Nguyễn Ái Quốc

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Trung | Ngày 21/10/2018 | 94

Chia sẻ tài liệu: Nguyễn Ái Quốc thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:


.
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh
Tiểu sử:
- Sinh năm 1890 tại Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An.
- Lúc nhỏ, học Hán học ở nhà.


- Lớn lên, theo cha vào kinh,
học ở trường Quốc học Huế.

- Một thời gian, Người dạy học
ở trường Dục Thanh (Phan Thiết)


- Năm 1911, Bác ra đi tìm đường cứu nước từ Bến Nhà Rồng

- Năm 1920, Tại ĐH Tua Người đã tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.


- 1925, Thành lập Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội tại Quảng Châu (Trung Quốc).
- 3/2/1930, Chủ toạ hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản trong nước, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hương Cảng


- 1941, Người về nước, thành lập Mặt trận Việt Minh, trực tiếp lãnh đạo cách mạng VN, giành thắng lợi trong cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng 8 – 1945.
- Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường
Ba Đình, Người đọc Tuyên ngôn
độc lập, khai sinh nước Việt Nam
dân chủ cộng hoà.
Căn nhà số 5 D phố
Hàm Long (HN) nơi Bác Hồ
viết bản Tuyên ngôn độc lập






- Năm 1946, Người được bầu làm Chủ tịch nước. Từ đây, Người đã lãnh
đạo nhân dân và CM Việt Nam giành thắng lợi trong hai cuộc kháng
chiến chống Pháp và chống Mĩ.



=> Cả cuộc đời mình, Người giành
hết tâm trí, sức lực; tận tuỵ
cống hiến cho sự nghiệp
giải phóng nhân dân, dân
tộc Việt Nam.








UNESCO ghi nhận và suy tôn

"Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới”

II. Quan điểm sáng tác văn học:

1.“Văn nghệ là hoạt động tinh thần phong phú, phục vụ có hiệu
quả cho sự nghiệp cách mạng”
-> Văn nghệ sĩ phải góp phần vào nhiệm vụ đấu tranh
giải phóng DT và phát triến xã hội:
“Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong”.
Các t/p của Người đều thể hiện tư tưởng, tình cảm cách mạng,
cảm hứng đấu tranh xã hội tích cực, có khả năng cảm hoá, động
viên mọi người
2. Đối tượng phục vụ của văn nghệ là quảng đại quần chúng:
- Trước khi viết, người viết phải trả lời câu hỏi “Viết cho ai?”, “Viết để làm gì?” rồi mới trả lời câu hỏi “Viết cái gì?” và “Viết như thế nào?”
-> Đối tượng và mục đích qui định nội dung và hình thức của tác phẩm.
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
Hai mươi tư tháng sáu
Lên đỉnh núi này chơi
Ngẩng đầu: mặt trời đỏ
Bên suối: một nhành mai
3. Văn chương phải có tính chân thật, tránh lối viết cầu kì, xa lạ, nặng nề.
- Người yêu cầu: hình thức tác phẩm phải trong sáng, hấp
dẫn, ngôn từ phải chọn lọc, tác phẩm phải thể hiện tinh thần của dân tộc, nhân dân.
Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
Câu 2: Trình bày về S? nghi?p van h?c:
1. Văn chính luận:
- Mục đích: được viết nhằm tấn công trực diện kẻ thù hoặc thực hiện
những nhiệm vụ cách mạng qua những chặng đường lịch sử.

- Tác phẩm tiêu biểu:
+ Các bài báo.
+ Bản án chế độ thực dân Pháp.
+ Tuyên ngôn độc lập.
+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
+ Di chúc.
- Đặc điểm: giàu chất trí tuệ và tính luận chiến
2. Truyện và kí:
- Tác phẩm tiêu biểu:
Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Đồng tâm nhất trí, Vi hành,
Những trò lố hay là Va ren và Phan Bội Châu, Con rùa,
Giấc ngủ 10 năm, Nhật kí chìm tàu…
- Mục đích: Dựa vào sự thật tai nghe mắt thấy và cả hư cấu
nghệ thuật để vạch trần tội ác của thực dân Pháp và tay sai
- Đặc điểm:
+ Nội dung cô đọng, cốt truyện sáng tạo, kết cấu độc đáo.
+ Mỗi t/p đều có tư tưởng riêng, hấp dẫn, sáng tỏ, ý tưởng thâm thuý,
kín đáo, chất trí tuệ toả trong hình tượng và phong cách giàu tính
hiện đại.
3. Thơ ca:
- Tác phẩm chính:
+ Nhật kí trong tù: 133 bài.
+ Thơ Hồ Chí Minh: 86 bài.
+ Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh: 36 bài.
- Nội dung:
+ Thể hiện lòng yêu thương con người sâu nặng, khát
vọng đấu tranh cho độc lập dân tộc.
+ Ca ngợi thiên nhiên hùng vĩ, phản ánh thời kì hoạt
động bí mật, gian khổ nhưng cũng rất lạc quan, hào hùng.
Câu 3: Giới thiệu về Phong cỏch ngh? thu?t:

- Văn chính luận: Tư duy sắc sảo, giàu tri thức văn hoá, gắn lí luận
với thực tiễn, vận dụng có hiệu quả nhiều phương thức biểu hiện.
Những sáng tác VH của Hồ Chí Minh đều có sự thống nhất giữa
cổ điển và hiện đại, giữa chính trị và nghệ thuật
- Truyện và kí: chủ động, sáng tạo, chân thực tạo không khí gần gũi.
Giọng điệu châm biếm, sắc sảo, thâm thuý tinh tế, hoà quyện giữa chất
trí tuệ và chất hiện đại.
- Thơ ca: Hàm súc, uyên thâm, đạt chuẩn mực cao về nghệ thuật,
vận dụng nhiều thể loại, phục vụ có hiệu quả cho nhiệm vụ cách mạng.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Trung
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)