Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh (Phần 2)

Chia sẻ bởi Huỳnh Phúc | Ngày 27/04/2019 | 151

Chia sẻ tài liệu: Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh (Phần 2) thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

LÃNH TỤ DÂN TỘC
I/ Thời kỳ giác ngộ cách mạng :
Theo lý lịch chính thức thì Hồ Chí Minh sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890. Nhưng trong một đơn thư xin vào học Trường hành chính thuộc địa gửi Tổng thống Pháp năm 1911, ông tự ghi là sinh năm 1892. Năm 1920, ông khai với một quận cảnh sát tại Paris là sinh ngày 15 tháng 1 năm 1894. Còn theo một tài liệu do Phòng nhì Pháp lập năm 1931, có sự xác nhận của một số nhân chứng làng Kim Liên (tên nôm là làng Sen), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An,
quê nội của ông thì ông sinh tháng 4 năm 1894. Tờ khai của ông tại Đại sứ quán Liên Xô ở Berlin (Đức) tháng 6 năm 1923 lại ghi ngày sinh là 15 tháng 2 năm 1895.
Ông tên thật là Nguyễn Sinh Cung (阮生恭, giọng địa phương phát âm là Côông), tự là Tất Thành, sinh ra ở quê ngoại là làng Hoàng Trù (tên nôm là làng Chùa) cùng huyện Nam Đàn và sống ở đây cho đến năm 1895. Thân phụ ông là một nhà nho tên là Nguyễn Sinh Sắc,
từng đỗ Phó bảng. Thân mẫu ông là bà Hoàng Thị Loan (1868-1901). Ông có một người chị là Nguyễn Thị Thanh (1884-1954), một người anh là Nguyễn Sinh Khiêm (1888-1950), tự là Tất Đạt, còn gọi là ông Cả Khiêm và một người em trai nhưng mất sớm là Nguyễn Sinh Nhuận (1900-1901).
Năm 1895 Nguyễn Sinh Cung cùng cha mẹ và anh trai vào Huế lần đầu tiên. Sau khi mẹ ông mất (1901), oâng ñöôïc ñöa veà Ngheä An
cho bà ngoại chăm sóc một thời gian ngắn rồi theo cha về quê nội. Khi về sống với cha ở làng Kim Liên năm 1901, ông lấy tên là Nguyễn Tất Thành.
Năm 1906 Nguyễn Tất Thành theo cha vào Huế lần thứ hai và học ở trường tiểu học Pháp-Việt Đông Ba. Sau khi học xong tiểu học, tháng 9 năm 1907, Nguyễn Tất Thành vào học tại trường Quốc Học, Huế, nhưng bị đuổi học vào cuối tháng 5 năm 1908 vì tham gia phong trào chống thuế ở Trung Kỳ.
Từ tháng 9 năm 1910 đến trước tháng 2 năm 1911 ông vào Phan Thiết dạy chữ Hán và chữ Quốc ngữ cho học sinh lớp nhì tại trường Dục Thanh do một số nhân sĩ yêu nước lập ra năm 1907. Sau đó ông vào Sài Gòn.
Con đừơng
gỉai phóng dân tộc
II/ Thời kỳ ra đi tìm đường cứu nước
Ngày 5 tháng 6 năm 1911, từ Bến Nhà Rồng, ông lấy tên Văn Ba, lên đường sang Pháp với nghề phụ bếp trên chiếc tàu buôn Đô đốc Latouche Tréville với mong muốn học hỏi những tinh hoa và tiến bộ từ các nước phương Tây. Sau khi ở Mỹ một năm (cuối 1912-cuối 1913) ông quay trở lại nước Anh làm nghề cào tuyết, đốt lò rồi phụ bếp cho khách sạn. Cuối năm 1917 ông trở lại nước Pháp, sống và hoạt động ở đây cho đến năm 1923.
Ngày 19 tháng 6 năm 1919, nhân danh một nhóm người Việt Nam yêu nước, ông đã gửi "Yêu sách của nhân dân An Nam" gồm 8 điểm bằng tiếng Pháp (Revendications du peuple annamite), ký tên Nguyễn Ái Quốc tới Hội nghị Hòa bình Versailles đòi chính phủ Pháp ân xá chính trị phạm, thực hiện các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc Việt Nam. Ông còn gửi thư riêng kèm theo bản yêu sách cho các đoàn đại biểu Đồng Minh dự hội nghị, nhưng không gây được sự chú ý. Từ đó ông dùng
tên Nguyễn Ái Quốc.
Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lenin, từ đó ông theo chủ nghĩa cộng sản. Thời gian đó, ông tham dự Đại hội lần thứ 18 Đảng Xã hội Pháp tại Tours (từ 25 đến 30 tháng 12 năm 1920) với tư cách là đại biểu Đông Dương của Đảng Xã hội Pháp và trở thành một trong những sáng lập viên của Đảng Cộng sản Pháp, tách khỏi đảng Xã hội.
Năm 1921 ông cùng một số nhà yêu nước của các thuộc địa Pháp lập ra Hội Liên hiệp Thuộc địa (Unionintercoloniale - Association des indigènes de toutes les colonies) nhằm tập hợp các dân tộc bị áp bức đứng lên chống chủ nghĩa đế quốc. Năm 1922 ông cùng một số nhà cách mạng thuộc địa lập ra báo Le Paria (Người cùng khổ), làm chủ nhiệm kiêm chủ bút nhằm tố cáo chính sách đàn áp, bóc lột của chủ nghĩa đế quốc nói chung
và thực dân Pháp nói riêng. Tác phẩm "Bản án chế độ thực dân Pháp" bằng tiếng Pháp do Nguyễn Ái Quốc viết được xuất bản năm 1925 tố cáo chính sách thực dân tàn bạo của Pháp, đề cập đến phong trào đấu tranh của các dân tộc thuộc địa.
Tháng 6 năm 1923 Nguyễn Ái Quốc đến Moskva học tập tại trường Đại học Phương Đông. Tại đây ông đã dự Hội nghị lần thứ nhất Quốc tế Nông dân (họp từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 10 năm 1923), được bầu vào Ban chấp hành

và Đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân, dự Đại hội lần thứ 5 Quốc tế Cộng sản(họp từ ngày 17 tháng 6 đến ngày 8 tháng 7 năm 1924), được cử làm ủy viên Ban Phương Đông, phụ trách Cục Phương Nam.
Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc rời Liên Xô tới Quảng Châu, lấy tên là Lý Thụy, làm phiên dịch trong phái đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô bên cạnh Chính phủ Trung Hoa Dân quốc, do Mikhail Markovich Borodin làm trưởng đoàn.
Năm 1925, ông thành lập tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội ở Quảng Châu (Trung Quốc) để truyền bá chủ nghĩa Marx-Lenin (thường được phiên âm là Mác–Lê-nin) vào Việt Nam. Cuốn Đường Kách mệnh mà ông là tác giả tập hợp các bài giảng tại các lớp huấn luyện chính trị của Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, được xuất bản năm 1927. Trong thời gian ở Quảng Châu, ông đã kết hôn với một hộ lý Trung Quốc tên là Tăng Tuyết Minh,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Phúc
Dung lượng: | Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)