và đào tạo tiến hành triển khai thay sách giáo khoa thí điểm lớp 1 và lớp 6 trên một số tỉnh thành. Từ năm học 2002-2003 việc thay sách được tiến hành đại trà trong cả nước. Việc thay sách và đổi mới phương pháp là một chính sách có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp giáo dục trong cả nước nhằm từng bước tiếp cận phương pháp giáo dục hiện đại phù hợp với các nước trong khu vực và thế giới.
Trên cương vị của một người giáo viên đứng lớp giảng dạy, chúng tôi rất trăn trở với nền giáo dục nước nhà, với công việc của mình đang làm; làm thế nào cho công cuộc đổi mới của đất nước được thành công, làm thế nào không còn tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, chống ngồi nhầm lớp và vi phạm đạo đức nhà giáo, làm thế nào đưa ra một phương pháp thật đơn giản nhưng gần gũi học sinh, lại có hiệu quả với các em.
Đặc biệt bộ môn địa lí trong nhà trường THCS, trước nay đều bị coi là môn phụ, môn học dễ rơi vào tình trạng "đọc - chép". Mà tiết ôn tập là tiết chưa có một sách thiết kế, sách giáo viên, sách tham khảo nào quan tâm và đặt nhiều vấn đề về nó. Điều đó làm cho giáo viên giảng dạy gặp nhiều khó khăn nên dễ thờ ơ, dạy cho qua tiết học này.
Nhưng hiện nay, sau hơn 5 năm đổi mới sách giáo khoa và phương pháp giảng dạy thì đã có rất nhiều sự thay đổi tích cực. Đóng góp vào sự thành công ấy không thể không kể đến việc áp dụng có hiệu quả nhiều phương pháp dạy học mới tích cực hơn, dạy địa lí không phải nhồi nhét kiến thức về khái niệm, về đặc điểm các sự vật hiện tượng mà cần phải có các phương pháp dạy học phù hợp.
Với hi vọng nâng cao hơn nữa chất lượng dạy- học môn địa lí, chúng tôi mạnh dạn đóng góp một số kinh nghiệm của mình qua chuyên đề:"Nâng cao hiệu quả của một tiết ôn tập địa lí ở trường THCS" để các thầy cô, các anh chị đi trước và các bạn đồng nghiệp tham khảo và đóng góp ý kiến.
II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHUYÊN ĐỀ:
1. Thuận lợi:
- Nhà trường có tương đối đầy đủ các trang thiết bị phục vụ cho việc giảng dạy như bản đồ, lược đồ, sách giáo khoa,..
- Giáo viên được rút kinh nghiệm qua các tiết dự giờ và tham dự các chuyên đề.
- Giáo viên bộ môn đã được tiếp cận với SGK mới và phương pháp dạy học mới.
2. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi trên, trong quá trình giảng dạy giáo viên còn gặp một số khó khăn sau:
- Trang thiết bị tuy nhiều nhưng chưa đầy đủ: Một số bản đồ, tranh ảnh minh họa cho bài học chưa có. Sách giáo viên không hướng dẫn cách tiến hành cụ thể 1 tiết ôn tập địa lí.
- Nội dung kiến thức cho một bài ôn tập quá nhiều trong một tiết
- Một số học sinh còn cho đây là môn phụ, xem nhẹ tiết học.
-Một số tiết ôn tập đòi hỏi nặng về khái quát, tổng hợp nhiều kiến thức, giáo viên phải biết tiến hành các bước ngắn gọn, lôgic và nổi bật trọng tâm nên
việc chuẩn bị cho tiết ôn tập nhiều công phu và trở ngại
3. S? li?u th?ng kê:
III. NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI:
1. Cơ sở lí luận:
Trong chương trình địa lí ở trường THCS tiết ôn tập tuy không phải là tiết được in ấn thành một bài cụ thể trong SGK hay sự huớng dẫn trong SGV và các sách tham khảo khác, nhưng nó có vai trò hết sức quan trọng:
- Giúp học sinh củng cố lại kiến thức, giải quyết những thắc mắc về tri thức của các em, hoàn thiện những kiến thức bị hỏng .
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng địa lí, thực hành với các dạng bài tập.
Đặc biệt với tiết ôn tập này các em có khả năng tư duy khái quát cao hơn, liên hệ thực tế tốt hơn, nắm vững trọng tâm của một chương một bài, một phần kiến thức đã học.
