Nguyen ai quoc

Chia sẻ bởi Hồ Thanh Bình | Ngày 27/04/2019 | 52

Chia sẻ tài liệu: nguyen ai quoc thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

HÀNH TRÌNH CỨU NƯỚC CỦA
NGUYỄN ÁI QuỐC

- Tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, sau đi học đổi là Nguyễn Tất Thành; sinh ngày 19 tháng 05 năm 1890 tại quê ngoại là làng Hoàng Trù xã Kim Liên huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An
- Cha tên là : Nguyễn Sinh Sắc
- Mẹ tên là : Hoàng Thị Loan
*Tiểu sử của Nguyễn Ái Quốc:
HOÀNG TRÙ – QUÊ NGOẠI BÁC HỒ
Ngày 5 tháng 6 năm 1911 Nguyễn Tất Thành (lấy tên là Văn Ba) rời bến Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước
Ngày 5-6-1911. Nguyễn Tất Thành rời đất nước ra đi tìm đường cứu nước, xem các nước làm thế nào rồi trở về giúp đồng bào. Trên lộ trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã trải qua những bước ngoặt lớn
Ngày 3-6-1911, Nguyễn Tất Thành lấy tên là Văn Ba xin làm phụ bếp trên tàu Đô đốc Latútsơ Tơrêvin (Amiral Latouche Tréville), một tàu lớn vừa chở hàng vừa chở khách của hãng Năm Sao đang chuẩn bị rời cảng Sài Gòn đi Mácxây (Marseille), Pháp.
Trên con tàu Latouche tréville này Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước
Theo hành trình của tàu, Nguyễn Tất Thành đã dừng chân ở cảng Mácxây, cảng Lơ Havơrơ (Le Havre) của Pháp. Những ngày đầu tiên trên đất Pháp, được chứng kiến ở Pháp cũng có những người nghèo như ở Việt Nam, anh nhận thấy có những người Pháp trên đất Pháp tốt và lịch sự hơn những tên thực dân Pháp ở Đông Dương.
Không dừng lại ở Pháp, năm 1912, Nguyễn Tất Thành làm thuê cho một chiếc tàu của hãng Sácgiơ Rêuyni đi vòng quanh châu Phi, đã có dịp dừng lại ở những bến cảng của một số nước như Tây Ban Nha, BồĐào Nha, Angiêri, Tuynidi, Cônggô, Đahômây, Xênêgan, Rêuyniông… Đến đâu anh cũng thấy cảnh khổ cực của người lao động dưới sự áp bức bóc lột dã man, vô nhân đạo của bọn thống trị.
Nguyễn Tất Thành theo con tàu tiếp tục đi qua Máctiních (Martinique) (Trung Mỹ), Urugoay và Áchentina (Nam Mỹ) và dừng lại ở nước Mỹ cuối năm 1912
Tại đây, anh có dịp tìm hiểu cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Mỹ với bản Tuyên ngôn độc lập nổi tiếng trong lịch sử. Anh vừa đi làm thuê để kiếm sống vừa tìm hiểu đời sống của những người lao động Mỹ. Anh đã đến thăm quận Brúclin (Brooklin) của thành phố Niu Oóc (New York). Anh đi xe điện ngầm đến khu Háclem (Harlem) để tìm hiểu đời sống và cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc của những người da đen.
Với mục đích ra đi để tìm hiểu, do vậy, trong thời gian tàu dỡ hàng và lấy hàng, Nguyễn Tất Thành đã tranh thủ lúc rỗi rãi đi xem xét nhiều nơi, từ những khu phố hoa lệ nổi tiếng thế giới với những ngôi nhà cao chọc trời ở Niu Oóc đến những ngôi nhà ổ chuột ở khu Háclem.
Dừng chân ở nước Mỹ không lâu nhưng Nguyễn Tất Thành đã sớm nhận ra bộ mặt thật của đế quốc Hoa Kỳ. Đằng sau khẩu hiệu “cộng hòa dân chủ” của giai cấp tư sản Mỹ là những thủ đoạn bóc lột nhân dân lao động rất tàn bạo. Anh cảm thông sâu sắc với đời sống của người dân lao động da đen và rất căm giận bọn phân biệt chủng tộc, hành hình người da đen một cách man rợ, mà sau này anh đã viết lại trong bài báo Hành hình kiểu Linsơ
Khoảng đầu năm 1913, Nguyễn Tất Thành theo tàu rời Mỹ trở về Lơ Havơrơ, sau đó sang Anh. Đến nước Anh, để kiếm tiền sinh sống, anh nhận cào tuyết cho một trường học, rồi làm thợ đốt lò. Công việc hết sức nặng nhọc, nhưng sau mỗi ngày anh đều tranh thủ thời gian học tiếng Anh.
Từ nước Anh, Nguyễn Tất Thành gửi thư liên hệ với cụ Phan Châu Trinh, lúc này đang ở Pháp, thông báo tình hình sinh hoạt, học tập của mình, hỏi thăm tình hình người thân của cụ Phan. Trong thư Nguyễn Tất Thành cũng bày tỏ và thăm dò ý kiến của cụ Phan về tình hình thời cuộc.
Cuối năm 1913, sau hai tuần nghỉ việc vì bị cảm, Nguyễn Tất Thành đến làm thuê ở khách sạn Đraytơn Cơớc, đại lộ Đraytơn, khu Oét Ilinh (Drayton Court, Drayton Av., West Ealing), phía tây Luân Đôn.
