Nguyễn Ái Quốc
Chia sẻ bởi Trương Ngọc Chiến |
Ngày 27/04/2019 |
77
Chia sẻ tài liệu: Nguyễn Ái Quốc thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Nguyễn Ái Quốc và lớp huấn luyện chính trị ở Quảng Châu
ND - Từ đầu năm 1926 đến tháng 4-1927, tại Trụ sở đối diện với Trường đại học Trung Sơn (nay là Bảo tàng Cách mạng Quảng Châu), Nguyễn Ái Quốc đã trực tiếp mở ba lớp huấn luyện chính trị cách mạng cho lớp thanh niên ưu tú của Việt Nam, với tổng số 75 người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh trước năm 1945 đã sống và hoạt động tại Trung Quốc qua nhiều thời kỳ, tổng cộng gần mười năm. Trong đó thời kỳ 1924 - 1927 Người ở Quảng Châu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với cách mạng Việt Nam: Nó đánh dấu thời kỳ Người trở về gần đất nước "... đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do, độc lập..." (Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994, trang 47).
Sau khi tiếp nhận chủ nghĩa Marxism-Leninnism và trở thành người cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã thấy rõ chỉ có thể cứu nước theo con đường cách mạng vô sản. Trên đường trở về Tổ quốc, Người đã đến nước Nga - Xô-viết - quê hương Cách mạng Tháng Mười và của V.I.Lenin vĩ đại. Cuối năm 1924, Người đến Quảng Châu (Trung Quốc), trên cương vị phái viên của Quốc tế Cộng sản, trong Phái bộ của Cố vấn Borodin, bên cạnh Chính phủ Tôn Dật Tiên.
Quảng Châu - thủ phủ tỉnh Quảng Ðông (Trung Quốc) là một trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa lớn ở miền Nam Trung Quốc. Nơi đây có nhiều khu công nghiệp lớn, bến cảng thông thương quốc tế, đồng thời cũng tập trung số lượng lớn công nhân với bề dày đấu tranh mạnh mẽ chống lại đế quốc, phong kiến và quân phiệt. Quảng Châu cũng là nơi trú chân của những nhà hoạt động yêu nước và cách mạng Việt Nam thuộc nhiều thế hệ, hoặc xuất dương tìm đường cứu nước, hoặc thất bại phải lánh nạn ra nước ngoài.
Ðầu những năm 20 của thế kỷ 20, một lớp thanh niên mới đầy nhiệt huyết rủ nhau tìm đến Quảng Châu. Lúc này Việt Nam Quang phục hội đang tan rã. Họ cảm thấy thất vọng trước khuynh hướng cách mạng bảo thủ, cũ kỹ của lớp tiền bối và muốn tìm một con đường đi mới. Vì vậy năm 1922, họ đã lập ra nhóm Tâm Tâm xã. Nhóm gồm những thanh niên đầy nhiệt huyết và chí khí, sẵn sàng hy sinh tính mệnh vì nghĩa lớn để thức tỉnh đồng bào, song vì chưa có người tổ chức và hướng dẫn nên họ chưa biết làm gì ngoài hành động mưu sát cá nhân mà tiêu biểu là vụ mưu sát Toàn quyền Ðông Dương Merlin ngày 19-6-1924 tại Quảng Châu. Nguyễn Ái Quốc lúc đó đang ở Liên Xô dự Ðại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản. Người đã thấy "cánh én báo hiệu mùa xuân", nhưng chỉ một cánh én thì không thể làm nên mùa xuân. Vì vậy, Người càng nóng lòng trở về Tổ quốc để dẫn dắt và chỉ đạo cách mạng Việt Nam.
Ðược sự giúp đỡ bí mật của Ðảng Cộng sản Trung Quốc và Chính phủ cách mạng ở Quảng Châu, từ đầu năm 1926 đến tháng 4-1927, tại Trụ sở số nhà 13 và 13B đường Văn Minh (nay là số nhà 248 và 250) đối diện với Trường đại học Trung Sơn (nay là Bảo tàng Cách mạng Quảng Châu), Nguyễn Ái Quốc đã trực tiếp mở ba lớp huấn luyện chính trị cách mạng cho lớp thanh niên ưu tú của Việt Nam, với tổng số 75 người.
Lớp đầu tiên được khai mạc vào khoảng đầu năm 1926. Báo cáo của Nguyễn Ái Quốc gửi Quốc tế Cộng sản ngày 3-6-1926 cho biết: "Tổ chức một trường tuyên truyền. Các học viên được bí mật đưa đến Quảng Châu. Sau một tháng rưỡi học tập, họ trở về nước. Khóa thứ nhất được mười học viên, khóa thứ hai sẽ mở vào tháng bảy tới, sẽ có khoảng 30 người...". Theo Hồi ký của Hồ Tùng Mậu, dự học khóa 1 có: Ngô Chính Quốc, Lê Lợi (tức Lê Duy Ðiếm), Vũ Nam Hồng, Lý Mộng Sơn, bốn người khác chỉ nhớ tên là: Ngô, Trương, Chu, Hoàng, còn hai người nữa thì không nhớ tên. Lớp học do Nguyễn Ái Quốc và Lâm Ðức Thụ phụ trách, ngoài ra còn có các giảng viên là của đảng cộng sản anh em, bằng tiếng Anh thì Nguyễn dịch, tiếng Trung Quốc thì Lâm dịch. Bản thân Hồ Tùng Mậu cũng thường đến nghe (Hồi ký của Hồ Tùng Mậu, lưu tại Viện Lịch sử Ðảng).