Cũng như các môn học khác ở nhà trường phổ thông, việc dạy học môn địa lí cũng phải tiến hành giảng dạy bài mới, bài thực hành, bài ôn tập. Đặc biệt tiết ôn tập rất quan trọng để củng cố, đánh giá, kiểm tra tri thức địa lí mà học sinh đã lĩnh hội và chuẩn bị cho tiết kiểm tra hay sang một giai đoạn kiến thức mới.
- Nhiệm vụ của tiết ôn tập: Củng cố kiến thức cho học sinh, giúp học sinh nắm những nội dung cơ bản của chương, của phần đã học. Qua đó giáo dục tư tưởng, tình cảm, nhân cách của học sinh; đồng thời rèn luyện các kĩ năng địa lí cho các em.
- Nguyên tắc xây dựng tiết ôn tập:
+ Nội dung tiết ôn tập phải gắn với nội dung chương trình SGK, phản ánh yêu cầu trình độ của học sinh.
+ Tiết ôn tập cần cơ bản trọng tâm, lôgic.
+ Tiết ôn tập phải rèn luyện kĩ năng địa lí cho học sinh.
2. Nội dung biện pháp thực hiện các giải pháp của đề tài:
Để nâng cao hiệu quả của một tiết ôn tập địa lí, giáo viên cần thiết kế thật chu đáo. Kinh nghiệm mà nhóm chúng tôi rút ra được là nên hệ thống tiết ôn tập thành 2 phần:
- Phần ôn tập nội dung kiến thức cơ bản.
- Phần ôn tập thực hành - bài tập.
2.1/ Phần ôn tập nội dung kiến thức cơ bản:
Trong phần ôn tập nội dung kiến thức cơ bản cần lựa chọn các phương pháp dạy học tích cực phù hợp với bộ môn, mang lại hiệu quả cao. Chúng tôi xin được nêu một vài phương pháp rất cần thiết cho tiết ôn tập:
a. Phương pháp thảo luận nhóm:
Với phương pháp này sẽ phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của các em, trau dồi năng lực làm việc hợp tác, ý thức tự giác học tập vươn lên tự khẳng định mình và khả năng trình bày diễn đạt của các em.
Phương pháp này sẽ giải quyết được khối kiến thức nội dung ôn tập đặt ra.
Nội dung thảo luận cần xoáy mạnh trọng tâm kiến thức của tiết ôn tập -giải quyết những vấn đề có liên quan mà HS thắc mắc chưa hiểu.
?Ví dụ: Khi dạy tiết 42 - địa lí 9 - tiết ôn tập "ôn tập 2 vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long".
Sau khi giáo viên gợi mở để HS nhớ lại ranh giới, ý nghĩa của 2 vùng kinh tế.
Giáo viên chia lớp thành 6 nhóm, yêu cầu thảo luận trong 5`.
Nội dung thảo luận:
Nhóm 1,2: So sánh điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên dân cư xã hội của 2 vùng kinh tế ?
Nhóm 3,4: So sánh đặc điểm các ngành kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, dịch
vụ) của 2 vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long?
Nhóm 5,6: Trình bày các trung tâm kinh tế, khó khăn hướng khắc phục của 2 vùng?
GV yêu cầu đại diện các nhóm 1,3,5 lần lượt trình bày, các nhóm khác nhận xét bổ sung (nếu cần)
GV chuẩn xác kiến thức (đã ghi sẵn vào giấy rôki và dán lên bảng )
b. Phương pháp nêu vấn đề :
Bên cạnh phương pháp thảo luận nhóm thì phương pháp nêu vấn đề là phương pháp không thể thiếu trong tiết ôn tập, mục đích là đặt những câu hỏi nêu vấn đề để gợi mở học sinh nhớ lại kiến thức đã học hay vận dụng giải thích các sự vật hiện tượng địa lí.
?VD : Trong chương trình Địa lí 6_tiết 27: Ôn tập
GV phải đưa ra những câu hỏi nêu vấn đề trước khi hướng dẫn các em thảo luận nhóm:
CH1: Địa hình bề mặt trái đất gồm những dạng nào? Tại sao người ta lại xếp cao nguyên vào dạng địa hình miền núi ?
CH2: Khoáng sản là gì ? Trình bày sự phân loại khoáng sản theo công dụng.
CH3: Phân bịêt quá trình hình thành mỏ nội sinh và mỏ ngoại sinh ?