Một thời gian sau, Nguyễn Tất Thành lại chuyển sang làm phụ bếp ở khách sạn Cáclơtơn (Carlton), phố Hây Makét, một khách sạn sang nổi tiếng ở Luân Đôn. Nguyễn Tất Thành làm việc dưới sự điều khiển của vua bếp Étcốpphie (Escophier), một người Pháp có tư tưởng tiến bộ
Tại Anh, Nguyễn Tất Thành đã hăng hái tham dự những cuộc diễn thuyết ngoài trời của nhiều nhà chính trị và triết học, tham gia Hội những người lao động hải ngoại, ủng hộ cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân Airơlen. Cũng trong thời gian này anh được đọc một tờ báo Anh đưa tin về ông Terence Mac Swiney, Thị trưởng thành phố (Cork), nhà đại ái quốc Airơlen, đấu tranh chống đế quốc Anh, bị bắt
Giữa lúc cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra ác liệt, tình hình Đông Dương đang có những biến động, vào khoảng cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành từ Anh trở lại Pháp để có điều kiện trực tiếp hoạt động trong phong trào Việt kiều và phong trào công nhân Pháp.
Trở lại Pháp, đến Thủ đô Pari, lúc đầu Nguyễn Tất Thành ở phố Sarôn (Charonne) trong một thời gian ngắn; từ ngày 7 đến 11-6-1919 ở nhà số 10, phố Xtốckhôm (Stokholm); ngày 12-6-1919, chuyển đến ở nhà số 56 phố Mơxiên lơ Pơranhxơ (Monsieur le Prince); tháng 7-1919, ở nhà số 6, phố Vila đê Gôbơlanh (Villa des Gobelins), quận 13; ngày 14-7-1921, chuyển đến ở nhà số 12, phố Buyô. Trong tháng 7-1921, Nguyễn Tất Thành chuyển đến nhà số 9, ngõ Côngpoanh (Compoint), quận 17, một trong những khu lao động nghèo nhất của Thủ đô nước Pháp. Ngày 14-3-1923, anh đến ở nhà số 3, phố Mácsê đê Patơriácsơ.
Thời gian hoạt động ở Mátxcơva cũng là thời gian Nguyễn Ái Quốc tham dự nhiều hội nghị quốc tế lớn. Người đã tham gia Đại hội I Quốc tế Nông dân (họp từ ngày 12 đến ngày 15/10/1923), Đại hội V Quốc tế cộng sản (họp từ ngày 17/6 đến ngày 8/7/1924), Đại hội III Quốc tế công hội đỏ, Đại hội IV quốc tế thanh niên… Tại các diễn đàn của các đại hội đó, Người đã nói lên tiếng nói của nhân dân thuộc địa bảo vệ những luận điểm đúng đắn của V.I.Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, và tuyên truyền những tư tưởng cách mạng của mình trên lập trường mácxít. Những lời phát biểu của Người đã để lại những ấn tượng đẹp đẽ trong lòng các đại biểu, đặc biệt là những đại biểu từ các nước thuộc địa và phụ thuộc Á, Phi, Mỹ Latinh. Qua đó, đặt nền móng cho sự liên minh, tình đoàn kết vô sản quốc tế giữa nhân dân Việt Nam và những người lao động thế giới.
Cuối tháng 10/1924, Nguyễn Ái Quốc rời Mátxcơva và Người đến Quảng Châu ngày 11/11/1924, xúc tiến việc chuẩn bị thành lập chính đảng kiểu mới cho giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam.
BÁC HỒ Ở TRUNG
QuỐC
Với sự giúp đỡ của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc được bố trí trong phái đoàn cố vấn của chính phủ Liên Xô do Bôrôđin dẫn đầu tới Quảng Châu giúp Chính phủ Dân quốc của Tôn Dật Tiên. Giữa tháng 12-12-1924, Nguyễn Ái Quốc tới Quảng Châu (Trung Quốc). Trong thời gian ở đây, Nguyễn Ái Quốc đã thực hiện nhiều nhiệm vụ quốc tế như: cùng một số người cộng sản Trung Quốc triệu tập hội nghị đại biểu đầu tiên của 20 vạn nông dân tỉnh Quảng Đông và Hội nghị lần thứ hai đại biểu công nhân Trung Quốc (đầu tháng 5-1925); được đoàn Chủ tịch Quốc tế Nông dân ủy nhiệm phụ trách công tác vận động nông dân ở Trung Quốc và một số nước khác (31-7-1925), tham gia sáng lập Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông. Ngoài ra, Nguyễn Ái Quốc còn dành nhiều thời gian để tập hợp và tổ chức những lực lượng người Việt Nam yêu nước lúc này đang hoạt động tại Trung Quốc, tổ chức nhiều lớp huấn luyện chính trị (từ đầu năm 1925), tiếp xúc với Phan Bội Châu (cuối năm 1924), v.v…
 
Nguyễn Ái Quốc tại Đại hội Đảng Xã hội Pháp tháng 12/1920.
 với sự có mặt của hơn 16 Đảng Cộng sản và các tổ chức quốc tế
Viện văn học-nơi Bác đọc sách trong thời gian ở Liên Xô
Nguyễn Ái Quốc phát biểu tại Đại Hội Quốc tế cộng sản lần thứ V
Phan Chu Trinh và Nguyễn Ái Quốc
Cuốn sách “Đường Kachs mệnh” của Nguyễn Ái Quốc.
MỜI CÁC BẠN CÙNG XEM :
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Thanh Bình
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)