Từ giữa năm 1926 đến đầu năm 1927, Nguyễn Ái Quốc mở thêm hai lớp nữa, mỗi lớp hơn 30 người. Do số
ND - Từ đầu năm 1926 đến tháng 4-1927, tại Trụ sở đối diện với Trường đại học Trung Sơn (nay là Bảo tàng Cách mạng Quảng Châu), Nguyễn Ái Quốc đã trực tiếp mở ba lớp huấn luyện chính trị cách mạng cho lớp thanh niên ưu tú của Việt Nam, với tổng số 75 người.
Chủ tịch Hồ Chí Minh trước năm 1945 đã sống và hoạt động tại Trung Quốc qua nhiều thời kỳ, tổng cộng gần mười năm. Trong đó thời kỳ 1924 - 1927 Người ở Quảng Châu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với cách mạng Việt Nam: Nó đánh dấu thời kỳ Người trở về gần đất nước "... đi vào quần chúng, thức tỉnh họ, tổ chức họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấu tranh giành tự do, độc lập..." (Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994, trang 47).
Sau khi tiếp nhận chủ nghĩa Marxism-Leninnism và trở thành người cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã thấy rõ chỉ có thể cứu nước theo con đường cách mạng vô sản. Trên đường trở về Tổ quốc, Người đã đến nước Nga - Xô-viết - quê hương Cách mạng Tháng Mười và của V.I.Lenin vĩ đại. Cuối năm 1924, Người đến Quảng Châu (Trung Quốc), trên cương vị phái viên của Quốc tế Cộng sản, trong Phái bộ của Cố vấn Borodin, bên cạnh Chính phủ Tôn Dật Tiên.
Quảng Châu - thủ phủ tỉnh Quảng Ðông (Trung Quốc) là một trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa lớn ở miền Nam Trung Quốc. Nơi đây có nhiều khu công nghiệp lớn, bến cảng thông thương quốc tế, đồng thời cũng tập trung số lượng lớn công nhân với bề dày đấu tranh mạnh mẽ chống lại đế quốc, phong kiến và quân phiệt. Quảng Châu cũng là nơi trú chân của những nhà hoạt động yêu nước và cách mạng Việt Nam thuộc nhiều thế hệ, hoặc xuất dương tìm đường cứu nước, hoặc thất bại phải lánh nạn ra nước ngoài.
Ðầu những năm 20 của thế kỷ 20, một lớp thanh niên mới đầy nhiệt huyết rủ nhau tìm đến Quảng Châu. Lúc này Việt Nam Quang phục hội đang tan rã. Họ cảm thấy thất vọng trước khuynh hướng cách mạng bảo thủ, cũ kỹ của lớp tiền bối và muốn tìm một con đường đi mới. Vì vậy năm 1922, họ đã lập ra nhóm Tâm Tâm xã. Nhóm gồm những thanh niên đầy nhiệt huyết và chí khí, sẵn sàng hy sinh tính mệnh vì nghĩa lớn để thức tỉnh đồng bào, song vì chưa có người tổ chức và hướng dẫn nên họ chưa biết làm gì ngoài hành động mưu sát cá nhân mà tiêu biểu là vụ mưu sát Toàn quyền Ðông Dương Merlin ngày 19-6-1924 tại Quảng Châu. Nguyễn Ái Quốc lúc đó đang ở Liên Xô dự Ðại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản. Người đã thấy "cánh én báo hiệu mùa xuân", nhưng chỉ một cánh én thì không thể làm nên mùa xuân. Vì vậy, Người càng nóng lòng trở về Tổ quốc để dẫn dắt và chỉ đạo cách mạng Việt Nam.
Ðược sự giúp đỡ bí mật của Ðảng Cộng sản Trung Quốc và Chính phủ cách mạng ở Quảng Châu, từ đầu năm 1926 đến tháng 4-1927, tại Trụ sở số nhà 13 và 13B đường Văn Minh (nay là số nhà 248 và 250) đối diện với Trường đại học Trung Sơn (nay là Bảo tàng Cách mạng Quảng Châu), Nguyễn Ái Quốc đã trực tiếp mở ba lớp huấn luyện chính trị cách mạng cho lớp thanh niên ưu tú của Việt Nam, với tổng số 75 người.
Lớp đầu tiên được khai mạc vào khoảng đầu năm 1926. Báo cáo của Nguyễn Ái Quốc gửi Quốc tế Cộng sản ngày 3-6-1926 cho biết: "Tổ chức một trường tuyên truyền. Các học viên được bí mật đưa đến Quảng Châu. Sau một tháng rưỡi học tập, họ trở về nước. Khóa thứ nhất được mười học viên, khóa thứ hai sẽ mở vào tháng bảy tới, sẽ có khoảng 30 người...". Theo Hồi ký của Hồ Tùng Mậu, dự học khóa 1 có: Ngô Chính Quốc, Lê Lợi (tức Lê Duy Ðiếm), Vũ Nam Hồng, Lý Mộng Sơn, bốn người khác chỉ nhớ tên là: Ngô, Trương, Chu, Hoàng, còn hai người nữa thì không nhớ tên. Lớp học do Nguyễn Ái Quốc và Lâm Ðức Thụ phụ trách, ngoài ra còn có các giảng viên là của đảng cộng sản anh em, bằng tiếng Anh thì Nguyễn dịch, tiếng Trung Quốc thì Lâm dịch. Bản thân Hồ Tùng Mậu cũng thường đến nghe (Hồi ký của Hồ Tùng Mậu, lưu tại Viện Lịch sử Ðảng).
Từ giữa năm 1926 đến đầu năm 1927, Nguyễn Ái Quốc mở thêm hai lớp nữa, mỗi lớp hơn 30 người. Do số
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trương Ngọc Chiến
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)