Sau khi HS tiến hành thảo luận nhóm, GV cũng đặt những câu hỏi nêu vấn đề như:
CH1: Tại sao khi đo nhiệt độ không khí, người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2m ?
CH2: Vai trò của lớp vỏ khí đối với đời sống trên Trái Đất ?
CH3:Tại sao về mùa hạ những miền gần biển có không khí mát hơn trong đất liền; ngược lại về mùa đông, những miền gần biển lại có không khí ấm hơn trong đất liền?
CH4: Tại sao không khí trên mặt đất không nóng nhất vào lúc 12h trưa (lúc bức xạ mặt trời mạnh nhất ) mà lại chậm hơn tức là vào lúc 13h ?
c. Phương pháp trực quan :
+ Đây là phương pháp sử dụng các phương tiện dạy học như : Bản đồ, lược đồ.
+ Phương pháp này rèn luyện các kĩ năng địa lí cho HS qua đó củng cố kiến thức cho các em.
?VD: Khi dạy tiết 7-tiết ôn tập trong chương trình địa lí 8
GV phải sử dụng lược đồ tự nhiên châu Á, dân cư châu Á. Sau đó hướng dẫn học sinh rèn kĩ năng.
GV yêu cầu HS lên bảng xác định vị trí địa lí châu Á
HS lên xác định trên lược đồ
CH: Xác định các con sông lớn châu Á trên lược đồ tự nhiên châu Á?
HS lên xác định trên lược đồ
GV sử dụng lược đồ phân bố khí áp và hoàn lưu khí quyển.
CH: Xác định các trung tâm áp cao và áp thấp châu Á?
HS lên xác định trên lược đồ
CH: Xác định hướng gió chính theo từng khu vực về mùa hạ và mùa đông?
GV sử dụng lược đồ phân bố các chủng tộc ở châu Á.
CH:Hãy xác định các chủng tộc chính ở châu Á và khu vực phân bố chủ yếu?
HS lên xác định trên lược đồ
2.2/ Phần ôn tập thực hành - bài tập:
a. Bên cạnh sử dụng cho phần nội dung đã được nêu ở trên thì phương pháp sử dụng trực quan còn sử dụng chủ yếu trong khâu thực hành.
?VD: Tiết 52 - tiết ôn tập trong chương trình địa lí 7
Sau khi GV ôn tập cho HS phần nội dung kiến thức cơ bản thì chuyển sang phần thực hành - bài tập.
GV sử dụng lược đồ các khu vực châu Phi, lược đồ tự nhiên châu Mĩ, dân cư -xã hội châu Mĩ để rèn luyện kĩ năng thực hành cho HS
GV yêu cầu HS lên bảng xác định các khu vực châu Phi.
CH: Xác định vị trí châu Mĩ, Bắc Mĩ, Trung và Nam Mĩ ?
HS lên xác định trên lược đồ
CH: Xác định các miền địa hình, các đới khí hậu ở Bắc Mĩ, Trung và Nam Mĩ ?
HS lên xác định trên lược đồ
CH: Xác định các luồng nhập cư, đô thị ở Bắc Mĩ, Trung và Nam Mĩ ?
HS lên xác định trên lược đồ
b. Trong phần này giáo viên cũng cần đưa ra các dạng bài tập trắc nghiệm để rèn luyện tính nhạy bén, óc phán đoán, tư duy của học sinh góp phần củng cố thêm kiến thức cho các em.
Có một số dạng bài tập trắc nghiệm như sau:
- Trắc nghiệm đúng sai.
- Trắc nghiệm chọn ý đúng nhất.
- Trắc nghiệm điền thế.
- Trắc nghiệm cặp đôi.
?Trắc nghiệm đúng sai:
Đây là câu hỏi gồm hai lựa chọn ( đúng hoặc sai) là loại trắc nghiệm đơn giản nhất vì đây là loại câu hỏi soạn thảo ít đầu tư công sức, học sinh có thể trả lời nhiều câu hỏi trong một thời gian nhất định và cũng có khả năng áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên loại trắc nghiệm này rất khó để phân biệt học sinh khá giỏi.
?VD: Địa lí 6 -tiết 27: Ôn tập
Ví dụ 1: Cao nguyên là dạng địa hình tương đối bằng phẳng, nhưng có sườn dốc và độ cao tuyệt đối từ 500m trở lên. Đúng hay sai?
Học sinh trả lời bằng cách khoanh tròn hoặc đánh dấu X vào chữ đúng hoặc sai.
Khi soạn thảo câu hỏi này, giáo viên cần chú ý những câu xác định tính đúng sai phải chắc chắn, không theo quan niệm riêng của từng người. Tránh đưa ra câu hỏi quá phức tạp, quá nhiều chi tiết, tránh đưa những câu phủ định
Ví dụ 2: Giữa miền núi và bình nguyên thường có một vùng chuyển tiếp, gọi là trung du. Vùng này có nhiều đồi, đồi là một dạng địa hình nhô cao, có đỉnh tròn, sườn thoải, nhưng độ cao tương đối của nó thường không quá 200m. Đồi ít khi đứng riêng lẻ mà thường tập trung thành từng vùng, như vùng đồi ở các tỉnh Bắc Giang, Thái Nguyên. Câu này quá phức tạp và nhiều chi tiết, phần nhiều là nêu đặc điểm và miêu tả khó xác định đúng hoặc sai.
?Trắc nghiệm chọn ý đúng nhất:
Loại trắc nghiệm này có thể sử dụng rộng rãi và cũng là loại có khả năng phân biệt học sinh giỏi với học sinh yếu kém. Loại này tương đối khó soạn vì mỗi câu hỏi phải kèm theo nhiều câu trả lời, tất cả câu trả lời đều hấp dẫn như nhau nhưng trong đó có một câu
đúng nhất. Giáo viên phải khéo léo làm sao để ngoài câu lựa chọn đúng nhất, thì các câu còn lại giống như mồi nhử, nếu học sinh chưa học kỹ, hoặc chưa hiểu kĩ rất khó lựa chọn.
?VD: Địa lí 7 -Tiết 27: Ôn tập
GV yêu cầu HS làm bài tập sau :
(Khoanh tròn chữ cái đầu câu của đáp án đúng nhất)
CH1: Sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của đới ôn hoà
a.Cà phê, cao su, lúa gạo, chè.
b.Lúa mì, lúa mạch, khoai tây, củ cải đường.
c. Chè, cao su, lúa mì, củ cải đường.
d. Lúa mì, ôliu, lúa gạo, chè.
( HS sẽ lựa chọn đáp án b)
CH2: Hiện nay dân cư ở đới ôn hoà sống trong các đô thị chiếm tới:
2/4 dân số. b. 4/5 dân số.
3/4 dân số. d. 3/5 dân số.
(Đáp án của câu 2 là c)
?Trắc nghiệm điền thế:
Khi thành lập loại câu trắc nghiệm điền thế cần chú ý đến những vấn đề sau:
+ Câu điền vào chổ trống phải gợi được ý nghĩa của chữ phải điền.
+ Câu hỏi phải ngắn gọn, tránh câu quá dài, ý tứ rườm rà.
+ Tránh đưa ra câu hỏi có thể trả lời bằng nhiều cách
?VD1: Địa lí 7 - tiết ôn tập -tiết 13
Điền từ ngữ thích hợp vào (.)để hoàn thành định nghĩa về mật độ dân số:
"Mật độ dân số là .(1).sinh sống trên một đơn vị.(2)."
(Từ phải điền la (1): Số cư dân trung bình.(2): Diện tích lãnh thổ)
?VD2: Địa lí 6 - tiết ôn tập -tiết 17
Điền từ ngữ thích hợp vào (.) để hoàn thành khái niệm về núi:
" Núi là một dạng..(1).. nhô cao rõ rệt trên mặt đất, thường có độ cao trên 500m so với.(2).."
(Từ cần điền lần lượt là(1): Địa hình, (2): Mực nước biển)
?Trắc nghiệm đối chiếu cặp đôi:
Loại trắc ngiệm này thường gồm 3 phần:
+ Phần chỉ dẫn cách trả lời.
+ Phần gốc: Gồm những câu xác định, câu bỏ lửng.
+ Phần lựa chọn: Gồm những chữ, câu ngắn hay con số.
Ví dụ 1: Địa lí 7 -tiết 13: Ôn tập
Hãy nối các chủng tộc chính trên thế giới ở cột A và nơi sinh sống chủ yếu ở cột B sao cho phù hợp:
Học sinh đọc kĩ câu hỏi lựa chọn: 1-b; 2-c; 3-a.
Ví dụ 2: Địa lí 7 -tiết 67: Ôn tập
Hãy nối thời gian ở cột A và các sự kiện ở cột B sao cho phù hợp:
Học sinh suy nghĩ và trả lời: 1-b; 2-a; 3-d; 4-c
c. Bên cạnh các bài tập trắc nghiệm được đưa vào sử dụng thì trong tiết ôn tập cũng còn rèn luyện cho học sinh kĩ năng vẽ biểu đồ. Đặc biệt với học sinh khối lớp 9.
Các bước tiến hành vẽ biểu đồ:
+Bước 1: Đọc kĩ yêu cầu của bài thực hành để tìm hiểu mục đích thực hiện trên biểu đồ.
+Bước 2: Phân tích số liệu
Nếu bài thực hành yêu cầu thể hiện sự so sánh, tỉ lệ hay cơ cấu mà bảng số liệu tuyệt đối thì cần tính và chuyển sang số liệu dạng %
+Bước 3: Chọn dạng biều đồ thích hợp
+Buớc 4: Tiến hành vẽ biểu đồ
+Buớc 5: Chú thích cho các đối tượng đã thể hiện trong biểu đồ.
+Buớc 6: Xác định và ghi tên của biểu đồ bằng chữ in hoa ( dựa vào yêu cầu của bài thực hành)
+Buớc 7: Nhận xét và giải thích nguyên nhân ( nếu có yêu cầu của đề bài)
?VD: Địa lí 9 -tiết 42: Ôn tập
GV yêu cầu HS làm bài tập 3 /SGK/133
-GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập: "Dựa vào bảng 36.3 sản lượng thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long ( nghìn tấn)
* Vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Nêu nhận xét."
-GV hướng dẫn cách vẽ:
+Với số liệu đã cho ta sẽ qui ước 1cm trên biểu đồ bằng 500 nghìn tấn.
+Vẽ biểu đồ hình cột (Hệ trục toạ độ gồm 1 trục tung thể hiện sản lượng thuỷ sản ( nghìn tấn), 1 trục hoành thể hiện thời gian (năm)).
+ Cần chú thích cho sản lượng thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long, cả nước.
+ Xác định và ghi tên của biểu đồ bằng chữ in hoa là: "Biểu đồ thể hiện sản lượng thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long và cả nước".
+ Qua biểu đồ đã vẽ kết hợp với kiến thức đã học hãy giải thích nguyên nhân.
-HS nghe hướng dẫn cách vẽ và làm bài tập trong giấy khổ to (A3 hoặc A4)
-GV yêu cầu 1 HS trình bày bài làm lên bảng
-GV yêu cầu HS khác nhận xét, bổ sung (nếu cần)
* Như vậy để một tiết ôn tập có hiệu quả GV cần có sự chuẩn bị chu đáo, lựa chọn phương pháp tích cực phù hợp với nội dung của chương, của phần trong chương trình học.
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN:
1. Đối với giáo viên:
Tiết kiểm tra sẽ thành công bao nhiêu, kiến thức cũ vững vàng bao nhiêu để vận dụng chuyển sang một giai đoạn mới một phần là nhờ tiết ôn tập. Kinh nghiệm cho thấy nếu biết vận dụng tốt, chuẩn bị kĩ lưỡng, thì tiết ôn tập sẽ đạt kết quả hơn mong đợi và giáo viên sẽ không lúng túng khi gặp tiết ôn tập. Đặc biệt nếu biết lựa chọn các phương pháp thích hợp sẽ gây hứng thú nhiều hơn với học sinh, bên cạnh đó giáo viên sẽ chủ động về mặt kiến thức, thời gian và đảm bảo về đồ dùng dạy học.
2. Đối với học sinh:
- Giúp học sinh củng cố lại kiến thức, rèn kĩ năng thực hành, kĩ năng phân tích tổng hợp sử dụng bản đổ, lược đồ địa lí.
- HS biết vận dụng suy luận phát triển tư duy với nhiều bài tập ôn tập.
- HS nắm được trọng tâm của chương trình học và có kết quả cao trong các tiết kiểm tra sau đó. Trước đây do lơ là để HS tự ôn tập, kiến thức lan man, chưa chặt chẽ, logíc
3. Kết quả cụ thể:
Việc áp dụng chuyên đề này qua một số năm đã mang lại kết quả hết sức khả quan cụ thể như sau:
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Sau khi thực hiện chuyên đề này, chúng tôi rút ra những bài học kinh nghiệm như sau:
-Muốn giảng dạy tốt bộ môn địa lý và đạt kết quả cao, ngoài việc nắm vững kiến thức chuyên môn, người giáo viên phải không ngừng học tập để nâng cao kiến thức về mọi mặt. Bên cạnh đó phải thường xuyên nghiên cứu tài liệu, nắm bắt các thông tin kịp thời.
- Phải thực sự yêu quý học sinh, gắn bó tâm huyết với nghề nghiệp.
- Thường xuyên nghiên cứu để kết hợp các phuơng pháp cho phù hợp và hiệu quả trong quá trình giảng dạy. Đặc biệt là dạng bài ôn tập.
- Ngoài ra bản thân là người giáo viên phải không được xem nhẹ bất cứ tiết học nào và giao nhiệm vụ hợp lí buộc học sinh phải có tinh thần học tập.
Không ai nghĩ rằng có thể đạt kết quả cao trong thời gian ngắn, mà giáo viên cần phải từng bước rèn luyện chuyên môn nghiệp vụ để góp phần nâng cao chất lượng phân môn của mình trong nhà trường.
VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN:
Tiết ôn tập là một tiết học quan trọng, GV cần có sự lựa chọn để kết hợp đúng có hiệu quả các phương pháp, cần có tiến trình căn bản cho tiết ôn tập, vừa đủ thời lượng của tiết học nhưng củng cố hết kiến thức cần ôn tập của phần của chương, sử dụng các phương tiện dạy học .lấy học sinh làm trung tâm. Có như vậy con đường đổi mới mạnh mẽ, toàn diện giáo dục - đào tạo và phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao gắn liền với nền kinh tế tri thức ..mà mục tiêu chương trình hành động Nghị Quyết ĐH X đã đề ra.
Thực tế dạy học cho thấy không có phương pháp nào là vạn năng, cũng như không phải bài học nào cũng cần sử dụng hết mọi phương pháp, cách thức, phương tiện như nhau. Như vậy phương pháp dạy học là một khoa học đồng thời cũng là một nghệ thuật. Điều quan trọng là người giáo viên phải thể hiện nghệ thuật đó như thế nào?
2. KIẾN NGHỊ:
?Đối với nhà trường :
- Cần tham mưu hỗ trợ các trang thiết bị chủ yếu cho môn học.
- Cùng với tổ đề ra những mô hình học nhân rộng trong giáo viên.
- Kết hợp các hội thảo chuyên đề có sự quán triệt chung về mô hình một tiết ôn tập địa lí cụ thể dùng chung trong trường .
?Đối với giáo viên:
Cần chuẩn bị kĩ lưỡng cho tiết ôn tập, lựa chọn các phương pháp mới phù hợp trọng tâm rõ ràng.
?Đối với học sinh :
- Phải coi trọng tiết ôn tập, không có thái độ lơ là tiết ôn tập .
- Chuẩn bị nội dung ôn tập, xem lại bài trước ở nhà để cho tiết ôn tập diễn ra nhẹ nhàng, dễ nắm bắt nhiêm vụ giáo viên giao phó.
- Chúng tôi mong chuyên đề này mở ra một hướng đi mới đầy tiến bộ. Để đạt được điều đó chúng tôi rất cần sự đóng góp nhận xét chân thành của quí thầy cô giáo, quí đồng nghiệp ....chúng tôi xin chân thành cảm ơn .
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Sách giáo khoa địa lí khối 6, 7, 8, 9 của NXB Giáo Dục
Sách giáo viên địa lí khối 6, 7. 8. 9 của NXB Giáo Dục
Sách bài tập địa lí 6, 7, 8, 9 của NXB Giáo Dục
Giáo trình: Lí luận dạy học địa lí của Nguyễn Dược, Nguyễn Đức Vũ.
Giáo trình: Phương pháp giảng dạy địa lí ở trường phổ thông của PGS-TS Nguyễn Đức Vũ- NXB Giáo Dục năm 2002
Giáo trình: Phương pháp sử dụng các phương tiện dạy học của PGS-TS Nguyễn Trọng Phúc- NXB Huế năm 2004
Bản đồ học của Lê Huỳnh - Nhà xuất bản Đà Nẵng.
La Ngà, ngày 10 tháng 3 năm 2008
TỔ SỬ - ĐỊA - NHẠC - HOẠ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Anh Ngọc
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)